a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT NĂM MỚI GIÁP THÌN AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM GIÁP THÌN VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Thứ Sáu, 5 tháng 2, 2021

Truyện thật ngắn & MÁ TUI.

 


Hạnh phúc

Ông bà hiếm muộn chỉ có mình cô là con. Lớn lên, qua mai mối, cô lấy chồng Việt kiều để được đến vùng đất hứa xa xôi. Ông bà thui thủi, đỡ đần nhau cho khuây khỏa nỗi nhớ con. Ba năm sau cô về , đúng vào lúc bà bệnh. Ông ngồi bên bà, tay nhăn nheo, run run đút từng muỗng cháo, lâu lâu lại lấy khăn lau miệng cho bà. Cô chạnh lòng nghĩ tới tổ ấm nơi xa. Từ lâu, cô không còn ăn cơm, nói chuyện cùng chồng... Chợt hiểu: Đâu phải cứ sang giàu mới ươm được mầm hạnh phúc!


Chân mẹ

Ngày đầu tiên đi mẫu giáo, con hăng hái xách ba lô vào lớp học, lúc mẹ vừa đưa đến cửa. Ngày thứ hai, tay kéo áo mẹ, mắt con đỏ hoe, chỉ chực khóc.
Ngày thứ ba, con ôm cứng chân mẹ khi vừa đến cổng trường: "Mẹ ơi!Con về với mẹ!"
Thế rồi con vào đại học. Những năm đầu con thường xuyên nhắn tin hỏi thăm mẹ. Thời gian sau, tin nhắn thưa dần.
Rồi một ngày, con về ôm chân mẹ: "Mẹ ơi!Con cần mẹ vô cùng!". Bởi người yêu con giờ đã có bến bờ hạnh phúc khác.

 

Cha

Nhà đông con. Cha mẹ tôi vất vả, bươn chải nhiều nhưng nhà vẫn nghèo. Nhìn mâm cơm gia đình đạm bac, cha buồn. Đôi khi có thêm thức ăn cải thiện, mẹ gắp cho cha. Cha không ăn và gắt lên:"Không muốn ăn!". Nhưng tôi hiểu: Cha nói dối. Khi trời mưa lạnh, không ai muốn ra đường, cha ra sông cất cá. Đến bữa cơm, tôi thấy trong mắt cha ánh lên niềm hạnh phúc.
Đến giờ, khi chị em tôi đã lớn, có thể mua biếu cha mẹ những món ăn ngon thì cha bị bệnh tiểu đường phải ăn kiêng, không ăn được những đồ ăn ngon nhiều dinh dưỡng.


Đèn tắt

Gíó đưa bụi chuối sau hè,câu hát đau lòng thuở các con còn bé và từ sông lạch tôi phải trở thành biển cả để con tôi có cha.
Còn nhớ lúc nghèo. Khi ấy quê tôi chưa có đèn điện, tôi thường dẫn các con đi xem phim. Xách lồng đèn bắt nhái cùng con chó đi theo, vô rạp nó nằm im dưới ghế. Khi về trời mưa bùn sình, thằng lớn cõng thằng út. Lon ton con chó theo sau....
Mẹ cùng con. Đường dài. Phim buồn. Mưa khóc nhìn đèn tắt.

 

Món ngon của mẹ

Mẹ cả đời vất vả, nhịn nhường, chưa từng tự tay gắp miếng ngon. Ăn cơm, chỉ ưa nhất món mắm cà làm xổi.
Cha bảo thương mẹ nhưng có bao giờ quan tâm mẹ nghĩ gì, thích gì.
Và gánh nặng gia đình đâu thấy cha ghé đỡ cho mẹ nhẹ vai . Về già, cha đổi tánh, càng khó chịu. Đòi ăn chay trường. Giỗ mẹ cũng bắt phải cúng chay . Con lén đặt vào góc khuất bàn thờ dĩa mắm cà mẹ ưa ngày trước. Lòng ngùi ngùi . Sống sao thác vậy. Sinh thời mẹ đâu biết ăn chay!

 

Đưa đón

Ngày xưa nhà nghèo. Mỗi ngày Ba chở hai con đi học trên chiếc xe đạp cà tàng. Đường đến trường nhiều dốc cao. Ba, người đẫm mồ hôi vẫn cố còng lưng đưa hai con đến trường đúng giờ. Có hôm trời mưa như trút nước. Ba cha con chỉ có một áo mưa. Ba nhường cho hai con để không bị ướt. Trên đường đi, Ba thường kể chuyện vui cho hai con nghe. Dù mệt hay khỏe, không bao giờ nghe Ba than một tiếng.
Nay sang đây định cư. Hai con đã trưởng thành và vững chãi. Còn Ba tuổi già không lái xe được. Đi đâu cũng phải khó khăn nhờ hai con chở.
Hôm nay có mấy người bạn đến mời họp mặt. Ba nhờ hai con đưa đón. Đứa em thoái thác: "Con không rảnh đâu, ba nhờ chị Hai chở đi". Nó lên xe chạy vội ra quán cà phê tán gẫu với bạn bè. Chưa kịp nhờ, cô chị đã gắt gỏng: "Già rồi, không lái xe được, chịu khó ở nhà cho yên thân, đi ra ngoài làm chi để người ta phải mất công đưa đón".
Ba nghe nói. Buồn. Làm thinh. Thẫn thờ ra sau vườn đốt điếu thuốc.
Mẹ ngồi nghe thấy hết. Nhìn theo Ba, nước mắt rưng rưng.

 

Cứ ngỡ

Yêu anh, nó cứ ngỡ mình có cả thế giới. Đọc báo thấy những chuyện tình tan vỡ, nó nhún vai:" Chuyện người khác....
Rồi anh xa nó. Thoạt đầu, nó ngỡ trái đất này chỉ toàn màu đen. Nhưng mọi thứ vẫn vậy. Mặt trời vẫn chiếu sáng mỗi ngày. Nó vẫn đi về, vẫn cười, vẫn nói, chỉ có lòng là buồn hơn. Bây giờ khi đọc về những câu chuyện chia ly, nó ngỡ họ đang viết về mình.
Cứ ngỡ, cứ ngỡ, nó cứ ngỡ tất cả là một cơn mơ....


Thương mẹ

Cô là con một, hay làm nũng. Không vừa ý là giận dỗi, bỏ cơm, lần nào mẹ cũng dỗ dành. Mẹ xào gan, cho thêm lát gừng, ăn không hợp vị, cô vùng vằng khóc. Mẹ mua phở cho con gái, thở dài:"Có đi làm dâu mới biết thương mẹ".
Chiều nay, bị mẹ chồng mắng vì nấu cháo giải cảm cho em chồng mà không có tía tô.Cô vội vã xin lỗi mẹ , vỗ về em rồi đi chợ, vừa đi vừa khóc, chưa lần nào mẹ mắng mà con chịu đựng , vỗ về mẹ, mẹ ơi! .

 

Hàng ô rô

Ngày đó, nhà tôi cách nhà em có một hàng ô rô. Tối nào tôi cũng chui qua hàng ô rô sang chơi với em. Hai đứa ngồi nói chuyện dưới trăng. Tình yêu trong sáng diệu kỳ!.
Rồi em bỏ làng lên phố. Tôi đau khổ nhưng cũng âm thầm lên phố làm thuê để tìm em. Có bận gặp em ăn mặc đúng mốt ngồi sau một anh chàng đẹp trai, tóc bóng mượt. Tôi lao vào công việc cho đến....
Ba năm sau, tình cờ găp em làm tiếp thị bia. Tôi nhìn em buồn. Em nhìn tôi khóc. Hay chúng mình về quê tối tối anh lại chui sang nhà em chơi, được không anh?
Tối. Trời sáng trăng như ngày xưa .Tôi định chui qua hàng ô rô thì hỡi ôi. Một bức tường vôi màu trắng chắn ngang Hàng ô rô ngày ấy đã chặt đi rồi...



Vô tình

Đau nhứt cả người. Tự xoa bóp thì mỏi tay. Ngoặt ra sau xoa dầu thì không được. Chị thấy cần biết bao một bàn tay giúp đở.
Nhớ xưa. Lòng tràn ngập nỗi ân hận muộn màng. Ngày ấy, cha đã ngoài 80 nhưng hãy còn chẳm hẳm, vẫn tự phục vụ. Hằng ngày, chỉ lo cơm nước, giặt giũ cho cha, chị coi mình đã tròn bổn phận. Những lần, thoáng thấy cha tự bóp chân tay với vẻ khó khăn, nhưng bận công kia việc nọ, chị vô tình:" Cha làm được mới không nhờ mình!"
Cứ thế. Giờ, cha đâu còn để chị trở về tuổi xưa! .

Mẹ

Xa nhà, ốm phải nằm viện, tủi thân con khóc với ba mẹ trong điện thoại, mẹ tức tốc đón xe đi cả nghìn cây số vô với con. Hết bệnh con về, đêm tỉnh giấc nghe tiếng mẹ trở mình rên khe khẻ...
Lục cuốn sổ khám bệnh mẹ dấu dưới gối, cuốn sổ nhàu nhỏ, nhiều dấu lem nhem: mẹ bị gai cột sống cổ chèn dây thần kinh làm tê bại cánh tay.
Hai năm trời mẹ đau, mà con không hề hay biết!


Chuyện vườn trầu

Nhà chỉ hai mẹ con. Mảnh vườn trầu mẹ dành cho ngày anh lấy vợ. Môt dạo anh phá vườn trồng nho.Khuyên lơn mãi, mẹ mới giữ lại được cho mình dăm nọc trầu vàng.
Mấy mùa thất bát, anh bỏ vườn nho tha phương cầu thực. Mẹ già lây lất qua ngày nhờ hàng trầu và nuôi hy vọng.
Rồi anh trở về cùng một cô gái xinh đẹp. Mẹ chưa kịp mừng, anh đã chìa vãn tự bảo mẹ ký tên. Bàn tay già nua đỏ vệt trầu, run run. Mẹ không sao viết nổi tên mình.

 

Lòng Cha

Thuở nhỏ nhà nghèo. Qùa bánh chỉ toàn những thứ rẻ tiền, tôi rất thích chuối nấu.
Tôi vào sư phạm, học ở tỉnh xa. Ba lặn lội tới thăm không quên đem theo cho tôi chuối nấu. Nhìn quanh, thấy ba má bạn chỉ đem những quà bánh đắt tiền . Tôi đâm ngượng, không muốn nhận . Ba dúi mấy trái chuối vào tay tôi: "Của má con nấu đó!".
Hết giờ thăm. Ba má các bạn người lên xe du lịch, người lên xe gắn máy. Ba đi bộ, lê đôi dép cũ mòn. Nắng xối lên đầu không nón. Tôi bật khóc.


Ba

Mẹ bỏ ba đi theo người đàn ông khác. Ba một mình gà trống nuôi con. Ba chăm chút con từng bữa ăn giấc ngủ, ba vụng về cầm dây nơ buộc tóc, tra khuy áo, cắt móng tay cho con. Con đi học xa, ba tự lo cho mình. Ngày nghỉ, con về thăm, bất chợt gặp ba trên đường, xót xa con nói:"Sao ba đi giữa trời mưa thế này?"
Ba cười:" Phải biết đấu tranh với thiên nhiên con ạ!"
Ba run run dắt chiếc xe đạp, nón đội đầu ướt đẫm. Trong giỏ, mấy con cá và mớ rau.


Ba mẹ tôi

Tôi đi học ở thành phố với bao nhiêu khó khăn, nhiều lần về thăm nhà rồi đi.
Hôm nay, tôi lại về thăm nhà ngay ngày bão lũ. Ba mẹ ra mừng rỡ nhưng trên khuôn mặt ẩn một nỗi lo âu. Tôi hỏi ba cảnh nhà, ba cười nói: "Con yên tâm học cho giỏi". Lúc đó, mẹ đi cửa sau qua nhà dì Năm mượn tiền và gạo cho tôi mang theo.
Ba mẹ đưa tôi xuống đò. Tôi tiến về phía trước, Ba mẹ lùi lại phía sau cực khổ trăm bề.



Vô tâm

Ngày còn nhỏ, tôi thường được di - dượng kể về chuyện tình của họ. Một tình yêu thật dẹp được tô điểm bằng những tình khúc của nhạc sĩ Trịnh Cộng Sơn mà lúc ấy cả hai người đều thích...
Hôm vào nhà sách, thấy tuyển tập nhạc Trịnh Công Sơn, tôi mua ngay gởi tặng dì - dượng. Người bạn gái đi cùng bỗng hỏi: "Ba mẹ anh thích gì? Sao anh không mua tặng họ?".
Tôi chợt giật mình. Tôi có vô tâm lắm không khi mà tôi cũng chẳng biết được ba mẹ tôi thích điều gì nhất!

 

Thầy và trò

Về hưu, tôi mở lớp dạy kèm tại nhà. Cô bé học lớp 9, chăm ngoan nhưng hơi chậm hiểu. Thôi thì lấy cần cù bù thông minh. Tôi kiên trì giảng đi giảng lại. Mỗi khi gương mặt cô bé bừng sáng vì đã hiểu, tôi thấy mọi mệt nhọc tan biến.
Mấy hôm nay, cô bé có vẻ lo ra không tập trung. Nhìn lên tờ lịch, tôi lờ mờ đọc được lý do. Cuối giờ, tôi chủ động bảo:
- Con đừng nhắc mẹ tiền học, khi nào đóng cũng được. Có điều con đừng vì chưa đóng tiền mà nghỉ học.
Cô bé thở ra như trút được gánh nặng. Ôi! Học trò của tôi...

 

Ba Và Mẹ

Mẹ xuất thân gia đình trí thức, yêu thích thơ, văn. Ba tuy cũng được học nhưng con nhà nông “chánh hiệu”.
Mẹ sâu sắc, tinh tế. Ba chất phác, hiền hòa.
Mỗi khi ba mẹ đấu lý, chị em thường ủng hộ mẹ, phản đối ba. Mẹ luôn đúng và thắng.
Hôm ba bệnh nặng, cả nhà lo lắng vào ra bệnh viện.
Tối ba nói sảng điều gì, không ai hiểu. Nhưng lần đầu tiên nó nghe mẹ nói “Đúng! Ông nói đúng…” Quay đi, mẹ sụt sùi, chị em thút thít khóc.


Thời gian

Mẹ già bị bệnh Alzheimer, lúc nhớ lúc quên. Gặp người này lại tưởng người kia. Chủ nhật, con gái từ thành phố tất tả về thăm.
Thấy mẹ cười, chị rất mừng. Chắc mẹ còn nhận ra mình.
Mẹ cầm tay chị rồi sụt sùi:" Chị về chơi, con gái tui có nhắn gửi chi cho tui không.?"
Chị ôm mẹ khóc òa. Nhìn hai mẹ con, bố quay mặt, lau nước mắt.

 

Miếng cơm cháy

Ngày xưa nhà nghèo lắm, gia đình đông con nên cha mẹ tôi rất vất vả để lo toan cho từng bữa cơm. Có một thời gian tôi để ý thấy mẹ ăn toàn cơm cháy, tôi thắc mắc thì mẹ cười bảo rằng cơm cháy ăn ròn thơm ngon nên mẹ thích ăn.
Thời gian trôi qua, đến khi tôi lập gia đình. Những đứa con lần lượt ra đời, vợ chồng chúng tôi cũng rất chật vật để nuôi bao nhiêu miệng ăn. Có lần nhà thiếu gạo, nấu đủ chỉ cho các con ăn, tôi ráng cạo vét mấy miếng cơm cháy ra ăn đỡ lòng, đứa con út của tôi vội hỏi tại sao mẹ lại ăn cơm cháy khô cứng thế.
Lúc này tôi muốn trào nước mắt để hiểu rằng ngày xưa mẹ tôi đã hy sinh tất cả cho các con như thế nào. Mẹ ăn gì cũng được miễn là các con no đủ là mẹ vui sướng lắm rồi. Lòng mẹ bao la như thế đó!

 

Mặt trái

Có một chàng trai trẻ tìm đến một vị Đại Sư để khẩn cầu:
“Bạch thầy, vợ con tính tình hầu hết là tốt, nhưng đôi lúc cũng có những tính xấu. Xin thầy chỉ dạy phương cách để biến đổi tính tình vợ con trở thành hoàn toàn tốt.”
Vị Đại sư mỉm cười từ tốn giảng:
“Trên đời này làm gì có cái gì hoàn hảo chứ. Con người có tính tốt tính xấu, vạn vật cũng có mặt phải mặt trái. Con hãy đi khắp thế gian, tìm cho thầy một tờ giấy chỉ có mặt phải mà không có mặt trái. Nếu con tìm được, thầy sẽ chỉ dạy cho con làm cách nào vợ con chỉ còn có tính tốt.”

 

RƯỢU NHẠT

Cầm chai rượu Nó vừa mua về và rót đầy chiếc cốc nhỏ, đưa cốc lên miệng… Bỗng ba Nó nhổ toẹt ngụm rượu xuống nền nhà, giọng thô lỗ:
- Tiên sư mụ Tám Béo, dạo này toàn bán rượu đểu. Không thể nuốt nổi, bán thì đắt lòi, được rồi!
Dứt lời, ba Nó cầm chai rượu phăm phăm sang nhà bà tám Béo. Nó hoảng hốt can ngăn:
- Ba, ba … ba đi đâu dzậy?
Ba Nó lạnh tanh:
- Đi đập chai rượu vào mặt mụ Tám Béo!
Nó ông lấy chân ba Nó khẩn khoản:
- Đừng mà ba ! Lỗi là do con, bác ấy không có lỗi đâu ba!
Ba Nó nhìn nó ngạc nhiên và quát:
- Nói!
Nó giật thót mình, nhưng vẫn rành rọt từng câu chữ:
- Con thấy mỗi lần ba say rượu là ba lại khóc, con không sợ ba đánh đòn, nhưng rất sợ khi thấy ba khóc. Nên gần đây, con thường đổ bớt rượu đi và thêm nước lọc vào… hôm nay con quá tay…
Ba Nó nhìn Nó chết trân.
“Con gái tôi đã lớn”


CHỜ ĐỢI...

Cầm gói quà sang nhà hàng xóm. Nó lễ phép:
- Cô ơi, có người gửi cho cô cái này ạ!
Người phụ nữ vồ lấy gói quà, mở ra và reo lên:
- Anh ơi, anh… có rồi nè!
Người đàn ông lật đật chạy ra. Nhà họ như có hội…
Nhìn xuống. Họ vẫn thấy Nó đứng ngó họ trân trân. Nhắc:
- Sao cháu không về đi?
Nó lấp lửng:
- Cháu chờ…
Người đàn ông nói nhỏ với người phụ nữ:
- Em cho con bé 10 ngàn!
Người phụ nữ chìa 10 ngàn ra trước mặt Nó:
- Cô cho cháu nè!
Nó nói :
- Cháu không chờ cô cho tiền. Cháu chờ một lời cảm ơn!

Sưu Tầm

Má Tui

 

 

Má tui hiền lành và cơ cực lắm. Mỗi khi nghĩ đến má, tui cứ hình dung má tui là một bà già trầu.

Cũng lạ. Tui bây giờ cũng đã 71 tuổi. Nhưng thú thiệt, đôi khi nhìn vào gương tui thấy tui cũng còn mướt lắm chứ bộ. Tui hổng có sửa đổi, bôm hút cái gì đâu nghen. Tui tự nhiên má sanh sao tui để vậy. Kể cả cái tên Thêm quê một cục khi vô quốc tịch tui cũng không đổi nữa là. Tui nói như vậy hổng phải tui khen tui đẹp. Tui xấu hoắc chứ có đẹp đẻ gì. Má tui và cả gia đình nội ngoại đều nói tui giống ba. Mèn ơi! giống má thì có nét  chứ giống ba thì có gì sắc sảo đâu. Có chăng là vẻ đẹp của một người đàn ông không đẹp trai.  Hi Hi.

Tui muốn nói là tui 71 tuổi rồi mà tui vẫn còn.. coi được. Nghĩa là chưa đến nổi...nhìn thấy ớn. Ra đường thiên hạ chưa thấy lọm khọm để  "Chào cụ". Nếu mà mặc áo dài vô thì ba vòng cũng còn rõ rệt. Dù vòng hai có phần hơi tăng trưởng hơn hồi xa xưa. Nói nào ngay nhan sắc dù đã tàn phai theo ngày tháng, nhưng ở cái xứ đầy đủ vật chất này phụ nữ thường trẻ lâu hơn. Các chị có đồng ý với tui không?

Má tui hồi đó cở tuổi tui là đã thành bà già trầu. Hổng phải, cở gần 60 bả đã ăn trầu ngoáy. Răng cỏ má tui như lược bị gảy răng, cái còn cái mất. Vì phải ngoáy nên bà có một cái giỏ trầu. Gia tài đó gồm cái ống ngoáy và chìa ngoáy trầu, cau tươi, bình vôi và cái hộp nhỏ đưng thuốc rê. Dưới chân bộ ván gỏ còn có cái ống nhổ cổ trầu bằng đồng.

 Thiệt tình tui thấy sao má tui ăn trầu ngon quá xá. Trầu cay, vôi  nóng, cau chát thế mà ba thứ bỏ vào ống ngoáy, xoáy cho nát, nó ra cái màuđỏ lòm. Má từ từ lấy đầu ống ngoáy lùa cái chất đỏ lòm đó vào miệng rồi ngồm ngoàm nhai. Nước cổ trầu đỏ thấy ớn nhổ vào cái lon đồng một cái phẹt. Má tui bây giờ không còn xỉa thuốc vì  răng đã đi chơi xa còn đâu mà xỉa.

 Cô tui xỉa thuốc mới ghê, Một cục thuốc to kềnh cô bỏ vào giữa răng và môi trên. Nó độn môi cô lên một cục chù vù. Thỉnh thoảng cô lấy tay đẩy cục thuốc rê đi du lịch vòng quanh nướu. Hai ngón tay trỏ và tay cái nhuộm cổ trầu và thuốc lá có cái màu nâu nâu không bao giờ rửa sạch.

Mỗi khi má tui đang ăn trầu mà muốn nói là bà dùng lưỡi túm bả trầu vào một bên, nhổ nước cổ trầu ra rồi mới nói. Có nhìn mấy bà già ăn trầu  nói chuyện với nhau mới vui. Cả cái miệng đầy nước bả trầu vừa tém vừa nói thấy mà thương. Thỉnh thoảng má kéo cái khăn vắt vai chùi quanh mép. Hoặc lấy ngón tay trỏ và tay cái  tém cái miệng chùi nước bả trầu  tràn ra ngoài rồi trét lên khăn.

Người ta nói vôi làm răng chắc không bị sâu. Thế nhưng sao răng má tui đi du lịch ngoài không gian quá sớm . Phải ăn trầu ngoáy ngay cái tuổi vẫn chưa gọi là già.

Hồi đó tui còn nhỏ, thấy bà nội, má tui, bà Bảy, bà Hai, Bà Ba ăn trầu sao mà ngon quá. Tui lấy nửa lá trầu quẹt tí vôi, một miếng cau tươi của nội, tui bỏ vô miệng để nhai. Ngon đâu không thấy tui thấy cay xè và nóng muốn dộp lưỡi. Tui nhả ra không kịp vậy mà tui cũng bị say trầu một trận. Mặt tui đỏ bừng, đầu choáng váng, xoay mòng mòng. Từ đó tui tỡn không bao giờ dám mơ chuyện ăn trầu cho môi nó đỏ.

Có một dạo ba má tui gây lộn. Ba tui thách má tui bỏ trầu. Mặc dù ông ông đã chăm chút trồng cho má tui hai nọc trầu vàng thiệt to, rất xum xuê. Cũng như ông chừa nguyên một liếp vườn dưới chuyên trồng cau "Để cho má mày ăn".

 Má tui nhìn ổng. Đôi mắt hình hai viên đạn lửa lên nòng. Bà nghiến răng. Chỉ còn vài cái làm mẫu mà thôi. 

Bà dứt khoát:

-Ngày mai tui sẽ bỏ cho ông coi. Đừng thách tui.

Ô hô! Má tui đem bộ đồ nghề ống ngoáy, khay trầu dẹp vào góc tủ. Cái ống nhổ đổ sạch, chùi bóng nước đồng. Bà đoạn tuyệt với ông thần vôi mà không cần ra tòa.  Bà không ngáp, không mệt vì cơn ghiền trầu kéo đến. Tui nói :

-Hay má nhai gum hoặc ngậm kẹo cho đở buồn miệng. Má tui tỉnh bơ:

-Có chi mà buồn. Má không ăn là không ăn. Cho Ba mày biết má nói là má làm.

Thế là má tui bỏ trầu từ dạo ấy. Không biết ba tui giao ước gì với má tui. Ông thua trận có làm đúng như cam kết hay không. Chứ riêng tui phục lăn chiêng bà già trầu.

Dám nói, dám làm. Má tui là số một.

Người ta nói "Nhịn thuốc mua trâu, nhịn trầu mua ruộng."

Tui thấy má tui bỏ trầu cũng vậy, có mua được cái gì đâu. Chỉ được cái là sân nhà không có những đốm đỏ đỏ dơ òm. Bà nội tui thiếu người cùng ăn trầu với mình. Nhất là mấy bà hàng xóm tiếc hùi hụi.

Các bạn biết tại sao không?

Bởi má tui có tài trị bệnh đẹn cho con nít.Mấy đứa con nít làm biếng bú hay ăn. Lưỡi cứ lè lè ra là mấy bà má bồng qua nhà tui. Má tui lật xấp đứa nhỏ xuống. Bà nhổ một bãi cổ trầu lên trên lưng và lấy tay chà từng chặng. Bà chà một hồi, những lông tơ bị gom lại, bà nhổ mấy cái lông đó đi. Lạ kỳ là mấy đứa nhỏ ít khi khóc. Má tui nói "Nó đã ngứa mà khóc gì?". Sau khi nhổ hết lông đẹn thì mấy đứa nhỏ lại ăn ngon, bú giỏi.

Tui không hiểu  lối trị bệnh bá đạo của má tui. Nhưng rất nhiều người rất tin tưởng và coi bả như bà thầy.

Bà thầy này mà ở bên Mỹ thế nào cũng  phải ra hầu tòa, bị phạt tiền trắng máu.

 Má tui còn rất mát tay về mục xỏ lỗ tai cho con gái. Ngày xưa làm gì có thợ hoặc có đồ nghề xỏ lỗ tai như ngày nay. Má tui chỉ dùng một cây kim may và chỉ. Mấy bà hàng xóm hay bà con trong gia tộc có con gái thường đến nhà tui nhờ vả:

-Nhờ bác Sáu giúp dùm. Mai kia nó còn đeo bông để lấy chồng."

Nếu con bé hơi lớn mà sợ đau thì bà mẹ dụ dỗ:

- Con có muốn đeo tòn teng không? Nếu muốn thì ráng chịu đau một chút.

 Má tui tốt bụng lắm. Ai nhờ gì là sốt sắng làm. Bả đang làm vườn ư? Dễ thôi, vô rửa tay rồi lau vô cái khăn trên đầu bất kể nó đã được đội mấy ngày. Bả sửa soạn đồ nghề. Mở hộp kim chỉ ra. Lấy chỉ mới xỏ vào kim rồi nhúng cả chỉ và kim vào rượu trắng. Bả kéo cái ghế ra sân ngồi để sáng nhìn cho rõ. Đứa bé sợ quá co rúm lại. Bà mẹ ôm con vào lòng, giữ chặc hai tay nó. Má tui giữ dái tai con bé rồi mân mê tìm trái tai, là điểm chính giữa. Bà nheo nheo đôi mắt và đâm một phát. Con bé ré lên một cái khóc um sùm. Bà cắt chỉ, thắt lại và qua tai bên kia hành sự tiếp.

 Bà dặn về nhà chịu khó xoay qua xoay lại sợi chỉ cho nó mau lành. Nếu có rượu thì thấm vào để khỏi làm độc. Độ chưa tới nửa tháng là vết thương lành. Người nào có tiền thì mua bông tai đeo vô cho con. Người nghèo thì lấy cọng củ tỏi cắt cho vừa lỗ nhét vào. Cứ thế khi nào muốn đeo bông thì rút ra. Dễ ợt.

Tui và mấy đứa em bà con đều do một tay má tui xỏ lỗ tai. Sau này má tui đã già thị lực bà giảm nhiều mà cũng có người đem con đến nhờ vã. Nói ai đâu xa, con gái tui nè, cả hai đứa đều do ngoại xỏ lỗ tai. Bà đưa ra xa ngắm ngắm, mò mò rồi đâm cây kim một cái ngọt sớt. Bách phát bách trúng, mà có điều nó đi ngoài vòng an toàn, tức không vào ngay tâm điểm. Con bé tui lỗ tai xéo xẹo tức cười. 

Có một lần con nhỏ em họ tui lấy chồng. Gần ngày đám hỏi mà nhìn lại lỗ tai chưa xỏ. Nó đạp xe đạp từ ngoài quận về nhà tui nhờ má tui xỏ lỗ tai để đeo bông cưới. Má tui già rồi, nó cũng lớn dái tai dày mo, má tui xỏ trần ai khoai củ. Sau một hồi hì hục trật vuột, nó cũng có chỗ để má chồng đeo đôi bông cưới ràng buộc một đời.

Tội nghiệp nó, chịu đau đớn xỏ lỗ tai để làm đám hỏi. Nó gặp ngay thằng chồng con cưng, hư hỏng bài bạc rượu chè. Cuộc đời nó bầm dập thảm thương.

 Ai cũng viết về mẹ. Tui cũng viết một chút về má tui. Bả thiệt là nhà quê và có nhiều chiêu rất lạ.

 Tới đây, tui lại nhớ thêm một chiêu độc của má tui. 

Số là anh tui có một người bạn thân. Má của anh này dữ tàn cơn gió lạnh. Bà mà nỗi tam bành lên là bà chưởi có bài bản hẳn hoi. Bà tên là Bà Sinh và ông anh đó tên là Tống. Một lần ảnh bị nhặm. Mắt đầy ghèn mở không lên. Mấy ngày không bớt. Má tui kêu anh tui tới nhà anh Tống dẫn ảnh tới nhà cho má tui biểu. Anh Tống tới nhà, vừa cố nhướng hai mắt để nhìn và chào má tui. Má tui bước ra ngậm một bụm rượu trắng phun ngay vào đôi mắt anh ấy. Anh Tống rú lên la lớn lảo đảo. Má tui nói anh tui dìu anh Tống nằm xuống nghỉ ngơi. Cả nhà tui hết hồn. Anh Tống là con một, lỡ đôi mắt có bề nào bà Sinh sẽ cào nhà chúng tui chả chơi.

 Vậy mà kỳ lạ hôm sau mắt anh ấy bớt dần. Má tui phun thêm hai lần nữa là ảnh lành hẳn. May là rượu này do chính nhà tui nấu, chứ như rượu pha thuốc rầy như ngày nay chắc là anh Tống hết thấy đường. Hú hồn.

 Má của con ơi!  Dù má làm gì, ra sao, con cũng thấy má con của con rất đẹp rất hiền hòa, dễ thương. Trong trái tim con má hiện hữu hàng ngày, hàng giờ. Làm việc gì con cũng nghĩ về má và so sánh ngày xưa nếu gặp trường hợp này má sẽ làm sao? Con rất thèm được hôn má một lần nữa. Hôn trên đôi má thật mịn màng. Thèm được thò tay vào cái áo túi rộng thùng thình mò hai trái mướp khô cằn của má. Hít thật sâu mùi da thịt của má yêu thương. Mùi mồ hôi quen thuộc đã đổ ra hàng ngày để nuôi con khôn lớn, nên người.

Con ước ao,  mai kia khi con qua đời. Con của con sẽ nhớ về con được một phần mười con nhớ về má như bây giờ  là con đã toại nguyện trong lòng.

Hãy yên nghĩ đi, má thân yêu của con. Con của má cũng sẽ là một bà mẹ tốt. Con hứa với má như vậy.

 

 Nguyễn thị Thêm


Kiếp người

Tôi đang ngồi xem tin tức thế giới trên màn hình chiếc máy tính Bảng hiệu Apple, cái máy ấy tuy là thứ vô tri vô giác, thế nhưng bây giờ lại chính là bạn, là con, là cháu của tôi trong những tháng ngày còn lại , của cuộc đời trong cái Viện dưỡng lão Club Health care này đây, tôi sống trong một phòng riêng vì là còn tự chăm sóc bản thân được, không như những người khác lú lẫn , mất tự chủ thì phải sống chung phòng lớn 2-3 người, để còn tiện hổ trợ nhau trong việc bấm chuông gọi điều dưỡng khi cần giúp.
Bổng chuông điện thoại reo vang :
- Hello.
Đầu dây bên kia giọng cô con gái thứ của tôi lên tiếng :
- Con chào Ba , Ba có khoẻ không ?
- Ba khoẻ, ăn uống ngon miệng, ngũ tốt, nói chung là Ba khoẻ tụi con đừng lo lắng , ở đây Ba sống thấy rất thoải mái.
- Ba ơi ! Ba còn nhớ câu chuyện về đứa bé lai Mỹ đen , mà khi xưa Ba kể Ba tính nhận nuôi , khi người Mẹ muốn bỏ ở Quân Y Viện Nha Trang , nhưng Mẹ không chịu vì thằng bé là lại Mỹ đen, nên Mẹ sợ người đời dị nghị đó không B .
- Ừ Ba nhớ, nhưng sau hả con ?
- Hôm nay, con có khám mắt cho một người, khi đọc hồ sơ thì con khá ngạc nhiên là anh ta có ngày tháng năm sinh trùng với con và cả nơi sinh luôn. Cho đến khi gặp anh, thì Ba biết không anh ấy là người Việt lai Mỹ đen luôn, thật quá trùng hợp phải không Ba.
- Trời, không lẽ quả đất tròn đến vậy sao?
- Trong khi thăm khám mắt, chúng con có hỏi chuyện nhau, thì anh ấy cũng rất ngạc nhiên và muốn được gặp Ba, nên con gọi điện để hỏi ý Ba đây.
- Ồ tốt thôi, con cứ nói anh ấy có thể đến gặp Ba bất cứ lúc nào nha.
- Dạ, để con thông báo lại cho anh ấy.
- Nè con, thằng Kevin và con Tina tụi nó vẫn chơi đùa khoẻ chứ?
- Dạ , hai cháu khoẻ và quậy phá lắm Ba à, để con sắp xếp cuối tuần nào đó sẽ chở hai cháu vào thăm Ba nghen.
- Ừ, vậy đi, chớ Ba nhớ tụi nó lắm rồi.
- Vậy thôi con tiếp tục làm việc đây, Ba nhớ giữ gìn sức khoẻ đó nghen, con chào tạm biệt Ba.
- Ừ.
Tiếng đặt máy đánh “cộc“ khô khan từ phía bên kia vọng lại , như tiếng gõ của vị quan toà khi kết án một người, nó gọi bằng điện thoại bàn của Bệnh Viện Mắt đó mà.

Tôi năm nay mới 67 vừa mới đúng tuổi về hưu năm ngoái, vợ của tôi đã mất cách đây 5 năm Năm ngoái sau khi về hưu, đêm đó bị tôi bị tai biến mạch máu não, nên đưa vào Bệnh Viện nằm điều trị , sau một thời gian tôi phục hồi hẳn, chỉ bị liệt nhẹ một bên cơ mặt , nhưng không hiểu sao .. sau đó tôi lại được chuyển thẳng vào cái Viện dưỡng lão này , chứ không được về nhà ... thật là tủi thân! Sau đó tôi có hỏi nhân viên Văn phòng tại đây để biết lý do, thì mọi sự mới vớ lẽ... đến bẽ bàng cho đời tôi.
Số là tất cả mọi người già được người thân gởi vào đây, chủ yếu là do nguyên nhân lú lẫn, hay quên hoặc mất tự chủ trong vấn đề vệ sinh cá nhân. Họ vào đây từ nhà của họ và sau khi họ đã trò chuyện với con cái, rồi thống nhất đi đến quyết định .. vậy họ đỡ tủi hơn tôi rồi, vì họ được một phần quyền quyết định.
Riêng tôi, khi ở Bệnh Viện chuẩn bị xuất viện, thì con cái tôi đã nói chuyện với Bác Sĩ và than phiền rằng tôi hay lú lẫn, quên trước quên sau .. ôi trời ! tụi nó còn trẻ mà đôi khi còn quên tắt bếp nấu , quên nồi nước đang sôi, chứ huống hồ tôi .. luật ở Mỹ nó thế, Đất mước văn minh mà, nghe vậy là hợp lệ rồi , đây là người cần sự chăm sóc và theo dõi thường xuyên, vậy thì các cơ sở Viện dưỡng lão mới mọc như nấm , ăn nên làm ra được chớ và rồi con được tiếng là Đất nước có chế độ chăm sóc người già tốt nhất nhì thế giới nửa chứ .. ôi ! cái sự đời đầy nghịch cảnh chát .. chua .
Tôi có đến ba đứa con , 2 trai , 1 gái .. con trai đầu là kỹ sư đang làm việc cho NASA , đưa con gái thứ hai là Bác Sĩ Mắt và thằng con trai út CEO của tập đoàn Dầu khí ESSO MOBIL và hai cháu ngoại , bốn cháu nội tất cả còn nhỏ , đứa lớn nhất chỉ 7 tuổi ... một gia thế khủng , được chăm lo nuôi nấng ăn học từ đôi tay của người Ba già nua này , nhưng già mà sức khoẻ tôi còn rất tốt , đi đứng nhanh nhạy , đầu óc minh mẫm ... thế mà thật cay nghiệt .
Ba ngày sau , tôi được thông báo có người muốn gặp , đã biết trước nên tôi đồng ý .
Bước ra , tôi trông thấy một người đàn ông trung niên , ừ tuổi bằng con gái tôi là 39 đúng rồi , anh ta là Mỹ lai đen , thân hình khá phốp pháp , cao to như di truyền của Cha anh ta vậy .
Gặp tôi anh đứng dậy bắt tay :
- Con chào Bác , rất mừng vì Bác đã cho phép con được gặp mặt .
- Chào Cậu , Cậu có muốn uống cafe , hút thuốc để nói chuyện được lâu và thoải mái không ?
- Ôi quí quá , mới gặp Bác lần đầu mà con đã cảm thấy nhẹ nhõm , thoải mái với sự ân cần của Bác rồi đấy . Dạ như vậy cũng được ạ .
- Vậy để tôi thông báo với người chịu trách nhiệm ở đây , về yêu cầu của mình nha .
Tôi đi vào trong nói chuyện với nhân viên , để họ cho phép khách của tôi bào phòng riêng và sau đó ra vườn đi dạo .
Tôi dẫn chàng trai đi vào phòng mình , để pha cafe xong :
- Bác cháu mình đem cafe ra ngoài sân vườn uống và nói chuyện nha .
- Dạ .
Chúng tôi song bước ra ngoài vườn , đi trong im lặng như để cho đối phương đủ thời gian để cảm nhận về nhau và suy nghĩ về những gì cần nói .. ra đến nơi có bàn ghế đá và bóng râm , gió mát , chủng toii ngồi xuống , đốt điếu thuốc tôi hỏi :
- Sao ? bây giờ tôi có thể giúp anh điều gì nào ?
- Bác có thể kể cho cháu nghe về tất cả những gì Bác biết không ạ .
Nhìn về xa xăm , như một cuộc phim quay chậm đang được tua lại cách đây 39 năm ...
- Sáng hôm ấy vào thăm vợ của tôi đang nằm ở Bệnh Viện Quân Y Nha Trang , nghe vợ kể đêm qua có một người phụ nữ vừa sanh một bé trai lai Mỹ đen , đang muốn cho .. tôi đi qua nhìn thấy một đứa bé da ngâm đen nhưng thật dễ thương , trông nó còn đẹp hơn cả đứa con gái mà vợ tôi mới sinh , trán có ba nếp nhăn giống tôi , trán vồ , mũi gãy .. tôi nói với vợ hay xin nó về nuôi luôn một thể , có gì thuê người trông nom phụ , nhưng vợ tôi không chịu vì sợ người ngoài đàm tiếu sanh đôi mà một đứa đen , một đứa trắng , vậy là đi lang chạ sao ? thế nên chịu .. Mẹ cậu là một người đàn bà cao đẹp , nghe nói có chồng thường xuyên đi công tác xa , có lẽ bà có cuộc sống phóng túng nên khi sanh , phải từ Đà Nẳng vào tận Nha Trang để sanh , nếu là đứa con thuần Việt thì bế về nuôi , còn không thì ... chứ làm sao ăn nói với chồng đây , lúc đó thời chiến nên những đứa trẻ như cậu sẽ được đưa vào Trại cô nhi viện chăm nuôi , nếu có ai nhận làm con nuôi thì cho ... Tôi chỉ biết có vậy thôi , không biết còn giúp gì được cho cậu nữa không ?
- Thưa Bác , suốt thời gian qua cháu chỉ thắt mắc về lý do tại sao Mẹ lại bỏ cháu mà thôi. Bây giờ qua chuyện Bác kể cháu đã biết lý do rồi .. cháu cũng vì thắc mắc lý do đó, mà đem lòng thù hận đàn bà và chấp nhận sống độc thân cho tới tận bây giờ.
Bổng bất ngờ không kiềm chế được, tôi bật cười vang .. ha .. ha .. ha .. tiếng cười chất chứa một sự chua chát, khinh thường cái sự đời, như luôn chớ trêu phận người.
- Có gì mà Bác cười nghe cảm giác chua chát đến vậy ạ.
- Tôi cười vì chợt nhận ra anh suy nghĩ ấu trĩ và tôi thì ngu muội đến phũ phàng .. anh thử nghĩ mà xem, sau giải phóng tôi vượt biên sang Mỹ , một thân một mình đi cày bán mạng để dành dụm tiền bạc gởi về phụ vợ nuôi con và lo mua nhà để bảo lãnh vợ con sang đoàn tụ .. bảo lãnh vợ con sang , thì phải cày bán mạng hơn nửa để lo cho con ăn học .. nay ba đứa con đã lo cho yên bề gia thất, học vị kỹ sư, Bác Sĩ, Tổng gián đốc .. nhưng rồi sao? tụi nó thông đồng quyết định tống khứ Ba của tụi nó vô đây, mặc dù tôi tỉnh táo không lú lẫn, khoẻ mạnh nhanh nhẹn không mất tự chủ trong sinh hoạt cá nhân, mặc kệ người Ba đã tận tuỵ dầy công , hy sinh nuôi chúng khôn lớn thành đạt như hôm nay .. nhưng cũng lỗi ở tôi , vì đi làm nhiều quá không có thời gian để dạy bảo chúng thành người trước .. thay vì thành danh .
Thế nên , anh hãy quẳng cái suy nghĩ hận thù đàn bà ấy đi , cho tâm trí nó nhẹ nhàng và vui vẽ sống những năm tháng còn lại của cuộc đời , đừng quá đau đầu về nó mà uổng phí tuổi trẻ , nghe không ?
Tôi mà biết trước cái sự đời như thế vậy, tôi đã mặc kệ vợ con ở Việt Nam , mà ăn chơi bay nhảy cho khỏi uổng phí tuổi trẻ của tôi rồi.
Tiếng cười chua chát lại vang lên nghe thắt ruột , nhưng lần này là kèm theo hai dòng lệ tuôn rơi đầy đau xót.
Anh cám ơn và từ giã Bác ấy ra về, anh thầm cảm ơn buổi nói chuyện nay , chẳng những giúp anh biết rõ lý do vì sao Mẹ bỏ mình, mà còn chứng kiến và hiểu hơn về mãng đời còn tăm tối hơn cả mình, thế mà chính người đang mang mãng đời đầy cay nghiệt đó , vẫn cố tiếp sức cho anh đi tiếp quãng đời còn lại bằng chính câu chuyện của đời mình . Nhưng Bác ấy đâu biết rằng, anh đã không kể hết về đời mình .. rằng anh đi ghép với một GĐ cũng có ba con nhỏ , khi qua Mỹ anh xem họ như GĐ mình , vì là anh lớn .. anh không đi học mà đi làm luôn để phụ giúp GĐ nuôi các em , cho đến khi các em học xong Bác Sĩ , kỹ sư và sắp chuẩn bị kết hôn , thì Cha Mẹ bảo anh ra riêng sống .. chỉ vì sợ mang tiếng với thông gia .. thế là anh đành xách valy ra đi, với vốn tiếng Anh ít ỏi lụm lặt từ cuộc sống khi đã gần 40.
Bổng anh chợt bật cười khanh khách một mình .. mắt cay nồng , tim đau nhói .. cho kiếp người của Bác ấy và cho cả anh.

 

Long Nguyen


 

 








 

Không có nhận xét nào: