a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT NĂM MỚI GIÁP THÌN AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM GIÁP THÌN VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Chủ Nhật, 8 tháng 11, 2015

7 loại hoa được sử dụng trong y học cổ truyền

(China Photos/Getty Images)
(China Photos/Getty Images)
Tác giả Cathy Margolin, bác sĩ Đông y, bác sĩ châm cứu , người sáng lậpPacific Herbs.
Thực vật có hoa thật tài tình. Chúng biết làm thế nào để chiếm được sự chú ý của chúng ta và thu hút các loài côn trùng. Chúng cố ý khoe ra giới tính của mình. Và điều đó là hoàn toàn hợp lý vì nhiệm vụ của những bông hoa là đảm nhiệm chức năng sinh sản của cây. Thực vật sản sinh ra những cánh hoa xinh đẹp có màu sắc và hình dáng đa dạng với bộ phận sinh sản được ẩn giấu tài tình ở bên trong. Những bông hoa tỏa ra mùi hương kích thích mạnh mẽ, khuyến khích các loài côn trùng bay đến. Mật hoa và phấn hoa là phần thưởng cho côn trùng, ngược lại thực vật cũng thu được lợi ích từ côn trùng khi chúng giúp các loài hoa thụ phấn bằng cách mang theo phấn hoa của cây này sang cây khác. Loài hoa thông minh hơn bạn tưởng, và chúng còn có rất nhiều công dụng.
Nhờ có hoa mà chúng ta có được các loại thực phẩm, chẳng hạn như gạo, lúa mì, ngô. Hoa còn cho chúng ta các vật liệu may mặc như bông và nguyên liệu dùng trong y học, liên tục trong hàng ngàn năm nay. Từ rất lâu trước khi thuốc tây y xuất hiện, các loại hoa đã được sử dụng để làm thảo dược trị bệnh và việc sử dụng chúng đã được ghi chép từ 500 năm sau công nguyên. Y học cổ truyền đã dùng hoa làm thảo dược trị bệnh để chữa trị rất nhiều các chứng bệnh khác nhau. Dưới đây là một vài ví dụ:
3048891_938a4901
Hoa kim ngân (Wikimedia Commons)
Hoa kim ngân (Kim ngân hoa) đã được sử dụng trong các nền văn hóa châu Á để trị cảm lạnh, cảm cúm và viêm họng. Gần đây, nó là một trong bốn loại thảo mộc được đưa vào công thức của một loại thuốc chống lại bệnh cúm lợn và đã chứng tỏ được đặc tính diệt khuẩn mạnh mẽ của mình.

Viola_reichenbachiana_001
Hoa Viola (Wikimedia Commons)
Hoa Viola (Tử hoa địa đinh) là loại hoa có màu tím. Loại hoa/thảo dược này có tác dụng chống viêm và hạ nhiệt, vì thế nó có khả năng điều trị sốt và nhiễm trùng do vi khuẩn. Nó đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ như một phương thuốc thảo dược để trị rắn cắn vì tác dụng làm giảm sưng và tiêu độc hiệu quả.
3911615361_0634f5b7f7_z
Hoa chùa (Tatters/ Flickr / CC BY)
Hoa chùa hoặc hoa hòe (Hòe hoa) được sử dụng để cầm máu. Y học cổ truyền thường sử dụng loại hoa/thảo mộc này trong điều trị bệnh trĩ và chứng đa kinh ở phụ nữ.

Chinese Chrysanthemum Flower
Hoa cúc (amnachphoto / iStock)
Hoa cúc (Cúc hoa) Loại thảo dược phổ biến này có tới hơn 30 loại khác nhau và là một phương pháp tự nhiên điều trị các bệnh về mắt như chứng khô mắt và đau mắt nói chung. Nó cũng thường được sử dụng cho bệnh cao huyết áp, đau đầu và một số bệnh khác trong y học cổ truyền.

(Anest/iStock)
Hoa rum (Anest / iStock)
Hoa rum (Hồng hoa) là loại hoa có màu đỏ, thường được dùng để điều trị rối loạn kinh nguyệt. Nó giúp điều hòa và làm tan các cục máu đông. Hoa rum đã được nghiên cứu rộng rãi và chứng tỏ hiệu quả trên những bệnh nhân bị bệnh tim và đau khớp. Loài hoa này cũng có tác dụng cao trong điều trị mụn cơm.

(Wikimedia Commons)
Hoa mộc lan (Wikimedia Commons)
Hoa mộc lan (Ngọc lan hoa) Bạn nghĩ sao khi một bông hoa sẽ giúp bạn trị nghẹt mũi? Loài hoa này là một trong những biện pháp thảo dược hữu hiệu nhất đẻ trị nghẹt mũi và viêm xoang mãn tính.

A lotus flower reaches full bloom at the newly restored lotus beds at Echo Park in Los Angeles on Tuesday, July 15, 2014. (AP Photo/Nick Ut)
Hoa sen (AP Photo / Nick Ut)
  • Hoa sen (Liên tử tâm) Sẽ thật thiếu sót nếu không đề cập đến một trong những loài hoa nổi tiếng nhất trong y học cổ truyền, hoa sen. Tám bộ phận của cây sen đều được sử dụng và có các đặc tính dược liệu khác nhau. Hoa sen có tác dụng điều trị rối loạn chảy máu (ví dụ chảy máu cam) và thường được sử dụng trong chứng sốt cao và các hội chứng kích thích khác. Nhị của hoa sen cũng có khả năng làm lành vết thương. Một tác dụng nữa của hoa sen trong y học cổ truyền là giúp ngủ ngon và chữa mê sảng.
Hoa thật sự có những đặc tính chữa bệnh tuyệt vời và làm thay đổi thế giới của chúng ta nhiều hơn chúng ta tưởng tượng. Y học cổ truyền nắm bắt và sử dụng được những lợi ích chữa bệnh của hoa chứ không chỉ đơn thuần là vẻ đẹp bề ngoài của chúng. Còn có rất nhiều loại hoa được sử dụng trong y học cổ truyền, nhiều hơn những gì mà tôi đề cập đến trong khuôn khổ bài viết này.
Cảm ơn các thực vật có hoa trong mùa hè này vì đã cho chúng ta được chiêm ngưỡng vẻ đẹp đa dạng của chúng. Những bông hoa không chỉ đẹp mắt, mà còn cung cấp cho chúng ta một nguồn dược liệu phong phú và quý giá.
Jennifer Dubowsky, là một bác sĩ châm cứu đã được cấp chứng chỉ hành nghề ở trung tâm thành phố Chicago, Illinois, kể từ năm 2002. Dubowsky có trong tay bằng Cử nhân Khoa học về Y học vận động từ trường Đại học Illinois ở Chicago và bằng Thạc sĩ Khoa học về Đông y từ trường Cao đẳng Châm cứu Tây Nam ở Boulder, Colorado. Trong quá trình học tập, bà đã hoàn thành xong một khóa thực tập bác sĩ nội trú tại Bệnh viện hữu nghị Trung-Nhật ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Dubowsky đã nghiên cứu và có các bài viết về y học cổ truyền và tổ chức các buổi tọa đàm về chủ đề này. Bà duy trì một trang blog nổi tiếng về sức khỏe và y học cổ truyền tại Acupuncture Blog Chicago.Adventures in Chinese Medicine (Những cuộc phiêu lưu trong Y học cổ truyền) là cuốn sách đầu tay của bà. Bạn có thể tìm hiểu thêm các thông tin về tác giả tại website: www.tcm007.com.
Tác giả: Jennifer Dubowsky 

Tác dụng chữa bệnh của hoa cúc


(chinaview/iStock)
Hoa cúc là loại thảo mộc tính mát, có tác dụng giải nhiệt, bổ mắt và hạ huyết áp. (chinaview/iStock)
Mỗi độ thu sang, khi những chiếc lá bắt đầu chuyển sắc, lòng tôi lại ngập tràn những cảm xúc hoài niệm về thời thơ ấu ở New England. Khi những ngày hè oi ả qua đi, không khí trở nên mát mẻ báo hiệu rằng mùa thu sắp đến, trẻ con chúng tôi lại chọn ra những chiếc lá nhiều màu sắc nhất để làm thành giấy sáp, hay cùng nhau khắc hình lên những quả bí ngô. Dăm ba lần mỗi độ mùa thu, chúng tôi sẽ đi đến Cider Mill, một nhà máy làm rượu táo kiểu cũ ở gần nhà chúng tôi. Ở đó, chúng tôi có thể xem táo chín lăn vào một chiếc thùng rộng hình phễu, sau đó được nghiền nát thành nước táo tươi hoặc làm rượu táo.
Không chỉ có táo, bí ngô, và những bông ngũ cốc đầy màu sắc, Cider Mill còn có những chậu hoa cúc – những khóm hoa cuối cùng còn sót lại trong tiết trời se lạnh của mùa thu. Những bông cúc vẫn thản nhiên khoe sắc, rực rỡ và tươi mới như thể đã sẵn sàng ngồi trên những bậc cửa xinh xắn và chờ đón cái giá lạnh se sắt đầu tiên của mùa đông.
(Carl Court/Getty Images)
Khi bạn ghé thăm chợ nông sản hoặc một nông trang vào mùa thu này, đừng quên ngắm nhìn những khóm hoa cúc xinh đẹp. (Carl Court/Getty Images)
Ngoài vẻ đẹp và sức chịu đựng phi thường, những bông hoa cúc còn có nhiều đặc tính đáng quý khác, đặc biệt là trong y học cổ truyền. Dưới đây là một số điều bạn có thể chưa biết về loại thảo dược này:
– Trong các nền văn hóa phương Đông, hoa cúc là biểu tượng của sự may mắn, giàu có, hạnh phúc, và trường thọ. Chính vì thế, hoa cúc được coi là quốc hoa của Nhật Bản.
– Những bông hoa cúc gợi cho chúng ta những suy ngẫm về mùa thu và mùa đông sắp tới. Những cánh hoa nở rộ còn tượng trưng cho mặt trời và sự trở lại đầy hy vọng sau những ngày mùa đông u ám.
– Hoa cúc là một loài hoa cổ xưa. Chúng đã được trồng từ hơn 3.000 năm về trước.
– Trong y học cổ truyền, hoa cúc là một loại thảo mộc đa năng. Chúng được sử dụng để trị đau đầu thể phong nhiệt, một dạng đau đầu kèm theo cảm mạo và sốt nóng.
– Hoa cúc là một loại thảo mộc tính mát, hương thơm nhẹ. Nó có tác dụng giải nhiệt, trị gan nóng, đặc biệt khi có biểu hiện mắt khô, đỏ, hoặc đau.
– Tính mát của hoa cúc còn giúp điều trị thận hư gan yếu, đặc biệt khi nó gây ra mờ mắt hoặc hoa mắt, hoặc giải nhiệt trong trường hợp gan nóng, triệu chứng là chóng mặt, hoa mắt và đau đầu.
– Vì hoa cúc có khả năng làm tiết chế “dương vượng” nên nó còn là một loại thảo mộc hữu ích trong điều trị cao huyết áp.
– Hoa cúc màu nào cũng đều có thể sử dụng được, cúc trắng (còn gọi là cúc ngọt) là loại tốt nhất để bổ gan và bổ mắt. Cúc vàng cũng rất tốt trong việc điều trị các triệu chứng về mắt và đau đầu do cảm lạnh và cúm.
(Lcc54613/iStock)
Cúc trắng (còn gọi là cúc ngọt) là loại tốt nhất để bổ gan và bổ mắt. (Lcc54613/iStock)
– Bạn có thể thu hoạch hoa cúc, rồi phơi khô, và cất đi dùng dần. Chỉ cần cắt toàn bộ cây khi hoa đang nở rộ và dốc ngược xuống để phơi khô. Sau đó, bạn có thể dùng những bông hoa này để ướp trà. Để có hiệu quả điều trị, trà hoa cúc phải được dùng liên tục trong vài tuần hoặc vài tháng.
– Để làm hạ huyết áp hoặc cholesterol, hãy uống trà hoa cúc với nước quả hawthorne. Bạn có thể cần phải thêm một chút đường, vì quả hawthorne có vị hơi chua. Nếu muốn bồi bổ cho gan và thận, hoặc bổ mắt, hãy cho thêm kỷ tử vào ấm trà của bạn.
Khi bạn ghé thăm chợ nông sản hoặc một nông trang vào mùa thu này, đừng quên ngắm nhìn những khóm hoa cúc xinh đẹp. Và suy nghĩ về chúng như một là loại thảo mộc thanh mát, có tác dụng giải nhiệt, bổ mắt và hạ huyết áp. 
Lynn Jaffee là một bác sĩ châm cứu đã được cấp phép, bà là tác giả của cuốn sách Simple Steps:The Chinese Way to Better HealthBài viết này được đăng lần đầu trênAcupunctureTwinCities.com.

Không có nhận xét nào: