a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT NĂM MỚI GIÁP THÌN AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM GIÁP THÌN VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Chủ Nhật, 3 tháng 5, 2015

5 việc cần làm để huyết áp ổn định

Tăng huyết áp (THA) là một bệnh mạn tính phổ biến nhất trên thế giới. THA không chỉ ảnh hưởng lớn đến gánh nặng bệnh lý tim mạch mà còn ảnh hưởng nhiều đến gánh nặng bệnh tật toàn cầu.

Tăng huyết áp (THA) là một bệnh mạn tính phổ biến nhất trên thế giới. THA không chỉ ảnh hưởng lớn đến gánh nặng bệnh lý tim mạch mà còn ảnh hưởng nhiều đến gánh nặng bệnh tật toàn cầu. 
Tỷ lệ người bị bệnh THA trong cộng đồng ngày càng gia tăng và hiện đang ở mức rất cao. Các biến chứng của THA thường rất nặng nề như tai biến mạch máu não (TBMMN), nhồi máu cơ tim, suy tim, suy thận, mù lòa... 
Có nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh THA trong cộng đồng như: tuổi cao, hút thuốc lá, uống nhiều rượu/bia, khẩu phần ăn không hợp lý (ăn mặn, ăn nhiều chất béo), ít hoạt động thể lực, béo phì, căng thẳng trong cuộc sống, rối loạn lipid máu, đái tháo đường, tiền sử gia đình có người bị THA... Phần lớn những yếu tố nguy cơ này có thể kiểm soát được khi người dân có hiểu biết đúng và biết được cách phòng tránh.
Hiện nay còn khá nhiều người dân hiểu sai về bệnh THA và các yếu tố nguy cơ của THA. Thực hiện lối sống lành mạnh, phù hợp là một biện pháp chính để phòng ngừa THA cũng như góp phần điều trị bệnh THA. Điều chỉnh lối sống bao gồm các vấn đề:
1. Giảm cân ở người thừa cân hoặc béo phì
Tăng 5 - 10kg trọng lượng cơ thể so với cân nặng chuẩn sẽ làm tăng gấp đôi nguy cơ xuất hiện THA. Tăng cân trong thời gian dài là yếu tố nguy cơ (chiếm tới 48%) khả năng mắc bệnh. Trọng lượng cơ thể của mỗi người được theo dõi bằng chỉ số khối cơ thể (BMI - Body Mass Index): lấy cân nặng (kg) chia cho bình phương chiều cao (m). 
Chỉ số khối cơ thể ở người Việt Nam khác với các dân tộc có tầm vóc to lớn, nếu con số này bằng hoặc lớn hơn 23 đã là thừa cân và trên 25 được coi là béo phì. Tốt nhất phải duy trì chỉ số khối cơ thể từ 18 - 22,9 tức là giữ trọng lượng cơ thể ở mức bình thường. Với người thừa cân hoặc béo phì, cứ giảm 10kg cân nặng sẽ làm giảm 5 - 10mmHg mức huyết áp tâm thu.
5 việc cần làm để huyết áp ổn định
2. Tuân thủ chế độ ăn nhiều trái cây, rau, các thực phẩm ít chất béo, giảm ăn các loại mỡ bão hòa và mỡ toàn phần
Nên ăn 3 bữa một ngày với khẩu phần thức ăn cân đối. Khoảng một nửa thực phẩm là chất bột, rau xanh, trái cây. Không dùng nhiều mỡ động vật và chất ngọt. Cố gắng ăn các thức ăn có nhiều chất xơ hòa tan như: đậu xanh quả, đậu hạt các loại, măng, rau xanh,...
5 việc cần làm để huyết áp ổn định
Nên ăn chất béo có nguồn gốc thực vật, các loại dầu thực vật, dầu cá và một số hạt có chất béo như: hạt mè, hạt hướng dương, hạt hạnh nhân. Axit béo omega-3 trong cá và các loại hạt có tác dụng làm hạ cholesterol xấu, tăng lượng cholesterol tốt và giảm nguy cơ máu đông. 
Nhiều nghiên cứu khoa học khác nhau đều cho thấy, chất xơ trong rau quả và những loại ngũ cốc thô như: gạo lứt, bắp, các loại đậu có tác dụng chuyển hóa các chất béo và làm hạ huyết áp. Đặc biệt, chất xơ cũng thu hút những axit mật do cơ thể sản sinh ra để tiêu hóa các chất béo và đào thải chúng ra ngoài theo đường ruột. 
Ăn nhiều rau quả giúp bảo đảm chế độ nhiều kali và ít natri là yếu tố vô cùng quan trọng trong việc ổn định huyết áp. Ăn nhiều cá, hải sản, giảm các loại thịt đỏ và mỡ động vật. Các loại đậu, nhất là đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành với nhiều chất xơ, chất khoáng và những chất chống ôxy hóa là một nguồn chất đạm và chất béo lý tưởng cho phòng chống THA.
Với người đã bị THA thì tốt nhất là nên có ý thức ăn hơi nhạt.
3. Chế độ ăn giảm muối, giàu kali và canxi
Nhu cầu muối ăn trung bình của một người khoảng 15g/ngày, trong đó có tới 10g sẵn có trong thực phẩm tự nhiên, vì vậy chỉ nên bổ sung thêm một thìa cà phê muối ăn/ngày là đủ. Ngoài việc giảm lượng muối trong khi nấu nướng, hạn chế dùng thêm muối hoặc nước chấm ở bàn ăn, cần cẩn thận với những loại thức ăn nhanh, những món ăn công nghiệp luôn có lượng muối khá cao.
5 việc cần làm để huyết áp ổn định
4. Tăng cường hoạt động thể lực
Tăng hoạt động thể lực làm giảm béo phì, người sống tĩnh tại cần tập thể dục đều đặn ở mức vừa phải như đi bộ nhanh hoặc bơi lội trong vòng 30 - 45 phút, 3 - 4 lần/tuần. Các hoạt động thể dục này hiệu quả hơn chạy hoặc nhảy và có thể làm giảm huyết áp tâm thu từ 4 - 8mmHg.
5 việc cần làm để huyết áp ổn định
5. Bỏ thói quen xấu
Ngưng hút thuốc lá, thuốc lào là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh THA và các bệnh lý tim mạch.
5 việc cần làm để huyết áp ổn định
Bớt uống rượu: Có nhiều bằng chứng cho thấy có mối tương quan giữa uống rượu và tăng huyết áp trong cộng đồng. Uống nhiều rượu dễ làm THA.
Nên hạn chế tối đa các stress: Sống thanh thản, hòa nhập với cộng đồng, tránh lo âu hay căng thẳng, bực tức quá mức,...
Tóm lại, điều chỉnh lối sống để điều trị bệnh THA là việc hoàn toàn có thể thực hiện ở gia đình, là phương pháp không tốn kém và khả thi, giúp giảm được tỷ lệ người mắc bệnh THA và các biến cố tim mạch do THA.
Theo GS.TS Nguyễn Lân Việt - Sức khỏe và Đời sống


Tác hại do tăng mỡ máu và cách kiểm soát

Cholesterol, triglycerid là thành phần cơ bản của mỡ máu và có liên quan mật thiết đến thói quen ăn uống cũng như chế độ sinh hoạt của mỗi người


.




Cholesterol, triglycerid là thành phần cơ bản của mỡ máu và có liên quan mật thiết đến thói quen ăn uống cũng như chế độ sinh hoạt của mỗi người, đặc biệt là người cao tuổi. Tác hại của tăng cholesterol và triglycerid máu gây ảnh hưởng xấu rất lớn đến sức khỏe của người cao tuổi. Làm thế nào và cách gì để hạn chế nguy cơ này?
Những thực phẩm giúp làm giảm mỡ máu: quả bơ, quả việt quất, các loại đậu, hạt hạnh nhân, yến mạch...
Nguồn gốc tạo nên cholesterol và triglycerid
Cholesterol là một chất béo có tên steroid có ở màng tế bào của tất cả các mô tổ chức trong cơ thể và được vận chuyển trong huyết tương của con người.
Phần lớn cholesterol không có nguồn gốc từ thức ăn mà được gan tổng hợp nên từ các chất béo bão hòa, một phần nhỏ cholesterol được hấp thu từ thức ăn như trứng, sữa, não, thịt đỏ, mỡ động vật, lòng lợn, lòng bò, tôm...
Đặc điểm của cholesterol kém tan trong nước, vì vậy, nó không thể tan và di chuyển trong máu mà phải nhờ vào lipoprotein (lipoprotein do gan tổng hợp và tan trong nước, do đó mang theo cholesterol).
Cholesterol rất cần cho sự hoạt động của màng các tế bào trong cơ thể, cần cho sự hoạt động của cơ thể để sản xuất một nội tiết tố và cũng là thành phần rất quan trọng của muối mật...Tuy vậy, khi dư thừa thì rất nguy hiểm cho sức khỏe.
Khi axit béo loại tự do được hấp thu qua gan sẽ được chuyển thành cholesterol, nếu lượng axit béo bị dư thừa thì sẽ trở thành triglycerid.
Tại gan, chất triglycerid sẽ kết hợp với chất apoprotein (do gan sản xuất) và được đưa ra khỏi gan dưới dạng lipoprotein có tỷ trọng thấp.
Khi có sự mất cân bằng giữa lipid vào gan và lipid ra khỏi gan thì mỡ sẽ tích lại trong gan gây nên gan nhiễm mỡ. Và khi gan bị nhiễm mỡ, sẽ hạn chế chức năng sản xuất chất apoprotein làm cho lượng axit béo vào gan quá lớn càng làm cho gan nhiễm mỡ nặng hơn. Và khi tăng quá cao triglycerid máu, lúc đó gan vừa bị nhiễm mỡ nặng vừa có nguy cơ gây viêm tụy cấp tính.
Khi nào được gọi là tăng cholesterol và triglycerid máu?
Qua các công trình nghiên cứu cho thấy, khi có một trong các chất sau đây không nằm trong giới hạn bình thường thì được gọi là tăng cholesterol hoặc triglycerid hoặc tăng cả 2 loại.
Khi triglycerid máu trên 1,88mmol/l được gọi là triglycerid cao. Còn khi tăng cả cholesterol và triglycerid thì được gọi là tăng mỡ máu hỗn hợp.
Những nguyên nhân gây tăng mỡ máu
Hay gặp nhất trong tăng cholesterol máu là do chế độ ăn không hợp lý như ăn nhiều mỡ, lòng và phủ tạng động vật, da gà, vịt, thịt đỏ, trứng (nhất là lòng đỏ trứng), sữa toàn phần, bơ trong các bữa ăn hàng ngày.
Tiếp đến là người béo phì, ngoài ra, có thể gặp do di truyền hoặc mắc một số bệnh về rối loạn chuyển hóa như đái tháo đường.
Tăng triglycerid máu hay gặp nhất là do uống quá nhiều rượu, béo phì, di truyền, lười vận động hoặc rối loạn gen chuyển hóa...
Cách gì để giảm thiểu nguy cơ tăng mỡ máu khi luống tuổi?
Chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý là vô cùng quan trọng đối với NCT. Vì vậy, để hạn chế tăng cholesterol, triglycerid máu, NCT nên hạn chế ăn mỡ, nội tạng động vật, các loại thịt màu đỏ (bò, trâu, chó)... Nên hạn chế ăn da (gà, vịt, ngan) và nên ăn dầu thực vật trong các bữa ăn hàng ngày. NCT nên ăn nhiều cá, mỗi tuần nên ăn từ 2 - 3 bữa cá thay thịt. NCT cũng rất cần tăng cường ăn rau, các loại trái cây (cam, bưởi, táo, nho). Bởi trong rau, trái cây có nhiều vi chất và chất xơ giúp tiêu hóa thuận lợi. NCT không nên nghiện rượu, bia hoặc uống quá nhiều rượu, bia hàng ngày và không nên hút thuốc. NCT không nên ăn quá nhiều tinh bột sẽ làm tăng cân, tăng mỡ máu. Hàng ngày, NCT cần tăng cường tập thể dục đều đặn hoặc chơi các môn thể thao nhẹ nhàng, phù hợp với sức khỏe và điều kiện của mình như đi bộ, chơi cầu lông, đọc sách báo, sinh hoạt câu lạc bộ dành cho NCT. Nên đi khám bệnh định kỳ để được chỉ định xét nghiệm mỡ máu, nếu có hiện tượng tăng mỡ máu sẽ được điều trị kịp thời và tư vấn bổ ích. Không nên tự động mua thuốc để điều trị khi chưa có ý kiến của bác sĩ.

Theo PGS.TS.Bùi Khắc Hậu - Sức khỏe và Đời sống

Không có nhận xét nào: