Thực chất, câu chuyện về đời trước và đời này của Trư Bát Giới là muốn nói cho chúng ta biết rằng: các chúng sinh trong thiên hạ cũng đều giống như Bát Giới – là người ở trên tầng cao từng bước từng bước rơi xuống nhân gian.
Bạn có thể thấy ở Trư Bát Giới một mặt là người chăm chỉ, trung thực và thẳng thắn, mặt khác lại ích kỷ, tham lam, lười biếng và ham phụ nữ. Bức tranh cho thấy hình ảnh của Trư Bát Giới.
2 - Thứ hai, câu chuyện nói cho chúng ta: mục đích cuộc sống của con người là gì?
Nếu như hiện tại làm một cuộc trắc nghiệm dân ý, hỏi mọi người xem: ‘Con người vì điều gì mà sống?’, ‘Ý nghĩa chân chính của việc con người được sinh ra trên thế gian là gì?’. Có thể tuyệt đại đa số mọi người đều sẽ trả lời rằng: Mục đích con người sống không nghi ngờ gì chính là vì những thứ quần áo, lương thực, nhà ở, đi lại; ăn uống vui chơi, kim tiền mỹ nữ, thăng quan phát tài, v.v… Chính là “hôm nay có rượu hôm nay say, cần gì quan tâm đến đúng – sai của ngày mai”’.
Như phần trước đã nhắc tới, con người là vì đã làm những điều không tốt nên mới từ trên trời rơi rớt xuống dưới. Cuối cùng rơi xuống đến nhân gian, chính là để cho con người ở trong không gian mê không nhìn thấy chân tướng của vũ trụ này mà có thêm một lần cơ hội cuối cùng: để cho họ thông qua tu luyện, sau khi đã vứt bỏ đi thất tình lục dục, họ sẽ lại có thể trở về thế giới thiên quốc, từ đó thoát khỏi nỗi khổ sinh – lão – bệnh – tử.
Đây mới là mục đích chân chính để làm người. Nếu như không thể trở về, vậy thì chỉ còn cách dựa theo những việc thiện – ác đã làm vào đời trước của người đó để quyết định xem người đó sẽ nhập vào cửa nào của ‘lục đạo luân hồi’ được giảng trong Phật giáo. Nếu như đã làm quá nhiều việc xấu, có khả năng ngay cả chuyển sinh cũng chẳng còn cơ hội nữa, đó mới là điều đáng sợ nhất đối với một sinh mệnh. Chính vì vậy, để cho nhân loại không đi tới bước hủy diệt quá sớm, mỗi khi nhân loại xuất hiện văn minh đều sẽ có Giác Giả hạ thế truyền Pháp độ nhân, nói cho con người biết đạo lý phản bổn quy chân. Trong lần xuất hiện văn minh này của nhân loại, mọi người đều đã biết tới Lão Tử, Thích Ca Mâu Ni và Jesus, v.v… Các pháp môn của những Giác Giả này đều dạy con người tu tâm hướng thiện.
Ví dụ, sau khi Trư Bát Giới được Đường Tăng thu nhận làm đồ đệ, Đường Tăng vì để hắn sửa đổi hết những thói quen xấu ác, trở về với bản tính thuần tịnh của mình, bèn đặt cho hắn một cái tên là ‘Bát Giới’ (‘Bát Giới’ là tám giới luật do Phật Đà quy định cho những đệ tử tu hành tại gia: một không sát sinh, hai không trộm cắp, ba không dâm dật, bốn không nói dối, năm không uống rượu, sáu không ăn mặc diêm dúa, bảy không nằm hoặc ngồi trên giường cao rộng, tám không ăn uống sau giờ chính ngọ).
Do đó, mọi người đều có thể nhìn thấy từ Trư Bát Giới một mặt có thể chịu khó chịu khổ, thật thà chất phác và ngay thẳng; một mặt khác lại ích kỷ tham lam, ham ăn biếng làm, ham mê nữ sắc, gặp phải một chút ngăn trở khó khăn liền la hét đòi trở về Cao Lão Trang. Hơn nữa, Trư Bát Giới còn hay thích ở trước mặt sư phụ khoe mẽ lấy lòng, thậm chí còn xúi giục Đường Tăng đuổi Tôn Ngộ Không có bản lĩnh cao hơn mình về Hoa Quả Sơn. Mặc dù toàn thân đầy rẫy những khuyết điểm như vậy, nhưng Trư Bát Giới cũng vẫn có thể thông qua các loại hoàn cảnh ma luyện bản thân mà cải tà quy chính, cuối cùng tu thành chính quả.
Nhìn vào sự biến hóa thay da đổi thịt của Trư Bát Giới, mọi người sẽ phát hiện: Quá trình bốn thầy trò Đường Tăng đi Tây Thiên lấy kinh thực ra là một quá trình tu luyện không ngừng hoàn thiện và quy chính bản thân. Đây mới là mục đích chân chính của mỗi sinh mệnh khi đến thế gian.
3 - Tiếp theo, câu chuyện nói cho chúng ta biết con người cuối cùng sẽ đi về đâu?
Mặc dù phải chịu sự tẩy não của thuyết vô Thần luận từ Đảng cộng sản Trung Quốc trong một thời gian dài, nhưng sau khi người già nhắm mắt xuôi tay, mọi người thông thường đều sẽ nói một vài câu tốt lành, ví dụ như: ‘Cụ ấy đã thăng thiên (lên trời) rồi’, ‘đã lên thiên đường hưởng phúc rồi’, v.v… chứ không có ai nói rằng: ‘Cụ ấy xuống địa ngục rồi’. Nếu như có người nói những câu không tốt, gia đình của người đã khuất khẳng định sẽ không hài lòng, thậm chí còn có thể làm nảy sinh mâu thuẫn, gây ra xung đột. Ngoài ra, gia đình và người thân của người đã qua đời còn mời người đến làm pháp sự, khẩn cầu cho người đã mất sớm được đầu thai vãng sinh, tránh khỏi cái khổ dưới âm phủ.
Những năm gần đây, các học giả chuyên gia đến từ những trường đại học cao đẳng và các cơ quan nghiên cứu của Đại Lục sau khi trải qua điều tra phỏng vấn tại hiện trường đã phát hiện: ở thôn Bình Dương, huyện Hoài Hóa tỉnh Hồ Nam có một thôn của người dân tộc Động. Nơi đó cư trú hơn 100 ‘người tái sinh’, bởi vậy nên thôn này còn được gọi là ‘thôn Luân Hồi’. Mỗi một ‘người tái sinh’ đều có thể kể lại một cách rõ ràng những ký ức của mình vào đời trước. Trong số đó, có rất nhiều ‘người tái sinh’ có thể tìm được người thân kiếp trước của mình và thành công xác nhận được thân phận. Tại các nơi trên thế giới cũng đều có hiện tượng ‘người tái sinh’ như vậy, còn có người từng trải nghiệm cảm giác cận kề cái chết. Mặc dù khoa học hiện đại không cách nào giải thích được những sự việc này, nhưng đây lại là sự thật không phải bàn cãi.
Theo nhận thức phổ biến của giới tu luyện, nguyên thần của con người (linh hồn) là bất diệt. Phật giáo phương Đông giảng ‘Niết bàn’ là để chỉ tăng ni sau khi đã trải qua một đời khổ cực tu luyện, đến lúc viên mãn sẽ vứt bỏ đi thân thể xác thịt của con người, linh hồn bay lên trời, cũng chính là bay tới thế giới Cực Lạc phía Tây. Từ đó, người này thoát khỏi sinh tử luân hồi. Chẳng qua, một số ít cao tăng đắc Đạo sau khi viên tịch, thân xác thịt của họ cũng không mục nát thối rữa, ví dụ như: thân thể Bồ Tát ở núi Cửu Hoa, hay nữ cư sĩ tại Hương Hà, v.v…
Các giáo đồ Cơ Đốc giáo phương Tây lại cho rằng: được tiến vào Thiên Quốc (quốc gia trên trời) là kết cục tốt đẹp nhất của cuộc đời. Các giáo đồ Cơ Đốc phân chia quốc gia thành hai loại: quốc gia ở trên mặt đất và quốc gia trên thiên thượng. Quốc gia trên mặt đất chính là thế giới mà chúng ta đang cư trú, hiện nay trên địa cầu có hơn 200 quốc gia và khu vực, các chủng tộc người khác nhau sẽ có tín ngưỡng khác nhau.
Còn Thiên Quốc là đất nước vĩnh hằng của Thượng Đế, cũng là đất nước mà Thần chuẩn bị cho con dân của mình. Chỉ có những tín đồ thành kính hướng tới Thượng Đế cầu nguyện, sám hối, sửa chữa sai lầm thì sau khi tạ thế mới có thể tới Thiên Quốc, trở thành con dân của Thần.
Phật gia chú trọng tu tính, còn Đạo gia chú trọng tu mệnh, giảng về trường sinh bất lão. Đến lúc đắc Đạo thành tiên, ngay cả thân xác thịt cũng cần luyện thành thể kim cương bất hoại để mang theo. Hình thức viên mãn có khi là ‘bạch nhật phi thăng’ (ban ngày sáng tỏ bay lên trời), cũng có khi là ‘thi giải’ (tách rời khỏi xác). Ví như Hoàng Đế – ‘ông tổ nhân văn thuở sơ khai’ của dân tộc Trung Hoa. Hoàng Đế một đời tu Đạo, lấy Đạo trị quốc. Sau khi tu luyện viên mãn, Hoàng Đế cưỡi rồng bay lên trời. Chuyện này ở trong ‘Sử ký’ cũng có ghi chép: Hoàng Đế lấy đồng trên núi, đem đến dưới chân núi Kinh Sơn đúc vạc. Vạc đồng vừa đúc xong liền có một con rồng từ trên trời giáng xuống, nghênh đón Hoàng Đế lên trời thành tiên. Hoàng Đế lập tức cưỡi lên thân rồng, các phi tần hậu cung cùng với quan đại thần theo Hoàng Đế tu hành tổng cộng có hơn 70 người cũng đồng thời trèo lên thân rồng, sau đó cùng nhau bay đi.
Đọc tác phẩm ‘Tây du ký’, mọi người cũng đã thấy: bốn thầy trò Đường Tăng sang Tây Thiên lấy kinh cần phải trải qua 81 kiếp nạn, dù là thiếu một nạn cũng không được, thiếu một nạn cũng phải bổ sung thêm vào. Cuối cùng, cả bốn thầy trò đều có thể trở lại thiên đình, trở thành thần tiên trên trời. Ngay cả một kẻ lười biếng, tham ăn, háo sắc như Trư Bát Giới cũng có thể được Phật Như Lai phong thành ‘Tịnh Đàn sứ giả’.
4 - Thứ tư, lời tiên đoán của Phật Đà về sự việc Phật Di Lặc tới thế gian truyền Pháp độ nhân
Phật Thích Ca Mâu Ni từng có dự ngôn rằng: đến thời mạt Pháp, Pháp của Ông sẽ không thể độ nhân được nữa. Trong tương lai, vị Phật Di Lặc mà chư Phật và con người vẫn luôn chờ đợi qua đời đời kiếp kiếp sẽ lấy Pháp hiệu ‘Pháp Luân Thánh Vương’ để hạ thế chính Pháp, truyền ra rộng rãi một loại Pháp môn tu luyện không cần đoạn tuyệt với thế duyên. Trong Kinh Phật còn nói một cách minh xác rằng: tương lai khi Phật tới nhân gian, loài hoa Ưu Đàm Bà La 3 nghìn năm mới nở một lần sẽ khai nở tại nhân gian. Lưu Bá Ôn trong ‘Thiêu bính ca’ cũng đã tiết lộ rất nhiều chi tiết liên quan đến sự kiện Phật Di Lặc tới thế gian truyền Đạo này.
Tác giả: Tiểu Dương Xuân, Secret China
Trường Lạc biên dịch