Nếu phải ước thấy gì trong giấc mơ , mình sẽ ước được thấy lại khung cảnh ngày xưa , cái ngày đầu của cuộc đời làm thẩy giáo , nơi đó có nhiều thứ mà vừa mới hôm qua mình tìm lại được , sân trường , lớp học cũ và nhiều khuôn mặt học trò , những hình ảnh đó nắm tay lôi ngược mình trở về thời xa xưa đó , thời mà người ta nâng niu , gìn giữ nó , cho nó là đẹp nhất trong đời : thời cắp sách đi học .Và các em đã kỷ niệm nó bằng một ngày vui long trọng
Cuốn vở , cái cặp là những vật vô tri nhưng khi được người học trò cầm đến , nó trở nên thi vị và tri thức ,không biết người nào đó cắt cớ tinh nghịch đem chữ cắp gắn liền với sách vở , học hành ,để mình thấy hình ảnh cắp sách đến trường sao mà nó dễ thương đến như vậy , sao không là xách , là cầm , mà là cắp , cho nên văn chương nó hay là , ở chỗ đó . Bằng các hình ảnh đã dầy công tìm kiếm , các em đã chiếu những đoạn phim quay ngược về quá khứ mà trong đó có những gam màu đẹp nhất của một đời người .
Hòa trong không khí của ngày vui – ngày các em tổ chức kỷ niệm bốn năm ngày mình rời trường – náo nhiệt và vui tươi , những ưu tư buồn phiền của những ông ,những bà mà tuồi đời đã hơn nửa thế kỷ được các em bỏ lại sau lưng để sống cho trọn niềm vui hội ngộ. Đúng với từ tay bắt mặt mừng .
Các em cho phép mình viết theo ý mình một chút , sao mà
trong cụm từ ngày ra trường mình thích chữ RỜI hơn nhỉ ?
Rời trường như một lời tạm biệt để hẹn ngày trở lại , tạm biệt cùng nổi nhớ , niềm thương ,không nhớ thương nó các em đâu trở lại gặp nó làm chi với muôn vàn cảm động như thế , trở lại nó như trở về một ngôi nhà cũ thương yêu của mình , trở lại trong tình cảm hội ngộ cho của tình bạn , của nghĩa thầy trò , trong ngày này , các em đã chôp dính trong ký ức của từng em để đem về nơi này bằng hình ảnh xa xưa của thời còn đi học , trong lưu bút ngày xanh thuở nào còn đó những nét chữ chưa cứng cỏi trong tuổi đời học trò , những hình ảnh dễ thuong của từng nụ cười , những tà áo dài , áo sơ mi ngắn đơn sơ nhưng chỉ có học trò mới độc quyền mặc nó , nơi đó ẩn dụ màu trắng của sự trinh nguyện , có màu xanh của những hy vọng vào tương lai mỗi đứa , mình lắng cạn đáy của hôn mình để nghe các em làm một cuộc hành trình về nguồn qua những lời đối đáp , tuy không là diễn viên kịch nói nhưng các em đã làm xúc động người nghe , những mãnh đời khác nhau do số phận đã được các em nói lên , những thanh trầm nghe như lời nuối tiếc cho một mảnh đời bạn học gian khó , thanh bổng nghe như reo vui khi nhắc đến những nghịch ngơm của tuồi học trò .Những lượn sóng âm ba trầm bổng của câu chuyện dẫn người nghe qua những khúc khủy ghập ghềnh hay bằng phẳng cuộc đời
Niên khóa các em hoc như một sợi dây cột lại hai khía cạnh lịch sử ,có những em may mắn còn đượcđi học , có những em buộc phải dở dang do nhiều lý lẻ , có người nói số phận của con ngưòi là do thiên định ,điều đó có khi không đúng qua biểu cảm số phận của vài em , với những cái áo , cái quần vá víu nhiều chỗ mà các em chọc là mang cả các Ti vi vào trường đã cho thấy những ý chí kiên cường vượt qua số phận .
Buổi lễ được điểm xuyết bằng những hình ảnh vui của các cặp đôi ‘hoàn hảo “ , cuộc thi hoa hậu bằng những nét còn ngương ngịu làm đáng yêu của những thí sinh không chuyên .
Mình về trường Hoàng Diệu có hai niên khóa ngắn ngủi , hai niên khóa đó –theo mình – chẳng làm được điều gì trong bể học mênh mông , ngại ngùng khi mỗi lần nhận được lời mời tham dự nói theo ý thơ của ông Ha Tri chương “ tương thức bất tương kiến “ , lớp nhỏ thì quên mình , lớp chưa dạy thì không biết , nên có khi thấy như mình hay đã qua tâm trạng nửa vui , nửa buồn , buồn vì Hà xứ Lai , vui vì thấy các em dù không biết mình hay đã quên mình ,thành công lẫn thành nhân trong cuộc đời , vui vì tình thầy trỏ sau bao nhiêu thăng trầm của cuộc sống vẫn còn nét tôn sư trọng đạo , các em qua nhiều cử chỉ đã làm ấm lòng những người thầy , người cô bỏ nghiệp .
Nếu ví cuộc đời này như một cuộc hý trường thì những cảnh vui bên những bi , ố của cuộc đời là nhữn lúc mình thấy lại các em học trò cũ khi xưa cùng những tình thương trân quý của khung cảnh học đường ngày cũ .
Cho mình gửi lời cám ơn đến các em học sinh Hoàng Diệu niên khóa 1971-1978 đã nhớ đến và mời mình dự cuộc vui .Nhiều khi mình ghĩ mình đứng bên cánh cửa hẹp của sự dạy dỗ nhưng tấm lòng tri ngộ của các em đã mở toang cánh cửa mà bấy lâu nay mình do dự không dám bước vào vì nhiều lẽ .
Mong sao những lời lẽ này như là một đóng góp nhỏ của ngày vui lớn của các em.
Rời trường như một lời tạm biệt để hẹn ngày trở lại , tạm biệt cùng nổi nhớ , niềm thương ,không nhớ thương nó các em đâu trở lại gặp nó làm chi với muôn vàn cảm động như thế , trở lại nó như trở về một ngôi nhà cũ thương yêu của mình , trở lại trong tình cảm hội ngộ cho của tình bạn , của nghĩa thầy trò , trong ngày này , các em đã chôp dính trong ký ức của từng em để đem về nơi này bằng hình ảnh xa xưa của thời còn đi học , trong lưu bút ngày xanh thuở nào còn đó những nét chữ chưa cứng cỏi trong tuổi đời học trò , những hình ảnh dễ thuong của từng nụ cười , những tà áo dài , áo sơ mi ngắn đơn sơ nhưng chỉ có học trò mới độc quyền mặc nó , nơi đó ẩn dụ màu trắng của sự trinh nguyện , có màu xanh của những hy vọng vào tương lai mỗi đứa , mình lắng cạn đáy của hôn mình để nghe các em làm một cuộc hành trình về nguồn qua những lời đối đáp , tuy không là diễn viên kịch nói nhưng các em đã làm xúc động người nghe , những mãnh đời khác nhau do số phận đã được các em nói lên , những thanh trầm nghe như lời nuối tiếc cho một mảnh đời bạn học gian khó , thanh bổng nghe như reo vui khi nhắc đến những nghịch ngơm của tuồi học trò .Những lượn sóng âm ba trầm bổng của câu chuyện dẫn người nghe qua những khúc khủy ghập ghềnh hay bằng phẳng cuộc đời
Niên khóa các em hoc như một sợi dây cột lại hai khía cạnh lịch sử ,có những em may mắn còn đượcđi học , có những em buộc phải dở dang do nhiều lý lẻ , có người nói số phận của con ngưòi là do thiên định ,điều đó có khi không đúng qua biểu cảm số phận của vài em , với những cái áo , cái quần vá víu nhiều chỗ mà các em chọc là mang cả các Ti vi vào trường đã cho thấy những ý chí kiên cường vượt qua số phận .
Buổi lễ được điểm xuyết bằng những hình ảnh vui của các cặp đôi ‘hoàn hảo “ , cuộc thi hoa hậu bằng những nét còn ngương ngịu làm đáng yêu của những thí sinh không chuyên .
Mình về trường Hoàng Diệu có hai niên khóa ngắn ngủi , hai niên khóa đó –theo mình – chẳng làm được điều gì trong bể học mênh mông , ngại ngùng khi mỗi lần nhận được lời mời tham dự nói theo ý thơ của ông Ha Tri chương “ tương thức bất tương kiến “ , lớp nhỏ thì quên mình , lớp chưa dạy thì không biết , nên có khi thấy như mình hay đã qua tâm trạng nửa vui , nửa buồn , buồn vì Hà xứ Lai , vui vì thấy các em dù không biết mình hay đã quên mình ,thành công lẫn thành nhân trong cuộc đời , vui vì tình thầy trỏ sau bao nhiêu thăng trầm của cuộc sống vẫn còn nét tôn sư trọng đạo , các em qua nhiều cử chỉ đã làm ấm lòng những người thầy , người cô bỏ nghiệp .
Nếu ví cuộc đời này như một cuộc hý trường thì những cảnh vui bên những bi , ố của cuộc đời là nhữn lúc mình thấy lại các em học trò cũ khi xưa cùng những tình thương trân quý của khung cảnh học đường ngày cũ .
Cho mình gửi lời cám ơn đến các em học sinh Hoàng Diệu niên khóa 1971-1978 đã nhớ đến và mời mình dự cuộc vui .Nhiều khi mình ghĩ mình đứng bên cánh cửa hẹp của sự dạy dỗ nhưng tấm lòng tri ngộ của các em đã mở toang cánh cửa mà bấy lâu nay mình do dự không dám bước vào vì nhiều lẽ .
Mong sao những lời lẽ này như là một đóng góp nhỏ của ngày vui lớn của các em.
Thân mến
18/6/2018
Huỳnh Thanh Long .
Huỳnh Thanh Long .
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét