a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT NĂM MỚI GIÁP THÌN AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM GIÁP THÌN VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Thứ Hai, 27 tháng 12, 2021

Những điều tuyệt vời độc nhất thế giới ở 'xứ sở' của vàng, siêu xe và dầu mỏ

 

Các tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) là một trong những quốc gia hiện đại và đắt đỏ nhất trên thế giới, bao gồm bảy tiểu vương quốc với trung tâm là thủ đô Abu Dhabi.

Khắc nghiệt về mọi mặt như sa mạc Safari bỏng rát, ít lợi thế về tự nhiên, luật lệ đạo Hồi hà khắc hay những bất ổn chính trị trong khu vực không làm cho sức hút của UAE giảm bớt. Vậy đâu là những điểm đặc biệt giúp du lịch UAE có những bước chuyển mình mạnh mẽ, tạo nên sức hấp dẫn không thể chối từ nhiều du khách trên toàn thế giới?

1. Vàng và những vật dụng 'dát vàng' ở khắp nơi

Người dân UAE luôn có niềm đam mê mãnh liệt với sự xa xỉ và đó là lý do giải thích tại sao khi tới thăm quốc gia Tây Á này, du khách sẽ bắt gặp rất nhiều 'vàng'. Không chỉ có khách sạn, váy cưới hay ô tô dát vàng mà thậm chí ở UAE, du khách còn có thể rút vàng từ máy ATM đặt rất nhiều trong các trung tâm thương mại tại đây. Thưởng thức các món ăn được bày trí bằng vàng chắc chắn cũng là một trong những trải nghiệm ấn tượng cho những người lần đầu tới quốc gia 'mê vàng' bậc nhất này.

2. Những tòa nhà cao nhất thế giới

Danh sách kỷ lục thế giới của UAE đã và đang tiếp tục được nối dài qua các năm. Đây cũng là một trong những quốc gia có nhiều cao ốc chọc trời nhất thế giới mà trong đó không thể không nhắc tới Burj Khalifa, tòa nhà cao nhất thế giới ở trung tâm Dubai với chiều cao 829.8 mét. Ngoài ra, du khách tới đây cũng có thể chiêm ngưỡng các công trình ấn tượng khác như tòa nhà Marina cao 425 mét hay Princess Tower cao 413 mét.

3. Luật pháp nghiêm ngặt

UAE là một trong những quốc gia có luật pháp nghiêm ngặt nhất trên thế giới. Từ việc phạt tù những người có hành vi chửi bới trên mạng xã hội tới việc xử phạt vì chụp ảnh bừa bãi ở nơi công cộng. Rất nhiều điều được coi là bình thường ở những nơi khác có thể bị phạt tiền nặng hơn là trục xuất hoặc bỏ tù ở UAE. Chưa kể tới việc là quốc gia nổi tiếng với 'nắng và gió cát sa mạc' nhưng nếu du khách lái một chiếc xe bụi bặm dạo quanh thành phố cũng sẽ bị phạt vì làm mất mỹ quan. Tất cả những hành động thể hiện tình cảm nơi công cộng thậm chí là nắm tay cũng đều bị cấm.

4. Những con 'thú cưng' đặc biệt

Bên cạnh niềm đam mê bất tận với vàng, người dân UAE cũng nổi tiếng thế giới vì có những con 'thú cưng' hết sức đặc biệt. Nếu như chó hay mèo là những loài thú nuôi trong nhà phổ biến nhất trên thế giới thì việc bắt gặp cảnh tượng những người đàn ông UAE dắt báo hoặc chở sư tử đi dạo trước đây không phải là chuyện hiếm. Tuy nhiên, đã có nhiều tranh cãi xung quanh vấn đề này buộc chính phủ UAE phải ban hành một lệnh cấm công dân nước mình sở hữu những vật nuôi kỳ lạ vào năm 2016. Ngoài ra, các cá nhân bị phát hiện vi phạm có thể bị phạt tù tới 6 tháng.

5. Những trải nghiệm xa hoa

UAE chắc chắn là điểm đến lý tưởng cho những ai đang tìm kiếm một chuyến đi xa hoa, hào nhoáng. Những khách sạn và khu nghỉ dưỡng tại đây đều thuộc top đắt đỏ nhất thế giới. Những mức giá 'trên trời' như 24.000 USD cho một đêm nghỉ tại Burj Al Arab hay thuê siêu du thuyền, máy bay trực thăng, khinh khí cầu ở sa mạc Safaris cũng đều tiêu tốn hàng nghìn USD.

6. Làm việc 4 ngày rưỡi/tuần

Từ tháng 12 năm nay, UAE công bố dự thảo về việc thực hiện chính sách làm việc 4.5 ngày/tuần. Theo đó, tuần làm việc chính thức tại quốc gia này sẽ bắt đầu từ thứ Hai cho tới trưa thứ Sáu. Nửa ngày còn lại của thứ Sáu và thứ Bảy, Chủ nhật sẽ được tính là cuối tuần nhằm thúc đẩy sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Hãng thông tấn Emirates (WAM) cho biết chính sách mới này dự kiến sẽ được áp dụng từ đầu năm 2022.

7. Siêu xe ở khắp nơi

Khái niệm 'siêu xe' ở UAE dường như vô cùng khác biệt với phần còn lại của thế giới. Du khách có thể đi trên một chiếc Bugatti từ các ứng dụng đặt xe công nghệ hay bắt gặp các cảnh sát đi Ferrarri FF, Lamborghini Aventador và Bugatti Veyron để tuần tra trên các đường phố Dubai.

8. Bể bơi sâu nhất thế giới

Một trong những kỷ lục mới đây nhất của UAE việc đưa vào hoạt động bể bơi sâu nhất thế giới. Với sức chứa lên tới 14 triệu lít nước và độ sâu 60 mét, bể bơi bể bơi Deep Dive Dubai chắc chắn là điểm đến thu hút nhiều du khách trên thế giới.

Đỗ An (Theo The Travel)

'Pháo đài vàng' Jaisalmer: Nơi ẩn chứa tập tục ác nghiệt nhất.

Sâu trong sa mạc Thar (Ấn Độ), sừng sững một pháo đài cổ màu vàng chói lóa. Nó được xây dựng từ thế kỷ XII, là 'pháo đài sống' vì vẫn vững chãi và có người ở. Ấn Độ gọi pháo đài này là Jaisalmer.



“Pháo đài sống” màu vàng chói lọi - Jaisalmer, Rajasthan, Ấn Độ.

Xung quanh Jaisalmer là thành phố cùng tên, dân cư đông đúc. Nó khiến người ta dường như quên mất, nơi đây từng là địa điểm sát hại và hỏa thiêu tập thể hàng nghìn phụ nữ theo tập tục chiến tranh khủng khiếp nhất thời phong kiến: Jauhar.

Pháo đài thương mại

Jaisalmer nằm trên đỉnh đồi Trikuta, trung tâm Sa mạc Thar, bang Rajasthan. Theo lịch sử Ấn Độ, Jaisalmer do Vương gia Rawal Jaisal (1153 - 1168) hạ lệnh khởi công vào năm 1156.

Khi khảo sát địa hình Trikuta, Jaisal thấy khối đá khổng lồ hình tam giác, cao hơn mặt bằng xung quanh 75m. Ông lấy làm hài lòng, quyết định đó là nơi xây hoàng cung mới, đắp thành lũy bảo vệ.

Thành Jaisalmer ra đời, bao trọn ngọn đồi đá với diện tích 460 x 230m. Vòng ngoài cùng là tường thành cao 4,6m, chu vi 4km với 4 cửa và 99 đài quan sát. Nó được xây bằng đá sa thạch màu vàng, hùng vĩ và kiên cố. Người Ấn Độ gọi đây là Sonar Quila, với nghĩa “pháo đài vàng”.

Bên trong Jaisalmer chứa đa dạng các công trình kiến trúc đồ sộ, bao gồm từ cung điện đến đền thờ, quảng trường, nhà ở… đủ cho hàng nghìn người sinh cư.

Xét vị trí, Jaisalmer nằm giữa ngã tư các tuyến đường thương mại Ấn Độ cổ - trung đại, bao gồm cả Con đường Tơ lụa. Các thương đoàn bắt buộc phải ngang qua nó và Vương gia Rawal đánh thuế thương nhân cao, phát triển buôn bán, trao đổi. Họ sớm trở nên giàu có, biến Jaisalmer thành pháo đài sung túc bậc nhất.

Lịch sử kinh hoàng

Vương gia Rawal Jaisal (1153 - 1168), chủ nhân đầu tiên của Jaisalmer.

Năm 1285, Jaisalmer bị Vua Alauddin Khalji (1266 – 1316) của nhà Khalji (đóng đô ở Delhi, Ấn Độ) kéo quân tấn công. Nhờ thành lũy bảo vệ kiên cố, Rawal Jethsi (hậu nhân của Jaisal) dễ dàng bảo vệ pháo đài.

Thất bại, Khalji đổi chiến lược bao vây, kiên quyết không rút quân. Sau 8 – 9 năm nội bất xuất, Jaisalmer cạn kiệt sinh lực. Thay vì đầu hàng, Rawal Jethsi hạ lệnh thi hành luật Jauhar.

Jauhar là tập tục hành quyết vì danh dự đáng sợ nhất Ấn Độ. Nó xuất hiện từ trước Công nguyên, thực hành trong các trường hợp đối diện với sự thua trận. Nam giới phe sắp thua tự tay sát hại toàn bộ phụ nữ, bất kể tuổi tác và lập giàn hỏa thiêu, hỏa táng tập thể. Xong xuôi, họ quyết tử xông trận, chết dưới vũ khí của kẻ thù.

Căn nguyên của Jauhar là văn hóa gia trưởng cực đoan Hindu và sự tàn bạo của chiến tranh. Phụ nữ Ấn Độ thời phong kiến không có nhân quyền và là tài sản của cha, chồng, anh em trai, con trai. Nếu bị kẻ thù bắt, họ không tránh khỏi số phận nô dịch, nô lệ tình dục. Nam giới Hindu lựa chọn tự tay hành quyết họ trước, không để kẻ thù có cơ hội làm nhục.

Trước mệnh lệnh của Jethsi, toàn bộ nữ giới Jaisalmer đã bị giết và hỏa thiêu trong quảng trường pháo đài. Nam chiến binh Jaisalmer mở các cổng thành, lao ra ngoài tử chiến. Tàn cuộc, Jaisalmer bị bỏ hoang. Nhiều năm sau, nó mới được những người sống sót quay lại, thắp lên sự sống.

Năm 1530 – 1551, Jaisalmer lần nữa đối mặt với nguy cơ thất thủ. Lần này, nó bị quân Afghanistan tấn công và bao vây. Lo sợ bại trận, Vua Rawal Lunakaran hạ chỉ thực hiện Jauhar. Ông cùng các chiến binh tàn sát hết vợ, con gái, chị em... Thế nhưng, ngay sau khi họ xuống tay, viện binh đã tới và Jaisalmer thành công đánh bật giặc ngoại xâm.

Mỗi lần Jauhar, hàng nghìn phụ nữ sống trong Jaisalmer lại bị hạ sát và hỏa thiêu. Quảng trường của nó chìm trong máu và lửa hàng tháng trời. Chí ít, Jaisalmer cũng đã diễn ra 3 lần Jauhar.

Di sản sống


Jaisalmer đã nhiều lần Jauhar, sát hại và hỏa thiêu toàn bộ phụ nữ trong thành.

Thế kỷ XIX, Ấn Độ dưới sự thuộc địa của Anh quốc. Thực dân Anh quan tâm phát triển thương mại hàng hải và xây dựng cảng Bombay, khiến Jaisalmer dần bị lãng quên.

Năm 1947, Ấn Độ giành độc lập. Các tuyến đường thương mại cổ - trung đại ngang qua Jaisalmer đóng lại, thành lũy này bị cô lập khỏi vai trò con đường buôn bán quan trọng. Tuy nhiên, nền kinh tế Jaisalmer đã thoát nguy cơ suy thoái.

Năm 2013, thành cổ này được UNESCO công nhận di sản văn hóa thế giới. Ngoài danh hiệu “pháo đài sa mạc cổ nhất thế giới”, nó còn lừng danh “pháo đài sống”, vì vẫn nguyên vẹn và có người định cư bên trong.

Hiện, Jaisalmer là nơi ở của khoảng 4.000 người, hậu nhân của những cư dân trung đại đã sống trong pháo đài.

Bất chấp 800 năm trôi qua, sắc diện của Jaisalmer vẫn nguy nga như thuở ban đầu. Ban ngày, nó ngập trong ánh nắng chứa chan của sa mạc, sáng vàng như bộ lông sư tử. Chiều tà, nó bắt ánh hoàng hôn, đổi sang màu vàng nâu sẫm như mật ong.

Mối lo ngại lớn nhất của Jaisalmer bây giờ là… nước. Kể từ khi bước sang thời kỳ hiện đại, người dân sống bên trong pháo đài thi nhau lắp đặt đường ống dẫn nước, phục vụ sinh hoạt. Thành cổ giữa sa mạc vốn không quen với bị nước phiền hà, bức tường dần rơi vào tình trạng xuống cấp.

Những năm gần đây, do du lịch phát triển, Jaisalmer đòi hỏi lượng nước nhiều hơn. Nó dẫn đến lượng nước thải gia tăng, gây thiệt hại đến cấu trúc nền và móng. Mặc dù nỗ lực đối phó, các nhà bảo tồn di sản Jaisalmer chỉ có thể làm chậm quá trình hư hại. Để bảo vệ “pháo đài vàng”, Ấn Độ buộc phải thiết lập hệ thống cấp thoát nước khoa học nhất và cực kỳ tốn kém.

Sưu Tầm

Bất ngờ tìm thấy lăng mộ Ai Cập cổ đại dành riêng cho nữ thần sinh sản.


Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy một ngôi đền lớn tôn vinh nữ thần Pharaoh Hatshepsut, nữ thần quyền lực đại diện cho sự sinh sản, cùng với những lễ vật dâng lên nữ thần trong một lăng mộ Ai Cập cổ đại.

Một phần của khu lăng mộ chứa đầy các đồ cúng tặng nữ thần sinh sản.

Ngôi ngôi mộ này nằm trong quần thể giáo phái Hathor 3.500 năm tuổi, một quần thể ba ngôi đền nằm trong Đền Hatshepsut ở Deir el-Bahari, gần Luxor. Nhiều đồ tạo tác có niên đại của Vương quốc Mới, bao gồm các triều đại 18,19 và 20 trị vì từ thế kỷ 16 trước Công nguyên đến thế kỷ 11 trước Công nguyên.

Nhiều hiện vật trong số này là đồ cúng gồm những đồ vật đặc biệt, như những bức tượng nhỏ, có mục đích dâng các vị thần, các nhà lãnh đạo hoặc cơ sở tôn giáo ở Ai Cập cổ đại đã họ dâng tặng cho Hathor, nữ thần sinh sản.

Patryk Chudzik, giám đốc của Đoàn thám hiểm khảo cổ và bảo tồn Ba Lan-Ai Cập, cho biết: “Những đồ cúng dâng lên Hathor được phát hiện trong ngôi mộ này là một phần của ngôi đền Hatshepsut. Chúng không được sử dụng để thờ cúng, mà được dành làm nơi đổ rác."

Nữ cai trị Hatshepsut thường cầu khẩn Hathor, vì vậy không có gì ngạc nhiên khi bà có một nhà nguyện dành riêng cho nữ thần này tại ngôi đền này, theo Bách khoa toàn thư lịch sử thế giới .

Nhóm của Chudzik đã phát hiện ra lăng mộ này vào mùa xuân năm 2021 trong quá trình điều tra quần thể giáo phái Hathor, đồng thời đang nỗ lực bảo tồn và tái tạo nó, đặc biệt là để mở cửa công khai cho Đền Hathor.

Chudzik cho biết thêm: “Những vật liệu cổ nhất từ đồ dâng cúng như những bức tượng nhỏ bằng đất sét có niên đại vào triều đại thứ 18, trong khi những vật liệu khác được làm dưới triều đại của các pharaoh vương triều thứ 19 và 20”.

Ông lưu ý rằng bãi rác này rất lớn với các mảnh vỡ lấp đầy hành lang dài gần 15 m của lăng mộ. Mặc dù bãi rác lớn như vậy, nhưng nó đã từng bị các nhà khảo cổ học bỏ qua. Nhà khảo cổ học Thụy Sĩ Édouard Naville ban đầu phát hiện ra ngôi mộ vào cuối những năm 1800, nhưng ngoài việc chú ý đến đống đổ nát quá nhiều, ông đã không điều tra về bãi rác này. Một đoàn thám hiểm người Mỹ khai quật ngôi đền vào những năm 1920 cũng đã bỏ qua nơi chôn cất rác này.

Cuộc điều tra mới cho thấy, những đồ cúng lễ cho Hathor bao gồm gốm tráng men, các bình đất sét, tượng con bò bằng đất sét; mảnh vỡ của tượng đá vôi, đá granit, những bức tượng nàng tiên nhỏ, đại diện của Hathor và các loại bùa hộ mệnh.

Chudzik cho biết: “Đôi khi khu vực đền thờ nhiều lễ vật đến nỗi không còn chỗ trống cho những đồ vật mới, và đó là lý do tại sao các thầy tu từ đền Hatshepsut thỉnh thoảng mang chúng ra ngoài, tạo thành đống rác."

Khám phá cũng cho thấy rằng, lăng mộ này đã mở và có thể được vào bên trong vào thời Hatshepsut và dưới thời trị vì của các vị vua kế tiếp của Ai Cập.

Hà Thu/Theo Live Science
























Không có nhận xét nào: