Ngày hết hạn (hay hết "date") không hoàn toàn là chỉ ngày thực phẩm bị hỏng, mà là cách để người tiêu dùng lựa chọn có nên ăn hay không. Trên thực tế, nhiều sản phẩm vẫn có thể ăn được dù đã quá hạn sử dụng.
Hạn sử dụng của thực phẩm là thời hạn giữ được chất lượng thực phẩm tốt nhất theo khuyến cáo của các nhà sản xuất đối với người tiêu dùng.
Tại Mỹ, ý nghĩa thực sự của hạn sử dụng rất khác nhau, đặc biệt là do không có sự giám sát của liên bang đối với việc ghi nhãn.
Ví dụ, sữa ở bang Idaho có thể được các cửa hàng tạp hóa bán muộn hơn 10 ngày so với ở Montana lân cận. Một số bang, chẳng hạn như New York và Tennessee, hoàn toàn không yêu cầu nhãn hạn sử dụng.
Nhãn ghi hạn sử dụng ở Mỹ đã trở nên lộn xộn như thế kể từ khi chúng xuất hiện vào những năm 1970. Vào thời điểm đó, hầu hết người Mỹ đã bắt đầu dựa vào các cửa hàng tạp hóa để mua thực phẩm, và dựa vào các nhà sản xuất để biết về độ tươi của thực phẩm.
Giờ đây, "phần lớn người tiêu dùng nghĩ rằng những nhãn này có liên quan đến sự an toàn", bà Emily Broad Leib, giáo sư luật Harvard và là giám đốc sáng lập của Phòng khám Chính sách và luật thực phẩm, nói.
Một nghiên cứu mà bà Leib là đồng tác giả nghiên cứu vào năm 2019 cho thấy ít nhất 84% người Mỹ vứt bỏ thực phẩm gần đến ngày ghi trên bao bì.
Tuy nhiên, chất lượng và an toàn là hai điều rất khác nhau. Nhiều sản phẩm có thể ăn được, dù đã quá hạn sử dụng từ lâu.
Bà Broad Leib lấy ví dụ sữa, một trong những loại thực phẩm bị lãng phí nhiều nhất trên thế giới. Theo bà, sữa bị chua hoặc đông lại hoàn toàn có thể an toàn để tiêu thụ. Trên thực tế, nó có thể là nguyên liệu làm bánh kếp, bánh quy mềm và mặt nạ làm mềm da.
"Sữa là một trong những loại thực phẩm an toàn nhất trên thị trường vì quá trình thanh trùng sẽ giết chết tất cả vi trùng", bà nói.
Nguyên tắc chung của bà Leib đối với các mặt hàng làm lạnh khác là bất cứ thứ gì được đưa vào bếp hoặc lò nướng đều an toàn sau ngày hết hạn, miễn là nó không có mùi hoặc trông kỳ lạ. Nói cách khác, nấu ăn là một "bước tiêu diệt" những "kẻ xen ngang" có hại, nếu nó được thực hiện đúng cách.
Thực phẩm được coi là không an toàn nếu mang mầm bệnh như listeria, E. coli hoặc salmonella. Những mầm bệnh này xâm nhập vào thực phẩm thông qua ô nhiễm, chẳng hạn như khi nước nhiễm vi khuẩn E. coli và sau đó được dùng để tưới rau.
Tuy nhiên, có một số loại thực phẩm mà phụ nữ mang thai nên tránh khi chúng đã "hết date", gồm thịt nguội, cá sống, rau mầm, sữa và pho mát chưa tiệt trùng.
Theo giáo sư Brian Roe tại Trung tâm Đổi mới thực phẩm của Đại học bang Ohio, những thứ này có thể chứa vi khuẩn listeria (loại vi khuẩn không nhìn thấy được bằng cảm quan) và thường được sản xuất lạnh, nghĩa là chúng không trải qua bước tiêu diệt vi khuẩn trước khi được đưa ra phục vụ.
Theo trang The Atlantic, lãng phí thực phẩm từ lâu là một vấn đề lớn liên quan đến khí hậu. Lượng khí thải hằng năm từ thực phẩm thối rữa ở Mỹ xấp xỉ bằng lượng phát thải của 42 nhà máy điện đốt than.
Mặt khác, với tác động tàn khốc của lạm phát, đó cũng là một vấn đề đối với ví tiền của người tiêu dùng.
Ông Zach Conrad, trợ lý giáo sư về hệ thống thực phẩm tại Đại học William and Mary, cho biết mọi người lãng phí khoảng 1.300 USD/năm do thực phẩm "hết date".
Một ông lão đã 76 tuổi, ở cùng vợ trong một căn hộ cho thuê ở thành phố San Francisco nước Mỹ. Ông chưa từng mặc qua quần áo hàng hiệu, kính mắt rất cũ kỹ, đồng hồ đeo tay cũng không hợp thời. Ông không thích món ăn ngon, thích nhất là sữa hâm nóng và bánh sandwich cà chua giá rẻ. Ông cũng không có ô tô riêng, ra ngoài thường đều đi bằng xe buýt, túi xách mà ông từng dùng để đi làm là túi vải.
Mặc khác, nếu bạn cùng ông đến một quán rượu nhỏ uống bia, ông nhất định sẽ cẩn thận kiểm tra đối chiếu hóa đơn; nếu bạn ở lại nhà ông ấy, trước khi ngủ ông ấy nhất định sẽ nhắc bạn tắt đèn.
Một ông già keo kiệt nghèo khó như vậy, bạn có biết trước 76 tuổi ông đã làm những việc gì chăng?
Ông đã từng cống hiến cho đại học Cornell 588 triệu đô la Mỹ, cho đại học California 125 triệu đô la Mỹ, cho đại học Stanford 60 triệu đô la Mỹ. Ông từng bỏ vốn 1 tỷ đô la cải tạo và xây mới 7 trường đại học ở New Ireland và hai trường đại học ở Northern Ireland. Ông từng thành lập quỹ từ thiện để phẫu thuật sứt môi hở hàm ếch cho trẻ em ở các nước đang phát triển… Cho đến nay, ông đã quyên 4 tỷ đô la, còn 4 tỷ nữa đang chuẩn bị quyên góp.
Ông là người sáng lập tập đoàn được miễn thuế toàn cầu DFS. Keo kiệt với chính mình, hào phóng với mọi người, thích kiếm tiền lại không thích được tiền – ông là Chuck Feeney.
Trước mắt, Chuck Feeney còn ba nguyện vọng: Một là trước năm 2016 quyên hết 4 tỷ đô la còn lại, nếu không chết không nhắm mắt. Hiện tại, từ số tiền kia mỗi năm đều có hơn 400 triệu đô la chảy về các nơi cần trên thế giới.
Ông đã dựng nên một tấm gương cho những người giàu có: “Trong khi hưởng thụ cuộc sống đồng thời quyên góp cho mọi người”. Bill Gates và Warren Buffett đều chịu ảnh hưởng nhiều từ ông mà đã thay đổi hành động của mình.
Sau khi việc thiện của Chuck Feeney bị tiết lộ ra, rất nhiều phóng viên muốn tiếp xúc với ông. Trong tâm ai cũng đều có một nghi vấn: Làm sao Chuck Feeney có thể dửng dưng trước gia tài hàng tỷ đô la kia chứ?
Đối với nghi vấn của mọi người, Chuck Feeney mỉm cười kể cho mọi người một câu chuyện: “Một con hồ ly thấy bồ đào trong vườn kết trái đầy, muốn vào trong ăn một chầu no bụng, nhưng giờ nó mập quá, không chui vào được. Thế là ba ngày ba đêm nó không ăn không uống để thân thể gầy xuống, cuối cùng cũng chui vào được! Ăn no nê, cảm thấy thỏa mãn, nhưng khi nó muốn rời đi, lại không chui ra được. Bất đắc dĩ đành phải giở trò cũ, lại ba ngày ba đêm không ăn uống. Kết quả, lúc nó đi ra, bụng vẫn giống như lúc đi vào.”
Kể xong câu chuyện, Chuck Feeney nói:
“Chỗ Thượng Đế ở không có ngân hàng, mỗi người đều là trần trụi sinh ra, cuối cùng cũng đơn độc ra đi, không ai có thể mang theo tài phú và danh tiếng mà bản thân đã đau khổ tìm kiếm cả đời.”
Truyền thông hỏi Chuck Feeney, vì sao ông lại quyên góp hết gia tài của mình?
Câu trả lời của ông đơn giản và ngoài dự đoán của mọi người! Ông nói: “Bởi vì tấm vải che tử thi không có túi.”
Nhà thơ trào phúng Tú Xương (tên thât là Trần Tế
Xương) tuy rất nổi tiếng, nhưng vì lận đận đường khoa cử, chỉ đậu mỗi
cái tú tài nên đường công danh hầu như bế tắc. Ông liền xoay qua kiếm sống bằng
nghề dạy học. Lúc rãnh rỗi ông thường cùng bằng hữu tụ tập xướng họa thi ca bên
tách trà, chung rượu làm vui. Gia cảnh ông thanh bạch, túng thiếu vì vợ yếu con
đông (5 con). Thu nhập của gia đình chỉ trông vào gánh hàng
rong tảo tần của người vợ hiền.
Bà vợ rỉ tai :
- Nhà còn gạo, rau dưa và có chai rượu tăm ngâm chuối hột,
chỉ ngặt nỗi đồ mặn chưa có.
Ông liền pha trà và xin lỗi hai vị khách ngồi chờ rồi chạy
ra chợ. Đến hàng thịt heo, ông chọn mua hơn cân xương sườn rẻ quạt và 2 chân
giò. Cô hàng thịt cân gói xương, giò xong lặng lẽ chờ ông trả tiền. Lục các túi
trong người, giật mình thấy không còn hào nào, nhưng Tú Xương nhanh trí ứng biến
:
- Thôi chết, nhà có khách vội quá, quên mang theo tiền.
Tôi là Tú Xương, xin khất nợ cô, mai tôi đem tiền đến trả đủ có được không ?
Cô hàng thịt dù ít học, nhưng đã nghe danh và từng đọc
thơ Tú Xương nên tỏ ra nhã nhặn, thông cảm ngay.
- Cũng được, mai bác nhớ đem tiền ra cho em.
Nói xong cô mỉm cười trêu nhà thơ nghèo :
- Giờ em xin bác mấy chữ biên nhận để làm tin.
Giấy viết được đem ra, Tú Xương gật gù vài giây rồi cầm
viết hí hoáy đề 4 câu như sau :
Tú tài
đi chợ quên tiền
Xương sườn, giò lợn,
bạn hiền chờ ăn
Nợ đời
nặng gánh phong trần
Em đâu
nỡ để tần ngần khách thơ.
Cô hàng thịt đọc qua rất hài lòng và thán phục tài thơ
phú của Tú Xương. Do vậy, cô xin giữ lại bài thơ và nói :
- Em đổi lấy thịt cho bác. Xem như khỏi nợ nần gì
nhau nhé !
Nhờ đó, ông Tú non Côi, sông Vị có món ngon rộng đường
thiết đãi bạn thơ.
(Theo giai thoại văn học)