a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT NĂM MỚI GIÁP THÌN AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM GIÁP THÌN VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Thứ Sáu, 6 tháng 7, 2018

Học cách đẩy lùi tiểu đường bằng 6 loại gia vị sẵn có trong nhà


Theo thống kê trong vòng 10 năm trở lại đây số bệnh nhân mắc tiểu đường ở nước ta gia tăng tới 200%, đây cũng là căn bệnh đứng thứ tư trong các nguyên nhân gây tử vong tại Việt Nam. Với mức độ người mắc bệnh gia tăng chóng mặt như hiện nay, chúng ta nên tìm hiểu rõ về bệnh để có thể thay đổi thói quen ăn uống sinh hoạt cho phù hợp.
Tiểu đường là gì?
Tiểu đường (hay còn gọi là đái tháo đường) là bệnh nội tiết chuyển hóa đặc trưng bởi tình trạng đường máu tăng cao thường xuyên và mãn tính do thiếu insulin tuyệt đối hoặc tương đối. Đường máu tăng cao kèm theo các rối loạn chuyển hóa gây nên các biến chứng nặng nề như mù lòa (tiểu đường đứng thứ 2 nguyên nhân gây mù lòa), nhồi máu cơ tim, đột quỵ
Tiểu đường là bệnh nội tiết chuyển hóa đặc trưng do đường máu tăng cao thường xuyên (Ảnh: pinterest.co.uk)
Phân loại bệnh tiểu đường
Tiểu đường thường chia thành 2 type:
Tiểu đường type 1: Thường gặp ở người trẻ dưới 20 tuổi.
Tiểu đường type 2: Gặp ở người lớn tuổi (> 40 tuổi) do cơ thể có sản xuất được insulin nhưng không đủ.
Dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường 
  • Hay khát nước, đi tiểu thường xuyên, nước tiểu có kiến bu
  • Thường xuyên cảm thấy đói
  • Sụt cân nhanh
  • Mệt mỏi, dễ cáu kỉnh
  • Giảm thị lực, mờ mắt
  • Chậm lành các vết loét hoặc thường xuyên bị nhiễm trùng
  • Da sạm
Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường
Các nguyên nhân gây bệnh tiểu đường (Ảnh: Bang.vn)
Những bệnh nhân mắc tiểu đường đều nhận định, điều trị căn bệnh này cần kiên trì không ngừng nghỉ giống như một cuộc chiến khó khăn. Tuy nhiên, chỉ cần chú ý chặt chẽ chế độ ăn uống sinh hoạt bạn sẽ thành công trong việc kiểm soát đường huyết của cơ thể. Hãy thêm vào bữa ăn hằng ngày của mình một vài loại gia vị và thảo mộc sẵn có trong nhà bếp dưới đây để kiểm soát đường huyết và cân nặng hợp lý.
Húng quế 
Các chất trong húng quế có thể điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả (Ảnh: acegardener.com)
Húng quế là loại rau gia vị được sử dụng phổ biến trong các món ăn thường ngày. Đây cũng là một trong những loại rau mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe với rất nhiều công dụng chữa bệnh khác nhau. Theo Đông y, húng quế vị cay, nóng, thơm dịu, lá húng quế chứa nhiều chất chống oxy hóa và các tinh dầu giúp sản xuất ra các chất như eugenol, methy eugenol và caryphyllene. Những chất này có tác dụng hỗ trợ cho các tế bào beta của tụy tạng (những tế bào có chức năng dự trữ và phóng thích insulin) hoạt động bình thường. Điều này giúp làm tăng khả năng nhạy cảm với insulin, làm giảm đường huyết nên có thể điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả.
Cúc La Mã
Cúc La Mã từ lâu đã được người Ai Cập cổ xem là một phương thuốc trị bách bệnh. Một nghiên cứu tại khoa dược Đại học Toyama Nhật Bản chứng minh, việc uống trà cúc La Mã hằng ngày giúp ngăn chặn đường huyết tăng quá cao và những biến chứng của bệnh tiểu đường. Nó có thể loại bỏ lượng đường thừa trong máu và chuyển vào trong gan. Không những vậy, cúc La Mã còn giúp bạn có được sự bình tĩnh và thanh thản.
Uống trà cúc La Mã hằng ngày giúp ngăn chặn đường huyết tăng quá cao và những biến chứng của bệnh tiểu đường (Ảnh: tuongvanoils.vnweblogs.com)
Quế
Trong Đông y, quế đứng thứ ba trong bốn loại dược phẩm quý giá nhất gồm “sâm, nhung, quế, phụ”. Quế chi tính ấm, vị cay hơi ngọt, không độc. Một trong những nghiên cứu đầu tiên về tác dụng của quế được công bố năm 2003 trên nhật báo y học “Daibetes Care” với sự tham gia của 60 người mắc bệnh tiểu đường dạng type 2 chứng minh, mỗi ngày uống 1,3g quế dạng viên nén (tương đương 1/4 thìa cà phê) có thể làm giảm đường huyết và ổn định đường trong máu.
Uống 1,3g quế mỗi ngày có thể làm giảm đường huyết và ổn định đường trong máu (Ảnh: cayqueyenbai.com)
Ớt cay, ớt ngọt
Hàm lượng vitamin C, carotenoid và chất chống ôxy hóa có trong ớt giúp điều hòa cũng như cung cấp nội tiết tố insulin cần thiết cho cơ thể, cân bằng lượng đường trong máu sau các bữa ăn. Bạn nên sử dụng một lượng ớt vừa phải để tránh những tác dụng phụ khi sử dụng quá nhiều ớt.
Hàm lượng vitamin C, carotenoid và chất chống ôxy hóa có trong ớt giúp cân bằng lượng đường trong máu (Ảnh: vuonxanh24h.com)
Nghệ
Củ nghệ từ xa xưa đã được sử dụng làm gia vị trong cuộc sống hàng ngày của ông cha ta. Trong Đông y, nghệ còn gọi là khương hoàng và được sử dụng trong nhiều bài thuốc dân gian điều trị đau và viêm dạ dày, viêm thấp khớp…
Hợp chất Curcumin trong nghệ có thể kiểm soát lượng đường trong máu và điều trị kháng insulin (Ảnh: madnic.ir)
Theo Tây y, hợp chất Curcumin trong nghệ có giá trị chữa bệnh rất cao. Năm 2014, một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Nutritional Biochemistry cho thấy, bệnh nhân đái tháo đường dùng Curcumin trong 6 tháng liên tiếp đã giảm tích tụ mỡ trên động mạch, từ đó hạn chế nguy cơ xơ vữa động mạch. Ngoài ra, một số nghiên cứu trên động vật cũng cho thấy, nghệ giúp chống lại bệnh đái tháo đường bằng cơ chế kiểm soát lượng đường trong máu và điều trị kháng insulin. Nhiều nghiên khác cũng đã chứng minh công dụng của Curcumin trong việc làm giảm lượng đường trong máu.
Nha đam
Không chỉ là một thành phần làm đẹp, nha đam cũng có thể làm giảm lượng đường trong máu một cách hiệu quả. (Ảnh: 2nafare.com)
Không chỉ là một thành phần làm đẹp, nha đam cũng có thể làm giảm lượng đường trong máu một cách hiệu quả. Một nghiên cứu khẳng định, nước ép nha đam có thể làm giảm 50% lượng đường trong máu chỉ sau vài tháng sử dụng. Nha đam chứa ít nhất 75 hợp chất hoạt tính, đáng chú ý nhất là vitamin, enzyme, khoáng chất, anthraquinon, monosaccharide, polysaccharides, lignin, saponin, acid salicylic, phytosterol, acid amin… Các hợp chất này đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện đường huyết. Không những vậy, nha đam chứa nhiều nguyên tố vi lượng như: crôm, magiê, mangan, kẽm…hỗ trợ tích cực cho quá trình chuyển hóa glucose bằng cách cải thiện hiệu quả của insulin.
Kiên Định

Rau muống trị bệnh hữu hiệu nhưng ‘chống chỉ định’ với 5 nhóm người


Rau muống thường được nhân dân dùng để xào, luộc hay nấu canh. Ngày hè nóng bức mà có bát canh rau muống luộc nấu sấu hoặc vắt chanh thì vừa giúp thanh nhiệt lại tạo cảm giác ngon miệng hơn. Không những vậy, loại rau này còn có tác dụng trị bệnh tuyệt vời.
Rau muống có tên khoa học là Ipomoea aquatica, thuộc họ Bìm bìm Convolvulacea, được trồng khắp nơi trong nước ta, dùng làm rau ăn. Trong rau muống có chứa tới 92% là nước; 3,2% protit; 2,5% gluxit; 1% cellulose; 1,3% tro. Rau còn chứa các vitamin C, B1, B2, caroten (tiền tố của vitamin A), các chất khoáng như canxi, phospho, sắt.
Rua muống nhiều chất dinh dưỡng, thanh nhiệt giải độc. (Ảnh: rausachdanghit.vn)
Theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng, rau muống chứa các chất lignin và pectin. Pectin có thể thúc đẩy sự bài tiết các chất độc hại, thanh lọc cơ thể rất hữu hiệu. Trong khi lignin có thể giúp cải thiện sức sống của lợi khuẩn, chúng sẽ tiêu diệt vi khuẩn xấu và chống viêm.
Theo y học cổ truyền, rau muống vị ngọt nhạt, tính mát có tác dụng thanh nhiệt giải độc, nhuận tràng, kích thích tiêu hóa. Có thể dùng dạng sống hoặc nấu chín.
Dưới đây là một số bài thuốc trị bệnh từ rau muống và lưu ý khi sử dụng.
1. Xử lý ngộ độc
Khi bị ngộ độc nấm, lá ngón, thủy ngân, trước lúc đến bệnh viện có thể lấy rau muống rửa sạch, giã nát lọc lấy nước uống. Hoặc khi ngộ độc sắn (củ mì), lấy 100g rau muống cắt khúc, 50g gạo tẻ; rau muống giã nhuyễn lọc lấy nước, gạo giã nhuyễn, hoà cả hai vào nước uống.
2. Chữa đau dạ dày, miệng khô, đắng
Rau muống 20g, rau má 20g, cỏ mực 20g, rau sam 16g, trần bì (vỏ quýt khô) 16g. Tất cả sao qua, cho vào ấm, đổ 500ml nước sắc còn 200ml, chia uống 2 lần/ngày lúc đói.
3. Hỗ trợ điều trị đái tháo đường
Rau muống 60g (dùng rau muống tía thì tốt hơn), râu ngô 30g nấu thành canh, chắt lấy phần nước uống. Nấu 2 – 3 lần mỗi ngày.
Hỗ trợ điều trị đái tháo đường dùng rau muống tía tốt hơn. (Ảnh: kienthuc.net.vn)
4. Trị viêm lưỡi, viêm môi do thiếu vitamin B2
Dùng 100g rau muống, 50g hành tươi, nấu canh ăn hàng ngày. Trị chứng lở ngứa, loét ngoài da, zona (giời leo). Dùng ngọn rau muống và lá cây vòi voi rửa sạch với ít nước muối, giã nhuyễn đắp lên vết thương. Hoặc ngọn rau muống giã nát với mướp đắng và lá xoan dùng đắp lên những vết loét do bệnh zona.
5. Trị rôm sẩy, mẩn ngứa ở trẻ em
Dùng nước nấu rau muống để xoa, tắm rửa cho trẻ.
6. Chữa liền da, sinh cơ
Khi bị mụn lở, miệng vết thương lõm sâu; ăn rau muống có thể sinh cơ, nhanh lành.
Ai không nên ăn rau muống?
Người bị gout, sỏi thận: Không nên ăn rau muống vì trong rau có chứa oxalat, chất này khi vào cơ thể thì có thể kết tủa tại thận gây sỏi. Rau này cũng kích hoạt phản ứng viêm, dễ tăng nguy cơ bùng phát gout cấp tính.
Người đang bị vết thương mềm, điều trị ngoại khoa: Rau muống cùng thịt bò là thực phẩm có thể để lại vết sẹo lồi cho người đang có vết thương mềm. Lý do vì chúng kích thích tăng sinh tế bào cơ gây sẹo lồi.
Ăn rau muống có thể tạo sẹo lồi ở vết thương hở. (Ảnh: thuonghieuvaphapluat.vn)
Người đau xương khớp: Rau muống là thực phẩm nên kiêng kỵ với người đau xương khớp, bị viêm đau vì sẽ khiến chỗ đau thêm tê nhức.
Người đang uống thuốc Đông y: Theo kiêng kị trong Đông y thì không ăn rau muống vì sẽ gây mất tác dụng của thuốc.
Những người suy nhược cơ thể nặng thể hư hàn cũng không nên ăn rau muống. Do rau muống là loại rau dưới nước thuộc tính âm (mà hàn thuộc âm) nên càng làm người bệnh suy nhược hơn.
Lưu ý khi dùng rau muống
Ngày nay, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng còn bị lạm dụng, dư lượng thuốc ở nhiều mẫu rau vẫn còn tồn tại. Do đó, nên mua tại những địa chỉ uy tín, nguồn gốc rõ ràng hoặc có thể tự trồng để được sản phẩm rau an toàn cho gia đình.
Tự trồng rau muống để cung cấp nguồn rau sạch cho gia đình. (Ảnh: rausachplus.com)
Trong rau muống thường có kí sinh trùng sán lá ruột lớn (Fasciolopsis buski) bám dính có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể khi ăn rau sống hoặc nấu chưa chín kĩ. Kí sinh trùng này có thể bám dính vào thành ruột và gây ra các chứng khó tiêu, dị ứng, đau bụng. Do đó, khi ăn rau muống cần rửa sạch dưới vòi nước, và nên nấu chín kỹ.
Mộc Chi

Không có nhận xét nào: