Một ngày nào đó, bạn sẽ phải cảm ơn những gian khổ mà mình đã trải qua.
Những gian khổ đã trải qua, một ngày nào đó sẽ khiến bạn mỉm cười, không phải vì những gian khổ kia chưa từng tồn tại, mà là bạn đã có đủ dũng khí để đối mặt. Những chuyện đã phát sinh sẽ không thay đổi, mà thay đổi chính là cái tâm của mình.
Những gian khổ đã trải qua, một ngày nào đó sẽ khiến bạn mỉm cười.
Làm cha mẹ, ai cũng đều hy vọng con cái có đủ dũng khí đối mặt với tương lai mịt mờ phía trước. Để con cái có được sự tự tin, kiên cường, chính là lễ vật tốt nhất mà cha mẹ có thể lưu lại.
Đương nhiên, nhân sinh không ai có thể thuận buồm xuôi gió, khó khăn ngăn trở có thể xuất hiện bất cứ khi nào. Lúc con cái gặp trở ngại, bạn hãy đem câu chuyện này kể cho con, giúp con có được nghị lực mà vững vàng bước tiếp.
Một người đàn ông quyết định từ bỏ cuộc đời của mình. Vì thế, anh ta đi vào trong rừng rậm để nói chuyện một lần cuối cùng với Thượng đế.
Anh hỏi: “Thượng đế, ngài có thể cho con một lý do để con không từ bỏ cuộc đời này được không?”
Câu trả lời của Thượng đế khiến anh chấn động: “Con hãy nhìn xung quanh một chút, con có thấy cây dương xỉ và câu trúc kia không? Sau khi ta gieo hạt giống của chúng xuống đất, cho chúng ở trong cùng điều kiện ánh sáng và hơi nước, cây dương xỉ rất nhanh đã đâm chồi nảy lộc, lá xanh rậm rạp che phủ mặt đất. Nhưng hạt giống cây trúc vẫn không có biến đổi gì.
Năm thứ hai, cây dương xỉ ngày càng rậm rạp, trong khi hạt giống cây trúc vẫn y nguyên như vậy. Đến năm thứ ba, cây trúc bắt đầu nảy mầm, nhưng nó quá nhỏ bé so với cây dương xỉ. Nhưng chỉ 6 tháng sau, cây trúc đã có thể cao tới 3m, hoàn toàn bỏ lại cây dương xỉ ở dưới chân của mình”.
Sống trên đời, không cần tiếc nuối vì những chuyện đã trải qua, việc tốt mang đến hạnh phúc, việc xấu mang lại kinh nghiệm, mọi chuyện đều là hảo sự.
Thượng đế nói: “Con trai, thời gian này con đang phải chịu đựng những khó khăn, trên thực tế chính là tạo nền tảng để con sau này vượt trội. Đừng so sánh bản thân với người khác, lúc này, chính là cơ hội tốt dành cho con đó”.
Sống trên đời, không cần tiếc nuối vì những chuyện đã trải qua, việc tốt mang đến hạnh phúc, việc xấu mang lại kinh nghiệm, mọi chuyện đều là hảo sự, giúp bạn ngày càng trưởng thành hơn. Hạnh phúc cho bạn ngọt ngào, trải nghiệm cho bạn mạnh mẽ, thất bại cho bạn khiêm tốn, thành công cho bạn vinh quang.
Có một số việc từng khiến ta không cách nào vượt qua, nhưng sau một thời gian nhìn lại, chợt thấy nó thật nhẹ nhàng, cũng không còn cảm giác khó khăn như thế nữa. Nhưng tại thời điểm đó, cảm thấy vô cùng thống khổ, không cách nào có thể vượt qua.
Dùng thất bại đổi lấy sự từng trải của nhân sinh, dùng khó khăn để bước đi thêm kiên cường, có một ngày bạn sẽ cảm kích những khổ cực đến với mình.
Những chuyện từng khiến cho ta cảm thấy không cách nào chấp nhận được ấy, trên hành trình nhân sinh có lúc nhìn lại, sẽ phát hiện rằng những việc đó quả là nhỏ bé không đáng kể, hơn nữa có rất nhiều chuyện là tất yếu phải trải qua trong đời.
Sống trên thế gian này cũng nên chịu nhận những vết thương; dù vậy cũng đừng sợ hãi, bởi vết thương một ngày nào đó sẽ lành. Dùng thất bại đổi lấy sự từng trải của nhân sinh, dùng khó khăn để bước đi thêm kiên cường, có một ngày bạn sẽ cảm kích những khổ cực đến với mình, không có chúng, đến khi nào bạn mới có thể trở thành xuất chúng.
Sưu Tầm
Bạn cất gì vào trái tim mình ?
"Chú chó nhà không sợ người, dù bị xua đuổi vẫn ở quanh quẩn bên cạnh con người. Chú nai rừng lại khác, rất sợ người, vừa thoáng thấy bóng người đã chạy mất.
Cũng như vậy, tâm sân hận giống chú chó nhà, dù bị xua đuổi và ghét bỏ, vẫn ở quanh quẩn trong tâm con người; còn tâm từ bi như chú nai rừng, mau chóng biến mất khi vừa mở lòng ra thương người và thoáng thấy bị tổn thương”.
(Kinh Đại Bát Niết Bàn)
Những bước chân bền bỉ nối nhau sẽ làm thành một con đường mòn. Con đường mòn đó là vết thương trên mặt đất, vết thương chưa thể lành khi vẫn còn những bước chân đi về.
Khi sân hận thường hiện hữu trong tâm, nó sẽ hình thành một thói quen, thói quen sân hận, thói quen đó sẽ chi phối, sẽ ảnh hưởng đến tất cả những hành xử của chúng ta đối với mọi chuyện, sẽ lẫn vào lời nói, sẽ nhuộm màu ánh mắt, sẽ hiện hữu trong từng việc làm. Thói quen đó là một vết thương trong tâm của con người, biến kẻ đó thành một người bị thương.
Cuộc sống nhiều khi mặn đắng, lời nói của người đời đôi khi cũng rất mặn, như xát muối; nên với người có vết thương chưa lành luôn phải đau rát. Vết thương càng rộng càng phải đau nhiều, tâm sân hận càng lớn càng phải khổ hơn.
Tha thứ cho người không phải dễ, thương được cuộc sống lại là chuyện khó hơn, nó cũng làm chúng ta đau lắm, đau do còn muốn ăn thua nhưng phải dừng lại, đau vì sân hận chưa thoả nhưng phải kết thúc, nhưng nỗi đau đó là cần thiết như cách chúng ta phải chịu đau để chữa lành được một vết thương.
Bất cứ khi nào nuôi sân hận với người, là chúng ta đang xé vết thương của mình lớn thêm ra, và bất cứ khi nào có thể mở lòng ra thương được cuộc sống, tất cả những vết thương mà cuộc sống mang lại trước đó đều được chữa lành.
Tạo hoá cho con người một trái tim, còn cất gì vào đó là việc của mỗi người.
Tác giả Vô Thường
ĐIỂM ĐẾN.Vào một ngày đẹp trời, một nhóm khách du lịch đi tới một ngôi làng Hy Lạp nhỏ. Họ tình cờ nhìn thấy một người đánh cá câu được một con cá ngừ lớn. Một du khách đến gần trầm trồ và hỏi ông phải mất bao lâu mới câu được một con cá đẹp như thế này.
- Không mất thời gian lắm đâu! - Người ngư dân trả lời.
- Thế thì tại sao chú không ở lại biển lâu hơn và bắt thêm được nhiều hơn? - Khách du lịch thắc mắc.
Người ngư dân từ tốn giải thích rằng chỉ cần một con cá này đã đủ đáp ứng nhu cầu chi tiêu của gia đình ông rồi.
- Vậy chú làm gì với thời gian còn lại ạ? - Người khách tò mò.
- Vì chỉ câu một con cá thôi nên tôi có thể ngủ dậy muộn, chơi đùa với các con. Đến trưa thì ngủ với vợ. Buổi chiều, tôi đi vào làng để gặp bạn bè, nhảy một chút, hát một vài bài hát yêu thích và đánh đàn bouzouki. Mỗi ngày đều như thế và tôi cảm thấy cuộc sống của mình rất hạnh phúc và trọn vẹn. - Người ngư dân vui vẻ giải thích.
Người khách vội ngắt lời:
- Chú ạ, tôi có bằng MBA của Đại học Harvard. Tôi có thể giúp chú. Thế này nhé! Chú nên bắt đầu bằng việc câu cá cả ngày. Sau đó, chú có thể bán những con cá chú bắt được. Sau khi bán ra được rất nhiều tiền, chú có thể mua một chiếc thuyền lớn hơn.
Khi có được nhiều tiền hơn, thuyền của chú cũng sẽ lớn hơn, điều đó cũng đồng nghĩa việc chú có được nhiều tiền hơn và chú có thể mua chiếc thuyền thứ hai, rồi thứ ba, và cứ thế cho đến khi chú có cả một đội tàu đánh bắt cá ngừ.
Không chỉ vậy, thay vì bán cá cho người trung gian, chú có thể thương lượng trực tiếp với các nhà máy chế biến, và thậm chí có thể mở nhà máy của chú. Sau đó giàu có rồi, chú có thể rời khỏi ngôi làng nhỏ này và chuyển đến Athens, London, hoặc ngay cả New York! Từ đó, chú sẽ trở thành tỷ phú .
Người ngư dân hỏi:
- Để đạt được những điều đó tôi phải mất bao lâu?
- Có lẽ ít nhất cũng phải mất 20 năm. - Khách du lịch trả lời.
- Và sau đó thì sao? - Người ngư dân lại hỏi.
- Sau đó ư? Sau đó thì còn hấp dẫn hơn. Khi hoạt động kinh doanh của chú thực sự lớn, chú có thể bắt đầu bán cổ phiếu và kiếm được hàng triệu đô la!
- Người khách du lịch trả lời.
- Hàng triệu đô la ư? Có thật không? Và sau đó thì sao nữa?
- Sau đó, chú sẽ nghỉ ngơi và sống trong một ngôi làng nhỏ gần bờ biển. Ở đó chú có thể ngủ dậy muộn, chơi với các con, trưa ngủ với vợ, chiều thì vào làng gặp bạn bè, nhảy một chút, hát một vài bài hát ưa thích và chơi đàn bouzouki .
Người đánh cá mỉm cười, rồi nhẹ nhàng nói:
- Thế chẳng phải đó là những điều tôi đang tận hưởng hay sao?.
Sưu tầm
CAO NHÂN
ĐÂY MỚI THỰC SỰ LÀ CAO NHÂN
Cao nhân chân chính, chính là có thể thắng nhưng không nhất định phải thắng, có thể đánh bại kẻ khác nhưng không nhất định phải đánh bại.
Tương truyền, Tả Tông Đường rất thích chơi cờ vây, hơn nữa còn là một cao thủ, gần như không có ai là đối thủ của ông.
Có một lần, Tả Tông Đường cải trang trước khi xuất chinh đánh trận, trên đường bỗng nhìn thấy một ngôi nhà tranh, trên xà nhà có treo tấm biển “Thiên hạ đệ nhất kỳ thủ”. Tả Tông Đường thấy thế thì trong lòng không phục, liền đi vào trong để cùng chủ nhân ngôi nhà đánh ba ván cờ.
Vị chủ nhà đánh ba ván đều thua, Tả Tông Đường cười nói: “Ông nên tháo tấm biển kia xuống đi!”
Nói xong, Tả Tông Đường tràn đầy tự tin, cao hứng bừng bừng mà rời đi.
Không lâu sau, Tả Tông Đường thắng trận trở về, lại đi ngang qua ngôi nhà ấy, thấy tấm biển “Thiên hạ đệ nhất kỳ thủ” vẫn chưa được gỡ xuống, Tả Tông Đường tức giận đi vào trong nhà để cùng vị chủ nhân tỷ thí ba ván cờ nữa. Lần này, Tả Tông Đường thua cả ba ván.
Tả Tông Đường vô cùng kinh ngạc, liền hỏi vị chủ nhân tại sao lại như vậy?
Vị chủ nhân đáp: “Lần trước, ngài tuy mặc thường phục nhưng ta đã sớm biết ngài là Tả Công, ngài mang trên mình nhiệm vụ đánh giặc, ta không thể dập tắt nhuệ khí chiến đấu của ngài. Lần này, ngài đã chiến thắng trở về, ta đương nhiên toàn lực ứng phó, việc đáng làm thì ắt phải làm, không thể nhượng bộ!”
Cao thủ chân chính trên thế gian, chính là có thể thắng nhưng không nhất định phải thắng, có thể đánh bại kẻ khác nhưng không nhất định phải đánh bại, ấy là vì có tấm lòng khiêm nhượng, thiện tâm với người.
Cuộc sống chẳng phải là như vậy sao?
Thông minh không nhất định là có trí tuệ, thế nhưng trí tuệ thì nhất định bao quát thông minh.
Người thông minh tâm nặng chuyện được mất, người trí tuệ có thể dũng cảm xả bỏ.
Tai thính thật sự thì có thể nghe được tiếng lòng, mắt sáng thật sự thì có thể nhìn thấu tâm linh.
Chứng kiến, không có nghĩa là nhìn thấy.
Nhìn thấy, không có nghĩa là nhìn rõ.
Nhìn rõ, không có nghĩa là hiểu được.
Hiểu được, không có nghĩa là hiểu rõ.
Hiểu rõ, không có nghĩa là đã thông suốt.
Chúng ta vẫn thường nghe nói: “Không có văn hóa thì thật đáng sợ!”. Thế nhưng “văn hóa” ấy rốt cuộc là cái gì vậy? Là bằng cấp? Là kinh nghiệm? Hay là sự từng trải?
Đáp án: Tất cả đều không phải!
Ngày hôm nay, coi như chúng ta đã được thấy một lời giải thích thuyết phục, “văn hóa” ấy chính là biểu đạt bởi bốn điều sau đây:
1. Đào sâu vào tu dưỡng nội tâm.
2. Tự giác không cần nhắc nhở.
3. Lấy ước thúc làm tiền đề cho tự do.
4. Suy nghĩ lương thiện vì người khác.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét