a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT NĂM MỚI GIÁP THÌN AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM GIÁP THÌN VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Thứ Bảy, 6 tháng 2, 2021

Tục Tảo Mộ Cuối Năm.


Vào những ngày giáp Tết, các gia đình thường sắm lễ vật để tiến cúng chư vị tôn thần cai quản nghĩa trang hay những khu mộ, khu gò mả, những ngôi mộ quanh nhà... nhằm sửa sang lại mộ phần người đã khuất bởi tục ngữ Việt Nam có câu "cao nấm, ấm mồ" và kính mời ông bà, tổ tiên về đón Tết với con cháu.

Từ lúc sáng sớm, từng tốp người với dao, cuốc, xẻng trên tay, miệng nói, cười rôm rả cùng nhau đi tảo mộ (người miền Bắc gọi là chạp mộ) đầu năm. Ở miền Nam, có gia đình tiến hành tảo mộ từ rất sớm, khoảng mùng mười tháng Chạp, kéo dài đến 25 âm lịch thì kết thúc (những ngôi mộ vô chủ sẽ được người dân địa phương dọn giúp sau đó).

Theo phong tục ở Nam bộ, tại những khu mộ, trước khi tiến hành làm cỏ, sơn phết lại mộ phần, người cao tuổi nhất, có uy tín trong họ sẽ đại diện thắp nhang, đốt đèn, mời rượu, cúng bánh, đốt vàng bạc và khấn vái trước khi động mộ.

Nhiều gia đình cho rằng, dịp tảo mộ cuối năm cũng là dịp để con cháu được giãi bày tâm sự với ông bà, tổ tiên những chuyện đã xảy ra trong năm. Cho nên, đây không chỉ là phong tục phổ biến của các gia đình mà còn là một hoạt động mang tính dòng tộc rõ nét. Dòng họ sẽ chọn đúng vào ngày chạp họ sau khi anh em trong họ hàng nội tộc gặp mặt cuối năm tại nhà thờ họ để cúng lễ tổ tiên, dọn dẹp, sơn phết, trang hoàng... Trong những ngày này, những khu mộ trở nên đông đúc và nhộn nhịp.

Khi đi tảo mộ, cha mẹ hay ông bà cũng thường dẫn con cháu theo, trước là để hướng dẫn cho con cháu biết những ngôi mộ của gia tiên, sau là để tập cho con cháu sự kính trọng tổ tiên qua tục tảo mộ. Theo đó, sau khi dọn mộ xong, những cụ lớn tuổi thường ngồi lại phân tích mối quan hệ họ hàng, tên, tuổi của người nằm dưới mộ để con cháu tường tận về nguồn cội ông bà, tổ tiên. Việc tảo mộ cuối năm có ý nghĩa rất quan trọng, là dịp để ông bà, cha mẹ, con cháu gặp gỡ cũng như để tạ ơn thần linh, thổ địa khu vực có mộ phần. Tương tự như cuối năm con cháu làm lễ tạ thần linh, thổ địa, tiền chủ nơi nhà họ đang sống.

Trong khi những người được phân công đi dọn mộ thì ở nhà có người lo nấu nướng thức ăn (thường là gà, vịt nấu cháo kèm món cơm hoặc có nhà cúng thức ăn chay) để tạ lễ ông bà, tổ tiên (cúng trong nhà) và chiến sĩ (mâm cúng ngoài sân). Sau khi dọn cỏ (đối với mộ đất), lau chùi, sơn phết lại mộ phần, mọi người lại quay về ngôi nhà thờ để vừa dùng cổ, trò chuyện, hỏi han sau một năm không gặp.

Ngày nay, khi điều kiện kinh tế phát triển, những ngôi mộ đất được thay bằng xi măng, quét vôi rồi nâng lên sơn, ván gạch. Nhiều nhà giàu có, khá giả còn xây dựng nhà mồ với quy cách không thua gì nhà ở.

Tảo mộ là một nghi thức để giáo dục cho đời sau về lòng hiếu thảo, tri ân các bậc tiền nhân. Bởi vậy, dù đi đâu, ở đâu, hàng năm, những người con xa xứ cũng nhớ quay về quê xưa, chốn cũ tham gia tảo mộ. Đây cũng là nét đẹp trong văn hóa của người Việt và là niềm tin vào việc để gia tiền phù hộ cho con cháu làm ăn có tài lộc vào năm mới sắp đến.

Sưu tầm

Giáp Tết: “Gà 9 cựa” trong truyền thuyết được giới đại gia đổ xô săn lung.

Chúng ta ai cũng từng nghe qua “gà 9 cựa” quý hiếm được nhắc đến trong ‘Sơn Tinh, Thủy Tinh’. Nhưng lại không biết liệu chúng có thật ở ngoài đời hay không? Thật ra, gà 9 cựa là hoàn toàn có tồn tại nhưng giá thành rất cao, hiện vẫn đang được nhiều đại gia lùng sục mua vào những ngày giáp Tết.

                   Gà 9 cựa cực hiếm và có giá thành khá cao. (Ảnh qua Reatimes)

Gà 9 cựa trong truyền thuyết liệu có thật?

Gà 9 cựa thoạt nghe qua tưởng chỉ có trong truyền thuyết. Nhưng thực tế giống gà này là có thật và được rất nhiều người săn lùng, dù chúng không hề dễ kiếm. Họa may lắm mới tìm được một con gà “đột biến” có 9 cựa, biểu tượng cho sự vĩnh cửu, may mắn.

Với ý nghĩa cầu tài lộc, mang lại bình an và may mắn cho gia đình, vì vậy trong những năm giáp Tết gần đây, nhiều người đã lùng sục tìm mua bằng được gà 9 cựa với giá mỗi con có khi lên tới hàng chục triệu đồng.


Họa may lắm mới tìm được một con gà “đột biến” có 9 cựa, biểu tượng cho sự vĩnh cửu, may mắn.  (Ảnh: NLĐ)

Bên cạnh gà 9 cựa, các đại gia còn lùng mua gà 6 cựa và 8 cựa để cúng tổ tiên với mong muốn phát lộc. Mỗi con gà lộc – phát gồm con mái 6 cựa và con trống 8 cựa có giá từ 2-3 triệu đồng. 

Gà 9 cựa quý hiếm đến mức 1000 con chỉ có 1 con

Những người nuôi gà lâu năm chia sẻ rằng, gà 9 cựa rất hiếm, 1000 con may ra mới có 1. Thông thường, những con gà từ lúc mới nở mà có 7 cựa thì khả năng cao sau này sẽ phát triển thành 9 cựa.


Gà mới nở mà có 7 cựa thì khả năng cao sau này sẽ phát triển thành 9 cựa. (Ảnh qua muabancongiong)

Việc nuôi gà 9 cựa mất rất nhiều công sức vì chúng vốn có bản tính của giống gà rừng, ưa tự do bay nhảy ở vùng đồi núi. Thức ăn chủ yếu của chúng là ngô, khoai, sắn. 

Trước khi ấp, trứng phải được chăm kỹ, kiểm tra dịch bệnh thường xuyên trước khi đưa vào lò ấp. Chuồng gà phải dùng đệm lót sinh học, khử mùi và thường xuyên vệ sinh sạch sẽ.

Bởi thế mà mỗi con gà 9 cựa có giá lên tới hàng chục triệu đồng, thấp nhất cũng phải gần 10 triệu đồng/con, theo VietNamNet. 

Trọng lượng của gà 9 cựa cũng khoảng từ 1,4-1,8kg đối với gà mái, còn gà trống là từ 1,9-2,3kg.

Gà 9 cựa được nuôi nhiều ở đâu?

Huyện Tân Sơn tỉnh Phú Thọ là nơi nổi tiếng nuôi gà 9 cựa ở nước ta. Gà 9 cựa ở Tân Sơn có kích thước nhỏ, con lớn nhất chỉ nặng khoảng 1,5 – 2,5kg/con. 

Tuy nhiên số lượng gà nhiều cựa thuần chủng tại huyện Tân Sơn hiện nay không còn nhiều, tỷ lệ ấp trứng tự nhiên từ 30 – 35% nên những con gà đủ 9 cựa đang trở thành của hiếm.


Số lượng gà nhiều cựa thuần chủng tại huyện Tân Sơn hiện nay không còn nhiều. (Ảnh qua VietNamnet)

Năm 2012, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Danh mục bổ sung nguồn gen vật nuôi quý hiếm cần được bảo tồn, trong đó có giống gà nhiều cựa Phú Thọ. Việc giống gà nhiều cựa được xác định là một nguồn gen vật nuôi quý hiếm cần được bảo tồn sẽ góp phần nâng cao chất lượng, thương hiệu gà nhiều cựa.

Loài “Thần kê” bước ra từ truyền thuyết không chỉ là biểu tượng tâm linh của người bản địa mà còn trở thành một cơ hội phát triển kinh tế, du lịch cho bà con nơi đây.

                                                                                                                                             Thanh Nga


Hố khí địa ngục nhấn chìm tàu thuyền ở Tam giác quỷ

Dưới đáy biển Tam giác quỷ Bermuda (Đại Tây Dương), hố khí methane khổng lồ tồn tại, khả năng tạo thành vùng tử thần, nhấn chìm tàu thuyền hay đốt cháy máy bay vô tình đi qua.




Giả thuyết khí methane giải thích trường hợp mất tích của tàu và máy bay ở Tam giác quỷ Bermuda không được nhiều người biết tới cho đến năm 1998, khi Tiến sĩ Ben Clennell thuộc Đại học Leeds ở Anh đưa ra quan điểm của mình. Ông đề cập rằng khối lượng khí methane được giải phóng do lở đất dưới đáy đại dương đã gây ra các vụ mất tích ở Tam giác quỷ. Ảnh: Interpolezno.

Hố khí tử thần khiến nước ở khu vực đó xuống thấp đến mức một con tàu có thể rơi xuống. Ngoài ra, khí methane dễ cháy trong không khí, có thể khiến máy bay bắt lửa và bị phá hủy hoàn toàn. Ảnh: Megacurioso.


Nhiều nghiên cứu sau đó cho thấy methane hydrates tồn tại hàng trăm mét dưới đáy Tam giác quỷ Bermuda ở trạng thái đóng băng với nhiệt độ dưới 0 độ C. Khi hydrat phân hủy, lượng lớn khí methane giải phóng, tạo ra hiệu ứng giống tuyết lở (sụt lở đất) dưới đáy biển. Ảnh:Mirror Daily.

Khi khí methane được thải ra đại dương, nước biển nóng lên, tỷ trọng nước trong khu vực cũng có thể giảm đáng kể, khiến lực đẩy lúc này không còn đủ sức để giữ an toàn cho một con tàu. Ảnh:Allmystery.


Tại một hội nghị năm 2005, thợ lặn kỳ cựu ở Bermuda chia sẻ: “Bong bóng khí methane hình thành dưới đáy biển do các sinh vật biển chết, phân hủy. Khi nổi lên mặt nước, bong bóng khí tiếp tục tăng kích thước, có thể lớn hơn một con tàu. Khi tàu đi qua đó, bong bóng khí vỡ và nhấn chìm nó xuống đáy”. Ảnh:CNN.

Cho đến nay, không có căn cứ rõ ràng nào chứng minh methane là nguyên nhân gây ra các vụ mất tích. Bên cạnh đó, nhiều lý do trái chiều được đưa ra, cho rằng khí methane không thực sự là nguyên nhân dẫn đến các sự cố trong Tam giác quỷ Bermuda. Vì vậy, câu hỏi liệu hố khí địa ngục có tồn tại và nuốt chửng tàu thuyền hay không vẫn là bí ẩn chưa có lời giải đáp. Ảnh:Wallpaper Access.

Theo Vân Anh/Zing












 


Không có nhận xét nào: