a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT NĂM MỚI GIÁP THÌN AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM GIÁP THÌN VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Thứ Sáu, 8 tháng 5, 2015

5 KHÔNG khi ăn mướp đắng cần lưu ý ngay

Việc ăn mướp đắng hàng ngày rất tốt cho sức khỏe nhưng nếu ăn quá nhiều có thể dẫn đến tiêu chảy và các vấn đề dạ dày, cũng có thể sẽ dẫn đến huyết áp thấp gây đau đầu, chóng mặt,... Sau đây là những lưu ý quan trọng khi ăn mướp đắng.

Phụ nữ mang thai và đang cho con bú không được ăn mướp đắng, bởi nó có thể gây co thắt tử cung, xuất huyết và làm hư thai.
Ngoài ra mướp đắng còn gây kích thích tử cung và có thể dẫn đến sinh non.
Phụ nữ đang cho con bú cũng không nên ăn mướp đắng vì một số thành phần không tốt có thể được truyền qua sữa mẹ.
Mướp đắng có thể độc hại cho tế bào gan ở thú vật, enzym gan tăng cao sau khi dùng mướp đắng.
Các chất trong mướp đắng có khả năng thay đổi hình dáng tế bào gan.
Người bị bệnh huyết áp thấp cũng nên kiêng ăn mướp đắng.
Mướp đắng là thực phẩm có tác dụng giảm huyết áp chính vì thế bạn không nên ăn quá nhiều sẽ dẫn đến huyết áp thấp gây đau đầu, chóng mặt đặc biệt đối với những bệnh nhân có huyết áp thấp thì nên hạn chế sử dụng sẽ tốt hơn.
Hạt mướp đắng chứa một chất tên vicine, là một độc tố có khả năng gây ngộ độc tầm đậu (favism), một hội chứng cấp tính gồm nhức đầu, đau thắt bụng và hôn mê.
Không chỉ gây khó tiêu, phần ruột và hạt bên trong trái mướp đắng còn chứa nhiều thành phần độc tố gây hại cho sức khỏe của trẻ em.
Chính vì vậy, bạn không nên cho trẻ ăn những món được chế biến từ khổ qua.
Ngay cả khi cây mướp đắng trồng ở những vùng thổ nhưỡng khác nhau thì thành phần trong quả cũng có tỷ lệ và sự có mặt các vi chất khác nhau.
Do đó nếu cây trồng trên vùng đất có nhiễm kim loại nặng rất có thể trong quả mướp đắng trồng tại vùng này bị nhiễm kim loại nặng mà gây độc cho cơ thể khi chúng ta ăn nó.
Khi dùng mướp đắng (ở mọi dạng chế biến), không được dùng huyền sâm hoặc các chế phẩm có huyền sâm.
Mướp đắng tính mát, không nên dùng cho người tỳ vị hư hàn (rối loạn chức năng tiêu hóa do lạnh).

Ai dễ mắc bệnh ung thư máu


Bạch cầu vốn được sinh ra để bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân từ bên ngoài. Tuy nhiên khi lượng bạch cầu sản sinh quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng bạch cầu ăn hồng cầu. Hồng cầu sẽ bị phá hủy dần và người bệnh có dấu hiệu thiếu máu. Đây là căn bệnh ung thư ác tính không hình thành nên khối u.
Ai dẽ mác bẹnh ung thu máu gióng nguòi mãu Duy Nhan-Hinh-3
Bệnh này thường gặp ở những người bị nhiễm chất phóng xạ, hoặc ở trong môi trường quá ô nhiễm. Bệnh cũng có thể phát do di truyền. Những người tiếp xúc với tia phóng xạ liều cao sẽ có nguy cơ cao hơn bị bệnh bạch cầu tủy cấp tính, bạch cầu tủy mạn tính, bạch cầu lympho cấp tính.
Ai dẽ mác bẹnh ung thu máu gióng nguòi mãu Duy Nhan-Hinh-4
Người hút thuốc nhiều cũng có nguy cơ mắc bệnh bạch cầu tủy cấp tính cao hơn người thường nhiều lần
Ai dẽ mác bẹnh ung thu máu gióng nguòi mãu Duy Nhan-Hinh-5
Đặc biệt một số bệnh nhân mắc các bệnh ung thư khác đã được điều trị hóa chất như các chất alkyl hóa, các chất ức chế topoisomerase về sau có thể bị mắc bệnh bạch cầu tủy cấp tính hoặc bệnh bạch cầu lympho cấp tính...
Ai dẽ mác bẹnh ung thu máu gióng nguòi mãu Duy Nhan-Hinh-6
Với những người mắc căn bệnh ung thư máu thì việc điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn. Nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong trong thời gian ngắn
Ai dẽ mác bẹnh ung thu máu gióng nguòi mãu Duy Nhan-Hinh-7
Người bị ung thư máu thường có những biểu hiện ban đầu như xuất hiện đốm đỏ trên da, lượng tiểu cầu giảm. Đau các khớp, xương do bạch cầu sản sinh quá nhiều.
Ai dẽ mác bẹnh ung thu máu gióng nguòi mãu Duy Nhan-Hinh-8
Người mắc bệnh thường xuyên bị sốt, nhức đầu do bạch cầu không kháng lại được vi khuẩn có hại. Người mắc ung thư máu cũng thường xuyên sưng hạch, bạch huyết và chảy máu cam và một số triệu chứng khác.
Ai dẽ mác bẹnh ung thu máu gióng nguòi mãu Duy Nhan-Hinh-9
Phương pháp điều trị triệt để nhất là ghép tủy, nhưng không phải bệnh nhân ung thư máu nào cũng áp dụng được. Tỷ lệ thành công sau ghép tủy cũng chỉ 50%. Người mẫu Duy Nhân nằm trong số 50% không may mắn còn lại, gặp phải biến chứng và đã không qua khỏi.
Theo Nga Quỳnh - Kiến thức
 
 


6 món đồ không nên sử dụng chung

Để bảo vệ sức khỏe bản thân và tránh lây bệnh cho người khác, bạn cần chú ý không sử dụng chung những đồ vật sau với người khác.


>>

1. Cốc uống nước
(Internet)
Tuy tỉ lệ nhiễm bệnh qua con đường này không cao nhưng bạn vẫn cần biết một số bệnh về răng, miệng vẫn có thể lây lank hi sử dụng chung cốc uống nước với người mang bệnh sẵn. Các vi khuẩn viêm họng liên cầu, cảm lạnh, herpes, mono, quai bị và thậm chí là viêm màng não có thể được trao đổi thông qua nước bọt còn sót lại trên ly, cốc.
2. Lược chải đầu, mũ/ nón
Đây là những vật dụng dễ chứa các loại vi khuẩn, bụi bẩn (như chấy, gây gàu) và dễ dàng lan truyền từ người này sang người khác nếu dùng chung. Vì thế cần để ý người bạn muốn mượn đồ dùng có triệu chúng về bệnh liên quan đến da đầu hay không, hoặc hạn chế sử dụng chung những món đồ này.
3. Dụng cụ làm móng
(Internet)

Khi làm móng cho một người, các vi khuẩn, nấm và virus gây bệnh nếu có lỡ cắt vào da gây chảy máu sẽ bám lại trên dụng cụ. Vì thế, nếu không được vệ sinh cẩn thận thì nguy cơ gây bệnh cho người khác khi dùng chung bộ làm móng là rất cao. Bạn có biết đây là một trong những con đường lây lan các bệnh như viêm gan siêu vi C, nhiễm trùng tụ cầu khuẩn và tất cả các loại mụn cóc…

4. Bàn chải đánh răng
Cần lưu ý rằng đây là con đường truyền bệnh về răng miệng rất nhanh. Các vi khuẩn, vi trùng trú ngụ trên lông bàn chải dù là rất nhỏ cũng sẽ nhanh chóng xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh cho bạn thông qua quá trình đánh răng.
5. Dao cạo
(Internet)
Những vật dụng sắc cạnh có thể gây tổn thương trên da người dùng, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh trú ngụ trên lưỡi dao và truyền qua người khác theo đường trao đổi máu. Do đó, cần tránh dùng chung dao cạo, bạn nhé!

6. Tai nghe (headphone)

Sử dụng tai nghe thường xuyên cũng có khả năng làm tăng số lượng vi khuẩn trong tai bạn. Vì chẳng mấy ai thường xuyên làm vệ sinh cho tai nghe của mình nên nếu bạn mượn xài của người khác sẽ tạo cơ hội lây lan vi khuẩn, và có khả năng làm nhiễm trùng tai của mình đấy.
7. Đồ lót
Mỗi người cần sử dụng riêng đồ lót của mình và tuyệt đối không sử dụng chung để tranh truyền nhiễm những bệnh về lây qua đường sinh dục.
Tổng hợp

Không có nhận xét nào: