Chỉ một tuần ăn kiêng quá khắt khe có thể làm lượng chất béo trong tim tăng đến 44% và chức năng tim bắt đầu suy giảm, theo nghiên cứu mới công bố của Đại học Oxford (Anh).
Tiến sĩ Jennifer Rayner, thuộc Trung tâm Cộng hưởng từ, Đại học Oxford, ví những thực đơn ăn kiêng như những “chương trình thay thế bữa ăn”, đang trở thành mốt trong những năm gần đây. Các nhà dinh dưỡng học khuyến cáo nam giới nên tiêu thụ mỗi ngày khoảng 2.500 kcal, phụ nữ là 2.000 kcal Tuy nhiên, nhiều người ăn kiêng chỉ nạp 600 đến 800 kcal/ngày.
Nghiên cứu lần này của Đại học Oxford được thực hiện trên 21 người béo phì ở độ tuổi trung bình là 52, BMI là 37%. Họ ăn kiêng nghiêm ngặt với thực đơn chỉ 600 – 800 kcal và được kiểm tra chi tiết các cơ quan trong cơ thể sau 1 và 8 tuần lễ.
Chỉ sau 1 tuần, chế độ ăn kiêng hà khắc giúp tổng lượng mỡ cơ thể giảm 6%, mỡ nội tạng giảm 11% và mỡ gan giảm 42%. Cholesterol toàn phần, triglyceride, glucose, huyết áp và tình trạng đề kháng insulin cũng giảm đáng kể.
Tuy nhiên, cùng thời gian này, lượng chất béo trong tim đã tăng đến 44% và có sự suy giảm đáng kể về chức năng tim, ví dụ như khả năng bơm máu.
Nguyên nhân là do sự cắt giảm calories khiến chất béo được thải ra từ các bộ phận khá, đi vào trong máu và được cơ tim hấp thụ. Bởi lẽ, cơ tim rất ưa thích chọn mỡ hoặc đường làm nhiên liệu. Chúng nhanh chóng bị tràn ngập chất béo và chức năng bị suy giảm.
Với nhiều người, sau giai đoạn cấp tính đó, cơ thể từ từ điều chỉnh và chức năng tim dần dần hồi phục. Tuy nhiên, không phải ai cũng vượt qua được giai đoạn cấp tính. Những người có trái tim không mấy khỏe mạnh, nằm trong diện nguy cơ hoặc đang mắc vấn đề tim mạch nên cẩn trọng khi bắt đầu ăn kiêng. Các triệu chứng suy tim như hụt hơi hoặc loạn nhịp tim có thể tìm đến.
Vì vậy, các nhà nghiên cứu khuyên bạn hãy cẩn thận khi nghĩ đến việc cắt giảm calories tiêu thụ một cách quá đột ngột. Nếu tim bạn không hoàn toàn khỏe mạnh thì nhất thiết phải bàn bạc với bác sĩ trước khi định chuyển hẳn sang ăn kiêng hoặc ăn chay.
Nghiên cứu vừa được trình bày tại cuộc hơp thường niên của Hiệp hội Tim mạch châu Âu năm 2018.
A. Thư (Theo Telegraph)
Nguồn: NLĐ
6 bệnh ung thư phổ biến, những dấu hiệu nhận biết cực kỳ quan trọng
Ngày Phòng chống ung thư thế giới 4/2 năm nay có chủ đề ‘Chúng ta có thể, tôi có thể’. Thông điệp nhằm nâng cao sự hiểu biết của người dân và kêu gọi cộng đồng khám, sàng lọc, phát hiện ung thư sớm, góp phần điều trị hiệu quả bệnh
Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), ung thư là nguyên nhân gây tử vong thứ hai sau tim mạch. Mỗi năm thế giới có thêm 14,1 triệu bệnh nhân mắc ung thư, 8,2 triệu người tử vong vì căn bệnh này, trong đó có đến hơn 4 triệu người chết trẻ chỉ trong độ tuổi từ 30 – 69 tuổi.
Mỗi năm nước ta ghi nhận thêm 126.00 trường hợp mắc ung thư mới và trên 94.000 người tử vong do ung thư, cao hơn 9 lần số ca tử vong do tai nạn giao thông.
Nguyên nhân khiến tỉ lệ tử vong do ung thư ở nước ta cao vì trên 70% người bệnh đi khám, phát hiện, điều trị muộn. Trong khi với ung thư, phát hiện càng sớm, việc điều trị càng đơn giản, phát hiện muộn điều trị kéo dài, hiệu quả không cao.
Một số ung thư như gan, tỉ lệ khám và điều trị muộn lên tới 87,8%, ung thư phổi ở mức 84,3%, nên tỉ lệ chữa khỏi giảm đi nhiều.
Những năm qua, với sự kết hợp cùng lúc cả 4 hướng: phòng bệnh, phát hiện sớm, tăng cường chẩn đoán điều trị, chăm sóc giảm nhẹ, tỉ lệ chữa khỏi ung thư tại Việt Nam có nhích lên nhưng vẫn chỉ đạt khoảng 40%, thấp hơn nhiều so với các nước phát triển (70-80%). Tỉ lệ chữa khỏi cao chủ yếu là các bệnh dễ phát hiện sớm.
TS Hoàng Đình Chân – Nguyên bác sĩ Bệnh viện K Trung ương cho biết bất cứ bệnh ung thư nào nếu phát hiện sớm cơ hội chữa thành công đều cao vì thế mỗi người cần nhớ các dấu hiệu của bệnh để có thể sàng lọc bệnh một cách nhanh nhất.
TS Hoàng Đình Chân – Nguyên bác sĩ Bệnh viện K Trung ương cho biết bất cứ bệnh ung thư nào nếu phát hiện sớm cơ hội chữa thành công đều cao vì thế mỗi người cần nhớ các dấu hiệu của bệnh để có thể sàng lọc bệnh một cách nhanh nhất.
Dưới đây là các dấu hiệu điển hình của những bệnh ung thư phổ biến
Ung thư cổ tử cung: Dấu hiệu nhận biết đó là chảy máu âm đạo bất thường, tiết dịch âm đạo bất thường, đau khi giao hợp, đau vùng chậu hoặc đau phù chân.
Hiện nay, ung thư cổ tử cung có thể tầm soát và phát hiện sớm bằng các biện pháp như khám phụ khoa định kỳ.
Siêu âm tử cung phần phụ, siêu âm đầu dò, nội soi cổ tử cung, xét nghiệm phiến đoof tế bào âm đạp, xét nghiệm dấu ấn ung thư SCC
Ung thư tuyến tiền liệt: Dấu hiệu nhận biết là khó tiểu, tiểu buốt, đi tiểu ra máu, rối loạn tiêu hóa, táo món mãn tinh, đau khi xuất tinh, xuất tinh ra máu, phù nề chi dưới.
Tầm soát phát hiện sớm ung thư tiền liệt tuyến bằng cách siêu âm tiền liệt tuyến định kỳ 6 tháng /lần, xét nghiệm dấu ấn ung thư PSA, sinh thiết tuyến tiền liệt.
Ung thư tuyến giáp: Dấu hiệu nhận biết khối u hạch ở cổ, bị khan giọng, ho mạn tính, khó nuốt, khó thở, cảm giác đau tức bó chặt vùng cổ.
Tầm soát bằng cách siêu âm tuyến giáp, xét nghiệm chức năng nang tuyến giáp FT4, T3, FSH, xét nghiệm phát hiện sớm ung thư tuyến giáp TG.
Ung thư phổi: Dấu hiệu nhận biết: Ho khan kéo dài, khó thở, thường xuyên đau tức ngực, ho ra máu lẫn đờm, giảm cân nhanh, viêm phổi, viêm phế quản tái phát liên tục.
Tầm soát và phát hiện bằng cách chụp Xqung tim phổi thẳng, xét nghiệm dấu ấn ung thư và xét nghiệm test TB.
Ung thư vú: Dấu hiệu nhận biết sờ thấy có u ở vú, có u hạch ở hõm nách, núm vú chảy dịch, màu sắc vú thay đổi, hình dáng vú thay đổi.
Tầm soát bằng cách tự khám vú ở nhà, siêu âm tuyến vú, chụp Xquang tuyến vú, xét nghiệm dấu ấn ung thư vú CA 15-3, chọc sinh thiết tuyến vú nếu cần.
Ung thư gan: Dấu hiệu nhận biết ung thư gan đó là mệt mỏi, kém ăn, cảm giác nặng, tức, đau bụng dưới sườn phải, sờ thấy khối u vùng gan, vàng da và sụt cân đột ngột.
Cách phát hiện bằng cách siêu âm ổ bụng tổng quát, xét nghiệm chức năng gan, thận, xét nghiệm viêm gan B, viêm gan C, xét nghiệm dấu ấn ung thư gan AFP và CA 199
Khánh Ngọc
Nguồn: Infonet
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét