a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT NĂM MỚI GIÁP THÌN AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM GIÁP THÌN VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Thứ Bảy, 30 tháng 7, 2022

BÀN VỀ QUY/RÙA

 

Tranh Amedeo Modigliani - Tranh ông giá trị lên vài chục triệu dollars

Cuối tuần, như đã hứa, tặng thêm các bạn FB một bài tiếu luận, đọc cho "vui cửa vui nhà".

Giỡn chơi cùng chữ nghĩa:
BÀN VỀ QUY/RÙA
.
Cẩn báo:
- Chuyện hạn chế các Bà: Suy nghĩ kỹ nếu muốn xem, tác giả không chịu trách nhiệm. Chỉ hạn chế thôi, không phải cấm, nếu cấm là "bất bình đẳng", phạm luật.
- Cấm trẻ dưới 18 tuổi!
.
Thương thay cho phận con rùa
Ở đình đội hạc, ở chùa đội bia
Ở trong bàn tiệc lia chia
Rùa ta phải chịu hết khìa... lại xé phay
.
BÓI MU (MAI) RÙA
Ở phương Đông, rùa là một trong tứ quí ( Long, lân, quy, phượng). Rùa đuợc quí vì sống rất lâu (tượng trưng cho trường thọ) và được dùng trong bói Dịch:
Người đời Thương (Trung Quốc) biết lối bói bằng mu (mai) rùa, gọi là bốc
- Bói bốc (卜): Người ta dùng mủi nhọn đâm vào những chỗ lõm của mu, yếm rùa rồi hơ trên lửa; những chỗ lõm đó nứt ra, tùy theo vết nứt có hình ra sao mà đoán quẻ tốt hay xấu.
- Cuối đời Ân hay qua đời Chu người ta mới tìm được cách bói bằng cỏ thi: Cỏ thi (tiếng khoa học gọi là Achillea sbirica), một thứ cây nhỏ cao khỏang một thước như cây cúc, có hoa trắng hoặc hồng nhạt. Cách bói đó gọi là phệ (筮), giản dị hơn cách bói bằng mu/yếm rùa.
- Sau này người ta còn bói bằng cách gieo 3 đồng tiền...
.
BỘ PHẬN RÙA QUí NHẤT
Phần nào của rùa quí nhất tùy thuộc các ông hay các bà.
Chuyện rằng:
Có hai ông trên bàn nhậu đang vấn đáp nhau:
Ông X:
- Con rùa không có một bộ phận nào của nó mà không được việc ông ạ. Cái mu và cái yếm của nó đem phơi dùng để bói và làm thuốc chữa cam phổi, cam gan, cam thận, cam tim của trẻ con; mật nó phơi khô trị chứng đau răng hay lắm, còn thịt nó thì không thể nào nói xuể...
Ông Y:
- Vậy tui mạn phép hỏi ông: cái bộ phận nào các ông chú trọng nhất?
- Cái mu!
- Tại sao?
- Thì ông biết đấy, mu/ mai rùa dùng trong việc bói Dịch - bói Bốc.
Bói quẻ Dịch để biết tương lai đời mình mà không quan trọng bật nhất sao?
- Hay, thậm phải!
Ông X:
- Bây giờ tui hỏi ngược lại ông nha: Cái bộ phận nào các bà quí nhất, vô cùng quí!
Ông X:
- Đầu rùa!
- Sao? Nó cứng và dai nhách làm sao ăn được mà quí?
- Vậy chớ ông không thấy Từ điển Hán Việt ghi sao: đầu rùa là Quy đầu.
. Quy đầu 龜頭: Ðầu ngọc hành (Từ điển Thiều Chửu )
. Quy đầu: Người làm mai mối (Từ điển Nguyễn Quốc Hùng)
Vậy "đầu rùa" đối với các bà không quí sao?
- Thậm phải! thậm phải! Xin bái phục đại sư phụ!
.
CHUYỆN VỀ "ĐẦU RÙA" TRONG SỬ TRUNG QUỐC
Chuyện rằng:
Thời Chiến quốc bên Tàu, Tương hậu (mẹ Tần Thủy Hoàng) tên là Triệu Cơ, trước vốn hầu thiếp của Lã Bất Vi (do đó có lời đồn Lã Bất Vi là cha của Tần Thủy Hoàng) Bà nhớ tình cũ, thường triệu Lã Bất Vi vào cùng bà "tâm sự". Sợ bị "không đầu đội mão" khi vua Tần biết, nên Lã Bất Vi tìm người thế mạng.
Lúc bấy giờ có tên Lao Ái "đầu rùa" quá khổ có tiếng. Những dâm phụ trong xóm cho là vật quý, tranh nhau để được gần Ái. Một hôm hắn phạm tội dâm, quan sắp bắt trị tội. Bất Vi nghe được can thiệp xin tha, để làm người giúp việc trong phủ.
Nước Tần có tục, khi làm mùa ruộng xong, trong nước mở cuộc vui chơi ba ngày để bõ công khó nhọc. Ai muốn bày trò chơi gì tự do. Kẻ nào có tài hay cái khéo gì cứ phô bày. Lã Bất Vi lấy thứ gỗ vông bảo người làm bánh xe, sai Lao Ái xỏ "đầu rùa" của hắn vào giữa bánh xe biểu diễn. Bánh xe quay tít mà "đầu rùa" vẫn không hề hấn gì. Người trong chợ cười ầm lên, đoạn lắc đầu le lưỡi cho là khó có kẻ kỳ phùng địch thủ.
Lã Bất Vi nghĩ kế sai người phát giác (giả) cái tội dâm trước kia của Lao Ái, bắt phải đem thiến, đoạn đem vàng đút lót cho viên quan hành hình, lấy dương vật của con lừa, bôi vào một thứ máu, giả là thiến thật. Tên hành hình cố ý đem dương vật con lừa, giơ lên cho người chung quanh xem. Ai ai cũng tưởng Lao Ai bị thiến thật.
Lao Ái bấy giờ được xung làm hoạn quan. Bất Vi đem dâng cho thái hậu để hầu trong cung. Đêm đến, Lao Ái hầu ngủ. Thái hậu lấy làm thích quá, ngày đêm không muốn rời ra.
Chẳng được bao lâu, thái hậu có mang. Sợ khi sinh nở, không thể giấu được nên dối có bịnh; lại sai Lao Ái đem tiền đút lót cho thầy bói, bảo dối là trong cung có ma nên tránh ra ngoài 200 dặm ở phương tây. Vua Tần đồng ý.
Thái hậu dời ra Ung Thành, ở vào một tòa cung điện cũ gọi là Đại Trịnh cung. Bấy giờ thì thái hậu cùng Lao Ái mặc sức tự do thỏa thích. Trong hai năm, sinh luôn hai trai.
Thái hậu lại tâu với vua Tần là Lao Ái có công thay vua hầu hạ, xin phong đất cho. Tần Thủy Hoàng vâng mạng, phong cho Lao Ái là Trường Tín hầu, cấp đất Sơn Dương.
Thói đời, những tên tiểu nhân có tài mọn, được thăng tiến thường hống hách, hung hăn lên mặt, ức hiếp dân chúng. Hắn mang "đầu rùa" đi hãm hiếp biết bao cô gái hiền lành, có chút nhan sắc; cướp giựt tài sản dân lành, tiếng than oán thấu tai vua Tần.
Sau khi điều tra và phát giác mọi chuyện, Tần Thủy Hoàng sai quan bắt Lao Ái. Vua Tần tự đến cung Đại Trịnh lục tìm, bắt được hai đứa con của Lao Ái và Triệu Cơ (em khác cha với vua Tần), sai kẻ tả hữu bỏ vào cái túi vải đem quật chết. Thái hậu đau xót ngấm ngầm, không dám ra cứu, chỉ đóng cửa khóc lóc mà thôi. Còn Lao Ái, vua Tần truyền dùng xe xé xác ở ngoài cửa Đông, và tru di cả ba họ.
.
MỒI RÙA
Quy cứ hẹn rồi quy đến nhé
Anh sẵn sàng một chão muối rang
Thuốc trên tay... anh đợi muối cho vàng
Anh cậy nắp...ôi Quy sao thơm thế!
Quy/Rùa là mồi"chiến đấu" của phe ta nên tui phải "loạn bàn" rất kỹ!
Về mồi rùa, tui xin phép "túm" cụ ông Vũ Bằng thủ thỉ cùng các vị:
"Con rùa cũng như con trâu, ông ạ, không có một bộ phận nào của nó mà không được việc. Cái mu và cái yếm của nó đem phơi dùng để bói và làm thuốc chữa cam phổi, cam gan, cam thận, cam tim của trẻ con; mật nó phơi khô trị chứng đau răng hay lắm, còn thịt nó thì không thể nào nói xuể... người ta bảo ăn được trăm ngày thì vợ chồng yếu sẽ mạnh, có ông già sáu mươi tám tuổi lấy vợ hai mươi chín tuổi mà bốn năm sanh liền hai đứa con trai đấy!
Cho vào nồi, trong nồi có sẵn muối hột; rang muối, khi nào muối nóng thì bỏ rùa vàoThấy muối nổ cũng đừng bắc ra vội; phải đợi cho muối vàng và tan thành bột, hãy bắc nồi ra. Lúc đó, rùa mới thực chết và thịt nó lúc ấy mới thực săn. Em cậy nắp ra, bỏ ruột, có trứng thì lấy trứng; đoạn, lấy dao lách thịt, xé phay, cuốn bánh tráng, gia đậu phộng, rau răm và hẹ, như thế này. Anh phải chấm đẫm nước mắm ớt có pha giấm và đường, ăn với đồ chua mới ngon, anh à.
Ông nào cho ăn như thế là thanh cảnh quá, muốn đậm đà hơn một chút, nên dùng món rùa xào: thịt rùa rang lên rồi chặt ra từng miếng bằng con cờ, cho vào chảo xào với củ hành, gia thêm thứ rau gì tùy ý, xúc ra đĩa, ăn luôn với một hai tớp rượu đưa cay, ta cảm như ăn ba ba hồng síu của Tầu. Nếu cho vào nồi gia nước, đun lên và bỏ thêm mấy miếng su su, cà rốt, tống cú và vài cái chân gà ác hầm lên, ta sẽ cảm thấy cái vị ba ba cáy dùng.
Nhưng ăn thực cho thích khẩu những người sành thường dùng món rùa hấp cách thủy: thịt rùa chặt ra từng miếng nhỏ, cho đúng phân lạng sa sâm, ý dĩ, đại quy và bạch thược, đợi cho thịt rùa thật chín và mềm, đem ra ăn, sướng ông thần khẩu không chịu được.
Hấp cách thủy như thế hơi lâu.
Trong khi chờ đợi, những ông bợm nhậu có thể lấy mấy cái chân rùa ra nướng lên nhấm nháp. Chân rùa nhiều gân; ta cạp chân gà thế nào thì gân chân rùa cũng từa tựa như thế; nhưng có nhiều người bảo gậm chân rùa "không có sướng" bằng lấy những cái vẩy trên mai nó nướng cháy lên mà nhắm rượu - chết chửa, giòn cứ tanh tách mà bùi quá thể là bùi!
Rùa quạ, mu đen như quạ, ăn không tốt, rùa vàng mai nó hung hung vàng ăn vào phát tài
Tôi nhón tay cầm một cái trứng lên coi. Luộc rồi, trứng rùa có sắc trắng, tròn và nổi lên những tia máu đỏ. Nó lùng bùng nhưng dai, cắn vỡ thì có nước và một cái màng mầu vàng sẫm. Cái trứng đó vừa mút vào thì đã trôi đến cổ rồi, nhưng đừng có nuốt vội vàng, hỡi người bạn háu ăn! Thử cắn nhỏ nhẹ những cái trứng đó ra, anh sẽ thấy nó rắn hơn tròng đỏ trứng gà, mà quánh như sáp, vừa nhai vừa ngẫm nghĩ thì có ý bùi hơn và cũng thanh hơn. Này, ăn thêm một hai cái nữa, tuyệt trần, phải không anh?
Ông nào cho ăn như thế là thanh cảnh quá, muốn đậm đà hơn một chút, nên dùng món rùa xào: thịt rùa rang lên rồi chặt ra từng miếng bằng con cờ, cho vào chảo xào với củ hành, gia thêm thứ rau gì tùy ý, xúc ra đĩa, ăn luôn với một hai tớp rượu đưa cay, ta cảm như ăn ba ba hồng síu của Tầu. Nếu cho vào nồi gia nước, đun lên và bỏ thêm mấy miếng su su, cà rốt, tống cú và vài cái chân gà ác hầm lên, ta sẽ cảm thấy cái vị ba ba cáy dùng.
Nhưng ăn thực cho thích khẩu những người sành thường dùng món rùa hấp cách thủy: thịt rùa chặt ra từng miếng nhỏ, cho đúng phân lạng sa sâm, ý dĩ, đại quy và bạch thược, đợi cho thịt rùa thật chín và mềm, đem ra ăn, sướng ông thần khẩu không chịu được." (Món lạ miền nam- Vũ Bằng)
Phê chưa các bạn, mồi rùa!
.
Nguyên Lạc

Thủ đô đồ giả của Trung Quốc.

Năm 2013, tôi làm việc tại Hồ Nam, có dịp tới thành phố Shenzhen (Thẩm Quyến) theo yêu cầu là quan sát và thiết kế các sản phẩm màn ảnh quảng cáo lớn ngoài trời.

Trung tâm thương mại hàng giả Luohu. Nguồn. tripsavvy.com 

Thành phố rất ngăn nắp, trật tự, không lào xào như kiểu phố Tàu. Người tài xế đưa tôi tới trung tâm mua bán điện tử, một khu cao ốc rất lớn, nhiều tầng. Phụ tùng điện tử, hàng điện tử chất đống như khu bán rau chợ Cầu Ông Lãnh, hằng hà sa số. Từ dây sạc phone đủ loại (50 xu Mỹ/bộ 6 loại) cho tới iPhone, iPad ($50-$80/cái), TV thì khỏi nói, nằm xếp đống như bảng đen. Không có bảo hành, thử tại chỗ, về nhà hư ráng chịu.

Tôi vòng ra phía sau cao ốc, trong các hành lang dài thấy bày bán các loại đồng hồ, xách tay nổi tiếng thế giới như Cartier, Piguet, Vacheron, Rolex, LV, Hermes, Prada, loại phone nạm vàng, đính kim cương nằm đầy trong các hộp gỗ chạm khắc.

– Bao nhiêu?

Cửa hàng bán đồ điện tử giả tại Shenzhen, TQ. Nguồn. www.stophavingaboringlife.com

Tôi hỏi giá một cái Cartier tự động, dây cá sấu, có hộp và chứng nhận (như thật).

– $500.

Chị bán hàng lấy trong tủ một cái Cartier khác, giống như vậy.

– Cái này thì $700, hàng hạng 3 thì $300, hàng bèo bọt là $100, trần truồng, không hộp.

Tôi rợn người, giá cái Cartier tôi coi tại Copley là $12,000…




Xách tay nổi tiếng giả. Nguồn. shutterstock.com.1

Người Mỹ biết tới Thẩm Quyến qua tên tuổi của công ty Foxconn, nhà sản xuất những thiết bị của Apple và của các công ty đối thủ khác. Shenzhen xuất cảng những sản phẩm và các phụ tùng ra thị trường thế giới, nhưng rồi nhập số hàng này trở lại Trung Quốc để bán trong các cửa hàng Apple tại đây. Những sản phẩm đó gọi là “chợ xám” (trước khi trở thành chợ đen) được bán tại 1 quận gần xưởng sản xuất Foxconn, ở Huaqiangbei – một tòa nhà shopping to lớn trên đường phố cùng với khu trung tâm mua sắm và khu nhà kho chọc trời. Nơi đó có cả nguồn hàng điện tử giả mạo, hàng nhái, hàng dỏm. Những đồ điện tử đắt tiền và nổi tiếng thế giới giả nằm la liệt, đổ đống trên các sạp hàng, như cá khô ở chợ Rạch Giá. Có những mẩu đã được sửa cho khác với bản chính, logo chỉ còn giống khoảng 90% (mục đích để tránh luật sở hữu trí tuệ của thế giới). Thí dụ, ngay sau khi Apple iPhone ra đời, người ta có thể mua loại “Iphone” nhái tại Thẩm Quyến có ngăn chứa 2 thẻ sim, rất thuận lợi cho dân Trung Quốc xài. Cuối những năm 2000, những sản phẩm như vậy được gọi là “Shanzhai”, đã là nguồn sống của các hãng sản xuất điện tử (thật và giả) tại Shenzhen trong suốt 30 năm qua.

Các sản phẩm hàng nhái, cóp-pi, hàng “chế” của Huaqiangbei đã khiến Shenzhen trở thành “thành phố giả mạo” trong lãnh vực hàng công nghệ tiêu thụ. Hiện tượng này đã di căn khắp Thẩm Quyến.


Đồng hồ đắt tiền Patek-Philippe-Calatrava giả tại Shenzhen. nguồn. www.swissreplica.is

Quận Hoàng Cương và Luohu là vùng phụ cận của trung tâm Shenzhen cũng có những địa điểm mua sắm với các nhà kho đầy nhóc hàng nhái, hàng giả các thương hiệu nổi tiếng thế giới như xách tay, đồng hồ, áo quần thời trang cao cấp và mắt kính.

Tại Shekou, còn có những chiếc xe hơi  đắt tiền được nhái hợp pháp và do các đại lý được ủy quyền chính thức bán ra, nhưng số VIN (nhận dạng) lại giống nhau một cách khó hiểu. Thậm chí, tại Meiling, thí nghiệm  chưa được phê duyệt được cung cấp bởi các bệnh viện tư. Và ở Dafen, bạn có thể mua một tác phẩm hội họa nổi tiếng với chữ ký tác giả đàng hoàng, tất nhiên cũng là đồ giả.

Nói một cách khác, Shenzhen là một trung tâm sản xuất, mua bán tất cả các nguồn hàng giả mạo, cóp-pi, chế biến từ hàng  công nghệ điện tử,  tới hàng tiêu dùng thời trang cao cấp đến tác phẩm nghệ thuật có giá trị trên thế giới này một cách rất hợp pháp.


Hãng Ikea giả tại Côn Minh, TQ. Nguồn. Ali Utku Selen

Cửa hàng giả tại Trung Quốc



 

Hàng giả là chuyện xưa như trái đất. Gần đây, việc khám phá ra các cửa hàng Apple giả ở mấy tỉnh của Trung Quốc đã gây nhiều bàn cãi tại TQ và cả bên Mỹ. Các tiệm Apple giả này đã bị Bird Abroad Blog phanh phui. Apple giả, giống y Apple thật như 2 giọt nước, cách bài trí và ngay cả đồng phục của nhân viên bán hàng cũng giống nhau. Tuy nhiên, BirdAbroad đã tìm thấy những chi tiết chính không giống như cửa hàng Apple thật vì vậy, biết ngay là cửa hàng Apple giả. Có điều, họ bán những sản phẩm thật của Apple, nhưng không có giấy phép và không do Apple điều hành.

Tỉnh Côn Minh ở Tây Nam China, có một trung tâm bán lẻ rộng hơn 100,000 square foot, gồm 4 tầng lầu, buôn bán tấp nập. Tuy nhiên nó lại giống hãng đồ gỗ Ikea của Thụy Ðiển quá chừng, chỉ khác cái tên. Theo báo cáo của Reuter, trung tâm này đã nhái màu xanh biển và vàng của Ikea, cách thiết kế phòng trưng bày nội thất, cả các bảng hướng dẫn…

Dù cái tên bằng tiếng Anh không giống nhau, nhưng theo tiếng Tàu “11 đồ nội thất” là “Shi Yi Jia Ju” đọc giống như IKEA (Ikea đọc là Yi Jia Jia Ju), nếu “11 đồ nội thất” bán được hàng ở thị trường Châu Âu, điều đó cho thấy những cửa hàng cóp-pi của Trung Quốc không đến nỗi tệ lắm.

Cửa Hàng Apple giả tại Côn Minh, TQ. Nguồn. ChinaFotoPress.Getty Images

Năm 2006, Starbucks đã thắng một vụ kiện sở hữu trí tuệ một công ty Trung Quốc đã hoạt động thương mại dưới tên Xingbake, theo tiếng Tàu là: Starbucks. Ðã có nhiều báo cáo về tiệm Starbucks giả tại Trung Quốc, kể cả tiệm One Dollar Coffee, Seayahi Cofee, Lucky Coffee, Bucksstar Coffee và các tiệm khác. Theo như tường thuật của báo U.K’s Miror,  đặc biệt, Bucksstar Coffee  là một phần của trung tâm mua sắm có nhiều tiệm giả mạo, như tiệm “Pizza Huh”, và “McDnoalds” với các màu sắc, trang trí giống y hệt tiệm Pizza Hut hay McDonald’s ở Mỹ.

Tiệm Gà chiên Kentucky cũng có thể kiện về bản quyền thương mại đối với Kentucky giả mạo tại Trung Quốc. Bằng chứng rõ ràng là họ giả cả ông Obama ở các quảng cáo của tiệm Kentucky trên truyền hình, tiệm cũng làm nhái mặt tiền y như Kentucky thật. Tiệm KFC giả, không chỉ sử dụng thương hiệu của KFC thật mà còn thay thế ông Sander bằng một nhân vật biểu tượng của chính họ.

Tiệm Nike giả. Nguồn. David

Một thương hiệu nổi tiếng khác là Nike đã xuất hiện những cửa hàng nhái tại TQ. Ðược biết, Nike đã mở hãng sản xuất lớn tại TQ vài chục năm nhưng Trung Quốc lại là nơi làm giả những sản phẩm của Nike lớn nhất.

McDonald’s là hệ thống tiệm bán thức ăn nhanh toàn thế giới và phát triển ngày càng mạnh tại Trung Quốc, nhưng McDonald’s cũng không thoát chuyện bị giả mạo. Có rất nhiều tiệm bán thức ăn nhanh đã bắt chước màu sắc, thiết kế tiệm và logo theo kiểu McDonald’s thật, một số khác thì cóp-pi dáng vẻ, kiểu trình bày theo McDonald’s, số khác thì cóp pi bảng thực đơn và cả những câu khẩu hiệu thương mại của McDonald’s. Rất nhiều đồ giả đã được tìm thấy ở các tiệm “Mini Dog” và “Mcdnoald’s”, cả hai tiệm này đều xài biểu tượng cổng vòm vàng của McDonald’s.


Tiệm McDonald’s giả. Nguồn. wikipedia.org

HĐV (lược dịch)


Đồng hồ của Hitler bán đấu giá 1,1 triệu USD.


TTO - Một chiếc đồng hồ được cho là của nhà lãnh đạo Đức Quốc xã Adolf Hitler đã được bán với giá 1,1 triệu USD tại một cuộc đấu giá ở Mỹ.


Chiếc đồng hồ đeo tay được cho là của Adolf Hitler - Ảnh: SKYNEWS

Chiếc đồng hồ thương hiệu Andreas Huber, có hình chữ vạn và đại bàng của Đức Quốc xã, kèm chữ viết tắt AH, được mua bởi người đấu giá giấu tên.

Theo thông tin từ nhà đấu giá, chiếc đồng hồ được tặng cho Adolf Hitler nhân dịp sinh nhật vào năm 1933, năm Hitler được phong làm thủ tướng Đức.

Chiếc đồng hồ bị thu giữ như "chiến lợi phẩm" khi khoảng 30 lính Pháp xông vào khu nhà Berghof của Hitler ở vùng núi Bavaria. Sau đó, chiếc đồng hồ được bán lại và lưu truyền qua nhiều thế hệ.

Dù được bán với giá 1 triệu USD, chiếc đồng hồ ban đầu được định giá từ 2 - 4 triệu USD.



Đồng hồ có hình chữ vạn và đại bàng của Đức Quốc xã, kèm chữ viết tắt AH - Ảnh: SKYNEWS

34 nhà lãnh đạo Do Thái đã gửi thư ngỏ kèm chữ ký tới nhà đấu giá Alexander Historical Auctions có trụ sở tại Maryland, Mỹ, kêu gọi không bán chiếc đồng hồ.

"Cuộc đấu giá này, dù vô tình hay không, đều thực hiện hai điều: một là trao quyền lợi cho những người lý tưởng hóa những gì Đức Quốc xã đại diện; hai là mang đến cơ hội mua món đồ thuộc về kẻ diệt chủng và những người ủng hộ hắn", giáo sĩ Menachem Margolin, chủ tịch Hiệp hội Do Thái châu Âu (EJA) có trụ sở tại Brussels (Bỉ), viết trong thư ngỏ.

Giáo sĩ Menachem Margolin cũng cho rằng thay vì thuộc về bảo tàng, thì món đồ được bán cho người trả giá cao nhất, khiến những ký ức, nỗi đau của nhiều người bị lu mờ bởi lợi ích tài chính.

Nhà đấu giá Alexander Historical Auctions nói với truyền thông Đức rằng mục đích đấu giá chiếc đồng hồ là để bảo tồn lịch sử. Nhà đấu giá cũng cho biết hầu hết các nhà sưu tập của họ giữ cổ vật trong bộ sưu tập tư nhân hoặc sau đó tặng chúng cho các bảo tàng diệt chủng trên khắp thế giới.

"Lịch sử dù tốt hay xấu cũng phải được bảo tồn", nhà đấu giá Alexander Historical Auctions chia sẻ với báo giới.

Các vật phẩm đấu giá khác bao gồm giấy vệ sinh Wehrmacht, dao kéo và ly sâm panh của các nhân vật cấp cao Đức Quốc xã, cùng các đồ dùng của vợ Hitler là Eva Braun.