a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT NĂM MỚI GIÁP THÌN AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM GIÁP THÌN VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Chủ Nhật, 19 tháng 3, 2017

Những trận mưa đá kinh hoàng nhất trong lịch sử Thế giới

Những trận mưa đá kinh hoàng tấn công bất ngờ khiến người dân hoảng loạn và gây thiệt hại nặng nề tới người và của.
Mưa đá ở Uttar Pradesh, Ấn Độ tháng 4/1888: Đây là trận mưa đá được cho là cướp đi sinh mạng của nhiều người nhất trong lịch sử, 230 người. Thêm vào đó hơn 1.600 con cừu cũng bị chết. Thời đó, không có hệ thống cảnh báo nên số người tử vong rất cao.
Mưa đá ở Fort Collins, Colorado, Mỹ tháng 7/1979: Trận mưa đá kéo dài 40 phút dội xuống Fort Collins, đá to bằng quả bưởi. Hai nghìn ngôi nhà và 2.500 xe ô tô bị phá hỏng, 25 người bị thương, chủ yếu là do đá rơi vào đầu.
Mưa đá ở Sydney, New South Wales, Australia tháng 4/1999: Mưa lớn tới mức 25 phi cơ tạị sân bay Sydney bị phá hủy. Tại thời điểm đó, tổng thiệt hại lên tới 1,5 tỷ USD, tương đương với 3,3 tỷ USD trong năm 2007.
Mưa đá to bằng quả bóng chày tấn công nước Mỹ, năm 2014
Trận mưa đá bất ngờ khiến những người có mặt trên bãi biển chạy tán loạn để tìm nơi trú ẩn.
Hôm 3/6, mưa đá to bằng quả bóng chày tấn công nước Mỹ. Nhiều khu vực ở bang Nebraska vừa phải hứng chịu những trận mưa đá khủng khiếp, với những viên đá to bằng quả bóng chày làm hư hại nhiều nhà cửa và xe cộ.
Theo Siberian Times, trong thời điểm xảy ra trận mưa đá, nhiều người còn nghĩ rằng "ngày tận thế" đã đến bởi những hạt mưa đá rơi dày và to bằng quả trứng gà, có những viên bằng trái bóng chày.
Nhung tran mua da kinh hoang nhat trong lich su The gioi - Anh 1
Trận mưa đá lớn khiến nhiều người hoảng sợ. (Nguồn: YouTube)
Mưa đá xảy ra do sự bất ổn định trong không khí, do luồng khí hậu lạnh và nóng gặp nhau. Hơi nước bốc lên cao, ngưng tụ lại thành hạt đá nhỏ, những hạt đá này tiếp tục đông kết và dính lại với nhau tạo nên những hạt đá to hơn và rơi xuống mặt đất
Nhung tran mua da kinh hoang nhat trong lich su The gioi - Anh 2
Những "hạt mưa đá" to bằng cả quả bóng chày (Nguồn: NBC)
Cơn bão lớn quét qua miền Trung Tây nước Mỹ đã tạo ra cơn mưa đá hiếm gặp này, gây ra nhiều lụt lội, thậm chí xuất hiện cả vòi rồng ở một số nơi.
Mưa đá kinh hoàng ở Lào Cai
Tại Việt Nam, ngày 27/3/2013, một trận mưa đá kinh hoàng đã làm 25 người bị thương phải nhập viện điều trị, trong đó có trường hợp bị chấn thương sọ não; làm thủng, hư hại 8.111 ngôi nhà và 780 ha hoa màu bị dập nát. 
Trong đó, H.Mường Khương là địa phương bị thiệt hại nặng nề nhất với khoảng 3.273 hộ dân có nhà ở bị hỏng mái hoàn toàn.
Nhung tran mua da kinh hoang nhat trong lich su The gioi - Anh 3
Những hạt mưa đá xuyên thủng mái ngói, nằm lăn lóc trong các ngôi nhà - Ảnh: Phạm Ngọc Triển
Ông Lê Thanh Hải, Phó giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn T.Ư, nói: “Trận mưa đá kéo dài khoảng 20 phút, tàn phá nhà cửa, công trình và hoa màu của người dân các huyện Mường Khương, Bắc Hà và Si Ma Cai được xác định là trận mưa đá khủng khiếp nhất từ trước đến nay tại nước ta.
Đường kính các hạt mưa phổ biến từ 4 - 6 cm, nhiều hạt lên tới trên 10 cm, to như nắm đấm, bằng chiếc tách uống nước thì đúng là chúng tôi chưa từng ghi nhận được. Đây là số liệu “khủng” nhất, trong chuỗi số liệu thống kê của ngành khí tượng chưa có".
LA

Những động vật có khả năng sống không cần nước

Thằn lằn quỷ gai, lạc đà, linh dương Gazelle là ba trong số những loài động vật có khả năng sống trong những môi trường khô hạn, gần như không có nước.
Nhung dong vat co kha nang song khong can nuoc - Anh 1
Một số loài rùa cạn trên sa mạc Mojave và Sonoran ở Bắc Mỹ có bàng quang lớn để chứa nhiều nước tiểu, theo Popular Science. Rùa có thể hấp thụ nước trực tiếp từ nước tiểu để tồn tại trong điều kiện môi trường khô hạn một năm hoặc lâu hơn mà không cần uống nước.
Nhung dong vat co kha nang song khong can nuoc - Anh 2
Chuột nhảy hai chân, sống trong những vùng đất khô hạn ở phía tây nước Mỹ, không bao giờ phải uống nước. Chúng lấy nước từ các loại hạt mà chúng ăn hàng ngày. Chuột nhảy hai chân cũng có thể tiết kiệm nước bằng cách tự làm giảm quá trình trao đổi chất, nhờ đó giảm được tốc độ thoát hơi nước qua da hay qua việc hô hấp.
Nhung dong vat co kha nang song khong can nuoc - Anh 3
Trong nghiên cứu công bố trên tạp chí Experimental Biology tháng 11/2016, các nhà khoa học tại Đại học Western Australia (UWA) chỉ ra một trong những cách chính để thằn lằn quỷ gai uống nước là vùi cơ thể trong cát ẩm, sau đó hút nước trong cát nhờ các ống mao quản trên da và đẩy về phía miệng.
Nhung dong vat co kha nang song khong can nuoc - Anh 4
Vào mùa khô nóng, ếch giữ nước (Water-Holding Frog) sống ở Australia tiết ra một kén nhầy không thấm nước, nhằm giữ độ ẩm cho cơ thể. Chúng ngủ đông dưới mặt đất và chờ mùa mưa đến. Loài ếch này có thể tồn tại hai năm hoặc lâu hơn nhờ chất lỏng dự trữ trong bàng quang.
Nhung dong vat co kha nang song khong can nuoc - Anh 5
Lạc đà không chứa nước trong bướu, vì vậy chúng phải tiết kiệm nước. Vào ban đêm, không khí lạnh trên sa mạc làm mát khoang mũi của lạc đà. Sương mù có trong hơi thở ngưng tụ bên trong mũi và được hấp thụ lại. Khoang mũi lạc đà dài và uốn lượn, giúp tiết kiệm 60% độ ẩm khi thở ra.
Nhung dong vat co kha nang song khong can nuoc - Anh 6
Linh dương Gazelle sống trên sa mạc Arab có khả năng giảm bớt nhu cầu sử dụng oxy của các cơ quan trong cơ thể nếu thời tiết khô hạn. Bằng cách giảm kích thước của tim và gan xuống 20 đến 45%, chúng sẽ thở ít hơn và giảm lượng nước thoát qua đường hô hấp.

Tìm ra bí ẩn của sinh vật sống dai nhất Trái đất

Các nhà khoa học đã tìm ra bí ẩn đằng sau loài sinh vật có thể sống sót thoải mái trong điều kiện khắc nghiệt nhất
Theo Independent, Tardigrade hay còn gọi là bọ gấu nước, là sinh vật duy nhất trên Trái đất tiệm cận đến khái niệm bất tử.
Sinh vật này gần như không thể bị hủy hoại bởi bất kỳ hình thức nào. Chúng sống được ở mọi môi trường, từ đáy đại dương đến đỉnh Everest. Dù có bị đun sôi 150 độ, hay đóng băng ở 0 độ C, chúng vẫn không thể chết.
Đem chúng ra ngoài vũ trụ, nơi khiến con người chết ngay lập tức, chúng vẫn sống và thậm chí còn thoải mái “làm chuyện ấy”, sinh sôi nảy nở.
Mới đây, các nhà khoa học đã tìm ra bí mật ẩn sau khả năng sinh tồn đáng kinh ngạc của sinh vật này.
Tiến sĩ Thomas Boothby đến từ Đại học Bắc Carolina, người đứng đầu nghiên cứu cho biết: "Phát hiện lớn nhất của chúng tôi là việc loài gấu nước đã phát triển được các gene đặc biệt, cho phép chúng tồn tại trong điều kiện khô hạn nhất".
Tim ra bi an cua sinh vat song dai nhat Trai dat - Anh 1
Tardigrades được coi là loài sinh vật tiến gần nhất đến khái niệm bất tử.
“Protein mã hóa bởi các gene của loài vật này là độc nhất. Nó có thể bảo vệ các vật chất hữu cơ như vi khuẩn, men và các enzyme”, ông Boothby nói.
Loại protein này được đặt tên là TDP, theo tên gọi của sinh vật dài 1mm “sống dai” nhất thế giới này.
Trước kia, khả năng sinh tồn đáng sợ của gấu nước được cho là nhờ vào trehelose, một loại đường thường thấy trong cơ thể của loài tôm. Loại đường này cho phép gấu nước có thể sống sót dù ở trong môi trường không có nước đến cả một thập kỷ.
Nhưng trong nghiên cứu mới nhất, công bố trên tạp chí Molecular Cell, các nhà khoa học đưa loại gene này vào chất lên men và vi khuẩn. Kết quả là chúng cũng có khả năng tồn tại đáng kinh ngạc như gấu nước.
Theo tiến sĩ Boothby, các thí nghiệm cho thấy TDP mang tác dụng tương tự cho các vật liệu sinh học khác: tế bào, vi khuẩn... Vậy nên, khoa học có thể sử dụng protein này để bảo vệ đất trồng khỏi hạn hán, bảo quản thuốc mà không cần làm lạnh.
Bọ gấu nước là loài bọ rất nhỏ, kích thước chỉ dưới 1 mm và không bao giờ lớn hơn giới hạn này. Loài bọ này có 8 chân to khỏe, không có mắt nhưng dùng chiếc miệng lớn với các mấu sắc xung quanh cho việc săn mồi, nhai mồi, xe thức ăn.
Chúng chủ yếu ăn rêu, tảo và địa y, nhưng đôi khi nó ăn cả đồng loại của mình.
Loài bọ gấu nước này lần đầu tiên được phát hiện bởi nhà khoa học người Hà Lan Anton van Leeuwenhoek vào năm 1702. Ông phát hiện chúng khi lấy những lớp bùn trên máng xối nhà mình và cho nước vào.
Dưới kính hiển vi, ông nhìn thấy các vi sinh vật bắt đầu hoạt động.
Tim ra bi an cua sinh vat song dai nhat Trai dat - Anh 2
Tardigrade có 8 chân, mặt béo phị nhiều nếp gấp, miệng đầy răng sắc nhọn. Ảnh: BBC
Theo các nhà khoa học hiện đại, bọ gấu nước đã tồn tại trên Trái đất chúng ta từ rất lâu. Bằng chứng là hóa thạch của chúng được phát hiện đã có niên đại lên tới hơn 500 triệu năm.
Vào năm 1948, nhà khoa học người Ý Tina Franceschi đã vô tình phát hiện ra khả năng chịu khô hạn của loại bọ này khi kiểm tra những rêu mốc trong viện bảo tàng đã héo từ 120 năm.
Khi cô cho vào rêu một chút nước và nhìn trong kính hiển vi, cô thấy các sinh vật động đậy và đó chính là chúng.
Sau đó, các nhà khoa học khác cũng thử nghiệm phơi khô bọ gấu nước trong 8 năm và cũng có kết quả tương tự.
Thùy Dung (Tổng hợp)

Không có nhận xét nào: