Cậu bé người Serbia bắt đầu vẽ khi mới 2 tuổi, đặc biệt, cậu có thể tái hiện hình ảnh của thế giới động vật hoàn hảo đến từng chi tiết chỉ dựa vào trí nhớ mà không cần nhìn mẫu.
Có thể nói là tài không đợi tuổi, cậu bé này mới 15 tuổi nhưng năm 6 tuổi cậu bé này đã mở triễn lẵm của riêng mình rồi.
Trong cuộc trả lời phóng vấn, ‘cậu bé nói vẽ đối với cháu giống như một trò chơi vậy nó không khó và cháu rất thích vẽ’ ngoài ra cậu còn có trí nhớ rất tốt.
Ảnh cắt từ video
Arsène Lupin – Siêu trộm hào hoa của màn đêm nước Pháp
Cùng thời đại với Sherlock Holmes lừng danh ở Anh, ở Pháp cũng có một người nổi tiếng không kém Holmes, đó chính là tên trộm hào hoa – Arsène Lupin.
Arsène Lupin là một nhân vật hư cấu xuất hiện dưới ngòi bút của nhà văn Pháp Maurice Leblanc trong loạt truyện thám tử, tiểu thuyết trinh thám của ông.
Arsène Lupin ra đời nhờ vào ý tưởng của Pierre Lafitte, người bạn thân của Leblanc đồng thời là chủ bút tập san mang tên “Gì cũng biết”. Vào thời điểm ấy, dân chúng nước Pháp rất hào hứng theo dõi những câu chuyện phiêu lưu của vị thám tử kỳ tài Sherlock Holmes của xứ sở sương mù. Tập san “Gì cũng biết” lại mới ra đời, chưa thu hút được nhiều độc giả. Vậy nên Pierre Lafitte rất mong muốn tờ báo của mình sẽ có một loại truyện dài kỳ mà nhân vật chính cũng cuốn hút giống như Sherlock Holmes nhưng phải mang bản sắc của dân tộc Pháp. Và ông đã giao trọng trách này cho người bạn tốt của mình là Maurice Leblanc.
Vậy là vào năm 1905, Arsène Lupin lần đầu tiên xuất hiện trong câu chuyện có tựa đề “Arsène Lupin bị tóm cổ” được đăng trên tập san “Gì cũng biết”. Để rồi sau đó, những cuộc phiêu lưu kỳ thú của tên trộm lịch lãm lạ đời này trong suốt 30 năm tiếp theo đã trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân Pháp nói riêng và người dân thế giới nói chung.
Tuy nhiên, thay cho một nhân vật chuyên điều tra các vụ trộm kiểu như Sherlock Holmes, Leblanc đã sáng tạo ra một nhân cách hoàn toàn đối nghịch – một kẻ lêu lổng chuyên nghề đạo chích. Ban đầu Leblanc còn tinh nghịch gọi nhân vật của mình là Arsène Lopin – giống tên một vị ủy viên hội đồng thành phố Paris khét tiếng lúc bấy giờ. Nhưng sau này ngài Lopin thật đã lên tiếng phản đối dữ dội nên ông đành đổi “Lopin” thành “Lupin”.
Không chỉ có tài siêu trộm, Arsène Lupin còn khiến độc giả ấn tượng với biệt tài hóa trang đẳng cấp. Khi thì ông giả làm lái xe, lúc đóng vai thầy thuốc, lúc lại trở thành một nhà giám định nghệ thuật hay vị công tước Nga… dưới những cái tên khác nhau như Paul Sernine hay Luis Perenna (gồm 11 chữ cái trong tên Arsène Lupin ghép lại). Các nhà nghiên cứu đã đếm thử và tổng kết rằng Arsène Lupin cải trang cả thảy 47 lần để hành nghề.
Mục tiêu nhắm đến của Arsène Lupin thường là các quý tộc giàu có nhưng không lương thiện. Lupin thường tiếp cận mục tiêu dưới dáng vẻ một quý ông lịch thiệp và sang trọng để thăm dò, sau đó ông sẽ tiến hành những kế hoạch thông minh của mình một cách rất nhanh gọn. Số tài sản đánh cắp được ông sẽ dùng để chia cho những người nghèo đang gặp cảnh ngộ khó khăn.
Lupin còn đáng nể ở chỗ ông vẫn có thể duy trì phong thái lịch lãm của mình ngay cả trong lúc trộm đồ của người khác. Có lần ông đã lẻn vào dinh cơ của một nhà giàu nhưng lại ra về tay không sau khi để lại cho chủ nhà tấm danh thiếp ghi rằng: “Arsène Lupin xin trở lại khi đồ vật trong nhà đã được thay bằng đồ xịn”. Ngoài ra, tên trộm hào hoa này cũng vô cùng “trí thức”. Ông say mê nhạc kịch cổ điển và còn dành thời gian rảnh giữa các vụ trộm để chú giải cuốn “Chân dung các nhân vật lừng lẫy” của một nhà văn Hy Lạp cổ. Trong quan hệ với phụ nữ ông cũng toàn cặp kè với các bà, các cô có chữ “de” quý phái trong tên họ.
Tầm ảnh hưởng của hình tượng Lupin khá lớn khi nhiều câu chuyện và bộ phim về ông ra đời sau này. Độc giả mê trinh thám thường mong mỏi có một cuộc đấu trí huyền thoại giữa Lupin – kẻ trộm chính nghĩa và Sherlock Holmes – người bảo vệ công lý.
Thực ra, Leblanc đã để cho hai nhân vật này gặp nhau trong các tập truyện “Holmlock Shears đến trễ quá!” (1907), “Arsène Lupin đụng đầu Holmlock Shears” (1908) (do vấp phải sự phản đối của Conan Doyle nên tên vị thám tử đáng kính đã được đổi từ Sherlock Holmes sang… Holmlock Shears). Không những thế, trong các truyện này, Leblanc còn cho tên trộm láu cá của mình dùng mưu mẹo để qua mắt nhà thám tử lừng danh người Anh.
Tuy không trực tiếp đọc được cuộc đối đầu của Lupin và Holmes, ta vẫn có thể tìm thấy điều đó thông qua 2 nhân vật được xem như “hậu duệ” của họ ở Nhật Bản, đó chính là Kid và Conan.
Theo các nhà nghiên cứu thì hình mẫu ngoài đời của nhân vật Arsène Lupin chính là anh chàng Marius Jacob lừng danh thuộc phái vô chính phủ vào cuối thế kỷ XIX ở Pháp. Anh chàng này cũng chuyên lấy tài sản của nhà giàu chia cho dân nghèo. Tuy nhiên sau hàng trăm vụ trộm trót lọt, Marius Jacob cuối cùng đã bị đày biệt xứ chứ không được bình an vô sự như Arsène Lupin.
Không chỉ lôi cuốn độc giả bằng lối hành văn lưu loát điêu luyện “rất Lupin”, lòng cao thượng, những hành động lịch lãm của nhân vật chính cùng với cuộc đấu tranh của ông với cái ác còn làm nảy sinh trong lòng độc giả những tình cảm trong sáng, hướng thiện. Chính vì thế những câu chuyện về Lupin không chỉ để đọc cho vui mà còn mang ý nghĩa giáo dục rất sâu sắc.
Ngọc Thuần
Cựu cai ngục phát xít Đức bị tuyên án 5 năm tù: Công lý được thực thi sau 70 năm!
Theo ABC News, hôm 17/6, một tòa án ở Đức đã tuyên án một người đàn ông 94 tuổi phải ngồi tù 5 năm vì vai trò của ông ta trong các tội ác của phát xít Đức hồi thế chiến thứ II.
Ông Reinhold Hanning, cựu lính canh trại tập trung Auschwitz của Đức Quốc Xã ở Ba Lan, bị cáo buộc liên đới tới cái chết của hơn 170.000 người Do Thái từ hơn 70 năm trước.
“Ông đã ở Auschwitz trong vòng 2 năm rưỡi và thực thi các nhiệm vụ quan trọng”, Tòa thẩm phán thành phố Detmold, Đức nói: “Ông là thành viên của một tổ chức tội phạm và tham gia các hành vi tội ác ở Auschwitz”.
Theo The Guardian, một nạn nhân còn sống từ trại tù Auschwitz có mặt tại phiên tòa hôm 17/6 đã nói với người cựu cai tù Phát Xít: “Chính những người như ông, ông Hanning, những người chỉ nhìn và hành động mà không băn khoăn gì, đã khiến địa ngục có chỗ trên trần gian này”.
ABC News mô tả ông Hanning, ngồi trên xe lăn, chăm chú nghe thẩm phán đọc phán quyết nhưng không bộc lộ cảm xúc.
Ông nói rằng ông thấy hổ thẹn vì mình đã chứng kiến việc thảm sát người vô tội nhưng đã không dám làm gì cả. Ông mô tả vai trò đếm tiền thu được từ các tù nhân, ông nói rằng đã chứng kiến các vụ giết người nhưng phủ nhận vai trò trực tiếp.
Trong một phiên xử hồi tháng 4, ông Hanning nói: “Tôi muốn nói rằng tôi vô cùng day dứt khi là thành viên của một tổ chức tội ác ghê tởm như vậy”.
“Tôi xấu hổ vì đã chứng kiến bất công nhưng không bao giờ làm việc gì để chống lại nó. Tôi xin lỗi vì hành động của mình. Tôi thực sự vô cùng xin lỗi”.
Một người phụ nữ Do Thái 88 tuổi sống sót từ trại tập trung Auschwitz đã có mặt tại tòa án để nghe phán quyết – bà Hedy Bohm, đến từ Toronto (Canada), nói rằng bà cảm thấy “biết ơn và vui mừng khi công lý được thực thi sau 70 năm”.
“Ước mơ của tôi là được tới Đức, có mặt trong một phiên tòa của Đức, nơi những quan tòa người Đức thừa nhận sự kiện thảm sát Holocaust”, bà Bohm nói.
Theo BBC, hồi năm ngoái, một người đàn ông 94 tuổi khác tên là Oskar Groening cũng bị tuyên án 4 năm tù vì bị buộc tội đồng phạm làm chết 300.000 người Do Thái.
Trong suốt thời gian Chiến tranh Thế giới II, hơn 1 triệu người, hầu hết là người Do Thái sống ở châu Âu đã bị thảm sát tại trại tập trung Auschwitz.
Minh Trí (tổng hợp)
Kỳ lạ những bức tượng Phật vẫn vững vàng giữa thảm họa động đất sóng thần mạnh nhất Nhật Bản
Trong cảnh tượng hoang tàn sau thảm họa động đất và sóng thần khủng khiếp nhất trong lịch sử Nhật Bản năm 2011, người ta đã bắt gặp một cảnh tượng kỳ lạ – những bức tượng Phật đứng vững chãi không suy suyển.
Nằm ngay trên Vành đai Lửa Thái Bình Dương, nơi giáp ranh của các mảng kiến tạo địa chất, khu vực xảy ra rất nhiều hoạt động động đất và núi lửa, do đó, hàng năm Nhật Bản phải hứng chịu vô số trận động đất lớn nhỏ các loại. Trên thực tế, khu vực này ghi nhận khoảng 20% số lượng các trận động đất trên toàn cầu với cường độ 6.0 độ Richter trở lên.
Cứ sau khoảng vài thế kỷ, lại xuất hiện các trận động đất lớn mang tính hủy diệt, kích hoạt các trận sóng thần kịnh hoàng, điển hình là trận động đất kèm sóng thần tại Nhật Bản vào năm 2011.
Là trận động đất mạnh nhất từng xảy ra ở Nhật Bản, và là một trong năm trận động đất mạnh nhất thế giới từng được ghi nhận, thảm họa này là hệ quả của sự va đập kiến tạo lớn nhất giữa Bắc Mỹ và Thái Bình Dương trong 1.200 năm. Với cường độ mạnh đến 9.0 độ Richter, trận động đất này đã gây ra sóng thần lan dọc bờ biển Thái Bình Dương của Nhật Bản và ít nhất 20 quốc gia, bao gồm cả bờ biển phía Tây của Bắc và Nam Mỹ. Một số nơi sóng thần tiến vào đất liền đến 10 km. Hơn 15.000 người đã thiệt mạng tại 18 tỉnh của Nhật Bản và hơn 125.000 công trình nhà ở bị hư hại hoặc phá hủy hoàn toàn, thiệt hại có thể lên đến hơn 300 tỷ đô.
Xét trên phương diện năng lượng, trận động đất này đã giải phóng năng lượng gần đấp đôi năng lượng của một trận động đất và sóng thần khủng khiếp khác vào năm 2004 ở Ấn Độ Dương. So sánh tương quan, nguồn năng lượng này xấp xỉ 600 triệu lần năng lượng của quả bom nguyên tử thả xuống Hiroshima trong thế chiến II. Một số hình ảnh dưới đây cho thấy rõ nét điều này:
Sức mạnh của trận động đất và sóng thần này là chưa từng có trong lịch sử. Ngay chính thủ tướng Nhật Bản khi đó, ông Naoto Kan đã nói rằng: “Trong vòng 65 năm từ sau Thế Chiến thứ II, đây là cuộc khủng hoảng khó khăn và gay go nhất mà Nhật Bản phải đối mặt.”
Thế nhưng, trong bầu không khí cứu hộ gấp rút, căng thẳng, nếu để ý kỹ người ta sẽ thấy trong đó một chi tiết khá thú vị – một số bức tượng Phật và Đạo vẫn đứng vững chãi, sừng sững, toát lên thần thái trang nghiệm ngay trong khung cảnh hoang tàn của sự chết chóc và u tịch sau thảm họa,
Đơn cử là bức tượng của Địa Tạng Vương Bồ Tát tại thành phố Natori, tỉnh Miyagi, một trong những khu vực bị tàn phá mạnh mẽ nhất sau thảm họa động đất và sóng thần. Bức tượng đứng vững trong đống hoang tàn đổ nát, mang dáng vẻ bình tĩnh đến kỳ lạ, như để trấn an cho bất kỳ ai đang phải chịu áp lực tâm lý nặng nề.
Hay một bức tượng khác của Bồ tát Di Lặc.. Bức tượng đang ngồi trang nghiêm, với ánh nhìn từ bi đang quan sát quang cảnh đống đổ nát của thành phố Sendai, tình Miyagi. Đây là thành phố lớn nằm gần tâm chấn động đất nhất (kế tiếp là Tokyo) hứng chịu sự tàn phá của thảm họa động đất, sóng thần. Tại đây, cơn sóng thần đã tràn 10 km vào nội địa đất liền.
Hay bức tượng một ông thổ địa đứng sừng sững giữa một cánh đồng lúa tan hoang tại thành phố Natori, tỉnh Miyagi.
Có một câu nói khả nổi tiếng ở Nhật rằng, ‘Con người ta sẽ hướng đến Thần Phật khi gặp tình cảnh khó khăn. Và tôi cho rằng chúng ta có thể thấy được điều đó ở đây”, John Nelson, chuyên gia về các tín ngưỡng Châu Á từ ĐH San Francisco nhận định.
Bên cạnh Thần Đạo (Shinto), một tín ngưỡng và tôn giáo truyền thống tại đất nước mặt trời mọc, Phật giáo đã được truyền bá đến Nhật Bản và trở thành một trong những tôn giáo phổ biến nhất ở đây.
Trong Phật giáo, có rất nhiều cách giải thích về các thảm họa tự nhiên, nhưng tựu chung nguyên nhân thường được quy cho việc con người trong đời này hoặc đời trước đã từng làm nhiều việc xấu và tích tụ rất nhiều karma (hay nghiệp lực. Khi người ta gặp phải các hoàn cảnh khó khăn, đó thường là lúc người ta hoàn trả các món nợ trước đây, hay nghiệp lực.
Chẳng biết có phải vì thế hay không mà trong một phát biểu 3 ngày sau trận động đất, Thị trưởng thành phố Tokyo ông Shintaro Ishihara đã nói rằng: “Người Nhật phải lợi dụng sự kiện sóng thần này để xả bỏ lòng tham ích kỷ của chúng ta Tôi thực sự cho rằng đây là sự trừng phạt từ bên trên”.
Trong bối cảnh đó, một dân tộc Nhật thấm nhuần Phật giáo cũng rất chú trọng đến thái độ mà con người nên có khi đối diện với nghịch cảnh. Những giai đoạn khủng hoảng khiến rất nhiều người quay sang tôn giáo để tìm kiếm niềm an ủi và sức mạnh.
“Một điều rất quan trọng trong tín ngưỡng người Nhật là cần phải đối diện với nghịch cảnh với một thái độ tích cực và kiên nhẫn, và các tôn giáo của họ nhấn mạnh điều này”, theo GS Brian Bocking từ ĐH University College Cork.
Ngoài ra, tín ngưỡng của người Nhật cũng rất chú trọng đến việc tưởng nhớ đến người đã khuất. Họ có nhiều phong tục nghi lễ để hỗ trợ người đã khuất sang thế giới bên kia. Đại đa số được táng theo phong tục Phật giáo: chôn cất hoặc hỏa táng.
Sau khi chôn cất, người Nhật thường tiến hành các nghi lễ hậu kỳ nhằm chăm sóc cho linh hồn của những người đã khuất. Hầu hết trong nhà họ đều để bàn thờ, nhằm tưởng nhớ đến tổ tiên đã mất.
“Trong những ngày tiếp theo [sau khi mất], chúng ta sẽ thấy người ta chắp tay cầu nguyện cho linh hồn của những người đã khuất. Việc này bắt nguồn từ vốn hiểu biết rất sớm của chúng ta về thế giới linh hồn và các phong tục để hỗ trợ linh hồn những người đã khuất, có thể kéo dài trong 49 ngày, hoặc trong một số trường hợp, có thể lên đến 7 năm”, Jimmy Yu, phó giáo sư tại ĐH Florida State, cho hay.
Tại sao trước các trận động đất và sóng thần long trời lở đất, các bức tượng kia lại có thể đứng vững chãi như vậy? Sức mạnh nào đã chống đỡ cho những bức tượng này? Phải chăng lời gợi ý đã quá rõ rệt?
Quý Khải
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét