a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT NĂM MỚI GIÁP THÌN AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM GIÁP THÌN VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Thứ Năm, 29 tháng 4, 2021

Tôi kể bà nghe...

 


Tôi kể bà nghe...
Lũ trẻ bây giờ yêu nhau buồn cười lắm!
Chúng mình bên nhau cả đời chưa chán,
Chúng nó bên nhau tính tháng, tính ngày.

Tôi kể bà nghe...
Lũ trẻ bây giờ yêu nhau lạ lắm thay
Thời chúng mình, cái nắm tay cũng làm cả làng dị nghị,
Chúng nó thì nhận lời hôm trước, hôm sau đã đưa nhau vào nhà nghỉ,
Làm cái chuyện động trời!

Tôi kể bà nghe...
Chẳng biết tôi với bà đã quá lỗi thời,
Hay là vì lũ trẻ bây giờ học đòi tân tiến.
Chúng nó nghĩ yêu là phải hết mình dâng hiến,
Thế là mặc sức cho đi mà chẳng nghĩ đến cha mẹ, họ hàng...

Tôi kể bà nghe...
Ngày xưa chúng mình tìm hiểu nhau đứng đắn, đàng hoàng,
Bây giờ lũ trẻ nứt mắt ra, học cấp ba đã học đòi yêu đương dấm dúi,
Điện thoại tân thời, áo quần cũn cỡn, xe số xe ga...chúng nó đưa nhau vào bờ, vào bụi...
Chẳng ra cái thể thống gì!

Tôi kể bà nghe...
Lũ trẻ bây giờ yêu nhau rất lạ kỳ.
Chúng nó bảo yêu say đắm, yêu hết mình,
mà chẳng có bao nhiêu đôi đi được với nhau đến cùng trời cuối đất.
Chúng nó lướt qua cuộc đời nhau như chẳng có gì để mất,
Biến "Tình yêu" thành cái định nghĩa hết sức tầm thường...

Tôi kể bà nghe...
Tôi với bà tình thương mến thương
Hơn sáu chục năm trời mà thấy vẫn còn chưa đủ...
Lũ trẻ bây giờ chán rồi bỏ nhau, thất tình khóc xong rồi ngủ,
Sáng mai tỉnh dậy lại tươi tắn rêu rao :"Tìm một nửa thất lạc của đời mình".

Tôi kể bà nghe...
Ngày xưa chúng mình cứ phải cân nhắc bên hiếu, bên nghĩa, bên tình.
Bây giờ chúng nó nhắm mắt đưa chân mà chẳng một lần nhìn lại,
Chúng nó cứ mù quáng buông mình trôi đi mãi
Chẳng biết đâu mới là giới hạn, để dừng lại cho những tháng ngày sau...

Tôi kể bà nghe...
Tuy chúng mình già nhưng chẳng yếu lắm đâu!
Trái tim tôi với bà vẫn còn đập những nhịp nguyên lành cho những yêu thương ngọt ngào phía trước,
Lũ trẻ bây giờ trao cho nhau trái tim đã bao lần bị ném, vùi, vỡ xước...
Rồi chúng nó tự hỏi mình, đau khổ tại vì đâu?

Tôi kể bà nghe...
Tại vì chúng nó không biết trân trọng nhau!
Ở thời của chúng mình, cái gì vỡ thì cùng nhau hàn gắn,
Chúng nó thích tân thời, chúng nó ham vứt đi để mua cái mới...
Nên chúng nó chẳng giữ được cái gì bền vững vượt thời gian...

Tôi kể bà nghe...
Có một câu nói dân gian:
"Dẫu cho chẳng có bạc vàng,
Bên anh chỉ có mình nàng, anh vui!
Người ta sống ở trên đời,
Quý nhân, trọng nghĩa, là người an yên".


P/s : Hạnh phúc đơn giản chỉ là sự tồn tại của mình...
...Được ai đó nhận ra - Bắt gặp - Và giữ lấy...
Hạnh phúc đơn giản chỉ là 1 câu nói quan tâm...
...Không cần ngọt ngào nhưng đừng giả tạo...

Không biết tác giả, thấy hay thì đăng 

4 chuyện rất ngắn làm thức tỉnh lương tâm người đọc

 

1- Chuyện thứ nhất: Duyên nợ đời người.

 

Xưa, có một chàng tên Thư Sinh, anh và bạn gái đã đính ước và chuẩn bị hôn lễ. Thế nhưng trước đó ít ngày, cô gái lại lấy người khác.Thư Sinh bị lâm bệnh nặng. Vừa khi đó, một du khách đưa Thư Sinh chiếc gương soi.Thư Sinh nhìn thấy xác một cô gái trôi dạt vào bờ biển, trên người cô ta không một mảnh vải che thân.

 

Người đầu tiên đi qua chỉ thoáng nhìn, lắc đầu rồi...đi. Người thứ 2 đi qua cởi chiếc áo khoác đắp lên người cô gái. Ngư ời thứ 3 đi qua bèn đào hố và xây mộ cho cô gái và cho biết cô gái xấu số đó chính là bạn gái anh ta trong kiếp trước.

 

“Anh là người qua đường thứ 2 đã đắp áo cho cô gái. Đ ến nay, cô gái gặp chỉ là để trả..nợ lòng tốt của anh thôi! Còn người mà cô ấy phải báo đáp cả đời đó chính là người thứ 3 đã chôn cất cô cẩn thận, người đó chính là chồng hiện tại của cô gái“.. Thư Sinh nghe xong liền tỉnh ngộ mọi chuyện.

 

Chuyện thứ 2: Tấm lòng trẻ thơ.

 

Một bà mẹ đơn thân vừa chuyển nhà, bà phát giác hàng xóm là một gia đình nghèo với bà góa và hai con. Một hôm bị cúp điện, bà đành thắp nến cho sáng. Lúc sau, có tiếng người gõ cửa, bà mở cửa ra...thì chính là con của hàng xóm. Đứa bé nói: “Kính chào Dì, Dì có thêm cây nến nào không?” Bà ta thầm nghĩ: “Gia đình này nghèo đến nỗi cả nến cũng không có ? Tốt nhất không cho,vì cứ cho như thế họ sẽ ỷ lại không chịu mua”.

 

Bà liền trả lời : “Không có!”. Đúng lúc bà ta đang đóng cửa, đứa bé cười và nói: “Con biết là nhà dì không nhiều nến..". Nói xong, nó lấy trong túi 2 cây nến và thưa: “Mẹ con sợ dì sống một mình thiếu nến..và sai con đem tặng dì 2 cây vì cúp điện lâu lắm"... Bà ta vừa tự trách vừa cảm động rơi nước mắt ôm chặt đứa bé!

 

3- Chuyện thứ ba: Chúng ta chỉ bất tiện khoảng 3 giờ thôi!

 

Ngày nọ...tôi may mắn mua được vé về quê ngoại cùng chồng, nhưng khi lên xe thì nhìn thấy một cô đang ngồi ở ghế của chúng tôi.Chồng tôi bảo tôi ngồi ở cạnh cô đó và chàng thì đứng. Tôi phát giác chân phải của cô này bị tật..có chút trở ngại, lúc đó tôi hiểu ra tại sao chồng tôi làm như thế. Chồng tôi đứng như vậy từ Đà Nẵng ra Huế mà không hề đòi lại chỗ của mình.

 

Khi đến nơi tôi nói với giọng điệu buồn xót xa: “Nhường ghế là việc nên làm, thế nhưng đường quá xa... sao anh không nói cô này luôn phiên đổi chỗ đứng và anh ngồi một lúc chứ?”.Chồng tôi nhẹ nhàng nói: Cô này bị tật sẽ chịu cả đời.. còn anh chỉ mỏi chân có 3 tiếng thôi mà em!

 

Nghe chồng nói vậy, tôi quá xúc động tự nghĩ:" Được chồng vừa tốt bụng vừa lương thiện là mãn nguyện lắm rồi!".. và lòng tôi trở nên ấm áp thêm nhiều. 

 

Chuyện thứ 4: Luật nhân quả.

 

Một đêm khuya đầu Xuân, lúc mọi người đều ngủ say thì đôi vợ chồng tuổi đã cao bước vào khách sạn, đáng buồn.. là khách sạn hết phòng.

 

Nhân viên tiếp tân không đành lòng để cặp vợ chồng này phải lủi thủi tìm khách sạn khác, anh liền dẫn họ vào căn phòng và thưa: “Đây không phải là phòng tốt nhất nhưng ít nhất 2 bác cũng không phải đi tìm nơi khác nữa”.Cặp vợ chồng thấy căn phòng tuy nhỏ nhưng sạch nên quyết định ở lại.

Hôm sau, khi trả tiền phòng thì anh nói: “Hai Bác không cần trả tiền...vì phòng đó là phòng của cháu! Xin chúc hai Bác có cuộc du lịch vui vẻ”.

 

Thì ra, anh ta đã ngủ qua đêm tại quầy tiếp tân và nhường phòng cho họ. Cặp vợ chồng cảm động và nói: “Chàng trẻ à, cậu là nhân viên khách sạn tốt nhất mà chúng tôi gặp...Cậu sẽ được đền đáp”. Chàng trai cười rồi tiễn cặp vợ chồng.. và nhanh chóng quên chuyện này.

 

Bỗng một ngày, anh ta nhận được bức thư, trong đó có tấm vé đi du lịch New York, chàng xin phép chủ và đi. Khi đến đúng địa chỉ ghi trong thiệp là căn biệt thự to lớn sơn mầu xanh. À thì ra... 2 người mà anh ta tiếp đón trong đêm khuya đó chính là vợ chồng nhà tỷ phú! Ông bà này còn mua tặng một tiệm rượu lớn giao cho anh làm quản lý.

 

Kết luận: 

 

NHÂN-QUẢ đều do mỗi người nắm giữ, khi chưa xác định được mục tiêu của đời.. thì hãy dùng tấm lòng của mình để làm việc gì đó. Mỗi một cá nhân đều là một nhân viên phục vụ, những điều lớn lao đều bắt nguồn từ việc ta phục vụ cho người khác: Phục vụ người khác nhiều bao nhiêu thì kết quả chúng ta nhận được càng nhiều bấy nhiêu!

 

Trên đường đời, có lúc ta cười sảng khoái, nhưng cũng có khi buồn đến nhỏ lệ!. Vui lúc thành công.. thì xin đừng tuyệt vọng khi gặp thất bại.

 

Giàu sang phú quý đến.. thì vui nhưng xin đừng khổ đau buồn chán khi thất bại nghèo túng! Trên đời không cần điều quá cao, chỉ cần làm việc bằng sự chân thật là đủ:

- Nếu muốn có bạn tốt, thì ta phải đối tốt với người khác.

 

- Nếu muốn vui vẻ và hạnh phúc, xin hãy cố gắng làm việc thiện giúp người khác, không lâu bạn sẽ nhận ra mình cũng đầy đủ và sung sướng!

 

Yêu người, yêu đời, cho đi yêu thương thì nhận lại thương yêu và rồi "nhắm mắt ra đi" trong thương tiếc của nhiều người.... 

Sưu Tầm


Quy Luật Nhân Quả.

 

 

Một cảu chuyện có thật.


Vị thủ tướng cho cậu bé 35 triệu nhập học, không ngờ cậu cứu 1,5 triệu dân của ông khỏi đại thảm họa.

Đây là một câu chuyện có thật, xảy ra vào năm 1892 tại Mỹ.

Năm đó, có một chàng trai trẻ đã thi đậu vào khoa địa chất học của trường đại học Stanford, nhưng do hoàn cảnh gia đình khó khăn, lại là đứa trẻ mồ côi nên cậu không biết làm thế nào để có tiền chuẩn bị nhập học.

Một ngày, cậu cùng người bạn của mình nảy ra sáng kiến sẽ tổ chức một buổi hòa nhạc cho một nghệ sĩ piano tài năng.
Cậu hy vọng sẽ kiếm được chút tiền hoa hồng để có thể trả học phí và trang trải cuộc sống.

Họ đến gặp nghệ sĩ dương cầm nổi tiếng trong vùng của mình, ông Ignace Paderewski.

Người quản lý của Ignace Paderewski và hai thanh niên trẻ đã thỏa thuận với nhau và thống nhất rằng, vị nghệ sĩ sẽ nhận được 2.000 đô la cho buổi biểu diễn.

Vị nhạc sĩ cũng đồng ý với đề xuất đó và cho rằng đó là một khoản thù lao hấp dẫn, phù hợp với tên tuổi của ông lúc bấy giờ.


Tuy nhiên, đối với hai chàng thanh niên trẻ, đây là một số tiền rất lớn.

Nếu số người đến xem buổi biểu diễn không đủ, thì họ sẽ bị lỗ nặng.

Cả hai dốc hết sức lực để tổ chức buổi hòa nhạc được thành công.


Nhưng thật không may, cuối buổi hòa nhạc, sau khi kiểm kê số tiền thu được, họ phát hiện rằng họ chỉ thu được 1.600 đô-la.
Thất vọng, họ tìm đến Paderewski để giải thích hoàn cảnh của mình.


Họ đã đưa toàn bộ số tiền đó cho vị nhạc sĩ cùng tấm giấy nợ 400 đô la cho khoản tiền còn thiếu với lời hứa rằng họ sẽ tranh thủ thanh toán sớm nhất có thể…


Paderewski nhìn hai chàng trai nghèo và đã rất xúc động.

Ông lập tức xé tờ giấy biên nợ, cầm tay chàng trai trẻ và nói: “Đây là 1.600 USD, hãy dùng nó trả hết các chi phí và trang trải cho việc học.

Với số tiền còn lại, các cậu hãy lấy 10% như là tiền hoa hồng.

Còn dư bao nhiêu thì hãy đưa tôi.”

Hai cậu sinh viên đã vô cùng bất ngờ, không thốt nên lời trước tấm lòng của Paderewski.


Người nghệ sĩ hào phóng sau đó đã trở về quê hương và trở thành Thủ tướng của Ba Lan.

Ông là một nhà lãnh đạo tài ba và tận tụy, nhưng không may, chiến tranh Thế giới đã xảy ra, Ba Lan bị tàn phá.

Hơn 1,5 triệu người dân trong nước đang lâm vào cảnh chết đói còn Chính phủ thì rơi vào tình trạng tài chính kiệt quệ.
Ông đã đôn đáo khắp nơi nhưng cũng không thể giải quyết cuộc khủng hoảng nghiêm trọng này.

Không còn lựa chọn nào khác, ông đã tìm đến Herbert Hoover, chủ tịch Cơ quan Cứu trợ và Lương thực Hoa Kỳ để xin sự giúp đỡ.
Khi Herbert Hoover nhận được lời kêu gọi trợ giúp, ông đã lập tức phản hồi rằng ông sẽ gửi cho Ba Lan một lượng viện trợ lớn.


Không lâu sau, hơn một vạn tấn lương thực viện trợ đã đến Ba Lan.

Thảm kịch ở Ba Lan đã được đẩy lùi.

Thủ tướng Paderewski muốn gặp mặt trực tiếp để cảm ơn Herbert Hoover và hẹn gặp ông ở Paris.


Khi hai người gặp nhau, Herbert Hoover đã nhìn Paderewski bằng ánh đầy xúc động nói: “Ngài không cần phải cảm ơn tôi, thưa Thủ Tướng. Thủ tướng Paderewski, có một việc có lẽ ngài đã quên từ lâu, nhưng tôi vẫn luôn ghi nhớ trong lòng.

Vài năm trước đây, khi còn ở Hoa Kỳ, ngài đã giúp đỡ hai cậu sinh viên nghèo tiếp tục theo đuổi việc học.

Và tôi chính là một trong hai thanh niên đó”.


Làm việc tốt mà không mong cầu được báo đáp là biểu hiện của đạo đức cao thượng.

Những người có phẩm chất cao thượng và lòng tự trọng thường làm nhiều việc tốt để giúp đỡ những người khác mà không mong cầu được báo đáp.

Những người nhận được sự hào phóng rộng lượng của họ cũng sẽ bắt đầu tự mình làm theo như vậy.

Nhờ điều này, những người tốt có thể nhận được phúc báo bất ngờ cho hành động của họ.

Và có lẽ, đó chính là quy luật nhân quả mà Đức Phật vẫn luôn nhắc nhở chúng ta.


Sưu Tầm



Không có nhận xét nào: