a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT NĂM MỚI GIÁP THÌN AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM GIÁP THÌN VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Thứ Ba, 6 tháng 7, 2021

Đây là lý do vì sao ong mật sau khi đốt người xong lại bị chết.

 Ong mật chỉ đốt người khi cảm thấy ong chúa hay tổ đang bị đe dọa bởi vì sau khi đốt người xong thì chính nó cũng phải chết.

Kinh hoàng cảnh người đàn ông bị đàn ong đốt.

Cũng tự vệ như các sinh vật khác, ong mật tấn công những kẻ lạ mặt xâm phạm lãnh thổ của chúng.

Theo đó, ong không thích đồ vật màu đen và những mùi đặc biệt như rượu, hành, tỏi… Chính vì thế, khi người nuôi ong mặc quần áo màu đen, trên người có mùi đặc biệt như rượu, hành, tỏi… khi tiếp cận với đàn ong thì sẽ bị ong đốt. Tuy nhiên, điều đó cũng đồng nghĩa với việc chúng đã 'ký' vào 'bản án tử hình' của chính mình.

Vậy tại sao sau khi ong mật đốt người xong lại bị chết? Ong vốn là dùng ngòi ở đoạn cuối phần bụng đốt người, ngòi là do một sợi tua lưng và hai sợi tua bụng tạo thành, phía sau nối liền tuyến độc lớn, nhỏ với cơ quan nội tạng, đầu ngòi bụng có mấy chiếc móc ngược nhỏ. Sau khi ngòi của ong chích vào da của cơ thể người, khi rút ngòi ra, do móc ngược nhỏ đã móc chắc vào da nên ngòi liền cùng với một phần nội tạng bị kéo ra, như vậy ong đương nhiên sẽ bị chết.

Do đó, không phải vạn bất đắc dĩ thì cũng không đốt người. Nhưng nếu ong mật đốt vào những côn trùng có vỏ cứng, ngòi ong sẽ rút ra được (qua lỗ thủng trên vỏ côn trùng), nó sẽ thoát chết.

Để tránh bị ong đốt, tốt nhất nên giữ cho tay và mặt sạch sẽ khi bạn ở bên ngoài và cảnh giác nếu có bất kỳ con ong hay ong bắp cày nào gần đó. Trong trường hợp chúng đang ở gần, bạn không nên xua đuổi hay gây hấn, vì chúng sẽ tấn công bạn để tự vệ.

Theo Quỳnh Chi/Đời sống & Pháp luật


Đồng tiền cổ nhất vẫn còn lưu hành.

Trong kỳ xuất bản lần thứ 65 của Sách Kỷ lục Guinness, thuộc niên giám năm 2021 phát hành vào đầu tháng 9-2020, ở chuyên mục 'Tiền tệ và Tín dụng' tiếp tục ghi nhận một đồng xu do Sở Đúc tiền Liên bang Thụy Sĩ (Swissmint) phát hành vào đầu năm 1879, đang còn giá trị sử dụng cho đến nay sau hơn 1,4 thế kỷ, như là 'Đồng hiện kim lâu đời nhất vẫn còn lưu hành'.

Đó là đồng xu bằng kẽm mạ bạc có mệnh giá là 10 rappen tiền Thụy Sĩ (1 franc Thụy Sĩ = 100 rappens), tương đương 11,2 cent (1 USD = 100 cents), với họa tiết và hình ảnh trang trí do nhà điêu khắc huyền thoại người Đức Karl Schwenzer (1843-1904) thiết kế.

Một mặt đồng xu khắc họa phần đầu nghiêng về phía bên phải của một người phụ nữ, với dòng chữ Latin "Confoederatio helvetica" (Liên bang Thụy Sĩ) viền quanh, còn ở giữa là năm đồng tiền được đúc. Mặt xu còn lại khắc họa một vòng lá sồi bao quanh mệnh giá hiện kim.

"Đồng xu mệnh giá 10 rappen đúc trong năm 1879 vẫn đang được lưu hành, giữ nguyên mệnh giá và hoàn toàn có giá trị hợp pháp y như 142 năm trước", ông Marius Haldimann, Giám đốc điều hành (CEO) của Swissmint khẳng định.

T.Hồng (Theo The Economist)

Phát hiện viên kim cương lớn thứ ba thế giới.

Tập đoàn kim cương Debswana của Botswana - một quốc gia tại châu Phi - ngày 1/6 đã đào được một viên kim cương có trọng lượng lên tới 1.098 carat.

Tập đoàn khai thác mỏ, đồng thời là một trong những nhà sản xuất kim cương hàng đầu thế giới Debswana công bố phát hiện một viên kim cương thô nặng 1.098 carat ở Botswana vào ngày 1/6 vừa qua, Guardian đưa tin ngày 16/6.

“Đây là viên kim cương lớn nhất mà Debswana từng khai quật được trong suốt 50 năm hoạt động”, Quyền giám đốc điều hành của tập đoàn, Lynette Armstrong, nói.

Theo thông tin từ phía công ty, họ khẳng định đây là viên đá lớn thứ ba thế giới tính theo trọng lượng, xếp sau viên Cullinan và Lesedi La Rona.


Cận cảnh viên kim cương lớn thứ ba thế giới. Ảnh: Yahoo News.

Cullinan là viên kim cương thô lớn nhất thế giới cho tới thời điểm hiện tại với khối lượng lên tới 3.106 carat. Viên đá được đặt theo tên của người đã khai quật được nó là Thomas Cullinan ở Nam Phi vào năm 1905.

Theo sau Cullinan là Lesedi La Rona với trọng lượng 1.109 carat. Lesedi La Rona cũng được tìm thấy tại Botswana năm 2015 bởi công ty khai mỏ Canada Lucara Diamond Corp. Theo ngôn ngữ địa phương Tswana, Lesedi La Rona có nghĩa là "Ánh sáng của chúng ta".

Viên đá mới vẫn chưa có tên.

“Chúng tôi vẫn chưa quyết định sẽ bán viên đá này qua kênh De Beers (một tập đoàn quốc tế chuyên khai thác kim cương) hay thông qua Công ty Kim cương Okavango (thuộc sở hữu nhà nước)”, bà Armstrong nói thêm.

“Viên đá này thật quý hiếm và đặc biệt. Khai quật được nó trong thời điểm này có ý nghĩa rất lớn. Nó đem lại hy vọng cho đất nước chúng tôi trong bối cảnh khó khăn vì đại dịch Covid-19”.

Vì độ quý hiếm của viên đá, Debswana đã quyết định trình diện nó cho Tổng thống Botswana Mokgweetsi Masisi vào ngày 16/6.

Phương Linh

3 hồ nước khủng khiếp nhất thế giới, 1 hồ nóng quanh năm và 1 hồ giết người vô hình.

Có những hồ nước nhìn từ xa trông rất đẹp, tĩnh lặng nhưng ẩn sâu bên dưới là một mối nguy hiểm không ai có thể ngờ tới được.

Trên thế giới có rất nhiều ao hồ, sông suối, mỗi một hồ nước đều mang những ý nghĩa riêng. Không phải hồ nước nào cũng mang tới cho du khách vẻ đẹp tự nhiên, làm mãn nhãn con mắt của người nhìn. Có 3 hồ nước trên thế giới mà mỗi khi nhìn vào, người ta đều có cảm giác sợ hãi.

1. Hồ Karachay, Nga

Hồ nước này nhìn từ xa rất đẹp, nhưng không có bất kỳ một sinh vật nào có thể sống sót bên trong. Mặt hồ nhìn rất yên bình, tĩnh lặng, trông như một hồ nước bình thường, thậm chí còn rất đẹp khi nước rất trong, phản chiếu bầu trời xanh mây trắng xuống mặt hồ.

Hồ chỉ đẹp khi đứng từ xa nhìn vì bên dưới hồ nước này toàn là chất độc. Nếu đứng gần hồ nước 1 tiếng đồng hồ, người ta sẽ chết vì ngộ độc. Vì vậy, hồ nước này còn được ví như là ""hồ giết người vô hình".

Trước đây, khu vực này là nơi mà Liên Xô đổ chất hóa học hạt nhân xuống, do đó bức xạ ở đây cực kỳ mạnh. Sau một thời gian tích tụ, một số hóa chất đã len lỏi vào đất liền, ảnh hưởng đến sự phát triển cuộc sống của con người xung quanh và đe dọa đến những con sông gần đó.

2. Hồ nước nằm trong đảo Dominica, Caribbean

Đây là một hồ nước sôi, nằm trong công viên quốc gia thuộc đảo Dominica, vùng Caribbean. Hồ nước này rộng 61m, sâu 59m, nước có màu xanh xám. Nhiệt độ ở rìa hồ nước này đạt khoảng 82-92 độ C, mặt hồ cũng thường phủ thêm một lớp mờ sương trắng.

Rất nhiều người tò mò vì sao hồ này lại sôi quanh năm. Nguyên nhân là dưới đáy hồ có một vòi phun nước, nó có thể phun ra nhiều loại khí khác nhau như: carbon dioxide, sulfur dioxide... Những loại khí này có thể tạo ra những đợt sủi bọt cao tới 2-3m, trông như mặt hồ đang sôi sùng sục.

Trên thực tế, điều kinh khủng nhất của hồ nước này không phải là nhiệt độ mà chính là khí độc. Các loài thực vật và động vật xung quanh hồ nước bị ảnh hưởng rất nhiều. Hầu hết các nhà máy đã phá sản và khu vực xung quanh không có người sinh sống.

3. Hồ Kivu, Rwanda, châu Phi

Đây là một hồ nước rất đẹp, một điểm đến thu hút khách du lịch ở châu Phi. Hồ Kivu được bao quanh bởi những ngọn núi, mây và sương mù, khiến cho nó lúc nào cũng lung linh, hấp dẫn. Tuy nhiên, ngoài phong cảnh đẹp thì ít ai biết được bên dưới hồ nước tĩnh lặng này có một quả bom, không ai biết rằng khi nào nó sẽ bất ngờ phát nổ. Người ta nói rằng nếu quả bom này nổ thì 200 cư dân sinh sống gần đó sẽ không ai sống sót được. Vì vậy, hồ nước này cũng là một trong những hồ nguy hiểm nhất thế giới.

Theo Phan Hằng/Báo Giao thông






















Không có nhận xét nào: