Chuyên gia tâm lý học Harry Sullivan tin rằng bản chất của những mối ràng buộc xã hội gần gũi nhất của chúng ta là yếu tố có ý nghĩa hơn mọi thứ để định ra một trạng thái tâm lý lành mạnh. Ở lứa tuổi mới lớn, nghiên cứu đã liên kết một cách vững chắc giữa chất lượng của tình bạn với những tác động quan trọng như sự lành mạnh về cảm xúc, lòng tự trọng, khả năng vượt qua sự lo lắng về xã hội, và thành tích đạt được ở trường học.
Một nghiên cứu mới đây của các nhà nghiên cứu từ Đại học Atlantic Florida đã khảo sát sự ổn định lâu dài của tình bạn tuổi thanh thiếu niên trong các trường học ở Mỹ. Cụ thể, các nhà nghiên cứu đã quan tâm đến việc rạn nứt của những tình bạn thuở thiếu thời, và các yếu tố dự đoán trước cho những thăng trầm đó.
Nghiên cứu cho thấy rằng chỉ có 1% tình bạn mà bắt đầu vào lớp bảy – khi các em học sinh ở độ tuổi 12-13 – là kéo dài trong khoảng trọn vẹn thời gian 5 năm học trong trường. Những tình bạn bắt đầu từ năm lớp bảy có nguy cơ tan vỡ lớn nhất ngay năm đầu tiên (với tỷ lệ nguy cơ tan vỡ 76%). Khi các em đã vượt khỏi năm đầu tiên nguy hiểm này, thì các cơ hội phá vỡ tình bạn sau ba năm (chiếm tỉ lệ 64%), bốn năm (tỷ lệ 47%), hoặc năm năm (tỷ lệ 30%) đã được giảm bớt.
Các nhà nghiên cứu đã khám phá ra một số yếu tố có thể giúp dự đoán sự đổ vỡ tình bạn ở tuổi teen. Họ nhận thấy rằng các đặc trưng cá nhân ở độ tuổi này – chẳng hạn như giới tính, tuổi, tính cách sắc tộc, tính hung hăng, gây hấn, năng lực học tập – không phải là quan trọng khi dự đoán sự thành công của tình bạn. Vì vậy, tình bạn của các em gái không có nhiều khả năng sẽ tan vỡ hơn so với tình bạn của các em trai.
Thay vào đó, điều quan trọng là có hay không việc hai người bạn tuổi teen cùng chung nhau những đặc điểm này. Vì vậy, những người bạn mà có sự khác nhau về giới tính, chấp nhận ngang hàng nhau, về tính hung hăng, hay năng lực học thì rất nhiều khả năng sẽ tan vỡ tình bạn nhiều hơn những bạn giống nhau ở các khía cạnh này.
Tuổi thanh thiếu niên hay thay đổi?
Dễ dàng để cho rằng nghiên cứu này là bằng chứng cho thấy thanh thiếu niên (hoặc ít nhất, thanh thiếu niên Mỹ!) là một bộ phận không kiên định, hay thay đổi – điều này định đoạt một thời kỳ phát triển được đặc trưng bởi sự bất ổn, sự náo động, và sự nhầm lẫn về nhận dạng – tất cả trong số đó đều được phản ánh ở tình bạn của các em (điều mà hẳn cũng có thể đúng là như vậy).
Tôi đã có những cơn ác mộng liên quan đến những ai muốn quản lý vi mô việc giáo dục giới trẻ. Ví dụ, bé Johnny và cha mẹ của bé có thể được “khuyến cáo” không đầu tư vào tình bạn của bé với Suzy, vì qua thống kê, việc đó chỉ đơn giản là sẽ không kéo dài – đầu tiên mà xét thì Suzy là bé gái, chúng không xứng đôi rất nhiều bài kiểm tra và Suzy thì nổi tiếng hơn bé Johnny.
Rõ ràng, chúng ta nên cẩn thận về ý nghĩa mà chúng ta đặt định cho các dữ liệu như thế. Có những vấn đề quan trọng phải xem xét trước khi chúng ta đi đến kết luận. Ví dụ, rất có thể rằng bản chất hiểm họa của những tình bạn vị thành niên là một sự phản ánh về những khiếm khuyết, thiếu hụt của hệ thống giáo dục của chúng ta, chứ không phải là một đặc tính cố hữu của sự phát triển tâm lý trẻ vị thành niên.
Cấm đoán kết bạn thân
Càng ngày, giáo dục đang càng trở thành một dự án coi việc sản xuất “người lao động tri thức” – tức là, một sản phẩm có trí tuệ, có trình độ tốt, sẵn sàng xuất ra thị trường – như là lý do cho sự tồn tại của nó. Điều lo lắng là việc này làm xói mòn một môi trường quan trọng đối với những người trẻ tuổi để nuôi dưỡng và phát triển sự gần gũi về cảm xúc, sự quen thuộc, thân tình, và những tinh tế cho các mối quan hệ mà sẽ giúp cho các em hình thành nên những tình bạn ấm áp, được nuôi dưỡng, bền chặt suốt cả cuộc đời.
Từ quan điểm tâm lý học, gần đây tôi đã lập luận rằng chính sách giáo dục mà chỉ ưu tiên sản sinh ra những công nhân tri thức thì về bản chất có thể là đang bất đồng với ý tưởng rằng giáo dục phải phục vụ như là một nơi cho sự hình thành các mối quan hệ con người đích thực. Những gì chúng tôi có thể chứng kiến trong nghiên cứu này là chứng cớ cho thấy chúng ta đơn giản chỉ là không đang đưa ra các điều kiện cần thiết cho những mối quan hệ vị thành niên ổn định, lâu dài có thể phát triển.
Bạn không cần phải nhìn quá xa để tìm kiếm các lời kêu gọi gần đây ủng hộ việc hạn chế và quản lý vi mô tình bạn của trẻ em trong giáo dục, vì những nguyên cớ rằng chúng làm cản trở, quấy rầy tiến trình của những tình bạn đó. Một số trường học ở vương quốc Anh đã xem xét tới việc thông qua các biện pháp để ngăn chặn trẻ em có những người bạn thân thiết. Như một giáo viên đứng đầu của Anh đã gợi ý:
Có vẻ như có một sự phán xét đằng sau việc đó. Bạn có thể có được những tình bạn rất không muốn chia sẻ với ai, muốn sở hữu chúng. Tôi chắc chắn sẽ ủng hộ một chính sách mà nói rằng chúng ta nên có thật nhiều người bạn tốt, chứ không phải chỉ là có một người bạn tốt nhất.
Điều này dẫn chúng ta đến câu hỏi tại sao mối quan hệ giữa các cặp đôi trẻ tuổi, những người khác nhau (liên quan đến các yếu tố như giới tính và thành tích) lại không phát triển trong các trường học của chúng ta. Điều đó cũng nhắc cho chúng ta phải có một cái nhìn sâu hơn về mức độ mà chúng ta đang nuôi dưỡng sự chấp nhận và tính đa dạng thông qua các mối kết nối con người trong các trường học của chúng ta.
Trong cuốn sách “Educational Binds of Poverty” (Những ràng buộc về mặt giáo dục của sự bần cùng) của mình, nhà xã hội học Ceri Brown, Đại học Bath đã nhấn mạnh tới những cuộc đấu tranh khó tin nổi mà một số trẻ phải đối mặt để thiết lập tình bạn trong bối cảnh của “sự bất đồng” như vậy. Bà nhấn mạnh những kết cấu rất không thỏa đáng ở nơi phải hỗ trợ trẻ phát triển các mối quan hệ hoàn chỉnh, trong một hệ thống mà chỉ tập trung vào thành tích học tập là trên hết.
Mối quan hệ gần gũi trong tuổi vị thành niên là một phần quan trọng trong phát triển con người, và sự giáo dục phải thực hiện nhiều hơn để đảm bảo nó sẽ trở thành một môi trường cho những người trẻ tuổi suy ngẫm, nuôi dưỡng và phát triển chúng.
Sam Carr là một giảng viên bộ môn Giáo dục tại Đại học Bath. Bài viết này ban đầu được công bố trên The Conversation.
Tác giả: Sam Carr
Đi tìm hạnh phúc
Đang sống trong hạnh phúc mà có thể tự biết rõ ràng mình đang hạnh phúc, không phải là một việc dễ dàng.
— Hugo
Có một phú ông, rất giàu có, phàm là những gì có thể mua được ông đều có, nhưng ông đến một chút cũng không hề cảm nhận được hạnh phúc. Làm sao lại trở thành như thế? Ông cảm thấy rất khốn nhiễu muộn phiền, thế là ông mang tất cả những đồ trang sức, vật phẩm có giá trị, tất cả tiền bạc châu báu cả một đời tích góp có được đều cho vào trong một cái bao lớn, sau đó ông bắt đầu đi đó đây. Ông quyết định chỉ cần có ai có thể khiến ông tìm thấy hạnh phúc, ông sẽ tặng cả cái bao của cải cho người đó.
Ông tìm rồi lại tìm, hỏi rồi lại hỏi, cho đến khi tới một ngôi làng nọ, có một người trong thôn nói với ông: “ông nên đi tìm gặp vị Đại sư này, nếu như vị Đại sư ấy cũng không có cách nào khiến ông tìm thấy hạnh phúc, thế thì dù ông có đi tới chân trời góc bể nào, cũng không có người nào có thể giúp được ông đâu. ”
Phú ông đã gặp được vị Đại sư đang ngồi đả tọa thiền định, ông vô cùng xúc động, ông nói với vị Đại sư: “tôi đến là vì một mục đích, tài phúc cả một đời tôi kiếm được đều ở cả trong cái bao này, nếu Ngài có thể giúp tôi tìm được hạnh phúc, cái bao này tôi sẽ xin tặng cả cho ngài”
Vị Đại sư trầm mặc im lặng hồi lâu.
Màn đêm buông xuống, Sắc trời đang dần chuyển tối.
Bỗng nhiên Ngài bất ngờ tóm lấy cái túi từ trong tay phú ông rồi chạy đi, phú ông hốt hoảng, vừa khóc vừa la gọi chạy đuổi theo. Nhưng ông là người làng khác tới, đường sá dân sinh chưa tinh thuộc, đuổi theo không bao xa đã mất hút dấu.
Phú ông quả thật là như sắp phát điên, ông gào khóc: “Ông Trời à, của cải cả đời tôi đều bị cướp mất rồi, tôi đã thành một người bần cùng rồi! đã biến thành một ăn mày rồi!” ông cứ khóc mãi như thế, khóc tưởng chừng như chết đi sống lại.
Cuối cùng vị Đại sư đã quay trở lại đặt cái bao ngay bên cạnh phú ông, sau đó tạm ẩn lánh đi.
Không lâu sau phú ông kia tỉnh lại vừa nhìn thấy cái bao tưởng đã mất lại quay trở về, bắt đầu cười chẩy cả nước mắt nước mũi, rồi nói: “thật là tốt quá rồi! tốt quá rồi!”
Đúng lúc này vị Đại sư mới bước đến trước mặt phú ông, hỏi rằng: “thưa ông, hiện tại ông cảm thấy như thế nào? Cảm nhận thấy hạnh phúc không?
Phú ông nói: “ Hạnh phúc, tôi thật sự là đã quá hạnh phúc”
Mọi người khi đang có nó lại thường lãng quên sự tồn tại của nó, mãi đến khi mất đi rồi, mới cảm nhận thấy tầm quan trọng của nó, đây tựa hồ như căn bệnh phổ biến của đại đa số người cùng mắc phải. Hãy chú ý một chút đến tất cả những gì xung quanh bạn! Hơi thở của bạn, ghế ngồi thoải mái, âm nhạc yêu thích, thức ăn ngon miệng, căn phòng ấm áp, những người yêu thương bạn, ….. Đừng nhắm mắt làm ngơ, đừng thấy việc người khác làm cho mình như là lẽ đương nhiên, càng không nên xây dựng hạnh phúc từ sự truy cầu mù quáng.
Hạnh phúc ở ngay bên cạnh bạn, tất cả những gì chúng ta cần làm chính là nhận ra được điều đó.
Tác giả: Niệm Từ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét