a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT NĂM MỚI GIÁP THÌN AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM GIÁP THÌN VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Thứ Ba, 23 tháng 2, 2016

5 bản sao các công trình kiến trúc trên khắp thế giới của Trung Quốc



Lâu đài Zhang-Lefitte ở Trường Bình, Bắc Kinh. (Getty Images)
Lâu đài Zhang-Lefitte ở Trường Bình, Bắc Kinh. (Getty Images)
Các bản sao của những công trình kiến trúc mẫu mực có tính chất hình tượng từ khắp nơi trên thế giới đã xuất hiện một cách đáng hổ thẹn trên khắp Trung Quốc. Nó phản ánh sự kết hợp giữa ‘đoàn tàu’ bất động sản đang chạy quá sức, với xu hướng sao chép, bắt chước tại đất nước này.
Vô số các bản sao, khác nhau về quy mô và chất lượng, nằm rải rác khắp đất nước Trung Quốc. Dưới đây là 5 bản sao trong số đó.

Tượng Nhân sư (Sphinx) ‘tạm thời’ của Trung Quốc

Nhân sư (Sphinx) giả ở Trung Quốc. (AFP / Getty Images)
Nhân sư (Sphinx) giả ở Trung Quốc. (AFP / Getty Images)
Một bản sao bằng cụ thể của Nhân sư Ai Cập 4.500 tuổi đã được dựng lên ở tỉnh Hà Bắc, miền bắc Trung Quốc vào tháng 5 năm 2014. Đứng cao trên 18 mét (60 feet) và dài khoảng 60 mét (200 feet), nó có kích thước giống như bản gốc. Nó chứa một hội trường hai tầng theo phong cách của một cung điện cổ đại Trung Quốc, và nằm ở một vùng ngoại ô của Thạch Gia Trang, thủ phủ của tỉnh Hà Bắc.
Việc giả mạo có thể là hình thức cao nhất thỏa mãn tính hư danh (của Trung Quốc), nhưng (chính quyền) Cairo không hài lòng. Chính phủ Ai Cập đã đệ đơn khiếu nại lên Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO).
Để đáp lại, công ty phát triển (bất động sản) Trung Quốc tuyên bố rằng Nhân sư được sao chép đơn giản chỉ là một phần của cảnh quay phim và nó sẽ được phá bỏ. Tuy nhiên, Nhân sư giả mạo, một công trình đã trở thành một điểm thu hút khách du lịch tại thời điểm mà Cairo đưa đơn khiếu nại, vẫn còn đứng đó (cho đến nay).
Cứ như là chỉ bổ sung chi tiết thích hợp cho bộ phim, một kim tự tháp đã được xây dựng gần Nhân sư ở Hà Bắc. Nhưng lần này, không phải là Ai Cập bị làm cho tức giận. Công trình mới là một bản sao của kim tự tháp bằng kính, được thiết kế bởi kiến trúc sư người Mỹ gốc Hoa I.M Pei., đứng ở lối vào bảo tàng nghệ thuật Louvre ở Paris.
(Chinese Internet)
Ảnh từ Internet Trung Quốc

Nhà vệ sinh màu trắng

Cũng trong năm 2014, một tòa nhà kết hợp những điểm đặc trưng của Nhà Trắng và Tòa nhà Quốc hội Mỹ, đã xuất hiện tại thành phố Phụ Dương, tỉnh An Huy. Công trình được xây dựng cạnh một nhà máy bia, và phục vụ như một nhà vệ sinh cho 4.000 nhân viên tại chỗ.
Ảnh từ Internet Trung Quốc
Ảnh từ Internet Trung Quốc
Nhà vệ sinh diện tích hơn 400 mét vuông (4.500 feet vuông) với chi phí khoảng 150.000 USD và ngay lập tức thu hút những lời phê bình trên mạng, công khai chỉ trích việc lãng phí trắng trợn tiền bạc vào việc bắt chuớc, sao chép rẻ tiền.
“Chúng tôi sẽ la hét lên vì sự xúc phạm Trung Quốc nếu người Mỹ xây dựng một nhà vệ sinh giống như Quảng trường Thiên An Môn”, một cư dân mạng đã viết.
Một số cư dân mạng suy đoán rằng bởi vì nhà máy bia là một doanh nghiệp do nhà nước sở hữu, chắc hẳn họ sẽ dễ dàng có được tiền và chi tiêu cho một ý thích bất chợt.
Ở thành phố Phụ Dương, có vẻ như rằng những bản sao của các tòa nhà chính phủ Mỹ không chỉ được sử dụng như nhà vệ sinh khác thường. Văn phòng chính quyền địa phương của huyện Yingquan của thành phố cũng mang dáng dấp rất giống với Nhà Trắng. Theo như đưa tin, với chi phí 30 triệu Nhân dân tệ (khoảng 5 triệu USD) để xây dựng nó, mặc dù toàn bộ thu nhập hàng năm của huyện Yingquan chỉ khoảng 100 triệu Nhân dân tệ.
Nội thất của nhà vệ sinh. (Internet Trung Quốc)
Nội thất của nhà vệ sinh. (Internet Trung Quốc)

Sống ở Lâu đài Laffitte của Trung Quốc

Lâu đài Château de Maisons-Laffitte nằm trên bờ sông Seine ở ngoại ô Paris. Được thiết kế bởi François Mansart năm 1651, nó là một biểu trưng tuyệt vời của Kiến trúc Baroque của Pháp.
Bây giờ có một phiên bản Trung Quốc, “Khách sạn Zhang-Laffitte Chateau” được xây dựng khi một doanh nhân (Trung Quốc) đã ăn cắp bản thiết kế gốc của tòa nhà cùng với 10.000 bức ảnh, và đã chi khoảng 50 triệu USD để xây dựng bản sao ở Trường Bình, một thành phố gần Bắc Kinh, đang nhanh chóng được sáp nhập vào thủ đô (Bắc Kinh) mở rộng. Thậm chí khách sạn đi kèm với một con hào dài 2 dặm, để bù đắp cho sự thiếu hụt dòng sông Seine.
Nhưng hình như không phải tất cả mọi thứ về lâu đài có thể được sao chép.
“Màu sắc của bầu trời là khác nhau,” một nhận xét trên mạng viết. “Sẽ thật là đẹp nếu chúng ta có thể tái tạo bầu trời xanh!”.
Bắc Kinh và nhiều khu vực của Trung Quốc bị ô nhiễm không khí nghiêm trọng, mà thường biểu hiện với bầu trời màu xám và sương mù khó chịu.
Khách sạn lâu đài Zhang-Lafitte ở Trường Bình, một vùng ngoại ô của Bắc Kinh. (Internet Trung Quốc)
Khách sạn lâu đài Zhang-Lafitte ở Trường Bình, một vùng ngoại ô của Bắc Kinh. (Internet Trung Quốc)

Vùng đồi núi …. ở Trung Quốc sinh động như ở nước Áo

Trong năm 2011, người dân và chính quyền ở thị trấn ven hồ Hallstatt của nước Áo được biết sự thật rằng thành phố của họ đã bị sao chép và tái tạo ở miền nam Trung Quốc với một mức độ chính xác phi thường.
Hallstatt, Áo (CC ASA 4.0)
Hallstatt, Áo (CC ASA 4.0)
Chi phí xây dựng gần 1 tỷ USD và bao gồm tất cả các tòa nhà lớn đặc trưng cho Hallstatt đích thực, chẳng hạn như một tháp đồng hồ. Với chi phí một vài trăm ngàn đô la cho mỗi một biệt thự, chi phí xây dựng biệt thự ở Trung Quốc là đắt hơn rất nhiều so với các ngôi nhà thật tại Áo, và vượt ra ngoài tầm với của người dân địa phương. Những biệt thự này được dự kiến bán cho những người mới giàu có của thành phố Huệ Châu, nơi mà thị trấn (sao chép Hallstatt đích thực) nằm trong đó.
Giống như những người Ai Cập, các cư dân của thị trấn Hallstatt đích thực đã hoảng sợ khi biết rằng quê hương của họ đã trở thành nguồn cảm hứng cho sự hào nhoáng của bất động sản Trung Quốc, và họ đã xem xét việc nộp đơn khiếu nại lên UNESCO. Tuy nhiên, vụ kiện đã bị hoãn lại khi mà lãnh đạo thị trấn (Hallstatt đích thực) nhận ra tiềm năng du lịch rất lớn mà việc xây dựng của Trung Quốc có thể đem lại (cho thị trấn Hallstatt đích thực).
'Hallstatt,' Trung Quốc (Hanno Bock / CC ASA 4.0)
‘Hallstatt,’ Trung Quốc (Hanno Bock / CC ASA 4.0)
Trong năm 2012, thị trưởng thành phố Hallstatt Alexander Scheutz đã đích thân tham dự lễ khai mạc bản sao của Trung Quốc và đã ký một thỏa thuận về trao đổi văn hóa. Đúng như dự đoán, hàng ngàn người Trung Quốc, những người trước đó chưa bao giờ nghe nói về thị trấn, đã bị thu hút đến thăm quan cái chính cống tại Áo.

Manhattan, được xây dựng một nửa và trống vắng

(Sao chép) các bức tượng, lâu đài và thị trấn là một khía cạnh (thường mang lại lợi nhuận), nhưng các nhà phát triển của Trung Quốc đã thất bại khi họ cố gắng sao chép đường chân trời (*) của Manhattan.
Hoàn toàn sao chép Trung tâm Rockefeller và Trung tâm Lincoln, cũng như dòng sông Hudson, khu vực phát triển Yujiapu ở thành phố cảng Thiên Tân vẫn chưa được hoàn thành và trống vắng sau nhiều năm xây dựng, với 50 tỷ USD đầu tư lãng phí.
Khu vực Yujiapu đã được dự kiến để trở thành trung tâm tài chính lớn nhất thế giới và là viên ngọc của thành phố Thiên Tân hùng mạnh với 8 triệu người. Một tuyến đường sắt cao tốc đã được lên kế hoạch để kết nối nó với Bắc Kinh đứng ở phía tây bắc, và chính quyền thành phố hy vọng rằng 15 triệu mét vuông (164 triệu feet vuông) không gian văn phòng sẽ kích thích tăng trưởng dân cư ở các huyện lân cận.
Nhưng thay vì các doanh nhân đổ xô đến và giao thông nhộn nhịp, chỉ có nhiều cỏ dại và nước lũ (mặt đất ở đây là gần như ngang bằng với mực nước biển) đang tràn ngập các đường phố của ‘nghĩa địa’ đô thị này. Ngập trong nợ nần, các nhà phát triển hầu như không có cơ hội hoàn thành dự án của mình, mà ban đầu được dự kiến sẽ khai trương vào năm 2019.
Số phận của Yujiapu hiện ra thật u ám, ảm đạm đối với các nhà phát triển Trung Quốc trên toàn quốc khi mà nhu cầu về bất động sản rơi xuống quá thấp so với những xu hướng quá nóng của nguồn cung.
Ghi chú của Dịch giả: (*) Đường chân trời (Skyline) là quang cảnh tổng thể hoặc một phần của thành phố với những tòa nhà cao tầng và các công trình kiến trúc chạm trời, nhìn như những nấc thang vươn lên dẫn đến thiên đường.

Những người hoài nghi có thể phản bác sự tồn tại của những trải nghiệm siêu thường, nhưng tác động tâm lý học của chúng là chân thực

(Equilibrium99/iStock)
(Equilibrium99/iStock)
Bạn có tin người ta có thể rời khỏi cơ thể mình và bay lơ lửng trong khi nhận thức rõ ràng về trạng thái lìa khỏi thể xác? Bạn có tin ngay gần với thời khắc tử vong, người ta nhìn thấy các linh hồn của những người thân yêu đã khuất tới giúp mình vượt sang thế giới bên kia? Bạn có tin những trùng hợp kỳ lạ ấy có ý nghĩa sâu sắc và quan trọng?
Cho dù bạn tin vào những điều này hay không, những người báo cáo về các trải nghiệm nói trên đều thể hiện ra họ nhận được những ảnh hưởng về mặt tâm lý – thường là tích cực – một cách hết sức thực tại.

Trải nghiệm cận tử biến một người nghiện rượu hay đánh đập vợ thành người tốt

Tiến sỹ Bruce Greyson, một bác sỹ tâm thần tại Đại học Virginia nghiên cứu các trải nghiệm cận tử (Near-death Experience hay NDE), cho Đại Kỷ Nguyên biết trong một cuộc phỏng vấn năm ngoái như sau: “Là một bác sỹ tâm thần, điều thú vị với tôi không phải là phần trải nghiệm đáng ngạc nhiên, mà là những hiệu ứng sau trải nghiệm, cách nó thay đổi cuộc đời người ta”.
Tiến sỹ Bruce Greyson (Tara MacIsaac/Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh)

Tiến sỹ Bruce Greyson (Tara MacIsaac/Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh)
“Các bác sỹ tâm thần và nhà tâm lý học phải rất cố gắng mới làm người ta thay đổi được chút ít, còn ở đây, trong giây lát, người ta thay đổi hoàn toàn – đây quả là trải nghiệm mạnh mẽ!”
Greyson lấy một ví dụ nói rằng có một người nghiện rượu trước đây thường đánh đập vợ, nay đã thay đổi sau một trải nghiệm cận tử. Ông này sau đó đã bỏ rượu, không đánh đập vợ nữa, và thậm chí còn tích cực tham gia các nỗ lực cứu trợ sau trận siêu bão Katrina.
Trải nghiệm cận tử ở mỗi người là khác nhau, nhưng có một số đặc điểm chung thường thấy, bao gồm: nhìn thấy những người thân yêu đã khuất, gặp các vị thánh hoặc những sinh mệnh huyền ảo khác, cảm giác nhẹ nhõm và thăng hoa, và có thể quan sát cơ thể vật chất của mình từ bên ngoài.

Cảnh tượng nhìn thấy lúc sắp qua đời đem lại sự bình yên

Tiến sỹ Erlendur Haraldson, giáo sư danh dự bộ môn tâm lý học tại Đại học Iceland, đã khảo sát các nhân viên y tế khắp Mỹ và Ấn Độ để tìm hiểu về những điều mà bệnh nhân của họ nói về cảnh tượng nhìn thấy lúc sắp qua đời.
Bệnh nhân thường trở nên bình thản trước cái chết sau khi nói rằng họ đã trông thấy những người thân yêu đến để giúp họ vượt sang thế giới bên kia.

Điều trị rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD)?

Diane Corcoran, Y tá chính, Tiến sỹ, và là Đại tá quân đội Mỹ đã về hưu, nghe được nhiều câu chuyện trải nghiệm cận tử của các binh sỹ trong gần 40 năm phục vụ quân đội của bà.
Diane Corcoran, Y tá chính, Tiến sỹ, Đại tá quân đội Mỹ đã về hưu. (Tara MacIssac/Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh)
Diane Corcoran, Y tá chính, Tiến sỹ, Đại tá quân đội Mỹ đã về hưu. (Tara MacIssac/Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh)
Các nghiên cứu tại Mỹ, Đức và Australia cho thấy có khoảng 4-15% dân số nói chung đã gặp phải các hình thức nào đó của trải nghiệm cận tử. Binh sỹ thường chịu nhiều đau đớn và có khả năng tử vong cao hơn nên Corcoran ước tính tới hơn 15% hoặc thậm chí gần một nửa trong số họ đã có các trải nghiệm cận tử.
Đó là một trải nghiệm sâu sắc mà Corcoran nghĩ rằng có thể rất quan trọng trong việc điều trị phục hồi tâm lý cho binh sỹ mắc phải các rối loạn căng thẳng sau chấn thương.

Trùng hợp có ý nghĩa trong liệu pháp tâm lý

Bác sỹ tâm thần Carl Gustav Jung đã đặt ra thuật ngữ “trùng hợp có ý nghĩa” (synchronicity) để mô tả sự ngạc nhiên xảy ra khi một ý nghĩ trong đầu được phản ánh bởi một sự kiện không hề có mối liên hệ nhân quả rõ ràng nào.
Đó là một kiểu trùng hợp lạ lùng (Bernard Beitman, Bác sỹ y khoa, đã định nghĩa các kiểu trùng hợp khác trong quá trình tiến hành nghiên cứu về sự trùng hợp). Một số người xem những trùng hợp này là “dấu hiệu” có ý nghĩa riêng.
Một số người xem chúng là các sự kiện xảy ra ngẫu nhiên, vô nghĩa.
Tuy nhiên, Jung đã sử dụng chúng để giúp người bệnh nhìn thấy các trạng thái nội tâm của mình. Beitman cũng nghiên cứu tác dụng tiềm năng của những sự trùng hợp trong tâm lý học.

Thống kê về tác động tâm lý của trải nghiệm cận tử

Một cuốn sách được xuất bản tháng này mang tên “Ý thức ngoài thân thể: Bằng chứng và những suy ngẫm” (Consciousness Beyond the Body: Evidence and Reflections), đã thu thập các nghiên cứu khoa học về trải nghiệm ngoài cơ thể, bao gồm những trải nghiệm xảy ra như một phần của trải nghiệm cận tử.
Nelson Abreu, một kỹ sư, nhà nghiên cứu trải nghiệm ngoài cơ thể, và là cựu bác sỹ nội trú tại Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Các hiện tượng bất thường về kỹ thuật của Đại học Princeton, là một trong những tác giả của cuốn sách. Ông viết: “Trong nhiều nghiên cứu, gần như tất cả các trải nghiệm cận tử đều khẳng định sự giảm đi rõ rệt hay mất hoàn toàn nỗi sợ hãi về cái chết do trải nghiệm cận tử mạng lại…. Gần như tất cả những người đã trải qua (lên tới 98%) đều khẳng định chắc chắn rằng có sự sống sau khi chết.
(Art-Of-Photo/iStock)
(Art-Of-Photo/iStock)
Đại đa số những người trải nghiệm cận tử đều thể hiện sự gia tăng mối quan tâm của họ dành cho những người khác – khoảng 80% trong một cuộc khảo sát.

— Nelson Abreu, Nhà nghiên cứu trải nghiệm ngoài cơ thể

“…Những người cố gắng tự tử đã có những trải nghiệm cận tử khiến họ thường không muốn lặp lại nỗ lực tự tử nữa… Đại đa số những người trải nghiệm cận tử đều thể hiện sự gia tăng mối quan tâm của họ dành cho người khác…. –  cùng với ý thức mới về ý nghĩa hoặc mục đích sống.”

5 câu chuyện kỳ lạ về hồi ức trước khi ra đời

Vũ trụ chứa đầy những điều bí ẩn thách đố tri thức của nhân loại. Bộ sưu tập những câu chuyện “Khoa học Huyền bí” của Thời báo Đại Kỷ Nguyên (Epoch Times) về những hiện tượng lạ thường đã kích thích trí tưởng tượng và mở ra những khả năng chưa từng mơ tới. Chúng có thật hay không? Điều đó tùy bạn quyết định!
Nhiều người đã công bố những ký ức được lưu giữ ngay khi còn trong bụng mẹ, khi được sinh ra, thậm chí ngay trước khi trở thành một hình hài trong tử cung của người mẹ.
Khó có thể cung cấp bằng chứng chính xác để chứng minh về hiện tượng này, nhưng thực sự nó đã xảy ra với nhiều người.
Nữ y tá ngành tâm lý và là tác giả của cuốn “Stories of the Unborn Soul: The Mystery and Delight of Pre-Birth Communication” (Những câu chuyện của linh hồn trong bụng mẹ: Sự bí ẩn và thích thú trong giao tiếp trước khi sinh), Elisabeth Hallet viết: “Chúng ta không thường nghe nói đến ký ức trước khi được chào đời bởi chúng hoàn toàn trái với hiểu biết thông thường về vấn đề này. Như một người phụ nữ đã cho hay: “Tôi vẫn còn rất lưỡng lự khi chia sẻ những trải nghiệm của mình, hầu như vì nỗi sợ hãi rằng mọi người sẽ nghĩ tôi bị điên’”.
Nhớ bài hát được mở khi còn trong bụng mẹ
Trên trang web của Tổ chức Nghiên cứu Trải nghiệm Cận tử (the Near-Death Experience Research Foundation), Nicola E kể một câu chuyện về một sinh viên của cô, tên là Michael. Nicola là bạn của mẹ Michael, mẹ anh đã mất khi anh mới vài tháng tuổi. Ngày sinh Michael, Nicola đã đưa mẹ anh tới bệnh viện. Sau khi mẹ Michael mất, Nicola không còn giữ liên lạc với gia đình Michael, cho đến khi Michael trở thành sinh viên của Nicola tại trường đại học. Michael đã biết Nicola là bạn của mẹ mình cả khi Nicola không nói điều đó.
Khi các sinh viên được hỏi về ký ức đầu đời của mình, Michael đã giơ tay và kể về việc Nicola đưa mẹ anh tới viện để sinh anh.
Anh nhớ mình đã ở trong một chiếc ô tô màu xám của Nicola và cả giai điệu bài hát được bật lúc đó. Anh thấy Nicola dừng lại hỏi đường ở một trạm xăng, dùng điện thoại trả tiền ở bệnh viện và lấy đi một chiếc áo len của người lạ trong phòng chờ rồi mặc nó.
Toàn bộ các chi tiết đều là sự thật.
Nicola đã từng có một chiếc xe màu xám, nhưng đã thôi dùng nó 2 năm kể từ ngày sinh của Michael. Vài từ trong bài hát mà Michael nhớ được giống với bài cô vẫn hay bật khi lái chiếc xe đó. Vì bệnh viện nằm ở vùng quê, cô bị lạc đường và đã dừng tại một trạm xăng để hỏi đường. Vì bệnh viện không cung cấp dịch vụ điện thoại di động, nên cô dùng bốt điện thoại trả tiền. Cả việc lấy một chiếc áo len cũng đúng, cô đã rất xấu hổ khi lấy đồ của người khác. Lúc đó không có ai nhận chiếc áo len và vì rất lạnh nên cô mặc và giữ nó luôn. Cô chưa từng kể cho ai về điều này. Sao cậu bé có thể biết?

Tỉnh dậy sau cơn mê

Một người đàn ông tên Michael Maguire kể với Hallet về trải nghiệm như tỉnh dậy sau cơn mê của anh:
“Tôi nhớ rõ lúc đó mình đang là một linh hồn tự do, rồi đột nhiên thấy mình đến Trái Đất ở trong hình hài một đứa bé. Cứ như vừa trải qua một ca mổ vậy. Mọi việc diễn ra rất nhanh, có lẽ chỉ trong khoảng 10 giây. Điểm khác biệt chính là, thông thường bạn sẽ có trạng thái mơ màng trước và sau khi mổ, nhưng tôi nghe thấy rất rõ ai đó báo trước việc tôi sẽ chuyển sinh tới Trái Đất”.

Linh hồn nhập thể

Một phụ tên Joelle kể với Hallet rằng khi cô ngoài 30 tuổi, dì của cô đã kể về thời khắc cô chào đời. Điều mà mẹ cô chưa bao giờ nói tới. Từ câu chuyện của người dì, Joelle liên tưởng tới những ký ức cô có cũng vào thời điểm mới sinh ra đó và thấy có mối tương quan kỳ lạ.
Dì cô kể rằng cô được sinh ra tại nhà vì đó là một ca sinh khẩn cấp. Joelle hoàn toàn bất động sau khi ra khỏi bụng mẹ. Dì bế cô sang một phòng khác và nghĩ cháu mình đã chết. Thật may mắn vì bà đỡ đến kịp và giúp Joelle hồi tỉnh trở lại.
Joelle kể về ký ức của mình cùng thời điểm đó như sau: “Tôi đang ở một nơi rất khó tả, ở đó rất yên bình với nhiều người xung quanh. Họ không phải đàn ông cũng không phải đàn bà. Họ là một. Chúng tôi là một. Tôi có thể thấy nhưng không biết miêu tả những con người đó như thế nào? Nơi đó không có âm thanh, nhưng tôi nghe thấy vài ngôn từ rằng: “Có một cơ thể, linh hồn trên cơ thể này đã thay đổi ý định vì nó cảm thấy thân thể này sẽ có một cuộc sống quá khó khăn”. Nếu tôi muốn nó, tôi phải đi tới cơ thể đó ngay bây giờ. Đang lưỡng lự thì gần tôi có tiếng nói: “Không, bây giờ là quá sớm, quá sớm để đi, hãy chờ thêm”, nhưng tôi không thể chờ được, tôi phải trở về, tôi phải lấy cơ thể đó. Ai đó nói: “Hãy đi ngay bây giờ”.
Rõ ràng câu chuyện của người dì và ký ức của Joelle có sự ăn khớp kì lạ về quá trình đứa bé kia từ chỗ chết rồi có thể sống trở lại.

“Đây là người đã chăm sóc con lúc ở trong bụng mẹ”

Trang Reddit chia sẻ câu chuyện sau: “Một đồng nghiệp kể cho tôi nghe câu chuyện về cô con gái 4 tuổi của anh ấy. Một lần anh và vợ đưa con gái tới một hội truyền giáo cũ ở thị trấn, nơi thu hút nhiều du khách. Một bức tượng đức mẹ Đồng Trinh được đặt gần lối vào. Ngay khi tới gần tượng Đức Mẹ, con gái anh chỉ vào bức tượng và nói to: “Bố, con biết cô ấy! Đây là người đã chăm sóc con khi con ở trong bụng mẹ!”.

Tiếng gọi chào đời

Trên diễn đàn About.com, Linda đăng câu chuyện về trải nghiệm trước khi chào đời của cô: “Tôi nhớ mình đang thả trôi trên một đám mây. Đằng xa có những đám mây màu hồng và xanh rất đẹp. Mọi thứ thật yên bình. Bỗng nhiên, một giọng nói như tiếng phụ nữ vang đến mặc dù tôi không thấy cô ấy. Giọng nói rất ấm áp, nhẹ nhàng và nó dường như phát ra từ trong tâm trí của tôi. Người phụ nữ nói đã đến lúc tôi tới Trái đất và chào đời như một đứa bé. Tôi nói tôi muốn ở lại nơi yên bình này. Cô bảo tôi phải đi bây giờ, đừng lo lắng gì vì mọi việc sẽ ổn. Đó là những gì tôi nhớ vào thời điểm trước khi được sinh ra. Đó vẫn là một ký ức vô cùng đẹp đẽ trong toàn bộ cuộc đời tôi”.

Không có nhận xét nào: