a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT NĂM MỚI GIÁP THÌN AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM GIÁP THÌN VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Thứ Bảy, 17 tháng 7, 2021

4 nhóm người không nên uống quá nhiều nước, chẳng những vô ích mà còn có hại cho sức khỏe, thậm chí gây nhiễm độc nước.

 

Mỗi người cần tuỳ chỉnh lượng nước uống tuỳ theo tình hình thực tế của bản thân, nếu không có thể gây tác dụng ngược.

75% cơ thể con người là nước. 85% mô não là nước. Vì vậy, không ngoa khi nói vui rằng con người được tạo nên từ nước.

Trước đây người ta quan tâm nhiều hơn đến tác dụng dinh dưỡng của thức ăn, nhưng hiện nay các nhà dinh dưỡng học đã phát hiện ra giá trị dinh dưỡng của nước thực sự không thua kém thức ăn.

Uống nước như thế nào là đủ?

Là một thành phần cấu tạo của tế bào cơ thể, nước lấp đầy toàn bộ tế bào mô để duy trì nồng độ bình thường của chất lỏng trong cơ thể. Đồng thời, quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn, vận chuyển và sử dụng các chất dinh dưỡng cũng cần sự tham gia của nước.

Ấn bản mới nhất của cuốn Hướng dẫn Chế độ Ăn uống cho người dân Trung Quốc đã chỉ ra, một người trưởng thành khỏe mạnh trung bình và làm việc thể chất nhẹ nhàng nên uống 1,5 - 1,7 lít nước mỗi ngày, tương đương với 3 chai nước khoáng thông thường được bán hoặc 8 cốc giấy dùng một lần. Những người ra nhiều mồ hôi thì nên uống nhiều nước hơn.

Đừng bao giờ chờ đợi đến khi khát mới uống nước. Cảm giác khát là dấu hiệu cuối cùng của tình trạng thiếu nước. Có nghĩa là khi bạn cảm thấy khát, tức là bạn đã bị thiếu nước trong một khoảng thời gian.

Đặc biệt vào mùa hè, thời điểm tỷ lệ mắc bệnh sỏi thận tăng cao, nếu không uống đủ nước, sỏi thận có thể gây đau đớn. Có nhiều loại sỏi thận khác nhau và chúng có nguyên nhân riêng, nhưng uống ít nước và lượng nước tiểu không đủ là những yếu tố nguy cơ quan trọng nhất. Vì vậy, uống nhiều nước hơn và đi tiểu nhiều hơn sẽ rất hữu ích trong việc ngăn ngừa sỏi.

Ngoài ra, uống đủ nước trong mùa hè có thể giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch, điều hòa huyết áp, chống béo phì.

4 nhóm người không nên uống quá nhiều nước

Uống đủ nước là điều vô cùng quan trọng, tuy nhiên, 4 nhóm người sau đây không nên uống quá nhiều nước.

1. Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng

Trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời có thể không uống nước.

Tuy nhiên, khi trẻ bị bệnh dẫn đến bú rất ít sữa, hay ra mồ hôi quá nhiều, thường xuyên bị nôn trớ và tiêu chảy... bạn có thể đến bệnh viện để hỏi bác sĩ xem có cần thiết uống một ít nước không. Nhưng hãy cẩn thận, vì thận của trẻ chưa phát triển hoàn thiện, không nên cho trẻ sơ sinh vài tháng tuổi uống quá nhiều nước trong một lần, hãy làm theo lời khuyên của bác sĩ.

2. Sau khi hoạt động mạnh, cường độ cao

Sau khi làm việc nặng nhọc hoặc vận động gắng sức, lượng muối trong mồ hôi bị mất đi. Lúc này nếu uống một lượng lớn nước trong thời gian ngắn mà không được bổ sung muối kịp thời thì nồng độ các chất điện giải như ion natri trong máu giảm nhanh chóng, có thể gây nhiễm độc nước.

Chú ý bổ sung nước vào khoảng 2 tiếng trước khi lao động mạnh để tránh bị mất nước sau đó. Nếu sau khi vận động ra nhiều mồ hôi thì không nên uống nhiều nước ngay.

Bạn có thể súc miệng bằng nước, làm ẩm miệng và họng, sau đó uống 50 - 100 ml nước muối nhạt hoặc nước uống thể thao (có chứa điện giải, chẳng hạn như natri và kali, trong đó hàm lượng natri là 5 - 120 mg trên 100 ml), nghỉ khoảng 30 phút, sau đó tăng dần lượng nước uống. Lưu ý, không uống nước đá.

3. Sau khi dùng một số loại thuốc

Một số loại thuốc cần có thời gian ngấm nhất định để đạt hiệu quả chữa trị. Trong trường hợp đó, sau khi dùng thuốc, bạn không nên lập tức uống quá nhiều nước, khiến thuốc bị giảm tác dụng. Đơn cử, nếu bạn đang dùng thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày, uống nhiều nước sau khi dùng thuốc sẽ làm loãng thuốc và giảm tác dụng điều trị.

4. Người bị rối loạn chức năng thận

Những người bị rối loạn chức năng thận, đặc biệt khi xuất hiện các triệu chứng chứng thiểu niệu (lượng nước tiểu trong 24 giờ giảm), phù nề... nên kiểm soát lượng nước uống trong ngày. Lúc này, bạn nên tham khảo lượng nước tiểu của ngày hôm trước và tình trạng phù nề để xác định lượng nước mình uống vào ngày hôm sau. Nếu lượng nước tiểu ngày hôm trước tương đối ít, thì việc uống nước vào ngày hôm sau sẽ có một số hạn chế, bạn có thể làm theo lời khuyên của bác sĩ.

Tóm lại, không phải ai cũng thích hợp với công thức "tám cốc nước mỗi ngày". Mỗi người cần đánh giá dựa trên nhu cầu và hoạt động cá nhân rồi điều chỉnh theo tình hình thực tế.

Nguồn và ảnh: Aboluowang, The Healthy

5 “ổ chứa” vi khuẩn trong nhà tắm của mọi gia đình, không thường xuyên dọn dẹp thì bảo sao cả nhà suốt ngày ốm đau.


Rất nhiều vật dụng trong nhà tắm có thể trở thành “ổ chứa” vi khuẩn, nếu không vệ sinh thường xuyên, đúng cách, chúng sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả gia đình.

Dưới đây là danh sách nhỏ những đồ vật trong nhà tắm mà chúng ta nên dọn dẹp thường xuyên nếu không muốn gây hại cho sức khỏe của mình

1. Nhà vệ sinh và sàn nhà

Phòng tắm, nhà vệ sinh là nơi trú ngụ tuyệt vời của các loại vi khuẩn, trong đó có một loại vi khuẩn nhỏ tên là E. coli, được biết đến là nguyên nhân hàng đầu gây nên các bệnh nhiễm trùng. Thật không may, vi khuẩn E. coli có thể được tìm thấy trên sàn nhà tắm, xung quanh bồn cầu, bồn rửa trong bán kính 2m.

Vì vậy, bạn nên bắt tay với việc thực hiện vệ sinh hàng tuần để đảm bảo phòng tắm của bạn luôn sạch sẽ, không có vi khuẩn E. coli. Bồn tắm cũng nên được vệ sinh 2 tuần một lần hoặc hàng tuần nếu bạn sử dụng thường xuyên.

2. Rèm tắm

Độ ẩm cao, thông gió kém và thay đổi nhiệt độ khiến cho rèm tắm trong nhà vệ sinh phải đối mặt với nguy cơ nấm mốc vô cùng cao. Vệ sinh rèm phòng tắm sau mỗi lần sử dụng là cách để loại bỏ cặn xà phòng, giữ cho khu vực nhà tắm thông thoáng, loại bỏ hơi ẩm và hơi nước ngưng tụ, ngăn chặn nấm mốc sinh sôi nảy nở.

Ngoài rèm phòng tắm, những chiếc rèm cửa cũng cần được giặt giũ một cách thường xuyên. Sau khi giặt sạch, bạn nên phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời để loại bỏ vi khuẩn dưới nhiệt độ cao.

3. Khăn tắm

Tất cả các loại khăn, đặc biệt là khăn sử dụng sau khi tắm chứa rất nhiều vi khuẩn, mồ hôi và da chết do cách chúng ta sử dụng. Trên hết, nếu chúng ta không đảm bảo chúng khô hoàn toàn sau mỗi lần sử dụng, chúng có thể trở thành nơi “trú ngụ” hoàn hảo cho vi trùng sinh sôi.

Vì vậy, bạn cần thay khăn 2 ngày một lần và giặt ngay, tốt nhất ở nhiệt độ cao, sử dụng chất tẩy rửa có chứa oxy hoạt tính để thấm vào sợi vải và loại bỏ vi khuẩn. Bạn cũng nên tránh trộn chung khăn tắm với các quần áo thông thường trong quá trình giặt.

4. Bồn rửa

Bồn rửa nói chung với sự tích tụ của thức ăn (bồn rửa bát), xà phòng thừa (bồn rửa tay) có thể tạo thành các lớp bụi bẩn, trở thành nơi sinh sản của cả vi khuẩn và nấm. Để tránh điều này xảy ra, bạn nên vệ sinh bồn rửa hàng tuần bằng dung dịch tẩy nhẹ.

5. Máy giặt

Trong một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, máy giặt thông thường không thể "miễn dịch" trước các loại vi khuẩn. Đặc biệt, thuốc tẩy có khả năng loại bỏ chất bẩn cứng đầu và diệt khuẩn nhưng không được sử dụng thường xuyên với quần áo giặt, bởi nó có thể làm hỏng các loại vải. Vì vậy, bạn nên làm sạch máy giặt khi không giặt đồ với chất tẩy hàng tuần, thậm chí hai lần một tuần. Nếu máy giặt có chu trình diệt khuẩn đặc biệt, cần tuân theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.

Nguồn và ảnh: BrightSide

4 triệu chứng xuất hiện ngầm cảnh báo bệnh ung thư dạ dày đã tiến triển đến giai đoạn giữa và cuối.

Những biểu hiện ban đầu của ung thư dạ dày thường không rõ ràng, phải tới khi bệnh tiến triển đến giai đoạn sau thì nhiều người mới bắt đầu đi khám. Hãy xem thử bạn có đang gặp phải những triệu chứng ở giai đoạn giữa và cuối của bệnh không nhé!

Một khi cơ thể xuất hiện 4 triệu chứng sau thì chứng tỏ bệnh ung thư dạ dày đã bước sang giai đoạn giữa và cuối. Lúc này, bạn nên chủ động đi kiểm tra càng sớm càng tốt.

1. Nấc kéo dài

Chúng ta thường bị nấc cụt sau khi ăn, nhất là với những người ăn quá nhanh hoặc quá no rất dễ gặp phải hiện tượng này. Tuy nhiên, bạn cần chú ý phân biệt nấc là do ung thư dạ dày khác với nấc thông thường.

Ở giai đoạn giữa và cuối của bệnh ung thư dạ dày, khi bệnh ảnh hưởng đến dây thần kinh phế vị hoặc cơ hoành gần đó thì nó sẽ khiến người bệnh bị nấc sau bữa ăn. Người bị nấc có thể gặp phải tình trạng này tới hàng chục giờ.

2. Hay đại tiện ra phân đen

Nếu phân đột ngột chuyển sang màu đen thì bạn nên cẩn thận với nguy cơ mắc bệnh từ dạ dày. Khi có khối u trong dạ dày thì cơ thể người bệnh sẽ có hiện tượng đi ngoài ra phân đen liên tục.

Nguyên nhân chủ yếu là do khối u đã chèn ép các mô dạ dày, gây loét dạ dày, chảy máu và làm máu dính vào phân nên gây ra hiện tượng phân đen. Vậy nên, khi xuất hiện phân đen thì chứng tỏ khối u đã ở giai đoạn giữa hoặc giai đoạn cuối, cần đến bệnh viện để khám càng sớm càng tốt.

3. Đau bụng dai dẳng, ợ chua

Nếu người mắc bệnh ung thư dạ dày ở giai đoạn giữa hoặc cuối thì họ sẽ thường xuyên bị đau bụng dưới. Cơn đau bụng này hoàn toàn khác với cơn đau do viêm loét trước đây. Ngay cả khi đã ăn uống bình thường hay uống thuốc mà cơn đau này vẫn không thể thuyên giảm, thậm chí còn trầm trọng hơn thì bạn nên nghĩ đến nguy cơ mắc ung thư dạ dày.

Ngoài ra, ung thư dạ dày còn có thể làm suy yếu chức năng nhu động của dạ dày, từ đó khiến axit trong dạ dày trào ngược lên thực quản cùng với thức ăn sau khi ăn, gây ra chứng ợ chua và trào ngược axit.

4. Chán ăn dai dẳng, sút cân

Ở giai đoạn giữa và cuối của bệnh ung thư dạ dày, người bệnh sẽ có biểu hiện chán ăn rõ rệt, đặc biệt là những người rất ngán đồ nhiều dầu mỡ. Khi nhìn thấy thịt, họ sẽ có cảm giác buồn nôn và muốn nôn không rõ nguyên nhân. Thêm nữa, cân nặng sẽ tiếp tục giảm và điều này phần lớn có liên quan đến bệnh ung thư dạ dày.


Nguồn và ảnh: Sohu, Healthline