Được hoàn thành vào năm 1936, đập Hoover trở thành đập thủy điện 'khủng' nổi tiếng nước Mỹ. Con đập này được đặt theo tên Tổng thống thứ 31 của Mỹ với nhiều bí mật thú vị và bất ngờ.
Là một trong 7 công trình xây dựng vĩ đại nhất nước Mỹ, đập Hoover nằm trong top 100 kỳ quan của thế giới trong thế kỷ 20. Đập thủy điện nổi tiếng nước Mỹ này cũng được công nhận là kỳ quan lịch sử quốc gia.
Đập thủy điện Hoover là đập cổ nhất trong số các đập cao trên 150m được xây dựng trên đất Mỹ.
Quá trình xây dựng đập thủy điện Hoover diễn ra từ năm 1931 - 1936. Chi phí xây dựng công trình này lên đến 49 triệu USD (theo tỷ giá năm 1931).
Sau khi hoàn thành, đập thủy điện Hoover cao 221m, tương đương với độ cao của tòa nhà 70 tầng.
Số lượng công nhân, kỹ sư tham gia quá trình xây dựng đập thủy điện Hoover là khoảng 5.000 người. Họ sử dụng số lượng thép tương đương với số thép dùng trong thi công tòa nhà Empire State nổi tiếng nước Mỹ.
Số lượng công nhân, kỹ sư tham gia quá trình xây dựng đập đập thủy điện Hoover là khoảng 5.000 người. Họ sử dụng số lượng thép tương đương với số thép dùng trong thi công tòa nhà Empire State nổi tiếng nước Mỹ.
Đập Hoover giữ kỷ lục là nhà máy thủy điện lớn nhất thế giới từ năm 1939 - 1949. Sau đó, công trình nổi tiếng của Mỹ xếp sau đập Tam Hiệp của Trung Quốc.
Phía trên đập Hoover là hồ Mead. Hồ này được đặt theo tên của ông Elwood Mead - người chỉ huy phụ trách xây dựng công trình.
Sau khi hoàn thành, đập Hoover đi vào hoạt động với 2 mục tiêu chính là cung cấp nguồn nước và nguồn điện cho các tiểu bang lân cận.
17 máy phát điện của đập Hoover có thể sản xuất tối đa 2.071 megawatts năng lượng thủy điện. Nhờ vậy, hơn 1,3 triệu ngôi nhà sử dụng điện cung cấp từ công trình này.
Kể từ năm 1937, chính quyền mở cửa cho phép công chúng tham quan đập Hoover. Trung bình mỗi ngày có khoảng 20.000 người ghé thăm công trình kỳ vĩ nổi tiếng nước Mỹ.
Khi đến đây, du khách có thể đi thang máy ở bên trong thân đập để tham quan, tìm hiểu cấu trúc nhà máy thủy điện, đường ống lấy nước, thiết bị đo đạc quan trắc của đập…
Tâm Anh (theo FJFK)
Những cuộc thám hiểm kết thúc bi thảm trong lịch sử thế giới.
Lịch sử thế giới đã chứng kiến nhiều chuyến thám hiểm không thành công. Một số nhà thám hiểm không chỉ thất bại mà còn phải đối mặt với cái kết đau buồn của cuộc đời mình. Dưới đây là 10 cuộc thám hiểm đã kết thúc một cách bi thảm.
Chuyến thám hiểm Terra Nova diễn ra từ năm 1910-1913 đến Nam Cực đã trở thành một thảm họa khi thuyền trưởng Robert Falcon Scott và toàn bộ nhóm 5 người trong đoàn của ông đã thiệt mạng trong chuyến hành trình trở về từ Nam Cực. Họ đã tới Nam Cực nhưng nhận ra rằng đoàn thám hiểm người Na Uy do Roald Amundsen dẫn đầu đã đến trước 34 ngày.
Nhà thám hiểm vùng cực người Thụy Điển Salomon August Andreé đã thiệt mạng cùng với những người bạn đồng hành là kỹ sư Knut Frænkel và nhiếp ảnh gia Nils Strindberg, sau khi khinh khí cầu của họ rơi. Họ đã bắt đầu cuộc thám hiểm tới Bắc Cực vào ngày 11/7/1897 và rất có thể đã thiệt mạng vào tháng 10/1897.
Chuyến thám hiểm Bắc Cực khởi hành từ Anh vào năm 1845 đã đi vào lịch sử với tên gọi "chuyến thám hiểm bị mất tích của Franklin" sau khi các tàu HMS Erebus và HMS Terror dưới sự chỉ huy của thuyền trưởng Sir John Franklin chìm trong băng hơn một năm khi tìm kiếm một tuyến hàng hải qua Hành lang Tây Bắc. Sir John Franklin và gần 20 thủy thủ đoàn đã thiệt mạng.
Một trong những chương đen tối nhất trong lịch sử leo núi xảy ra vào ngày 10-11/5/1996 khi 8 người leo núi gặp phải trận bão tuyết dữ dội và đã thiệt mạng trên đỉnh Everest. Cơn bão ập đến khi hơn 30 người đang trên đường đi xuống khu vực cao hơn 7.500m, nơi thiếu oxy để hỗ trợ sự sống trong thời gian dài. Thảm kịch đã nhận được sự quan tâm rộng rãi của dư luận và đặt ra câu hỏi về việc thương mại hóa đỉnh Everest.
Năm 1925, nhà thám hiểm người Anh, Đại tá Percy Fawcett cùng con trai cả của ông, Jack, và một người bạn đồng hành của Jack đã mất tích trong chuyến thám hiểm tìm kiếm một thành phố cổ nằm sâu trong rừng rậm Brazil. Địa danh có tên Trại Ngựa Chết được cho là địa điểm cuối cùng ông Fawcett đặt chân tới trước khi đột nhiên mất tin tức. Cho đến nay, số phận của cả 3 người vẫn chưa có lời giải đáp.
Vào ngày 8/7/1879, tàu USS Jeannette và thủy thủ đoàn gồm 33 người khởi hành từ San Francisco tới Bắc Cực bằng cách tiên phong đi trên con đường từ Thái Bình Dương qua eo biển Bering. Con tàu bị mắc kẹt trong băng và trôi dạt trong gần 2 năm trước khi bị nghiền nát và chìm ở phía Bắc bờ biển Siberia. 20 thủy thủ đoàn đã chết trong chuyến thám hiểm, nhưng vẫn có 13 người sống sót sau sự cố.
Chuyến thám hiểm Nam Cực của người Australia (1911-1914). Dẫn đầu bởi nhà địa chất học và thám hiểm địa cực Douglas Mawson, đoàn thám hiểm Nam Cực của các nhà địa chất Australia đã thành công trong việc khám phá và lập biểu đồ các khu vực rộng lớn của các nơi chưa được khám phá, thu thập các mẫu địa chất và thực vật, đồng thời thực hiện các quan sát khoa học quan trọng. Tuy nhiên, cuộc thám hiểm đã khiến 2 người trong đoàn thiệt mạng.
Chuyến thám hiểm Bắc Cực của Canada từ năm 1913–1916 do nhà thám hiểm người Mỹ gốc Iceland Vilhjalmur Stefansson dẫn đầu. Ba con tàu, Mary Sachs, Alaska và Karluk (trong ảnh) đã được sử dụng trong chuyến thám hiểm. Khi tàu Karluk chìm trong băng, Stefansson và một số người đã xuống tàu, để lại 25 thủy thủ đoàn trên tàu. Tàu Karluk trôi dạt, bị băng đè lên và chìm. 11 người đã chết trước khi được giải cứu.