a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT NĂM MỚI GIÁP THÌN AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM GIÁP THÌN VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Thứ Tư, 18 tháng 5, 2022

SỨC KHỎE LÀ VÀNG .......



Bạn có biết, sự trường thọ không chỉ phụ thuộc vào ăn uống đủ chất hoặc tập thể dục thường xuyên, thói quen trong khi ngủ cũng phần nào phản ánh tình trạng sức khoẻ của một người tốt hay không. Bài viết này sẽ tiết lộ 5 biểu hiện khi ngủ cho thấy bạn có thể sống trường thọ.

1. Ngủ một mạch đến sáng
Chất lượng giấc ngủ tốt có nghĩa là bạn có sức khỏe tốt, nếu trong gia đình bạn có người sống thọ trăm tuổi, bạn sẽ thấy chất lượng giấc ngủ của họ thường rất tốt, về cơ bản sẽ không có hiện tượng giật mình thức giấc trong quá trình ngủ. 
Giấc ngủ sâu giúp cơ thể được nghỉ ngơi đầy đủ, nên sẽ khỏe mạnh và không có bệnh tật. Ngược lại, những người có chất lượng giấc ngủ kém dễ mắc các bệnh khác nhau, phổ biến nhất là bệnh tim mạch, tất nhiên sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta và không có lợi cho tuổi thọ.

2. Thời gian đi vào giấc ngủ ngắn
Những người có thể trạng tốt thường không mất quá nhiều thời gian để đi vào giấc ngủ. Ngược lại, người có sức khoẻ kém hơn phải mất một thời gian lâu hơn để xuất hiện cảm giác buồn ngủ về đêm. Vì vậy, nếu bạn có thể chìm vào giấc ngủ nhanh chóng, điều đó cho thấy bạn có một cơ thể khoẻ mạnh.

3. Ngủ cuộn tròn như bào thai
Khi ngủ có thói quen nằm nghiêng hoặc tư thế ngủ giống em bé trong bào thai, ngủ kiểu này vừa tốt cho sức khỏe, vừa giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng.
Tư thế cuộn tròn khi ngủ giúp cơ thể được thư giãn, não bộ luôn ở trạng thái tương đối thoải mái, nó còn có tác dụng cải thiện chất lượng giấc ngủ. Nếu bạn thấy mình thường nằm trong tư thế ngủ này hoặc cố gắng hình thành thói quen tương tự, điều đó sẽ giúp bạn có sức khỏe tốt và khả năng sống thọ rất cao.

4. Ngủ không ngáy
Nhiều người bị ngáy khi ngủ, điều này có thể là do kiệt sức hoặc béo phì. Sự xuất hiện của hiện tượng ngáy ngủ không phải là điều tốt đối với sức khỏe và cần được điều chỉnh kịp thời. 
Nhìn chung, người có sức khoẻ tốt khi ngủ sẽ hiếm khi ngáy. Ngủ ngáy vào ban đêm sẽ ảnh hưởng đến nhịp thở và quá trình tuần hoàn máu, dẫn đến tổn thương mạch máu. Do đó, những người sống lâu thường không ngáy khi ngủ.

5. Ngủ đủ 7 tiếng
Những người có chất lượng giấc ngủ tốt có thể ngủ đủ 7 tiếng, nhưng khi lớn tuổi, thời gian ngủ tổng thể trở nên ngày càng ngắn lại, đây cũng là một trở ngại khiến nhiều người không thể sống thọ. Trong trường hợp thiếu ngủ, nó còn ảnh hưởng đến sức khỏe và gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cho cơ thể. Do đó, muốn sống lâu hơn, bạn phải ngủ đủ giấc mỗi ngày.
Người có tuổi thọ cao sẽ có một số thói quen riêng khi ngủ, nếu chiếm hai hoặc ba thói quen trên chứng tỏ thể chất của bạn cũng rất tốt, có thể sống trường thọ.

Bảo Vy

    Tám vấn đề thường gặp với bàn chân tuổi già

Lão hóa ảnh hưởng đến đôi bàn chân cũng như tất cả các phần khác của cơ thể. Với gánh nặng suốt bao năm tháng mà chúng ta đặt lên đôi bàn chân của mình trong suốt cuộc đời, điều này thật dễ hiểu…

Thực tế quá trình lão hóa của cơ thể bắt đầu từ rất sớm và âm thầm tác động lên các bộ phận cơ thể. Với đôi bàn chân, những thay đổi này có xu hướng phát triển dần dần khi quá trình phân chia tế bào và sản xuất collagen bắt đầu chậm lại.

Các vấn đề về chân liên quan đến lão hóa phổ biến nhất là những ảnh hưởng đến da, mô liên kết, khớp, móng và lưu thông máu.

1. Khô da ở người cao tuổi

Sự suy giảm collagen trầm trọng hơn cùng với thiếu chăm sóc bàn chân phù hợp, có thể dẫn đến tình trạng gót chân nứt nẻ và sần sùi. 

Nếu không được điều trị, như bôi kem dưỡng da, giữ vệ sinh bàn chân, da gót chân nứt nẻ có thể khiến người cao tuổi đau đớn khi đi lại hoặc thậm chí cả khi đứng. Hơn thế, nếu các vết nứt sâu, vi khuẩn có thể xâm nhập vào và gây nhiễm trùng bàn chân. Ở những người lớn tuổi hoặc người mắc bệnh tiểu đường, tình trạng này có thể dẫn đến nhiễm trùng da nghiêm trọng là viêm mô tế bào.

2. Thoái hóa gân Achilles

Gân Achilles rất quan trọng cho cử động của bàn chân. Sự thoái hóa gân này có thể làm ảnh hưởng tới khả năng hoạt động linh hoạt cổ chân, bàn chân và ngón chân, thậm chí có thể ảnh hưởng tới việc đi, đứng bình thường. Nguy cơ bị rách, đứt gân này nếu người cao tuổi vận động quá mức như nhảy mạnh, chạy nhanh trên các bậc cầu thang…    

Đứt gân Achilles 

Để phòng ngừa nguy cơ chấn thương, người cao tuổi cần chú ý thường xuyên tập các bài tập có tác dụng kéo giãn gân Achilles.

3. Ngón chân quặp

Đó là sự uốn cong bất thường ở khớp của một hoặc nhiều ngón chân. Nguyên nhân có thể bởi việc đi giày bó hoặc cao gót nhiều năm- Sự phân bố trọng lượng không đồng đều lên các khớp và dây chằng của bàn chân. Khi tình trạng này xảy ra sẽ khiến ngón chân bị đẩy về phía trước, làm khớp ngón chân cái trở nên không ổn định và dễ tổn thương. Cứng khớp, khó chịu, sưng và đau là triệu chứng rất phổ biến.

Với ngón chân bị biến dạng, quặp sang ngón khác, kéo giãn có thể giúp khôi phục một số khả năng vận động nhưng không đảo ngược tình trạng bệnh. Để khắc phục, có thể dùng miếng đệm ngón chân, nẹp và giày dép vừa vặn có thể giúp giảm bớt phần nào cảm giác khó chịu và đau nhức.

4. Bàn chân bẹt ở người cao tuổi

Khi bàn chân già đi, các mô liên kết sợi được gọi là dây chằng có thể bắt đầu xơ cứng, làm giảm chiều cao của vòm chân, dẫn đến sụp vòm chân gây ra tình trạng bàn chân bẹt. 

Bàn chân bẹt kéo theo hàng loạt hệ lụy cho hệ vận động của cơ thể như: sưng mắt cá trong và vòm chân, đau gót chân, cột sống, xương hông, đầu gối... Sụp vòm bàn chân cũng là một trong những nguyên nhân khiến người cao tuổi dễ mất cân bằng cơ thể, dễ té ngã.

5.Thay đổi ở móng chân

Móng chân thường trở nên dày hơn và dễ gãy hơn khi ta già đi, điều này khá bình thường. Sự phát triển của móng có liên quan tới sự suy giảm hormone ở người cao tuổi. Estrogen và testosterone là các hormone kích thích sản xuất keratin và góp phần làm cho móng chân và móng tay trở nên mịn màng, vững chắc. Khi các hormone này suy giảm, có thể khiến móng của chúng ta đổi màu, nứt nẻ và hình thành các đường gờ và lớp không đồng đều.

