Chúng ta duy trì đời sống dựa vào hai con đường: đường hô hấp và đường tiêu hóa. Nhưng chúng ta chú tâm tới việc ăn hơn là thở bởi vì việc ăn thì ý thức của chúng ta nhận thức rõ được, còn việc thở thì không . Tuy nhiên, tôi thấy sức khỏe của nhiều người cải thiện rõ rệt khi đường hô hấp được tẩy sạch, và tôi tin rằng hô hấp tốt rất cần thiết cho sức khỏe tốt và tuổi thọ lâu dài.
Nhiều năm trước, một người đàn ông trung niên nói với tôi về chứng viêm màng mủ trong mũi khá nặng, ảnh hưởng tới đời sống rất nhiều.
Hồi nhỏ ông rất tài năng và thông minh; tuy nhiên, khi học xong trường tiểu học, ông không thể cao thêm nữa vì thiếu ngủ do nghẹt mũi, và ông không thể tập trung do não thiếu nguồn cung oxy. Hơn nữa, ông gặp phải nhiều căn bệnh do phải thở bằng miệng khi nghẹt mũi. Những tình trạng này thay đổi khuôn mặt và làm cho hàm của ông bạnh ra.
Mặc dù nghẹt mũi nhiều khi không phải là vấn đề lớn, nhưng khi vấn đề trở nên kinh niên và người nhiễm bị cảm cúm nặng, điều này gây viêm nhiễm nghiêm trọng tới ống khí quản, gia tăng khả năng hen suyễn kinh niên, dẫn tới rất nhiều vấn đề sức khỏe đe dọa tới mạng sống.
Viêm phổi rất nghiêm trọng
Khi người khỏe mạnh tiếp xúc với không khí lạnh mà mặc không đủ ấm, thì sẽ bắt đầu nghẹt mũi, triệu chứng giống như cảm lạnh. Tuy vậy, đây không phải là do bệnh, mà là cơ chế phản ứng tự vệ giúp bảo vệ cơ thể khỏi khí lạnh. Khi phản ứng đối với khí lạnh bao gồm cả hắt hơi, điều này chỉ ra rằng khuẩn bệnh và bụi đang được đẩy ra.
Theo đó, các phản ứng này chỉ ra quá trình phản ứng sinh lý của cơ thể hơn là dấu hiệu bệnh. Rất khó phân biệt cảm nhẹ, vốn là bệnh lý, từ những quá trình trên; tuy nhiên, nếu xuất hiện sốt thì rõ ràng là dấu hiệu bệnh lý.
Sốt có nghĩa là mầm bệnh đã tấn công được qua màng nhầy trong mũi, đi qua họng, và đi vào phổi.
Khi điều này xảy ra và cơ thể khỏe mạnh, thì amidan (hay hầu) sẽ không bị ảnh hưởng và sẽ tiết ra rất nhiều các tế bào miễn dịch (lymphocytes), vốn có thể ức chế sự tấn công của rất nhiều vi khuẩn và virus, bao gồm cả khuẩn cầu ở phổi, nguyên do của rất nhiều loại bệnh, bao gồm cả viêm tai và viêm phổi.
Sau khi đi qua cổ họng, mầm bệnh thâm nhập vào hệ hô hấp và tìm đường đi vào sâu hơn trong phổi.
Sau khi đi qua cổ họng, mầm bệnh thâm nhập vào hệ hô hấp và tìm đường đi vào sâu hơn trong phổi. Nếu amidan còn khỏe, thì các mầm bệnh sẽ gặp phải sự tự vệ mà cơ thể đã thiết lập để bảo vệ phổi. Các lymphocytes đóng vài trò cực kỳ quan trọng.
Phần khác của sự phòng vệ này nằm ở trong các nang phổi, vốn có màng nhầy bắt lấy bụi và các mầm bệnh, hàng triệu các tế bào nhỏ có chân gọi là cilia sẽ liên tục di chuyển xung quanh phần nhầy đã nhiễm khuẩn để tống nó ra ngoài dưới dạng đàm.
Tuy vậy, nếu như các chân cilia di chuyển không đủ mạnh do chức năng phổi suy yếu, viêm nhiễm lây lan vào các phế nang, tạo ra đờm dính. Loại đờm này làm tắc các ống phế quản và làm viêm phổi, là đặc điểm của chứng khó thở và ho mãn tính. Nếu tình trạng này tiến triển nặng hơn, người bệnh sẽ ho như tiếng chó sủa. Khi viêm nhiễm đi vào phế nang, kết quả dẫn tới viêm phổi.
Thậm chí ngay cả những người khỏe mạnh nhất cũng sẽ tích tụ rất nhiều thứ độc hại trong phổi khi họ sống tới 90 tuổi.
Viêm phổi kèm sốt tới 38.8 độ C (102 độ F) cũng giống như có một con rắn độc đi vào cơ thể. Amidan khỏe mạnh ngăn chặn cơ thể nóng lên tới nhiệt độ này, và các cơn sốt có nhiệt độ thấp hơn ví như những vết cắn của con rắn mà không có độc.
Thậm chí ngay cả khi có thể ngăn chặn được viêm phổi, thì các chất độc hại khác đi vào cơ thể và tích tụ qua nhiều thập niên cũng có thể phá hủy các tế bào phổi. Sau khi một lượng các tế bào bị hủy hoại, rất nhiều loại bệnh như ung thư phổi, giãn phế quản, xơ phổi có thể phát triển.
Tuy nhiên, ngay cả khi phổi đã bị hư tổn, có nhiều cơ quan khác trong cơ thể có thể phục hồi lại chức năng phổi như lúc khỏe mạnh, gọi là hệ miễn dịch.
Các nốt bạch huyết rất quan trọng cho việc phục hồi
Cơ thể người có từ 500 tới 700 nốt bạch huyết, liên kết trong cơ thể như hệ thống mạng gồm các ống dẫn, mao mạch. Chức năng của hệ bạch huyết giúp cơ thể tống khứ các độc tố và chất thải.
Amidan ở cổ họng là một cơ quan bạch huyết quan trọng. bạn có thể xem đây và vị vua điều khiển hệ bạch huyết. Khi amdian lấy lại sức khỏe thông qua kiện toàn chức năng phổi, thì toàn bộ hệ bạch huyết sẽ nghe theo lời của vị vua mà cố gắng lấy lại sức khỏe cho cơ thể. Vị vua này tuyên bố: “Cảm lạnh thông thường đi kèm với sốt không được phép tồn tại nữa, và các khuẩn cầu còn không được phép cho qua nữa. Tống khứ bất kỳ cơn cảm lạnh nào từ 2 tới 3 ngày.”
Mọi thứ sẽ xảy ra theo lời vị vua. Hệ miễn dịch sẽ hoạt động mạnh và không cho phép các mầm bệnh xuất hiện trong cơ thể. Sau 4 tháng tẩy sạch phổi, hệ bạch huyết thậm chí còn ngăn chặn những tế bào ung thư phát triển và giúp cơ thể vượt qua bệnh tật.
Sinh mệnh phụ thuộc vào lá phổi
Thậm chí ngay cả những người khỏe mạnh nhất cũng sẽ tích tụ rất nhiều thứ độc hại trong phổi khi sống tới 90 tuổi.
Nếu bạn hút thuốc lá được 35 năm và mắc chứng lao phổi hoặc viêm màng phổi, xảy ra khi các đường nối trong phổi và ngực bị viêm nhiễm, các chất độc hại tích tụ trong phổi sẽ phát tác và phá hủy các tế bào phổi ngay từ khi còn non. Khi các đường hô hấp bị chặn, vốn cực kỳ quan trọng đối với cơ thể, sẽ dẫn tới cái chết nhanh chóng.
Liệu pháp tẩy sạch phổi có thể tái tạo, thông, và làm khỏe đường hô hấp. Khi phổi được tẩy kỹ càng, cơ thể sẽ có thể loại bỏ được các chất không tốt, và làn da sẽ trở nên sạch sẽ trở lại. Một khi phổi sạch làm da dẻ tươi trẻ và khỏe mạnh trở lại, từ 6 tới 8 tháng sau đó, độ đậm đặc xương tăng lên. Liên tục làm sạch phổi cũng đẩy mạnh hệ miễn dịch, làm chậm quá trình lão hóa.
Vì nguồn gốc nhiều bệnh nằm ở phổi, bí mật của việc chữa bệnh cũng nằm trong việc phục hồi sức khỏe phổi. Tẩy sạch phổi sẽ cải thiện sức khỏe của amidan, vốn khôi phụ lại sức mạnh của hệ bạch huyết. Hệ bạch huyết mạnh khỏe sẽ củng cố toàn bộ hệ miễn dịch, mở ra cánh cửa cuộc sống khỏe mạnh và trường thọ.
Bác sĩ Seo Hyo Seok là giám đốc của Bệnh Viện PyunKang Korea, vốn có nhiều chi nhánh ở Nam Hàn, một ở Đại học Stanton ở California, và một ở Atlanta. Bác sĩ Seo đứng đầu khóa tốt nghiệp ở Đại Học Kyung Hee, sau nhiều năm nghiên cứu ông đã phát triển ra công thức thảo dược Pyunkang-Hwan, cải thiện hệ miễn dịch và tăng cường chức năng phổi. Nó đã cứu được hơn 155,000 bệnh nhân trong các tình huống bệnh khác nhau.
11 điều sai lầm về nhịn ăn và tần suất bữa ăn
Nhịn ăn ngắt quãng đã trở nên vô cùng phổ biến trong những năm gần đây.
Đây là một kiểu ăn theo chu kỳ: các giai đoạn nhịn ăn xen lẫn với các giai đoạn ăn uống bình thường.
Tuy nhiên, có đủ các chuyện hoang đường xoay quanh chủ đề này.
Bài viết này sẽ bóc trần 11 điều hoang đường phổ biến nhất về nhịn ăn, ăn vặt và tần suất bữa ăn.
Bỏ qua bữa sáng làm bạn béo lên
“Bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày.”
Có một giai thoại là bữa ăn sáng có gì đó “đặc biệt”.
Người ta cho rằng bỏ ăn sáng dẫn đến đói quá mức, thèm ăn và tăng cân.
Mặc dù nhiều nghiên cứu quan sát đã phát hiện ra những mối liên hệ về mặt thống kê giữa việc bỏ ăn sáng với chứng thừa cân/béo phì, điều này có thể được giải thích bởi thực tế là nói chung người bỏ bữa sáng thường không chú ý đến sức khoẻ.
Điều thú vị là, vấn đề này gần đây đã được kiểm chứng qua một thử nghiệm đối chiếu ngẫu nhiên, đó là tiêu chuẩn vàng của khoa học.
Nghiên cứu này được công bố năm 2014 và đã so sánh việc ăn sáng và bỏ bữa sáng ở 283 người trưởng thành thừa cân và béo phì.
Không có bất kỳ sự khác biệt trong việc giảm cân cho dù bạn ăn hoặc không ăn sáng.
Sau thời gian nghiên cứu trong 16 tuần, không có sự khác biệt về trọng lượng giữa các nhóm.
Nghiên cứu này cho thấy rằng không có bất kỳ sự khác biệt trong việc giảm cân cho dù bạn có ăn sáng hay không, mặc dù có thể có một số thay đổi ở một vài cá nhân đơn lẻ.
Tuy nhiên, có một số nghiên cứu cho thấy rằng trẻ em và thanh thiếu niên có ăn bữa sáng có xu hướng học tốt hơn ở trường.
Ngoài ra còn có các nghiên cứu trên những người đã giảm cân thành công trong thời gian dài, cho thấy họ thường ăn sáng.
Đây là một trong những điều không đồng nhất giữa các cá nhân. Ăn sáng có thể có lợi với một số người này, và không có lợi với những người khác. Nó không phải là điều cần thiết và không có gì là “kỳ diệu” về nó.
Tóm lại: việc ăn sáng có thể có lợi cho nhiều người, nhưng không phải là điều cần thiết. Các thử nghiệm cho thấy đối với việc giảm cân thì không có bất kỳ sự khác biệt nào giữa việc ăn và không ăn sáng.
Ăn thường xuyên sẽ tăng cường việc trao đổi chất
“Ăn ít và chia làm nhiều bữa sẽ thổi bùng ngọn lửa chuyển hóa.”
Nhiều người tin rằng ăn nhiều bữa sẽ làm tăng tỷ lệ trao đổi chất, như thế cơ thể sẽ đốt nhiều calo hơn.
Đúng là cơ thể tiêu thụ một số năng lượng nhất định để đồng hoá và tiêu hóa các chất dinh dưỡng trong bữa ăn.
Điều này được gọi là hiệu ứng nhiệt của thực phẩm (TEF), và số lượng khoảng 20-30% calo với protein, 5-10% cho carbs và 0-3% calo với chất béo.
Tính trung bình, hiệu ứng nhiệt của thực phẩm là vào khoảng 10% tổng lượng calo ăn vào.
Tuy nhiên, điều quan trọng ở đây là tổng lượng calo tiêu thụ chứ không phải là ăn bao nhiêu bữa.
Ăn sáu bữa 500 calo có tác dụng đúng như ăn ba bữa 1.000 calo. Giả thiết hiệu ứng nhiệt trung bình là 10%, thì trong cả hai trường hợp đều là 300 calo.
Điều này được hỗ trợ bởi nhiều nghiên cứu chế độ ăn ở người, cho thấy việc tăng hoặc giảm tần số bữa ăn không có tác dụng trên tổng số calo bị đốt cháy.
Tóm lại: Không có sự khác biệt về lượng calo đốt cháy nếu bạn ăn thường xuyên hơn. Điều đáng quan tâm là tổng lượng calo ăn vào và việc hấp thụ vi chất dinh dưỡng.
Ăn uống thường xuyên làm giảm đói
Một số người tin rằng ăn vặt sẽ giúp ngăn chặn cảm giác thèm ăn và đói quá.
Thật thú vị, một số nghiên cứu đã xem xét điều này, và kết luận của họ lại không nhất quán.
Mặc dù một số nghiên cứu cho rằng ăn thường xuyên hơn sẽ làm giảm cơn đói, các nghiên cứu khác lại không thấy có tác dụng, và thậm chí có những nghiên cứu cho thấy điều đó làm tăng cảm giác đói. Một nghiên cứu so sánh việc ăn 3 bữa với ăn 6 bữa có hàm lượng protein cao cho thấy rằng ăn 3 bữa thực sự tốt hơn cho việc giảm đói.
Không có bằng chứng cho thấy ăn vặt hoặc ăn thường xuyên hơn làm giảm cơn đói với tất cả mọi người.
Điều đó cho thấy rằng, có thể điều này phụ thuộc vào từng cá nhân. Nếu ăn vặt giúp bạn ít cảm thấy thèm ăn hơn và làm cho bạn ít muốn ăn, thì có lẽ là đó là một ý tưởng tốt.
Tuy nhiên, không có bằng chứng cho thấy ăn vặt hoặc ăn thường xuyên hơn làm giảm cơn đói với tất cả mọi người. Mỗi người có trạng thái cơ thể khác nhau.
Tóm lại: Không có bằng chứng nhất quán chứng tỏ việc ăn uống thường xuyên hơn làm giảm cơn đói hoặc lượng calo ăn vào nói chung. Một số nghiên cứu thậm chí cho thấy rằng ăn nhiều bữa và mỗi bữa ăn ít hơn lại làm tăng cơn đói.
Ăn nhiều bữa và ăn ít hơn có thể giúp bạn giảm cân
Ăn nhiều bữa không làm tăng sự trao đổi chất (tăng lượng calo ra). Điều đó có vẻ cũng không làm giảm cơn đói (giảm lượng calo vào). Nếu ăn thường xuyên hơn không có tác dụng với việc cân bằng năng lượng, thì nó không có bất kỳ tác dụng nào trong việc làm giảm cân.
Trong thực tế, điều này được hỗ trợ bởi khoa học. Hầu hết các nghiên cứu về điều này cho thấy rằng tần số bữa ăn không có tác dụng trong việc giảm cân.
Ví dụ, một nghiên cứu trên 16 người đàn ông và phụ nữ bị béo phì đã không tìm thấy bất kỳ sự khác biệt về trọng lượng, giảm béo hoặc cảm giác ngon miệng khi so sánh việc ăn 3 hoặc ăn 6 bữa mỗi ngày.
Tuy nhiên, nếu bạn thấy rằng việc ăn thường xuyên hơn làm bạn ăn ít calo hơn và ít ăn vặt hơn, thì có lẽ điều này tốt cho bạn.
Cá nhân tôi thấy là việc ăn uống thường xuyên như vậy quá bất tiện, và thật khó theo đuổi một chế độ ăn uống lành mạnh. Nhưng nó có thể hợp với một số người.
Tóm lại: Không có bằng chứng cho thấy việc thay đổi tần suất bữa ăn sẽ giúp bạn giảm cân nhiều hơn. Hầu hết các nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt.
Cần cung cấp glucose thường xuyên cho bộ não
Một số người tin rằng nếu chúng ta không ăn carbs vài giờ một lần, thì bộ não sẽ ngừng hoạt động.
Điều này dựa trên niềm tin rằng bộ não chỉ có thể sử dụng glucose (đường trong máu) làm nhiên liệu.
Tuy nhiên, những điều thường bị bỏ qua trong cuộc tranh luận là cơ thể có thể dễ dàng tạo ra glucose cần thiết qua một quá trình gọi là quá trình tân tạo glucose trong cơ thể (gluconeogenesis).
Điều này có thể không cần thiết trong hầu hết các trường hợp, bởi vì cơ thể của bạn đã lưu trữ glycogen (glucose) trong gan có thể được sử dụng để cung cấp năng lượng cho não trong nhiều giờ.
Ngay cả suốt giai đoạn nhịn ăn, nhịn đói hay theo một chế độ ăn thấp carbohydrate lâu ngày, cơ thể có thể sản xuất các thể ketone từ những chất béo có trong chế độ ăn.
Các thể Ketone có thể cung cấp năng lượng cho một phần của não, làm giảm đáng kể nhu cầu glucose.
Vì vậy, khi nhịn ăn trong một thời gian dài, não bộ có thể dễ dàng tự duy trì bằng cách sử dụng các thể keton và glucose được sản xuất từ các protein và chất béo.
Chẳng lý nào chúng ta lại không thể tồn tại mà không cần một nguồn carbohydrate liên tục. Nếu điều đó đúng thì con người đã bị tuyệt chủng từ rất lâu.
Tuy nhiên, một số người cho rằng họ cảm thấy hạ đường huyết khi không ăn trong một thời gian. Nếu bạn bị như thế, thì có lẽ bạn nên theo chế độ ăn uống thường xuyên hơn, hoặc ít nhất hãy hỏi bác sĩ của bạn trước khi thay đổi mọi thứ.
Tóm lại: Cơ thể có thể sản xuất glucose để cung cấp năng lượng cho não, thậm chí trong suốt thời gian nhịn ăn hoặc nhịn đói lâu ngày. Một phần của bộ não cũng có thể sử dụng các thể keton để tạo ra năng lượng.
Ăn thường xuyên và ăn vặt tốt cho sức khỏe
Đơn giản là không “tự nhiên” nếu cơ thể cứ luôn ở trạng thái ăn.
Trong quá trình phát triển của nhân loại, chúng ta đã nhiều lần phải chịu đựng những thời kỳ khan hiếm.
Có bằng chứng cho rằng nhịn ăn ngắn hạn gây ra một quá trình sửa chữa tế bào gọi là autophagy, là quá trình mà các tế bào sử dụng các protein cũ và sút kém để tạo ra năng lượng.
Autophagy có thể giúp bảo vệ chống lại sự lão hóa và các bệnh như Alzheimer, và thậm chí có thể làm giảm nguy cơ ung thư.
Sự thật là thỉnh thoảng nhịn ăn có tất cả các loại lợi ích cho sức khỏe trao đổi chất.
Sự thật là thỉnh thoảng nhịn ăn có tất cả các loại lợi ích cho sức khỏe trao đổi chất.
Ngoài ra còn có một số nghiên cứu cho thấy ăn vặt và ăn rất thường xuyên có thể có những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và làm tăng nguy cơ bệnh tật.
Ví dụ, một nghiên cứu cho thấy, cùng với một lượng calo cao, nếu theo một chế độ ăn uống theo nhiều bữa sẽ làm tăng nhiều mỡ trong gan hơn, qua đó cho thấy ăn vặt có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ.
Ngoài ra còn có một số nghiên cứu quan sát cho thấy rằng những người ăn thường xuyên hơn có nguy cơ bị ung thư đại trực tràng cao hơn.
Tóm lại: Không hề có chuyện ăn vặt vốn là điều tốt cho sức khỏe. Một số nghiên cứu cho thấy rằng ăn vặt có hại và những nghiên cứu khác cho thấy thỉnh thoảng nhịn ăn có những lợi ích sức khỏe lớn.
Nhịn ăn đưa cơ thể của bạn vào “Chế độ Đói”
Một lập luận thông thường chống lại nhịn ăn ngắt quãng là nó có thể đặt cơ thể của bạn vào “chế độ đói.”
Theo những tuyên bố đó thì không ăn làm cho cơ thể bạn nghĩ rằng nó đang đói, vì vậy cơ thể tắt đi quá trình chuyển hóa của nó và không đốt cháy chất béo.
Đúng là giảm cân lâu dài có thể làm giảm lượng calo bạn đốt cháy. Đây mới là “chế độ đói” đích thực (thuật ngữ kỹ thuật gọi là sự sinh nhiệt thích ứng).
Đây là một tác động thực sự, và có thể đến hàng trăm calo bị đốt ít hơn mỗi ngày.
Tuy nhiên, điều này xảy ra khi bạn giảm cân chứ không phụ thuộc vào phương pháp bạn sử dụng. Không có bằng chứng cho thấy điều này xảy ra nhiều hơn khi bạn thực hành phương pháp nhịn ăn ngắt quãng so với các chiến lược giảm cân khác.
Trong thực tế, các bằng chứng thực tế cho thấy rằng nhịn ăn ngắn hạn tăng tỷ lệ trao đổi chất.
Điều này là do sự gia tăng mạnh mẽ của norepinephrine (noradrenaline) trong máu. Norepinephrine là loại hormone truyền tín hiệu đến các tế bào mỡ để phân hủy chất béo cơ thể và kích thích sự trao đổi chất.
Nghiên cứu cho thấy rằng nhịn ăn cho đến 48 giờ thực sự có thể thúc đẩy sự trao đổi chất thêm 3,6-14%. Tuy nhiên, nếu bạn nhịn ăn lâu hơn thế, hiệu quả có thể đảo ngược và chuyển hóa có thể đi xuống so với mức cơ bản.
Một nghiên cứu cho thấy rằng nhịn ăn cách nhật trong 22 ngày đã không dẫn đến sự sụt giảm trong tỷ lệ trao đổi chất, nhưng những người tham gia bị mất 4% khối lượng chất béo của họ, đó là một kết quả ấn tượng trong một thời gian ngắn chỉ vỏn vẹn 3 tuần.
Tóm lại: Là sai lầm khi cho rằng nhịn ăn ngắn hạn đặt cơ thể trong “Chế độ đói”. Sự thật là sự trao đổi chất thực ra lại tăng khi thời gian nhịn ăn lên đến 48 giờ.
Cơ thể chỉ có thể sử dụng một lượng Protein cố định trong mỗi bữa ăn
Có một số người cho rằng chúng ta chỉ có thể tiêu hóa 30 gram protein cho mỗi bữa ăn, và chúng ta nên ăn mỗi 2-3 giờ để tối đa hóa được cơ bắp.
Tuy nhiên, điều này không được hỗ trợ bởi khoa học.
Nghiên cứu không cho thấy sự khác biệt nào trong khối cơ bắp nếu bạn ăn protein thường xuyên hơn.
Yếu tố quan trọng nhất đối với hầu hết mọi người là tổng lượng protein tiêu thụ, chứ không phải là bao nhiêu bữa ăn.
Tóm lại: Cơ thể có thể dễ dàng sử dụng hơn 30 gram protein cho mỗi bữa ăn, và không cần thiết phải nạp protein vào cơ thể mỗi 2-3 giờ.
Nhịn ăn ngắt quãng làm cho bạn mất cơ bắp
Một số người tin rằng nếu chúng ta nhịn ăn, cơ thể sẽ bắt đầu đốt cháy cơ bắp và sử dụng nó làm nhiên liệu.
Đúng là điều này xảy ra với ăn kiêng nói chung, nhưng không có bằng chứng cho thấy điều này xảy ra nhiều hơn với nhịn ăn ngắt quãng so với các phương pháp khác.
Trong thực tế, một số nghiên cứu thậm chí còn gợi ý rằng nhịn ăn ngắt quãng tốt hơn cho việc duy trì khối lượng cơ bắp.
Trong một nghiên cứu rà soát, hạn chế calo ngắt quãng gây giảm cân tương tự như hạn chế calo liên tục, nhưng ít giảm khối lượng cơ bắp hơn hẳn.
Cũng có một nghiên cứu yêu cầu người tham gia ăn một lượng calo như thường lệ, nhưng chỉ ăn trong một bữa tối duy nhất.
Những người này bị mất mỡ cơ thể và thực ra đã có một sự gia tăng khiêm tốn (hầu như ý nghĩa thống kê) trong khối cơ bắp của họ, cùng với một loạt các hiệu ứng có lợi khác ở các dấu hiệu sức khỏe.
Nhịn ăn ngắt quãng cũng phổ biến đối với những người tập thể hình, vì đó là một cách hiệu quả để duy trì một lượng lớn các cơ bắp và có tỷ lệ phần trăm mỡ cơ thể thấp.
Tóm lại: Không có bằng chứng cho thấy nhịn ăn gây mất nhiều cơ bắp hơn so với hạn chế calo thông thường. Trong thực tế, một số nghiên cứu cho thấy rằng nhịn ăn ngắt quãng có thể có lợi cho việc giữ cơ bắp trong khi ăn kiêng.
Nhịn ăn ngắt quãng là không tốt cho sức khỏe
Một số người nghĩ rằng kiêng ăn có thể gây hại, nhưng không gì có thể sai lầm hơn thế.
Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng nhịn ăn ngắt quãng, và hạn chế calo ngắt quãng, có thể cónhững lợi ích sức khỏe vô cùng ấn tượng.
Ví dụ, nhịn ăn ngắt quãng làm thay đổi sự biểu hiện của gen liên quan đến tuổi thọ và bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tật, và đã được chứng minh là kéo dài tuổi thọ ở động vật được thử nghiệm.
Nó cũng có lợi ích lớn cho sức khỏe tiêu hóa, chẳng hạn như cải thiện độ nhạy insulin, giảm sự mất cân bằng các gốc tự do và viêm nhiễm, và giảm yếu tố nguy cơ khác nhau đối với bệnh tim.
Nó cũng có thể tốt cho sức khỏe của não do nó làm tăng nồng độ của một hormone gọi là BDNF. Điều này có thể chống lại trầm cảm và nhiều vấn đề về não khác.
Tóm lại: Một số người nghĩ rằng nhịn ăn là có hại, nhưng sự thật lại trái ngược. Nhịn ăn ngắn hạn thực sự có lợi ích mạnh mẽ cho cơ thể và bộ não của bạn.
Nhịn ăn ngắt quãng làm cho bạn ăn quá nhiều
Một số người cho rằng nhịn ăn ngắt quãng sẽ không làm giảm cân, bởi vì nó làm cho bạn ăn quá nhiều trong thời kỳ ăn trở lại.
Điều này chỉ đúng một phần. Sau khi kiêng ăn, mọi người tự động có xu hướng ăn nhiều hơn một chút so với trước khi họ kiêng ăn.
Nói cách khác, họ bù đắp cho lượng calo “mất” trong thời gian nhịn ăn bằng cách ăn nhiều hơn trong vài bữa ăn tiếp theo.
Tuy nhiên, sự bồi đắp này không hoàn chỉnh. Một nghiên cứu cho thấy những người người đã nhịn đói cả ngày chỉ ăn dư thêm khoảng 500 calo vào ngày hôm sau.
Vì vậy, họ đốt khoảng 2400 calo trong ngày nhịn ăn, sau đó “ăn vượt mức” 500 calo vào ngày hôm sau. Tổng lượng calo giảm đi là 1900 calo, là một sự thâm hụt rất lớn chỉ qua 2 ngày.
Nhịn ăn ngắt quãng làm giảm lượng thức ăn tổng thể được nạp vào trong khi thúc đẩy sự trao đổi chất. Nó cũng làm giảm nồng độ insulin, làm tăng norepinephrine và tăng cường hormone tăng trưởng của con người khoảng 5 lần.
Qua những yếu tố này, nhịn ăn ngắt quãng làm cho bạn mất chất béo (chứ không phải là tăng thêm).
Theo một nghiên cứu đánh giá năm 2014, nhịn ăn trong 3-24 tuần gây mất 3-8% trọng lượng cơ thể, và giảm 4-7% chất béo bụng.
Trong nghiên cứu này, nhịn ăn ngắt quãng làm giảm 250 mg mỗi tuần, nhưng nhịn ăn cách nhật làm giảm 790 mg mỗi tuần.
Sự thật là, nhịn ăn ngắt quãng là một trong những công cụ mạnh mẽ nhất trên thế giới để giảm cân.
Nếu nói rằng nó làm cho bạn ăn quá nhiều, đi vào chế độ “đói” và qua đó làm tăng cân là trái ngược với sự thật.
Bài viết này đã được xuất bản lần đầu trên www.authoritynutrition.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét