Toán học hiện đại chỉ có thể tính toán và đo lường, nhưng toán số cổ đại lại có thể tính được mệnh, thậm chí tính được hết thảy vũ trụ, tự nhiên và xã hội.
Hoàng Phủ Tung Chân đời Tây Hán rất tinh thông thuật toán số, ông là người vùng Ninh Hạ, Cam Túc ngày nay.
Một hôm, Hoàng Phủ Tung Chân nói với vợ rằng: “Tôi tính ra tuổi thọ của mình là 73 tuổi, giờ Thân ngày 25 tháng Giêng năm Tuy Hòa thứ nhất (năm thứ 8 TCN) sẽ qua đời”.
Ông còn nói ông muốn được an táng ở một nơi: “4 trượng về phía tây cây giả đơn độc ở Thanh Lũng núi Bắc Mang, đục sâu 7 thước”.
Sau đó ông viết kết quả tính toán này lên bức tường trong nhà, muốn để sau này kiểm nghiệm xem tính toán có chính xác không. Vợ ông xem xong, lúc đó cũng không nói gì. Sau này bà nói với người khác rằng: “Khi Hoàng Phủ Tung Chân tính toán, tôi nhận thấy ông ấy đã tính thừa một ngày. Lúc đó muốn nói với ông ấy, lại sợ ông ấy suy nghĩ nên tôi đã không nói”.
Quả nhiên trước ngày ông tính một ngày, Hoàng Phủ Tung Chân đã qua đời vào giờ Thân ngày 24 tháng Giêng năm Tuy Hòa thứ nhất, giờ chết không sai. Chiểu theo địa điểm mà Hoàng Phủ Tung Chân khi còn sống đã chỉ, người nhà khiêng thi thể ông đến đó, quả nhiên có một cây giả cô độc. Đi về phía tây khoảng 4 trượng, người nhà bắt đầu đào, đào đến lúc sâu 7 thước, quả nhiên phát hiện ra có một bộ quan tài và quách để trống ở đó, thế là an táng ông vào đó.
Đo kích thước bát ngọc tính ra thời gian bát vỡ
Viên Hoằng Ngự nhà Hậu Đường đời Ngũ Đại tinh thông toán thuật, làm quan tòng sự Sơn Tây. Tiết độ sứ đương thời là Trương Kính Đạt có 2 chiếc bát ngọc, Viên Hoằng Ngự đo chiều sâu và chiều rộng của chiếc bát, tính toán một lúc rồi nói: “Giờ tỵ ngày 16 tháng 5 sang năm, hai chiếc bát này nhất định sẽ bị vỡ”.
Trướng Kính Đạt lập tức sai người lấy vải và bông bọc 2 chiếc bát ngọc lại, bỏ vào một cái lồng trúc lớn rồi cất vào trong kho. Trương Kính Đạt trong lòng thầm nghĩ, mình cất giữ cẩn thận như thế này xem chúng còn có thể bị vỡ không?
Giờ tỵ ngày 16 tháng 5 năm sau, ai cũng không thể ngờ được, chiếc xà trên mái kho đột nhiên bị gãy rơi xuống, đè đúng lên trên cái lồng trúc đó. Kết quả hai chiếc bát ngọc cất giữ trong đó đều bị vỡ. Thái bộc thiếu khanh khi đó là Tiết Văn Mỹ cũng ở trong phủ, tận mắt chứng kiến sự tình này.
Dùng đũa tính ra kho lương có bao nhiêu thóc
Triều Hán có người tên là Tào Nguyên Lý, sống ở vùng biên giới Trung – Triều ngày nay.
Có lần ông đến nhà bạn là Trần Quảng Hán chơi. Trần Quảng Hán nói: “Tôi có 2 cái kho thóc tròn, đựng đầy thóc, nhưng quên mất có bao nhiêu thạch (1 thạch khoảng 50 kg). Ông giúp tôi tính toán xem”.
Tào Nguyên Lý chẳng đi ra cái kho, cứ ở nguyên một chỗ dùng chiếc đũa ăn cơm xoay mười mấy vòng trên bàn, sau đó nói: “Kho thóc phía đông có 749 thạch 2 đấu 7 thưng” (10 đấu là 1 thạch, 10 thưng là 1 đấu).
Tiếp theo, ông lại dùng đũa quay khoảng 10 vòng rồi nói: “Kho thóc phía tây có 697 thạch 8 đấu”.
Thế là Trần Quảng Hán viết con số tính toán của Tào Nguyên Lý lên của kho.
Sau khi Tào Nguyên Lý về, Trần Quảng Hán cho lấy thóc ra đong. Kết quả kho thóc phía đông không sai một ly, kho thóc phía tây ít hơn kết quả Tào Nguyên Lý tính 1 thưng. Người gia bộc nói: “Khi lấy thóc ra, trong kho thóc đột nhiên có một con chuột lớn chạy ra”.
Trần Quảng Hán hỏi tiếp: “Chuột nặng khoảng bao nhiêu?”.
Gia bộc nói: “Khoảng 1 thưng”.
Sau này Tào Nguyên Lý nghe tin mình tính sai 1 thưng thì vô cùng buồn bã: “Sao lại có thể như thế được?”.
Trần Quảng Hán nói: “Trong kho có một con chuột, vừa vặn nặng 1 thưng”.
Tào Nguyên Lý vỗ tay lên giường nói: “Mất mặt quá, sao tôi lại không tính được ra con chuột ăn thóc nhỉ?”
Lão Tử nói: “Người giỏi tính toán không cần công cụ”. Người giỏi toán thuật không cần dụng cụ đo lường, vậy dùng phương pháp nào để tính đây? Nội hàm và phương toán số thời cổ đại đã bị thất truyền từ lâu rồi, những gì người hiện đại kế thừa chẳng qua là công thức, công lý ở bề mặt, mà nội hàm thực chất huyền diệu của nó kỳ thực có liên quan đến văn hóa nửa Thần cổ đại, hiện nay lại bị khoa học thực chứng coi là mê tín.
Nguồn tham khảo: “Tây Kinh tạp ký” của Cát Hồng đời Tấn, “Thái Bình quảng ký” đời Tống.
Theo Đại Kỷ Nguyên tiếng TrungKiến Thiện biên dịch
Ra mắt đai buộc lon bia: Sáng kiến mới trong cuộc chiến chống rác thải nhựa
Nếu bạn cần một lý do để lấy bia và ăn mừng, thì đây chính là nó. Nhưng điều đó chỉ xảy ra khi bạn lấy một chai bia được sản xuất bởi Nhà máy bia Saltwater, bởi vì họ là những người đứng đằng sau ý tưởng mới tuyệt vời này.
Họ đã phát triển được các đai buộc sáu lon bia có thể phân hủy 100%, thân thiện với môi trường. Điều này khá tuyệt, nhưng phần hay nhất là chúng hoàn toàn có thể ăn được! Năm ngoái người Mỹ tiêu thụ gần 240 tỷ lít bia và 50% trong số đó là từ các lon bia. Hầu hết các đai buộc 6 lon bằng nhựa (Edible Six-Pack Rings) được dùng (hình dưới) sẽ có số phận ở dưới đại dương, tại đây chúng sẽ gây ra mối đe dọa tàn khốc đối với các loài chim và sinh vật biển. Vì vậy, một hãng bia gần thành phố biển Delray Beach, bang Florida (Mỹ) đã quyết định tái phát minh lại những đai buộc 6 lon của họ, khiến chúng không chỉ an toàn đối với động vật hoang dã mà còn ăn được! Chúng được làm từ các sản phẩm phụ từ bia như lúa mạch và lúa mì, và thậm chí con người cũng có thể ăn được chúng, làm đồ nhắm trong khi thư giãn với một cốc bia lạnh (mặc dù chúng tôi không khuyến nghị).
Những đại buộc 6 lon, hoặc 8 lon bằng nhựa dùng để cột các lon bia lại với nhau.
Do khả năng khó phân hủy của nhựa, nên sau khi bị xả thải, chúng sẽ nằm “an nghỉ” trong lòng đại dương, góp phần vào thảm họa rác thải nhựa – vấn nạn nhức nhối hiện nay của những sản phẩm tiện lợi, giá rẻ, bền vững, nhưng hoàn toàn KHÔNG thân thiện với môi trường.
Trên thực tế, những rác thải nhựa này đang hủy hoại môi trường thiên nhiên, chúng là mối đe dọa vô cùng nghiêm trọng đối với các loài chim biển và động vật biển.
Và chú rùa này cũng không phải là ví dụ duy nhất.
Rác thải nhựa là một vấn nạn đối với đại dương.
Trong bối cảnh đó, việc thay thế/giảm thiểu sử dụng nhựa trong sản phẩm công nghiệp đã trở thành một điều vô cùng quan trọng.
Một nhà máy bia của Mỹ đã phát triển được những đai buộc 6 lon hoàn toàn có thể phân hủy sinh học…
Và ăn được 100%!
Chỉ tính riêng trong năm ngoái, người Mỹ tiêu thụ gần 240 tỷ lít bia và 50% trong số đó là từ các lon bia. Do đó phát minh này là rất thiết thực.
Viễn cảnh tươi sáng
Với tiềm năng của những chiếc đai buộc sáu lon này trong việc giảm thiểu ô nhiễm rác thải nhựa và cứu sống sinh vật biển, thì các hãng bia lớn khác sẽ không có gì phải đắn đo trong việc tiếp cận và ứng dụng sản phẩm này. “Chúng tôi không thể công khai tên, nhưng chúng tôi có thể nói rằng chúng tôi đã được liên hệ bởi nhiều hãng bia lớn hoặc đại diện của họ”, đại diện hãng sáng kiến We Believers – đồng tác giả sản phẩm đai buộc 6 lon cùng với hãng bia SaltWater Brewery – cho hay.
We Believers cho biết chỉ còn là vấn đề ý nguyện, để mỗi từng công ty bia chấp nhận việc áp dụng chiếc đai buộc 6 lon này trong vòng vài năm tới. Ông tin rằng áp lực liên tục từ công chúng – và từ các nhà máy bia thủ công đang nhanh chóng áp dụng đổi mới này – sẽ buộc các hãng bia lớn phải dần dần “cung cấp 100% sản phẩm đai buộc 6 lon có thể phân hủy sinh học và có thể ăn được”. Khoảng 300 hãng bia thủ công trên toàn thế giới đã liên lạc để tìm hiểu về việc áp dụng sản phẩm đai buộc 6 lon này.
Hãng We Believers rất lạc quan về kết quả. “Nếu bạn tin vào một cái gì đó đủ mạnh và đủ sâu, những người tốt sẽ làm theo và giúp bạn biến nó thành hiện thực. Đây mới thực sự chỉ là bước khởi đầu”, đại diện hãng cho hay.
Đây thực sự là một giải pháp cứu vãn môi trường thiên nhiên.
Quang Khánh
Hàn Quốc thay ống hút nhựa bằng ống làm từ gạo, ăn được và dễ dàng phân hủy sau 3 tháng
Với loại ống hút làm từ gạo này, Hàn Quốc đang băng băng trên chiến dịch tẩy chay ống hút nhựa, góp phần giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường đáng báo động do loại vật liệu này gây nên.
Hãy xem video dưới đây:
Chiếc ống hút bằng nhựa mắc vào lỗ mũi của chú rùa, gây khó khăn cho việc hô hấp, thậm chí dẫn đến tử vong. Như chúng ta đã biết, nhựa là một vật liệu bền chắc, khó phân hủy trong tự nhiên, cần đến hàng trăm năm để có thể tự phân hủy. Một khi được thải ra môi trường, nó sẽ mang đến tai nạn và tác động phá hoại lâu dài đối với hoàn cảnh sinh tồn của người và động thực vật. Ý thức được việc đó, nhiều nơi trên thế giới đã khuyến khích việc giảm thiểu sử dụng đồ nhựa, tăng cường các vật liệu thay thế, và Hàn Quốc là một ví dụ.
Anh Kim Gwang Pi, một người Hàn Quốc đã phát minh ra một loại ống hút làm bằng gạo, có thể phân hủy sau 3 tháng, so với ống hút nhựa vốn cần đến hàng trăm năm.
Với 70% thành phần làm từ gạo, và 30% làm từ bột sắn hoặc thành phần làm viên trân châu trong trà sữa, ống hút gạo của anh Kim có thể ăn như snack bay bim bim, mỗi chiếc ống hút chứa khoảng 50 calo. Đây là một chiếc ống hút không chỉ thân thiện với môi trường, mà còn “giàu dinh dưỡng”.
Với tình trạng rác thải nhựa đáng báo động hiện nay, chiếc ống hút này – cũng như nhiều loại ống hút phi nhựa khác – chính là một vị cứu tinh đối với môi trường.
Anh Kim chia sẻ:
“Tôi muốn chế tạo nhiều loại ống hút khác, tiện dụng và bổ dưỡng hơn nữa, với nhiều loại vitamin khác để thu hút người già và các bạn nhỏ cùng sử dụng.”
Loại ống hút độc đáo này cũng nhận được sự ủng hộ của các quán cà phê và khách hàng của họ.
Chị Song Ga Huynh – Nhân viên quán café, chia sẻ:
“Chúng tôi rất ủng hộ việc sử dụng các đồ dùng thân thiện với môi trường. Khách hàng cũng hưởng ứng sau khi hiểu ra mục tiêu của các sản phẩm này.”
Bên cạnh ống hút gạo, còn có ống hút giấy, ống hút inox, cũng là những lựa chọn khác thân thiện với môi trường. Bắt đầu từ tháng 9 vừa qua, ống hút tre đã được đưa vào sử dụng tại tất cả các khách sạn ở Seoul.
Vật liệu nhựa (còn gọi là chất dẻo – plastics) được sử dụng rộng rãi và phổ biến trong thời đại ngày nay bởi chúng bền, nhẹ, khó vỡ, và có nhiều màu sắc đẹp. Tuy nhiên, cũng chính bởi độ bền và khó phân hủy, đồ nhựa cũng gây nên rất nhiều tác hại cho môi trường tự nhiên.
Theo một nghiên cứu vào năm 2017 công bố trên tạp chí Science Advances, trong tổng số tất cả 8,3 tỷ mét khối vật liệu nhựa từng được sản xuất trên toàn cầu, cho đến thời điểm 2017, có đến 6,3 tỷ mét khối đã trở thành rác thải nhựa. Trong số đó, chỉ 9% được tái chế, bỏ lại 91% chưa qua xử lý. 79% số rác thải nhựa đang không ngừng tập hợp và tạo nên các bãi rác lớn, hoặc đổ xuống môi trường tự nhiên dưới dạng thức đồ rác thải. Đến một lúc nào đó, chúng sẽ đồ xuống đại dương, bể chứa cuối cùng.
Thậm chí còn nguy hại hơn nữa khi người ta đã phát hiện ra rằng, các chất hóa học độc hại trong đồ nhựa (hoặc các chất phụ gia) có thể rò rỉ ra, thấm vào đồ ăn thức uống. Thực tế, các chất này đã được tìm thấy trong máu và mô của con người, có thể làm suy giảm hệ miễn dịch, gây dị tật bẩm sinh, ung thư, và các loại bệnh tật khác.
Nhựa và tác hại to lớn đối với động vật biển
Chú rùa trên không phải chỉ là ngoại lệ. Những hình ảnh dưới đây cho thấy hoàn cảnh tương tự với các loài động vật biển khác:
|
19 sản phẩm tái chế này sẽ khiến bạn suy nghĩ lại trước khi muốn vứt đồ chơi cũ đi
Thật khó để quyết định phải làm gì với những món đồ chơi cũ khi con bạn đã lớn và không còn chơi với chúng nữa.
Chắc chắn bạn sẽ có một chút tiếc nuối nếu ném chúng đi khi chúng từng là món đồ mà con bạn rất yêu thích, điều này làm chúng ta mất rất nhiều thời gian để suy nghĩ. Đừng quá lo lắng, vẫn còn những giải pháp thiết thực hơn, tiết kiệm hơn so với việc ném chúng đi. Hãy cùng tham khảo 19 cách tái chế các sản phẩm dưới đây. Có thể một trong số những sản phẩm này sẽ đem lại nguồn cảm hứng cho bạn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét