Chưa gì mà đã trên nửa thế kỷ trôi qua. Cái thuở mà tôi ngập ngừng bước chân vô trường Sư Phạm, chọn ban Việt Hán. Cái ban mà bất cứ ai mới thoạt nghe, cứ tưởng là dành riêng cho các cụ già hoặc mấy tay chuyên khảo cứu đồ cổ.
Một trong những cụ già năm đó là tôi, tính tới tính lui cho kỹ thì chỉ mới có hai mươi. Đó là tính theo năm sanh, chớ tính theo tháng như bên nầy thì rõ ràng cụ Phước mới có mười chín thôi hà. Mà nhà trường Sư Phạm lại cắc cớ thiệt tình, phải chi lớp tôi sắp cạnh bên ban Sử Địa thì cũng đỡ, nhè đâu lại sát cạnh bên Pháp Văn. Ôi cha, các cô Pháp Văn xuất thân từ các trường đầm như Marie Curie, Couvent des Oiseaux... thiệt là sang trọng, quí phái, đẹp đẽ, quả tình tôi không đủ ngôn ngữ để ca tụng hơn nữa. Thôi nói đại môt câu là mấy cô nầy đẹp quá, thấy muốn chết liền! Quả tình tôi không dám ngó, nói chi đến liếc. Đó là nói riêng phần tôi thôi, còn các bạn tôi, biết đâu cũng có vài ông thần liều mạng, biết chết mà cũng muốn đâm đầu vô, chuyện tình là chuyện riêng tư, kín đáo ai mà biết!
Riêng ban Việt Hán của tôi, ngoài các ông cụ non sinh viên, còn có các Giáo Sư môn Hán Văn, dĩ nhiên là các cụ già. Các sư phụ tôi cụ nào cụ nấy già thiệt là già, da dẻ cụ nào cũng nhăn nheo như trái ổi chin héo. Làm sao tôi quên được cụ Tú Kép Vũ Huy Chiểu, đôi mắt lèm nhèm, quần trắng áo the đen, thường đến trường trên chiếc xích lô đạp. Cụ thường xuyên phải đi tiểu không thể rán nhịn được. Chắc là nhà ở xa lắm. Mỗi lần xe ngừng lại, cụ bèn đi đến khu vực vườn hoa ngay mặt trước trường, chọn đứng giữa các luống hoa cỏ của ban Vạn Vật ươm trồng nghiên cứu, học tập, để giải quyết nổi khổ tâm nảy giờ. Tôi muốn các bạn Vạn Vật phải biết cám ơn thầy tôi vì nhờ có thầy mà các luống hoa đẹp hơn, cây cỏ tươi mát hơn, khỏi phải tưới tiêu chăm sóc mỗi ngày. Phải vậy không, các bạn ban Vạn Vật dễ mến...
Cụ nào cũng vậy, tuy tuổi tác cao nhưng đầu óc lúc nào cũng minh mẫn. Cái học ngày xưa sao mà thần tình quá. Không cụ nào cầm theo sách vở, tài liệu gì cả. Vậy mà ngày nào giảng bài gì, nói tới đâu, tuần sau tiếp theo phần kế, không hề một sai sót nhỏ. Hay thiệt là hay.
Cụ Nguyễn Sĩ Giác là vị khoa bảng cao nhất trong các sư phụ. Cụ đỗ Tiến Sĩ nên được mọi người gọi là cụ Nghè Giác. Người cụ ốm yếu, mong manh, già đến độ như không thể già hơn được nữa. Đôi mắt cụ hấp háy sau đôi kính lão và khi bắt buộc phải đọc sách hay kiểm bài, cụ dùng chiếc kính lúp thật to rồi ép sát tròng mắt vào. Tuy đôi mắt kém, thân thể yếu đuối bịnh hoạn, giọng cụ khi bình văn vẫn sang sảng, gẩy gọn, rõ ràng, không bao giờ lỗi lầm hoặc sai sót...
Mỗi buổi học nhìn các cụ trên bục giảng, tôi mơ về một thế giới mà đạo đức, phẩm hạnh, lễ tiết ngự trị. Một thế giới mà người đối xử với người bằng lòng nhân ái, thương yêu, đùm bọc... Ngoài ra tôi còn được học với cụ cử Đỗ Văn Bình, Linh Mục Nguyễn Văn Thích, viện trưởng Viện Hán Học Huế, và vài cụ nữa, tôi cực kỳ tôn kính về tài năng và phẩm hạnh.
Riêng bài viết nầy tôi muốn nhắc tới cụ cử Thẩm Quỳnh. Vào năm đó cụ cở tuổi tôi bây giờ và cụ còn tráng kiện phong độ nhiều hơn các cụ kể trên. Cụ ăn mặc chỉnh tề kỹ lưỡng, quần áo lúc nào cũng thẳng nếp. Bất cứ ai thoạt nhìn đều phải kính trọng, rụt rè trước nét trang nghiêm, uy nghi, chững chạc của cụ. Đối với các thầy, khi giao tiếp, chúng tôi đều: Dạ, thưa. Nhưng riêng cụ Thẩm Quỳnh không biết do đâu chúng tôi đều -Dạ, bẩm... Tôi thắc mắc hoài chữ Bẩm nầy và cố dọ hỏi cho ra lẽ. Mới biết có một thời cụ ngồi Tổng Đốc Hà Đông, được người dưới “dạ bẩm” mãi thành quen. Chúng tôi cũng vui vẻ mà bắt chước vì xưng hô như vậy mới đúng là ... con nhà gia giáo.
Nhưng tôi nhớ thương kính trọng cụ Thẩm Quỳnh không phải chỉ có chuyện nầy. Vốn là thời đó chưa có Đài Truyền Hình, chỉ mới có Đài Phát Thanh Pháp Á, mỗi tuần có phát thanh chương trình thơ văn Tao Đàn do thi sĩ Đinh Hùng phụ trách. Phần bình luận thơ văn do Đinh Hùng đảm nhiệm, nữ nghệ sĩ Hồ Điệp ngâm thơ và thi sĩ Tô Kiều Ngân thổi sáo. Ba má tôi không bao giờ nghe chương trình nầy vì không hiểu giọng Bắc khi ngân nga trong tiếng sáo tiếng nhạc. Thiệt tình là không biết người ngoại quốc họ hát cái gì. Riêng tôi thì lại chết mê chết mệt. Giọng ngâm mượt mà, khi lên cao khi xuống thấp, khi uốn éo, nghe thiệt là đã, nhiều khi muốn khóc hết sức! Sao mà người Bắc tài hoa đến như vậy? Tiếng sáo Tô Kiều Ngân vi vu theo điệu nhạc, đôi khi trầm buồn, đôi khi cao vút, khiến lòng tôi sao xuyến chơi vơi. Không mê sao được!
Cho đén một buổi học, không biết ai đó tặng cho cụ cử Thẩm Quỳnh quyển Đường Vào Tình Sử của thi sĩ Đinh Hùng mới vừa xuất bản. Hình như đây là tập thơ đầu tay, dù thi sĩ đã thành danh từ lâu lắm rồi.
Cầm tập thơ trong tay, chỉ mới nhìn qua cái nhan đề, cụ đã sang sảng thốt lên ngay giữa lớp: - Tình sử mà lại có đường vào! Cái gì thì tôi có thể quên nhưng câu nói cụ Thẩm trưa đó, làm sao tôi quên cho được.
Một trong những cụ già năm đó là tôi, tính tới tính lui cho kỹ thì chỉ mới có hai mươi. Đó là tính theo năm sanh, chớ tính theo tháng như bên nầy thì rõ ràng cụ Phước mới có mười chín thôi hà. Mà nhà trường Sư Phạm lại cắc cớ thiệt tình, phải chi lớp tôi sắp cạnh bên ban Sử Địa thì cũng đỡ, nhè đâu lại sát cạnh bên Pháp Văn. Ôi cha, các cô Pháp Văn xuất thân từ các trường đầm như Marie Curie, Couvent des Oiseaux... thiệt là sang trọng, quí phái, đẹp đẽ, quả tình tôi không đủ ngôn ngữ để ca tụng hơn nữa. Thôi nói đại môt câu là mấy cô nầy đẹp quá, thấy muốn chết liền! Quả tình tôi không dám ngó, nói chi đến liếc. Đó là nói riêng phần tôi thôi, còn các bạn tôi, biết đâu cũng có vài ông thần liều mạng, biết chết mà cũng muốn đâm đầu vô, chuyện tình là chuyện riêng tư, kín đáo ai mà biết!
Riêng ban Việt Hán của tôi, ngoài các ông cụ non sinh viên, còn có các Giáo Sư môn Hán Văn, dĩ nhiên là các cụ già. Các sư phụ tôi cụ nào cụ nấy già thiệt là già, da dẻ cụ nào cũng nhăn nheo như trái ổi chin héo. Làm sao tôi quên được cụ Tú Kép Vũ Huy Chiểu, đôi mắt lèm nhèm, quần trắng áo the đen, thường đến trường trên chiếc xích lô đạp. Cụ thường xuyên phải đi tiểu không thể rán nhịn được. Chắc là nhà ở xa lắm. Mỗi lần xe ngừng lại, cụ bèn đi đến khu vực vườn hoa ngay mặt trước trường, chọn đứng giữa các luống hoa cỏ của ban Vạn Vật ươm trồng nghiên cứu, học tập, để giải quyết nổi khổ tâm nảy giờ. Tôi muốn các bạn Vạn Vật phải biết cám ơn thầy tôi vì nhờ có thầy mà các luống hoa đẹp hơn, cây cỏ tươi mát hơn, khỏi phải tưới tiêu chăm sóc mỗi ngày. Phải vậy không, các bạn ban Vạn Vật dễ mến...
Cụ nào cũng vậy, tuy tuổi tác cao nhưng đầu óc lúc nào cũng minh mẫn. Cái học ngày xưa sao mà thần tình quá. Không cụ nào cầm theo sách vở, tài liệu gì cả. Vậy mà ngày nào giảng bài gì, nói tới đâu, tuần sau tiếp theo phần kế, không hề một sai sót nhỏ. Hay thiệt là hay.
Cụ Nguyễn Sĩ Giác là vị khoa bảng cao nhất trong các sư phụ. Cụ đỗ Tiến Sĩ nên được mọi người gọi là cụ Nghè Giác. Người cụ ốm yếu, mong manh, già đến độ như không thể già hơn được nữa. Đôi mắt cụ hấp háy sau đôi kính lão và khi bắt buộc phải đọc sách hay kiểm bài, cụ dùng chiếc kính lúp thật to rồi ép sát tròng mắt vào. Tuy đôi mắt kém, thân thể yếu đuối bịnh hoạn, giọng cụ khi bình văn vẫn sang sảng, gẩy gọn, rõ ràng, không bao giờ lỗi lầm hoặc sai sót...
Mỗi buổi học nhìn các cụ trên bục giảng, tôi mơ về một thế giới mà đạo đức, phẩm hạnh, lễ tiết ngự trị. Một thế giới mà người đối xử với người bằng lòng nhân ái, thương yêu, đùm bọc... Ngoài ra tôi còn được học với cụ cử Đỗ Văn Bình, Linh Mục Nguyễn Văn Thích, viện trưởng Viện Hán Học Huế, và vài cụ nữa, tôi cực kỳ tôn kính về tài năng và phẩm hạnh.
Riêng bài viết nầy tôi muốn nhắc tới cụ cử Thẩm Quỳnh. Vào năm đó cụ cở tuổi tôi bây giờ và cụ còn tráng kiện phong độ nhiều hơn các cụ kể trên. Cụ ăn mặc chỉnh tề kỹ lưỡng, quần áo lúc nào cũng thẳng nếp. Bất cứ ai thoạt nhìn đều phải kính trọng, rụt rè trước nét trang nghiêm, uy nghi, chững chạc của cụ. Đối với các thầy, khi giao tiếp, chúng tôi đều: Dạ, thưa. Nhưng riêng cụ Thẩm Quỳnh không biết do đâu chúng tôi đều -Dạ, bẩm... Tôi thắc mắc hoài chữ Bẩm nầy và cố dọ hỏi cho ra lẽ. Mới biết có một thời cụ ngồi Tổng Đốc Hà Đông, được người dưới “dạ bẩm” mãi thành quen. Chúng tôi cũng vui vẻ mà bắt chước vì xưng hô như vậy mới đúng là ... con nhà gia giáo.
Nhưng tôi nhớ thương kính trọng cụ Thẩm Quỳnh không phải chỉ có chuyện nầy. Vốn là thời đó chưa có Đài Truyền Hình, chỉ mới có Đài Phát Thanh Pháp Á, mỗi tuần có phát thanh chương trình thơ văn Tao Đàn do thi sĩ Đinh Hùng phụ trách. Phần bình luận thơ văn do Đinh Hùng đảm nhiệm, nữ nghệ sĩ Hồ Điệp ngâm thơ và thi sĩ Tô Kiều Ngân thổi sáo. Ba má tôi không bao giờ nghe chương trình nầy vì không hiểu giọng Bắc khi ngân nga trong tiếng sáo tiếng nhạc. Thiệt tình là không biết người ngoại quốc họ hát cái gì. Riêng tôi thì lại chết mê chết mệt. Giọng ngâm mượt mà, khi lên cao khi xuống thấp, khi uốn éo, nghe thiệt là đã, nhiều khi muốn khóc hết sức! Sao mà người Bắc tài hoa đến như vậy? Tiếng sáo Tô Kiều Ngân vi vu theo điệu nhạc, đôi khi trầm buồn, đôi khi cao vút, khiến lòng tôi sao xuyến chơi vơi. Không mê sao được!
Cho đén một buổi học, không biết ai đó tặng cho cụ cử Thẩm Quỳnh quyển Đường Vào Tình Sử của thi sĩ Đinh Hùng mới vừa xuất bản. Hình như đây là tập thơ đầu tay, dù thi sĩ đã thành danh từ lâu lắm rồi.
Cầm tập thơ trong tay, chỉ mới nhìn qua cái nhan đề, cụ đã sang sảng thốt lên ngay giữa lớp: - Tình sử mà lại có đường vào! Cái gì thì tôi có thể quên nhưng câu nói cụ Thẩm trưa đó, làm sao tôi quên cho được.
Quá đúng đối với riêng tôi. Quả thật tình sử không có đường vào. Chắc chắn là không có và tuyệt nhiên là không. Nếu có đường vào tình yêu thì đâu có ai đau khổ. Bộ hưỡn hả, nặn tim vắt óc làm thơ, viết văn chi cho mệt vậy. Có bài thơ, bài văn hay nào đi ca tụng hạnh phúc đâu, toàn là đau khổ với thất tình. Như vậy mới hay được. Còn nếu không thực sự đau khổ thì cũng phải làm bộ. Phải không các bạn thân yêu của tôi.
Nhưng khám phá ra cái vụ đau khổ trong thơ văn này không phải tôi. Là của đại thi sĩ Alfred de Musset người tình của Nữ thi sĩ George Sand, ông nhỏ hơn bà 6 tuổi, lúc đó bà đã có chồng con, mối tình sôi nổi cuồng nhiệt, thi sĩ đã phán hai câu kết thần tình trong bài Nuit de Mai :
“ Những câu tuyệt vọng là những câu thơ hay, những câu bất hủ là những câu đầy máu lệ” Tôi quên tiếng Tây nhiều rồi, dịch dở quá. Xin ghi lại bản chánh dành riêng các bạn bên Tây. Mà cũng hơi dư, bên Tây hay bên Tàu, ai cũng dư sức biết bài nầy rồi, học từ nhỏ xíu.
Nhưng khám phá ra cái vụ đau khổ trong thơ văn này không phải tôi. Là của đại thi sĩ Alfred de Musset người tình của Nữ thi sĩ George Sand, ông nhỏ hơn bà 6 tuổi, lúc đó bà đã có chồng con, mối tình sôi nổi cuồng nhiệt, thi sĩ đã phán hai câu kết thần tình trong bài Nuit de Mai :
“ Những câu tuyệt vọng là những câu thơ hay, những câu bất hủ là những câu đầy máu lệ” Tôi quên tiếng Tây nhiều rồi, dịch dở quá. Xin ghi lại bản chánh dành riêng các bạn bên Tây. Mà cũng hơi dư, bên Tây hay bên Tàu, ai cũng dư sức biết bài nầy rồi, học từ nhỏ xíu.
“Les plus desespérés sont les chants les plus beaux.
Et j,en sais d"immortels qui sont de pur sanglots”.
Et j,en sais d"immortels qui sont de pur sanglots”.
VÕ KỲ ĐIỀN Laval. August 2017
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét