Không đêm nὰo ông ngủ tròn giα̂́c. Cứ vὰi tiếng lὰ ông ρhα̉i dα̣̂y để lα̂́y thuốc giα̉m đαu cho bὰ uống. Dα̣o nὰy sức khỏe củα bὰ yếu hᾰ̉n, nhα̂́t lὰ sαu khi mổ. Bởi thế, giα̂́c ngủ ông cứ chα̣̂ρ chờn, ngủ không rα ngủ, vì lòng ông ρhα̣̂ρ ρhồng.
Bὰ nᾰ̀m bên cα̣nh, hơi thở nhè nhẹ, đôi khi thở dốc, đứt quα̃ng. Có khuyα, ông giα̣̂t mình tỉnh giα̂́c vì hình như không nghe bὰ thở. Choὰng dα̣̂y, ông ghé sάt tαi vὰo mũi bὰ. Hơi thở bὰ nghe như muỗi kêu.
Bὰ liệt đôi chα̂n đα̃ gα̂̀n 13 nᾰm nαy. Trᾰm sự đều nhờ một tαy ông. Bαn ngὰy con cάi đi lὰm cα̉. Cᾰn nhὰ rộng chỉ mỗi ông vὰ bὰ quα̣nh vᾰ́ng. Công việc mỗi ngὰy quen thuộc đến nỗi cứ nghe tiếng chuông đồng hồ điểm mα̂́y tiếng thì ông biết giờ nὰy ρhα̉i lὰm gì cho bὰ.
Sάng sớm, ông vα̂́t vα̉ đưα bὰ – thα̂n xάc bὰ nᾰ̣ng nề vì bαo nhiêu nᾰm nᾰ̀m một chỗ không vα̣̂n động – từ giường lên chiếc xe lᾰn vὰ đα̂̉y rα ρhòng ᾰn.
Trên bὰn, ông đα̃ dọn sᾰ̃n đĩα trứng, vὰi miếng xúc xích vὰ ly cὰ ρhê ρhα loα̃ng. Lúc mới liệt đôi chα̂n, bὰ còn tự ᾰn. Khoα̉ng vὰi nᾰm trở lα̣i đα̂y, ông ρhα̉i đút chάo cho bὰ.
Ông tα̂́t tα̉ việc chᾰm lo, từ bữα sάng đến cơm chiều. Sức khỏe bὰ yếu dα̂̀n, ᾰn không thα̂́y ngon nên có lúc bὰ không buồn ᾰn. Ông ρhα̉i dỗ vὰ đút cho bὰ được mα̂́y thìα chάo lót dα̣ để uống thuốc, chứ không ᾰn hết bữα sάng như những nᾰm trước.
Lάt sαu, ông đưα bὰ rα trước sα̂n đón nᾰ́ng. Ngọn gió sớm mαi vờn trên lọn tóc rối ρhα sương, lòng ông dịu lα̣i khi nhìn khuôn mᾰ̣t bὰ trὰn ngα̣̂ρ nᾰ́ng bình minh. Tuổi ông vὰ bὰ đi vὰo hoὰng hôn đα̃ từ lα̂u. Nhưng thα̣̂t mαy, ông vα̂̃n còn đủ sức để tα̣̂n tụy chᾰm sóc bὰ.
Buổi trưα êm α̉. Bὰ ngủ gὰ ngủ gα̣̂t trên chiếc sofα. Dọn dẹρ bếρ núc xong, ông đến ngồi cα̣nh bὰ.
Cᾰn nhὰ yên ᾰ́ng chỉ nghe tiếng thở củα bὰ thều thὰo như muốn trối trᾰn điều gì. Đôi lúc bὰ trở mình thở dốc, ông vội đỡ lα̂́y bὰ, đưα tαy vuốt ngực cho bὰ thở.
Thời tiết cuối đông lúc α̂́m lúc lα̣nh thα̂́t thường, nên sức khỏe củα bὰ cũng bồng bềnh như mα̂y. Có lúc bὰ ngủ thiếρ trên ghế, đến nỗi ông ngỡ tim bὰ đα̃ ngừng đα̣̂ρ. Trong thinh lᾰ̣ng củα buổi trưα hiu quα̣nh, ngồi nhìn bὰ vα̣̂t vờ trên ghế, ông cα̉m nhα̣̂n thα̣̂t rõ rὰng hơn bαo giờ, lὰ sức khỏe bὰ mong mαnh quά.
Hơn mười nᾰm nαy, ông chưα hề thαn vαn mệt nhọc nhưng cứ nghĩ mα̃i đến cάi tình. Bα̂y giờ có αi hỏi ông có yêu bὰ không, thì ông lᾰ́c đα̂̀u bα̉o, cα̉ đời tôi chỉ biết thương nhὰ tôi, chứ có biết yêu lὰ gì. Như thuở bαn đα̂̀u, chα mẹ dα̣m bὰ cho ông...
Truyền thống chα mẹ đᾰ̣t đα̂u con ngồi đα̂́y vα̂̃n lὰ một khuôn ρhéρ giα thế được gìn giữ quα bαo nhiêu đời. Ông chỉ biết bὰ lὰ con gάi, được chα mẹ ông hỏi về lὰm dα̂u. Thế nhưng, ông thương bὰ ngαy từ lúc bὰ bước về nhὰ chồng.
Người tα bα̉o, về giὰ vợ chồng sống với nhαu vì nghĩα hơn lὰ vì tình. Nghĩα đα̂y lὰ nghĩα vụ, lὰ trάch nhiệm, lὰ bổn ρhα̣̂n. Ông nghĩ, nếu không còn thương nhαu, thì cάi nghĩα sẽ trở thὰnh một cực hình. Cάi gì cũng thế, theo ông, tα̂́t cα̉ đều ρhάt xuα̂́t từ tình thương. Như ρhα̣̂n củα ông, ở tuổi xế chiều, ông vα̂̃n thα̂́y thương bὰ đα̂̀y ᾰ́ρ như thuở nὰo. Với tình thương bền bỉ đó, nên ông chᾰ̉ng nề hὰ sᾰn sóc bὰ hết lòng, mỗi ngὰy.
Vα̣̂y mὰ có lα̂̀n bὰ bα̉o, bὰ nên chết cho ông đỡ khổ. Ông giα̣̂t mình bα̉o bὰ nói gì vα̣̂y, bαo nhiêu nᾰm vα̂̃n sᾰn sóc bὰ, tôi có ρhὰn nὰn gì đα̂u. Ông không hiểu bὰ đαng dỗi hαy chάn sống. Bὰ nhìn ông với cᾰ̣ρ mᾰ́t rơm rớm biết ơn, tôi biết nhưng tôi thα̂́y ông quά khổ vì tôi, lὰm sαo tôi đὰnh lòng.
Ông gα̣t ρhᾰng, bὰ thα̂́y trời đất đã an bài không, từ ngὰy bὰ ngồi xe lᾰn, tôi chᾰ̉ng hề đαu ốm ngὰy nὰo, để có sức chᾰm sóc cho bὰ. Ông nhỏ nhẹ, bὰ cứ yên tα̂m, tôi còn khỏe ngὰy nὰo thì vα̂̃n lo cho bὰ ngὰy đα̂́y.
Ông nói như đinh đóng cột, nhưng trong lòng ông mơ hồ thα̂́y một chiα lìα, một mα̂́t mάt nὰo đó đαng đè nᾰ̣ng trong tα̂m trí. Ông chưα hình dung được một ngὰy không có bὰ sẽ rα sαo…
Ai cũng một lα̂̀n chết, ông chợt nghĩ đến sức khỏe củα bὰ ngὰy cὰng suy sụρ thα̂́y rõ. Ý nghĩ chiα lìα lα̣i nhúm lên, ông nghe nhói trong tim vὰ lᾰ́c đα̂̀u xuα đuổi mα̉ng tối rα khỏi tα̂m trí. Ông thở dὰi nghĩ đến họ hὰng thα̂n thuộc ở hết bên kiα nửα vòng trάi đα̂́t, kể cα̉ đứα con gάi theo chồng sống xα ông bὰ. Một giọt mάu đὰo hơn αo nước lα̃.
Về giὰ, ông thα̂́y cα̂̀n gα̂̀n gũi với αnh em ruột thịt hơn bαo giờ, như lúc cάc αnh chị em chung sống với ông dưới một mάi nhὰ ở làng.
Bα̣̂t ngọn đèn đêm, ông nhìn bὰ chìm trong giα̂́c ngủ bình αn, thαnh thα̉n lα̣ lùng. Ngồi một bên, ông lαy bὰ dα̣̂y. Không hiểu sαo lαy đến mα̂́y bὰ vα̂̃n nᾰ̀m im.
Ông ρhα̉i dỗ, bὰ nghe tôi dα̣̂y uống thuốc. Ông dỗ bὰ như thế đα̃ nhiều lα̂̀n, có khi được mα̂́y thìα chάo, có lα̂̀n được mα̂́y viên thuốc. Lα̂̀n nὰy, bὰ vα̂̃n nᾰ̀m bα̂́t động.
Ông nói nhỏ vὰo tαi bὰ, bὰ không nghe lời tôi, thế bὰ còn thương tôi nữα không. Thường khi nghe ông hỏi “còn thương không” thì bὰ luôn chiều lòng, vì sợ ông buồn. Lα̂̀n nὰy, ông hỏi gᾰ̣ng mα̂́y lα̂̀n mὰ bὰ vα̂̃n lᾰ̣ng thinh.
Sự thinh lᾰ̣ng khó hiểu chợt lὰm ông lo sợ. Ông đứng bα̣̂t dα̣̂y gọi αnh con trαi. Người con chα̣y vội vὰo ρhòng, đᾰ̣t tαy lên mũi bὰ. Anh cα̂̉n thα̣̂n nᾰ́m cườm tαy xem mα̣ch.
Sαu cùng, αnh úρ tαi vὰo ngực bὰ. Đến lúc đó, nỗi lo sợ hoὰn toὰn choάng ngợρ tα̂m trí ông. Vòng quαy sinh tử nhiệm mα̂̀u thình lình đổ α̣̂ρ trên đα̂̀u, ông chỉ nghe loάng thoάng tiếng người con, mợ đi rồi bα ὰ… để con gọi cα̂́ρ cứu.
Thα̉ng thốt buông rơi mα̂́y viên thuốc, ông kêu lên, bὰ ơi. Hình như ông đα̃ chuα̂̉n bị giα̂y ρhút chiα ly từ mα̂́y thάng nαy, nhưng khi nó xα̉y rα – như ngαy bα̂y giờ – ông vα̂̃n loαy hoαy không biết đón nhα̣̂n thế nὰo cho ρhα̉i.
Ông đứng lᾰ̣ng người nghĩ xα hơn, bὰ sẽ không còn cα̂̀n ông lὰm những việc thường ngὰy nữα. Hết thα̣̂t rồi. Ngὰi mαi, ông nhα̂̉n nhα dα̣̂y trễ, vì không cα̂̀n lὰm bữα sάng cho bὰ, trưα rα̉nh rỗi, ông có thể chợρ mᾰ́t đi một chút, ông cũng chᾰ̉ng cα̂̀n đα̂̉y chiếc xe lᾰn, vì từ ngὰy mαi, nó sẽ nᾰ̀m yên quα̣nh quẽ ở góc ρhòng.
Tính đến lúc bὰ mα̂́t, ông đα̃ 93 tuổi. Lα̂̀n đα̂̀u tiên trong suốt 73 nᾰm đời sống vợ chồng, ông cụ cα̉m thα̂́y thα̂́m thíα hαi chữ “mα̂́t nhαu.”
Vừα nghĩ đến đó, ông cụ lᾰ̣ng lẽ ngồi xuống bên bὰ vὰ ôm mᾰ̣t bα̣̂t khóc tức tưởi !!!
Sưu tầm
MIỆNG THIÊN HẠ
Ông M ngoài 80, vợ chết đã 10 năm còn bà N đã qua một lần đò, ngoài 70. Hai người cô đơn trong hai căn nhà vắng đôi. Họ là đôi bạn trên sàn khiêu vũ của hội Người cao tuổi quận H đã 3 năm. Tâm đầu ý hợp, hai người có ý định dọn về chung nhà, chung nồi, chung mọi thứ…
Bà có người em gái sống cách nhà bà 100 mét. Nhà ông cách nhà con trai 5 căn. Ông hỏi ý kiến con trai, con dâu; bà thăm dò ý kiến em gái, em rể.
Sau 3 ngày các con ông, các em bà không bàn mà có ý kiến giống nhau: Ông bà đang cô đơn tình cảm lứa đôi, nói theo luật pháp là đang không vợ, không chồng đến với nhau là chính đáng. Chỉ hiềm tuổi ông bà đã cao, sức đã xuống. Ý kiến là: Ông bà cứ đi khiêu vũ thường xuyên, đi lại như người một nhà; con ông, em bà tổ chức ăn uống mời cả bà, cả ông cùng vui. Ông bà cứ đến với nhau khi cần. Coi nhau là tình nhân chứ không là vợ chồng. Chẳng có câu “Tình chỉ đẹp khi còn dang dở”, hay “ Tình yêu thú vị hơn hôn nhân”.... đó sao.
Ông bà đồng ý.
Các con ông và các em bà tổ chức một bữa ăn thân mật bốn nhà, họ cùng vui vẻ nâng chén mừng cho ông bà.
Từ hôm đó mọi người thấy ông bà dắt tay nhau đi khiêu vũ, đi ăn sáng, đi chợ, đi chơi. Lúc thì ông đến nhà bà, khi thì bà đến nhà ông. Họ chào ông bà, ông bà vui vẻ chào lại. Hai người ở hai nhà mà hạnh phúc.
Sáng hôm ấy người ta nhìn thấy ông bà chở nhau đi ăn sáng.
Một người nói: “Nhìn kìa…”
Người khác nói: “Già rồi mà còn rửng mỡ”
Lại người nữa: “Chẳng biết tháng có được một cái không”
Người nữa: “Sống được bao nhiêu nữa mà…”
Đúng là miệng thiên hạ.
Họ có gì phạm pháp không? Không! Trai không vợ, gái không chồng đang yêu nhau. Chiểu theo “Luật Tình yêu”. Làm gì có “Luật Tình yêu”.
Hai trái tim đang cô đơn đến với nhau, yêu nhau thắm thiết, lúc cần đến với nhau, chẳng có luật nào cấm, cũng chẳng có luật nào cấm họ không được sex. Với họ sex là tự do, thích thì sex. Vâng họ không sống được bao lâu nữa, nhưng họ yêu cuộc sống. Họ là con người, ngoài sex ra họ còn bao nhiêu thứ cần có nhau: Tình cảm, tâm tình, nụ cười, ánh mắt,…
Xin các vị hãy nhìn đời với ánh mắt nhân văn, đừng khắt khe với người, hãy khắt khe với mình, hãy đặt mình vào hoàn cảnh của họ.
Sưu tầm
Đây là một câu chuyện có thật xảy ra cách đây hơn 50 năm vào ngày 31/12, một ngày cuối năm tại quán mì Bắc Hải Đình, đường Trát Hoảng, Nhật Bản.
Đêm giao thừa, ăn mì sợi đón năm mới là phong tục tập quán của người Nhật, cho đến ngày đó công việc làm ăn của quán mì rất phát đạt. Ngày thường, đến chạng vạng tối trên đường phố hãy còn tấp nập ồn ào nhưng vào ngày này mọi người đều lo về nhà sớm hơn một chút để kịp đón năm mới. Vì vậy đường phố trong phút chốc đã trở nên vắng vẻ.
Ông chủ Bắc Hải Đình là một người thật thà chất phát, còn bà chủ là một người nhiệt tình, tiếp đãi khách như người thân. Đêm giao thừa, khi bà chủ định đóng cửa thì cánh cửa bị mở ra nhè nhẹ, một người phụ nữ trung niên dẫn theo hai bé trai bước vào.
Đứa nhỏ khoảng sáu tuổi, đứa lớn khoảng 10 tuổi. Hai đứa mặc đồ thể thao giống nhau, còn người phụ nữ mặc cái áo khoác ngoài lỗi thời.
“Xin mời ngồi!”.
Nghe bà chủ mời, người phụ nữ rụt rè nói:
“Có thể… cho tôi một… bát mì được không?”.
Phía sau người phụ nữ, hai đứa bé đang nhìn chăm chú.
Bà chủ: “Đương nhiên… đương nhiên là được, mời ngồi vào đây”.
Bà chủ dắt họ vào bàn số hai, sau đó quay vào bếp gọi to: “Cho một bát mì”.
Ba mẹ con ngồi ăn chung một bát mì trông rất ngon lành, họ vừa ăn vừa trò chuyện khe khẽ với nhau. “Ngon quá” – thằng anh nói.
“ Mẹ, mẹ ăn thử đi” – thằng em vừa nói vừa gắp mì đưa vào miệng mẹ.
Sau khi ăn xong, người phụ nữ trả một trăm năm mươi đồng. Ba mẹ con cùng khen:
“Thật là ngon! Cám ơn!” rồi cúi chào và bước ra khỏi quán.
“ Cám ơn các vị! Chúc năm mới vui vẻ” – ông bà chủ cùng nói.
Công việc hàng ngày bận rộn, thế mà đã trôi qua một năm. Lại đến ngày 31/12, ngày chuẩn bị đón năm mới. Công việc của Bắc Hải Đình vẫn phát đạt. So với năm ngoái, năm nay có vẻ bận rộn hơn. Hơn mười giờ, bà chủ toan đóng cửa thì cánh cửa lại bị mở ra nhè nhẹ. Bước vào tiệm là một người phụ nữ dẫn theo hai đứa trẻ. Bà chủ nhìn thấy cái áo khoác lỗi thời liền nhớ lại vị khách hàng cuối cùng năm ngoái.
“Có thể… cho tôi một… bát mì được không?”.
“Đương nhiên… đương nhiên, mời ngồi!”.
Bà chủ lại đưa họ đến bàn số hai như năm ngoái, vừa nói vọng vào bếp:
“Cho một bát mì”.
Ông chủ nghe xong liền nhanh tay cho thêm củi vào bếp trả lời: “Vâng, một bát mì!”
Bà chủ vào trong nói nhỏ với chồng:
“Này ông, mình nấu cho họ ba bát mì được không?”
“Không được đâu, nếu mình làm thế chắc họ sẽ không vừa ý”.
Ông chủ trả lời thế nhưng lại bỏ nhiều mì vào nồi nước lèo, ông ta cười cười nhìn vợ và thầm nghĩ: “Trông bà bề ngoài khô khan nhưng lòng dạ cũng không đến nỗi nào!”
Ông làm một tô mì to thơm phức đưa cho bà vợ bưng ra. Ba mẹ con ngồi quanh bát mì vừa ăn vừa thảo luận. Những lời nói của họ đều lọt vào tai hai vợ chồng ông chủ quán.
“Thơm quá!”
“Năm nay vẫn được đến Bắc Hải Đình ăn mì thật là may mắn quá!”.
“Sang năm nếu được đến đây nữa thì tốt biết mấy!”.
Ăn xong, trả một trăm năm mươi đồng, ba mẹ con ra khỏi tiệm Bắc Hải Đình.
“Cám ơn các vị! Chúc năm mới vui vẻ!”.
Nhìn theo bóng dáng ba mẹ con, hai vợ chồng chủ quán thảo luận với nhau một lúc lâu.
Đến ngày 31/12 lần thứ ba, công việc làm ăn của Bắc Hải Đình vẫn rất tốt, vợ chồng ông chủ quán bận rộn đến nỗi không có thời gian nói chuyện. Đến 9h30 tối, cả hai người đều cảm thấy trong lòng có một cảm giác gì đó khó tả. Đến 10h, nhân viên trong tiệm đều đã nhận bao lì xì và ra về. Ông chủ vội vã tháo các tấm bảng trên tường ghi giá tiền của năm nay là “200đ/bát mì” và thay vào đó giá của năm ngoái “150đ/bát mì”.
Trên bàn số hai, ba mươi phút trước bà chủ đã đặt một tờ giấy “Đã đặt chỗ”. Đúng 10 giờ 30 phút, ba mẹ con xuất hiện, hình như họ cố chờ khách ra về hết rồi mới đến. Đứa con trai lớn mặc bộ quần áo đồng phục cấp hai, đứa em mặc bộ quần áo của anh, nó hơi rộng một chút, cả hai đứa đều đã lớn rất nhiều.
“Mời vào! Mời vào!” – bà chủ nhiệt tình chào đón.
Nhìn thấy khuôn mặt tươi cười của bà chủ, người mẹ chậm rãi nói: “Làm ơn nấu cho chúng tôi… hai bát mì được không?”
“ Được chứ, mời ngồi bên này!”
Bà chủ lại đưa họ đến bàn số hai, nhanh tay cất tờ giấy “Đã đặt chỗ” đi, sau đó quay vào trong la to: “Hai bát mì”.
Ông chủ quán: “Vâng, hai bát mì. Có ngay”.
Ông chủ vừa nói vừa bỏ ba phần mì vào nồi.
Ba mẹ con vừa ăn vừa trò chuyện, dáng vẻ rất phấn khởi. Đứng sau bếp, vợ chồng ông chủ cũng cảm nhận được sự vui mừng của ba mẹ con, trong lòng họ cũng cảm thấy vui lây.
“Tiểu Thuần và anh lớn này, hôm nay mẹ muốn cảm ơn các con!”
“Cảm ơn chúng con? Tại sao ạ?”
“Chuyện là thế này: Vụ tai nạn xe hơi của bố các con đã làm cho tám người bị thương, công ty bảo hiểm chỉ bồi thường một phần, phần còn lại chúng ta phải chịu, vì vậy mấy năm nay mỗi tháng chúng ta đều phải nộp năm mươi ngàn đồng”.
“Chuyện đó thì chúng con biết rồi” – đứa con lớn trả lời.
Bà chủ đứng bên trong không dám động đậy để lắng nghe.
“Lẽ ra phải đến tháng ba năm sau chúng ta mới nộp hết nhưng năm nay mẹ đã nộp xong cả rồi!”
“Hả, mẹ nói thật đấy chứ?”
“Ừ, mẹ nói thật. Bởi vì anh lớn nhận trách nhiệm đi đưa báo, còn Tiểu Thuần giúp mẹ đi chợ nấu cơm làm mẹ có thể yên tâm làm việc, công ty đã phát cho mẹ một tháng lương đặc biệt, vì vậy số tiền chúng ta còn thiếu mẹ đã nộp hết rồi”.
“Mẹ ơi! Anh ơi! Thật là tốt quá, nhưng sau này mẹ cứ để con tiếp tục nấu cơm nhé”.
Thằng anh: “Con cũng tiếp tục đi đưa báo. Tiểu Thuần chúng ta phải cố gắng lên!”
“Mẹ cám ơn hai anh em con nhiều!”
“Tiểu Thuần và con có một bí mật chưa nói cho mẹ biết. Đó là vào một ngày chủ nhật của tháng mười một, trường của Tiểu Thuần gửi thư mời phụ huynh đến dự một tiết học. Thầy giáo của Tiểu Thuần còn gửi một bức thư đặc biệt cho biết bài văn của Tiểu Thuần đã được chọn làm đại diện cho Bắc Hải đảo đi dự thi văn toàn quốc. Con nghe bạn của Tiểu Thuần nói mới biết nên hôm đó con đã thay mẹ đến dự”.
“Có thật thế không? Sau đó ra sao?”
“ Thầy giáo ra đề bài: “Chí hướng và nguyện vọng của em là gì?” Tiểu Thuần đã lấy đề tài bát mì để viết và được đọc trước tập thể nữa chứ. Bài văn được viết như sau: “Ba bị tai nạn xe mất đi để lại nhiều gánh nặng. Để gánh vác trách nhiệm này, mẹ phải thức khuya dậy sớm để làm việc”. Đến cả việc hàng ngày con phải đi đưa báo, em cũng viết vào bài nữa .
Lại còn: “Vào tối 31/12, ba mẹ con cùng ăn một bát mì rất ngon. Ba người chỉ gọi một tô mì, nhưng hai vợ chồng bác chủ tiệm vẫn cám ơn và còn chúc chúng tôi năm mới vui vẻ nữa. Lời chúc đó đã giúp chúng tôi có dũng khí để sống, khiến cho gánh nặng của ba để lại nhẹ nhàng hơn”. Vì vậy Tiểu Thuần viết rằng nguyện vọng của nó là sau này mở một tiệm mì, trở thành ông chủ tiệm mì lớn nhất ở Nhật Bản, cũng sẽ nói với khách hàng của mình những câu như: “Cố gắng lên! Chúc hạnh phúc! Cám ơn!”
Đứng sau bếp, hai vợ chồng chủ quán lặng người lắng nghe ba mẹ con nói chuyện mà nước mắt lăn dài.
Bài văn đọc xong, thầy giáo nói: anh của Tiểu Thuần hôm nay thay mẹ đến dự, mời em lên phát biểu vài lời.
“Thật thế à? Thế lúc đó con nói sao?”.
Bởi vì quá bất ngờ nên lúc đầu con không biết phải nói gì cả, con nói:
“Cám ơn sự quan tâm và thương yêu của thầy cô đối với Tiểu Thuần. Hàng ngày em con phải đi chợ nấu cơm nên mỗi khi tham gian hoạt động đoàn thể gì đó nó đều phải vội vả về nhà, điều này gây không ít phiền toái cho mọi người. Vừa rồi khi em con đọc bài văn thì trong lòng con cảm thấy sự xấu hổ nhưng đó là sự xấu hổ chân chính. Mấy năm nay mẹ chỉ gọi một bát mì, đó là cả một sự dũng cảm. Anh em chúng con không bao giờ quên được… Anh em con tự hứa sẽ cố gắng hơn nữa, quan tâm chăm sóc mẹ nhiều hơn. Cuối cùng con nhờ các thầy cô quan tâm giúp đỡ cho em con”.
Ba mẹ con nắm tay nhau, vỗ vai động viên nhau, vui vẻ cùng nhau ăn hết tô mì đón năm mới rồi trả 300 đồng, nói câu cám ơn vợ chồng chủ quán, cúi chào và ra về. Nhìn theo ba mẹ con, vợ chồng ông chủ quán nói với theo:
“Cám ơn! Chúc mừng năm mới!”
Lại một năm nữa trôi qua.
Bắc Hải Đình vào lúc 9h tối, bàn số hai được đặt một tấm giấy “Đã đặt chỗ” nhưng ba mẹ con vẫn không thấy xuất hiện.
Năm thứ hai rồi thứ ba, bàn số hai vẫn không có người ngồi. Ba mẹ con vẫn không thấy trở lại. Việc làm ăn của Bắc Hải Đình vẫn như mọi năm, toàn bộ đồ đạc trong tiệm được thay đổi, bàn ghế được thay mới nhưng bàn số hai thì được giữ lại y như cũ.
“Việc này có ý nghĩa như thế nào?” Nhiều người khách cảm thấy ngạc nhiên khi nhìn thấy cảnh này nên đã hỏi. Ông bà chủ liền kể lại câu chuyện bát mì cho mọi người nghe. Cái bàn cũ kia được đặt ngay chính giữa, đó cũng là một sự hy vọng một ngày nào đó ba vị khách kia sẽ quay trở lại, cái bàn này sẽ dùng để tiếp đón họ. Bàn số hai “cũ” trở thành “cái bàn hạnh phúc”, mọi người đều muốn thử ngồi vào cái bàn này.
Rồi rất nhiều lần 31/12 đã đi qua.
Lại một ngày 31/12 đến. Các chủ tiệm lân cận Bắc Hải Đình sau khi đóng cửa đều dắt người nhà đến Bắc Hải Đình ăn mì. Họ vừa ăn vừa chờ tiếng chuông giao thừa vang lên. Sau đó, mọi người đi bái thần, đây là thói quen năm, sáu năm nay. Hơn 9h30 tối, trước tiên vợ chồng ông chủ tiệm cá đem đến một chậu cá còn sống. Tiếp đó, những người khác đem đến nào là rượu, thức ăn, chẳng mấy chốc đã có khoảng ba, bốn chục người. Mọi người rất vui vẻ.
Ai cũng biết lai lịch của bàn số hai. Không ai nói ra nhưng thâm tâm họ đang mong chờ giây phút đón mừng năm mới. Người thì ăn mì, người thì uống rượu, người bận rộn chuẩn bị thức ăn…Mọi người vừa ăn, vừa trò chuyện, từ chuyện trên trời dưới đất đến chuyện nhà bên có thêm một chú nhóc nữa. Chuyện gì cũng tạo thành một chuỗi câu chuyện vui vẻ. Ở đây ai cũng coi nhau như người nhà.
Đến 10h30, cửa tiệm bỗng nhiên mở ra nhè nhẹ, mọi người trong tiệm liền im bặt và nhìn ra cửa. Hai thanh niên mặc veston, tay cầm áo khoác bước vào, mọi người trong quán thở phào và không khí ồn ào náo nhiệt trở lại. Bà chủ định ra nói lời xin lỗi khách vì quán đã hết chỗ thì đúng lúc đó một người phụ nữ ăn mặc hợp thời trang bước vào, đứng giữa hai thanh niên.
Mọi người trong tiệm dường như nín thở khi nghe người phụ nữ ấy nói chầm chậm: “Làm ơn… làm ơn cho chúng tôi ba bát mì được không?”.
Gương mặt bà chủ chợt biến sắc. Đã mười mấy năm rồi, hình ảnh bà mẹ trẻ cùng hai đứa con trai chợt hiện về và bây giờ họ đang đứng trước mặt bà đây. Đứng sau bếp, ông chủ như mụ người đi, giơ tay chỉ vào ba người khách, lắp lắp nói:
“Các vị… các vị là…?”.
Một trong hai thanh niên tiếp lời:
“Vâng! Vào ngày cuối năm của mười bốn năm trước đây, ba mẹ con cháu đã gọi một bát mì, nhận được sự khích lệ của bát mì đó, ba mẹ con cháu như có thêm nghị lực để sống. Sau đó, ba mẹ con cháu đã chuyển đến sống ở nhà ông bà ngoại ở Tư Hạ. Năm nay cháu thi đỗ vào trường y, hiện đang thực tập tại khoa nhi của bệnh viện Kinh Đô. Tháng tư năm sau cháu sẽ đến phục vụ tại bệnh viện tổng hợp của Trát Hoảng. Hôm nay, chúng cháu trước là đến chào hỏi bệnh viện, thuận đường ghé thăm mộ của ba chúng cháu.
Còn em cháu mơ ước trở thành ông chủ tiệm mì lớn nhất Nhật Bản không thành, hiện đang là nhân viên của Ngân hàng Kinh Đô. Cuối cùng, ý định nung nấy từ bao lâu nay của chúng cháu là hôm nay, ba mẹ con cháu muốn đến chào hỏi hai bác và ăn mì ở Bắc Hải Đình này”.
Ông bà chủ quán vừa nghe vừa gật đầu mà nước mắt ướt đẫm mặt. Ông chủ tiệm rau ngồi gần cửa ra vào đang ăn đầy miệng mì, vội vả nhả ra, đứng dậy nói: “Này, ông bà chủ, sao lại thế này? Không phải là ông bà đã chuẩn bị cả mười năm nay để có ngày gặp mặt này đó sao? Mau tiếp khách đi chứ. Mau lên!”
Bà chủ như bừng tỉnh giấc, đập vào vai ông hàng rau, cười nói: “Ồ phải… Xin mời! Xin mời! Nào bàn số hai cho ba bát mì”.
Ông chủ vội vàng lau nước mắt trả lời: “Có ngay. Ba bát mì”.
Thật ra cái mà ông bà chủ tiệm bỏ ra không có gì nhiều lắm, chỉ là vài vắt mì, vài câu nói chân thành mang tính khích lệ, động viên chúc mừng. Với xã hội năng động ngày nay, con người dường như có một chút gì đó lạnh lùng, nhẫn tâm. Nhưng từ câu chuyện này có thể thấy rằng:
Chúng ta không nên chịu ảnh hưởng của hoàn cảnh xung quanh, chỉ cần bạn có một chút quan tâm dành cho người khác thì bạn có thể đem đến niềm hạnh phúc cho họ rồi.
Chúng ta không nên nhỏ nhoi ích kỷ bởi trong mỗi chúng ta đều ẩn chứa một tấm lòng nhân ái . Hãy mở kho tàng ấy ra và thắp sáng nó lên dù chỉ là một chút ánh sáng yếu ớt, nhưng trong đêm đông giá rét thì nó có thể mang lại sự ấm áp cho mọi người.
Nguồn: Tinhhoa
CHO ĐI CŨNG CẦN CÓ TRÍ TUỆ!
1. Khi bạn tặng một túi gạo nhỏ, người ta có thể gọi bạn là ân nhân. Nhưng nếu bạn cho họ cả bao gạo, có thể họ quên mất đó là sự giúp đỡ. Người đó nghĩ sự giúp đỡ là hiển nhiên, họ không đánh giá cao những gì bạn tặng. Một ngày nào đó, nếu bạn không thể giúp đỡ, người đó có thể sẽ trách cứ bạn, cho rằng bạn "nợ" họ.
2. Đừng cố làm những việc ngoài khả năng của bạn. Khi bạn thấy mình thực sự có thể giúp đỡ mọi người việc gì đó thì hãy làm. Trong trường hợp nó vượt quá năng lực của bạn, tốt nhất là nên từ chối.
3. Có hai khả năng xấu có thể xảy ra với lòng tốt của bạn. Tình huống đầu tiên là bạn đã nỗ lực rất nhiều để giúp đỡ, nhưng đối phương lại nghĩ rằng đó là chuyện hiển nhiên, là bạn tự nguyện, họ sẽ chẳng biết ơn bạn.
Tình huống thứ hai, bạn cố gắng giúp đỡ, nhưng năng lực của bạn chỉ giới hạn, bạn làm không tốt việc đó và làm đối phương mất lòng tin vào mình.
4. Đừng bao giờ giúp đưa ra quyết định quan trọng thay cho người khác. Sự nhiệt tình của bạn có thể làm người khác sai lầm, sự hạn chế của bạn có thể làm ảnh hưởng đến họ. Những quyết định khác nhau có thể đem đến kết quả khác biệt lớn.
5. Đừng quên rằng bạn không bao giờ có thể đánh thức một người giả vờ ngủ, không bao giờ có thể làm thỏa mãn một người tham lam. Hãy cho đi một cách có trí tuệ!
Sưu tầm