Mặc dù chăm sóc móng đúng cách có thể cải thiện đáng kể vẻ ngoài của móng, nhưng điều đó không đủ để ngăn hoàn toàn những thay đổi liên quan đến lão hóa. Ngoài ra, móng của người cao tuổi có thể có những thay đổi và những dấu hiệu này có thể cảnh báo một số căn bệnh như suy giáp, bệnh tim, bệnh phổi, bệnh gan, nấm móng, ung thư móng…

6. Dày sừng tiết bã

Một tình trạng da phổ biến ở người cao tuổi là dày sừng tiết bã. Đây là u da lành tính và thường bị nhầm với mụn cóc,có thể gặp ở đầu bàn chân, ngón chân và mắt cá chân, ngoại trừ lòng bàn chân. Mặc dù các tổn thương này không gây đau đớn nhưng đôi khi chúng có thể gây ngứa hoặc kích ứng khi đi giày.

Trong một số trường hợp, dày sừng tiết bã có thể khó phân biệt với u da ác tính. Hãy đi khám bác sĩ nếu bạn nhận thấy bất kỳ thay đổi nào về màu sắc, kết cấu hoặc hình dạng của các tổn thương. Đây có thể là dấu hiệu ban đầu của ung thư da, bao gồm ung thư biểu mô tế bào đáy sắc tố và u hắc tố da.

7. Viêm khớp

Viêm khớp dạng thấp, ảnh hưởng đến khoảng 10% nam giới và 13% phụ nữ trên 60 tuổi.  Các khớp cổ chân, mắt cá chân, khớp ngón chân cái, khớp bàn ngón chân thường bị ảnh hưởng... 

Bệnh gút 

Ngoài ra, bệnh gút là một bệnh rối loạn gây viêm trong đó sự tích tụ của các tinh thể axit uric xung quanh khớp gây ra các cơn đau cấp tính chủ yếu ở ngón chân cái.

8. Vấn đề tuần hoàn

Một trong những triệu chứng phổ biến nhất ở bàn chân và mắt cá chân ở người cao tuổi là phù. Phù thường do lưu thông kém, dẫn đến tích tụ chất lỏng ở chi dưới (đặc biệt là mắt cá chân và bàn chân).

Phù thường liên quan đến các bệnh gặp ở người lớn tuổi, chẳng hạn như: Suy tim; Bệnh thận mãn tính; Xơ gan và các bệnh gan khác… 

Sự tắc nghẽn của mạch máu có thể dẫn đến viêm tắc tĩnh mạch sâu, viêm mạch bạch huyết, điển hình là phù một bên chân. Bệnh tim mạch, một  số loại thuốc và thay đổi nội tiết tố có thể gây phù ở cả hai chân.

Viêm tắc tĩnh mạch 

Bệnh tiểu đường cũng có thể ảnh hưởng đến lưu thông máu, đặc biệt là ở người già. Nếu tắc nghẽn mạch xảy ra, nhiễm trùng bàn chân do tiểu đường có thể khó điều trị hơn rất nhiều, dẫn đến hình thành các vết loét không lành, hoặc hoại tử.

Bệnh thần kinh do tiểu đường với cảm giác như kim châm chủ yếu ảnh hưởng đến chân và bàn chân, là một hậu quả phổ biến khác của bệnh .

Cẩm Bình / Suckhoe&Doi song

CÓ GÌ THẬT SỰ XẢY RA KHI CON RUỒI ĐẬU TRÊN THỨC ĂN CỦA BẠN?

 Bạn có thể làm gì khi  thấy một con ruồi đang đậu trên thức ăn của bạn? Có nhiều phản ứng khác nhau, ví dụ, bạn có thể ném ngay bữa ngon miệng của bạn đi, hay bỏ một phần chỗ ruồi đậu … Nhưng có một số người trong chúng ta sẽ tiếp tục ăn như không có gì xảy ra bởi vì đó chỉ là một con ruồi bé nhỏ thôi mà!  Ôi không! Những con ruồi này thực sự có thể gây ra không ít tai hại cho thức ăn và sức khỏe của bạn đấy. Tốt hơn là hiểu biết về chúng còn hơn là  vô tư tận hưởng niềm vui ngon miệng không biết hoặc chẳng quan tâm.

 Ngoài ra còn vô số điều kinh khủng nữa  bạn không thấy từ những thực phẩm được người chế biến phơi khô như cá, mực khô, chuối …. vốn mê hoặc hàng đàn ruồi đen kịt….
 Nhiều người biết ruồi làm nhiễm độc thực phẩm của chúng ta với ít nhất qua bữa ăn cuối cùng mà chúng đã ăn. Nhưng dường như những sinh vật nhỏ bé này gây ra tác hại lớn hơn nhiều so với kích thước của chúng và phức tạp hơn nhiều so với bạn nghĩ.
 1) Ruồi có thể nôn vào thức ăn của bạn
 Đây là những gì bạn cần biết: ruồi nhà ăn bằng cách hút chất lỏng qua miệng ống của chúng. Hình dạng của miệng ruồi là lý do tại sao chúng phải biến bất kỳ bữa ăn nào thành chất lỏng. Để làm điều này, chúng nôn lên thức ăn của bạn bằng nước bọt của chúng, có thể chứa bất cứ thứ gì chúng đã ăn trước đó (ví dụ, thịt thối hoặc phân).
 2) Chúng có thể đẻ trứng lên thức ăn của bạn.
 Những thức ăn thừa ngon lành mà bạn đã để dành lại sau này có thể biến thành chiếc tổ hoàn hảo cho trứng ruồi. Và chỉ ít lâu sau, trứng sẽ phát triển thành những con ruồi nhỏ (giòi hoặc ấu trùng), những con bé tí teo này thực sự có thể đầu độc bạn với vi khuẩn. Vì vậy, hãy nhớ che đậy thức ăn của bạn nếu bạn để thức ăn ra ngoài một lúc.
 3) Chân và cánh của chúng có thể biến thức ăn của bạn thành một tổ vi khuẩn.
 Chúng ta đã biết rằng những con bọ này chứa đầy vi khuẩn bên trong. Nhưng bạn có biết rằng số lượng vi khuẩn cao nhất có thể được tìm thấy ở bên ngoài – trên cơ thể chúng không? Theo Đại học Công nghệ Nanyang, mỗi bước di chuyển con ruồi đã để lại một đống vi khuẩn. Điều đó có nghĩa là bất cứ thứ gì ruồi đậu vào cũng có thể bị nhiễm khuẩn nghiêm trọng.
 4) Chúng có thể gây ra hơn 60 bệnh.
 Ruồi nhà có thể truyền ít nhất 65 bệnh khác nhau cho con người chỉ bằng cách bò qua rác và thức ăn. Điều đó bao gồm kiết lỵ, tiêu chảy, dịch tả và thậm chí là bệnh phong. Và không chỉ con người mới là nạn nhân của chúng, ruồi cũng có thể lây nhiễm cho các động vật khác, như gà hoặc lợn…

Trước đây bạn làm gì khi một con ruồi đến gần thức ăn của bạn? Từ bây giờ bạn sẽ thay đổi cách làm của bạn? Bạn đã biết phải làm gì để giữ thức ăn của bạn an toàn tránh ruồi và bảo vệ sức khỏe của bạn ?

         Huỳnh Huệ/Theo Bright

6 loại ‘thuốc hạ đường huyết’ có sẵn trong nhà bếp.




Khi mọi người nấu ăn, thường thêm vào các loại gia vị để làm phong phú thêm màu sắc và hương vị của món ăn. Những loại gia vị này có tác dụng thúc đẩy tích cực rất lớn đối với sức khỏe con người, trong đó không ít loại gia vị có thể kiểm soát lượng đường trong máu, chẳng khác nào “thuốc hạ đường huyết” trong nhà bếp vậy. Vậy đó là những loại gia vị nào?

 

Theo ông Lương Gia Vĩ (Liang Jiawei), chuyên gia dinh dưỡng tư vấn tại “Health on Table”, các loại gia vị như quế, tỏi, gừng, ớt, nghệ, đinh hương đều có thể giúp giảm lượng đường trong máu.

 

1_ Quế



Quế nổi tiếng có tác dụng giúp kiểm soát lượng đường trong máu, làm tăng độ nhạy Insulin, giảm lượng đường trong máu sau bữa ăn và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2.

 

Vào năm 2009, Tạp chí y học “Diabetes, Obesity and Metabolism” (Bệnh tiểu đường, béo phì và chuyển hóa) đã công bố một nghiên cứu trên người cho thấy, quế làm giảm lượng đường trong máu lúc đói từ 10 – 20%.

 

Ngoài ra, quế còn có tác dụng ức chế sự thèm ăn, ngăn ngừa tình trạng ăn quá nhiều. Khi ăn ít đi cũng giúp kiểm soát lượng đường trong máu.

 

2_ Tỏi



Tỏi vốn có nhiều công dụng, có thể ngăn ngừa ung thư, giảm cholesterol, tránh xơ cứng động mạch v.v… Đồng thời, tỏi còn giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Vào năm 2014, một nghiên cứu mang tính hồi cố đã ủng hộ quan điểm ăn tỏi thường xuyên có thể giúp giảm lượng đường trong máu.

 

Chuyên gia dinh dưỡng Lương Gia Vĩ cho biết, các chất dinh dưỡng như Allicin, Polyphenol, Quercetin trong tỏi có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Ví như Allicin là một hợp chất lưu huỳnh hữu cơ, có thể làm giãn nở các mạch máu, không chỉ giúp giảm huyết áp mà còn có thể thúc đẩy thúc đẩy quá trình sản xuất Insulin giúp giảm lượng đường trong máu.

3_ Gừng 


Gingerol chứa trong gừng có thể kích thích các dây thần kinh giao cảm, tăng tuần hoàn toàn thân và tiêu thụ calo, đồng thời tăng độ nhạy cảm của Insulin.


Một số nghiên cứu đã chứng minh gừng có thể giúp giảm lượng đường trong máu, đồng thời giúp điều tiết phản ứng Insulin ở những bệnh nhân tiểu đường. Một nghiên cứu năm 2015 trên “Tạp chí Nghiên cứu Dược phẩm Iran” (Iranian Journal of Pharmaceutical Research) cho thấy, những bệnh nhân tiểu đường type 2 sau khi dùng bổ sung bột gừng trong 12 tuần đã cải thiện lượng đường trong máu lúc đói.

 

4_ Ớt



Ớt có thể kích thích đẩy nhanh chu trình trao đổi chất của cơ thể. Khi quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh hơn, đồng nghĩa với việc lượng đường trong máu có thể được chuyển hóa nhanh chóng, sẽ không lưu trữ quá nhiều đường trong máu, và đường huyết có thể được kiểm soát tốt hơn.

 

Vào năm 2006, Đại học Tasmania của Úc (Australia’s University of Tasmania) đã so sánh các mẫu máu của 36 người trưởng thành khỏe mạnh sau khi ăn bữa ăn thanh đạm, và sau khi ăn bánh Hamburger gia vị ớt. Nhóm nghiên cứu phát hiện, so với những người ăn bánh Hamburger gia vị ớt, thì nhóm người sau khi ăn bữa ăn thanh đạm có mức Insulin trung bình cao hơn. Khi Insulin trong máu quá cao, sẽ dễ gây ra tình trạng kháng Insulin, điều này đã được giới y học công nhận là nguyên nhân chính gây ra bệnh tiểu đường type 2.

5_ Nghệ


Màu vàng cam tươi ngon của món cà ri là có từ củ nghệ. Những công dụng bảo vệ sức khỏe của nghệ, bao gồm làm giảm lượng đường trong máu, đều liên quan đến chất Curcumin.

 

Vào năm 2013, tạp chí y khoa “Evidence-Based Complementary and Alternative Medicine” đã xem xét lại hơn 200 bài luận văn nghiên cứu về mối liên hệ giữa bệnh tiểu đường và chất Curcumin. Kết quả cho thấy, Curcumin có thể giúp bệnh nhân tiểu đường cải thiện tình trạng kháng Insulin và mức cholesterol. Một nghiên cứu khác phát hiện, Curcumin có thể giúp đảo ngược tình trạng tiền tiểu đường, và ngăn ngừa sự phát triển của bệnh tiểu đường.

 

6_ Đinh hương


Đinh hương cũng là gia vị chính trong ẩm thực Ấn Độ, nó chứa nhiều Polyphenol có khả năng chống oxy hóa, giúp kiểm soát lượng đường trong máu.

 

Trong một nghiên cứu năm 2019 ở Ấn Độ, 13 người khỏe mạnh đã uống chiết xuất polyphenol từ đinh hương trong 12 ngày liên tục, sau đó phát hiện lượng đường huyết sau bữa ăn giảm xuống đáng kể.

 

Các loại gia vị giúp hạ đường huyết có thể được phối hợp theo 2 cách này để tăng hiệu quả kiểm soát đường tốt hơn.


Trên thực tế, nếu thực sự muốn các loại gia vị này có tác dụng hạ đường huyết tốt hơn, phải cần một liều lượng lớn, và có thể cần dùng các chất chiết xuất liên quan. Tuy nhiên, nếu thường xuyên thêm các loại gia vị này vào trong các món ăn, thì vẫn có thể có hiệu quả bảo vệ sức khỏe.

 

Bột quế là nguyên liệu kiểm soát lượng đường trong máu rất tiện lợi, có thể rắc trực tiếp lên cà phê, trà sữa, trà đen, hoặc lên táo rồi cho vào lò nướng, sẽ trở thành món điểm tâm thơm ngon. Chuyên gia Lương Gia Vĩ cho biết, cũng có thể dùng quế để làm một thanh năng lượng thể thao đơn giản: bột yến mạch cho thêm các loại hạt, táo, và một ít bột mì, rắc bột quế lên trên và cho vào lò nướng.

 

Bệnh nhân đường huyết và tiểu đường mặc dù không thích hợp ăn những loại bánh được làm từ tinh bột, nhưng nếu thỉnh thoảng muốn ăn, thì có thể lựa chọn bánh quế cuộn (bánh mì cuộn hương quế). Ăn bánh quế cuộn vừa giúp thỏa mãn cơn đói, vừa có thể ngăn đường huyết tăng quá nhanh.


Tỏi có thể dùng để xào rau, nấu món mì Ý, hoặc súp gà tỏi. Khi nướng cánh gà hoặc nướng thịt, sườn cừu, thì có thể rải tỏi cắt lát lên trên rồi nướng. Những người thích mùi vị cay nồng của tỏi, thì có thể cắt tỏi ra thành lát rồi đem sấy khô, làm thành món ăn vặt lành mạnh, hoặc lấy tỏi sống băm nhỏ, trộn vào món salad rau xà lách hoặc salad khoai tây.

 

Gừng cũng thích hợp dùng để xào rau, hoặc nấu thành trà gừng. Chuyên gia Lương Gia Vĩ giới thiệu cách nấu gừng với sả chanh thành thức uống, loại hương thảo này chứa nhiều Polyphenol, cũng giúp ích trong việc khống chế lượng đường trong máu. Cũng có thể lấy cà rốt và gừng và xay nhuyễn, sau đó cho thêm sữa hoặc nước rồi nấu lên, sẽ được một món súp đậm đặc thơm ngon và hỗ trợ kiểm soát lượng đường huyết.



Trong bữa ăn, khi sử dụng các loại gia vị này để kiểm soát lượng đường huyết nên lưu ý 2 điều để có thể thu được hiệu quả cao, đó là: chú ý lượng tinh bột, và sử dụng trong thời gian dài.

 

Chuyên gia Lương Gia Vĩ chỉ ra rằng, điều quan trọng nhất trong việc kiểm soát lượng đường huyết là chế độ ăn uống, tiêu thụ thực phẩm giàu tinh bột với lượng thích hợp. Các loại gia vị này một lần không thể dùng quá nhiều, ngoài ra nếu chỉ dùng vài lát gừng mà ăn nhiều tinh bột thì đường huyết cũng sẽ tăng cao.

 

Ví dụ, cà ri nấu với đinh hương và nghệ, cũng sẽ được kết hợp với các thực phẩm giàu tinh bột như gạo và khoai tây, vì vậy phải chú ý đến lượng tinh bột.



Một điểm nữa là hãy tìm loại gia vị mà mình yêu thích, đồng thời thường xuyên dùng nó trong thời gian dài. Một số người có thể không thích hương vị của quế, thì có thể sử dụng tỏi và gừng để thay thế. Chỉ những loại gia vị mình thích mới có thể cho vào các món ăn và ăn trong thời gian dài, không phải thỉnh thoảng mới ăn.

 

Chuyên gia Lương Gia Vĩ nói: “Hãy chú ý đến từng bước nhỏ trong chế độ ăn uống, chẳng hạn như thường xuyên thêm gia vị vào bữa ăn, khống chế lượng tinh bột trong mỗi bữa ăn, mới có thể duy trì được lâu nhất và thấy được hiệu quả”.

 

 

 

Lý Thanh Phong  _  Tiểu Minh





















Không có nhận xét nào: