Thứ Tư, 8 tháng 3, 2017
Một chút tâm tình .
Môt cái đám đông vô trât tự, lộn xộn không chỉnh tề , chúng em làm vậy mong các thầy cô đừng buồn , bởi chúng em muốn sống lại cái tuổi học trò ngày xưa , cái tuổi được cho là tinh nghich , phá phách .Đó là những ý chính trong những dòng tâm sự của anh Nguyễn Hồng Chắc đọc lên ở bài diễn văn chào mừng kỷ niệm năm mươi năm vào trường của niên khóa 1967-1974 của các em học sinh trường trung học công lập Hoàng Diệu , tỉnh Ba Xuyên – Sóc trăng .
Trong thi ca , âm nhạc , người ta đã hết lời ca tụng những tháng ngày tươi đẹp của tuổi học trò và cũng không ít lời viết những câu phiền trách đáng yêu về quảng đời thơ mộng ấy .Câu ví von xếp hạng chót bảng của những chuyện phá phách chỉ thua ma và quỷ chính là học trò , Ma , quỷ thì chẳng biết có hay không nhưng cái phá phách của học trò thì nhiều cảnh cười ra nước mắt , nó đối nghich đáng yêu với không khí trang nghiêm của học đường , nó điểm xuyết cho cái thứ mà người đời hay gọi là con nít . Cha mẹ sinh con , trời sinh tánh , học trò cũng vậy có những em cần cù chăm học , thì cũng có những kẻ quậy phá , nghịch ngợm , nhưng tựu chung cái ẩn mình trong những nhân cách khác biệt đó , môi trường giáo dục đã gợi lại tinh thần nhân bản , đào tạo các em hầu hết trở thành những nhân tố có ich cho nhân quần , xã hội .Nhà văn Edmond De Ancis viết quyển sách nêu những gương tốt của học đường qua bản dịch của Hà Mai Anh với tựa đề Những tâm hồn cao thượng đã là một trong những cuốn sách gối đầu giuờng của học sinh thời trước , qua quyển này chúng ta có thể rút ra một suy nghĩ : đạo đức của xã hội được hình thành trong nhà trường và đạo đức của nhà trường được hun đúc bởi những tấm gương sáng của trường học mà tiêu biều là sự cần cù trong sáng , gương mẫu của thầy cô , cùng tấm gương hiếu hoc của học sinh mọi cấp .
Ngồi thu mình trong không khí trang nghiêm nhưng không kém phần vui vẻ của ngày hội trường , mình xúc động khi nghe những lời tâm tình của người đại diện buổi lễ , những câu ví von rất “có duyên “ đó đã làm mình sống lại cái thuở vừa bước chân vào cổng trường Hoàng
Diệu để nhận lớp , những ánh mắt dò xét người thầy mới , những nụ cười lém lỉnh , những cái gât đầu chào trân trọng khi xếp hàng vào lớp , những hình ảnh đó cùng với những lời tâm tình vừa kể ở trên đã khơi dậy lại trong ký ức mình những tháng ngày xa xăm lắm . Kỷ niệm của tình thầy trò dưới mái trường kể sao cho xiết , vui buồn đủ thứ , lòng mình như mở cờ hoa thắng trận khi có những đứa học trò mình quý mến đạt được thành tích học tập , buồn hiu khi có những đứa lơ là trong câu giảng , nhưng cái không khí của trường học làm mình quên đi những buồn phiền bất chơt đó , bởi một điều đơn giản là trước khi làm thầy , mình cũng đã từng là học trò , giả sử như có ai đó cũng biết rằng ngày xưa mình cũng đã từng nghịch ngợm , cũng từng làm phiến lòng thầy cô thì hôm nay , những vui đùa , chọc phá đó cũng là hình ảnh của mỗi đứa học tro khi còn đi học , trong đó có mình .
Người ta ví von , nghề dạy học như những kẻ đưa đò , cứ cho là như vậy , vậy thì ngày hôm nay trở về thăm bến cũ , người lái đò ngày xưa tuy đã buông mái chèo , bến cũ năm nào vẫn còn đây , nhưng ông lái đò cũng “bừng sống dậy tuổi đôi mươi “ khi thấy những người khách qua sông thuở nào giờ đây đã nên danh nên phận .Trong sách Nho có câu “ văn dĩ tải đạo “, con đường xưa người chèo đã vửng lái , đưa những khách qua sông , giờ đây đã an tâm về những mái chèo khuấy nước đã làm gơn lên trong tâm tư khách qua đò những điều hay lẻ phải .Trong những cử chỉ ân cần lễ phép của các học sinh trường cũ ngày họp mặt đã nói lên nhiều điều nhưng đọng lại nhất là tấm gương sáng về tình nghĩa thầy trò , nó phàn ảnh một nền giáo dục đúng nghĩa mà những ca tụng của xã hội là những câu trả lời đúng nhất .
Trong không khí hào hùng của bài ca học sinh Hoàng Diệu với những ước mơ cháy bỏng của người đặt lời cho nó còn có những xúc động trong lời nhạc buồn của bài hát tưởng niệm các thầy cô quá cố đã khiến lòng người như chùng xuống . Đó đây , chung quanh ,là những khuôn mặt thân yêu của nhiều năm không gặp , tóc trò cũng bạc , cũng điểm sương nào có kém chi thầy , nhưng những cái tay bắt mặt mừng , những nét trân quý dành cho nhau trong ngày hội khiến lòng người đã nở hoa thơm .
Lời phát biều trong buổi lễ , bài nào cũng đáng yêu , những bài hát cây nhà lá vườn nào có thua chi ca sĩ , nhưng cũng cho mình có một đồng cảm với câu nói của cô Hiệu Trưởng đương nhiệm , quyết tâm theo đuổi cho đến cùng truyền thống tốt đẹp của trường Trung học Hoàng Diệu mà các thế hệ đi trước đã dầy công tạo dựng, xây đắp và hình ảnh tốt đẹp của ngày hội vừa qua là một minh chứng hùng hôn cho truyền thống đó .
Chia tay với một món quà nhỏ của các cựu học sinh niên khóa 1967-1974 , quà tuy nhỏ nhưng nặng nghĩa ân tình . Ngôn bất tận ý , xin trân trọng cám ơn các đồng nghiệp nhiều thế hệ , các bạn cựu học sinh của nhiều niên khóa đã người một tay nhóm lên ngọn lửa yêu thương , nghĩa tình cho tình đồng môn Hoàng Diêu .
Huỳnh Thanh Long
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét