Tháp Sway ở ngoại ô Sway, một ngôi làng gần Lymington, Hampshire, nước Anh. Trên bờ biển phía Nam của Anh có một tòa tháp kỳ lạ.
Tháp Sway còn có tên gọi khác là 'Người đá'
Tòa tháp có dạng hình lục giác, phía trên là một mái vòm nhỏ được dẫn lên nhờ một hệ thống cầu thang xoắn ốc nằm phía trong. Với độ cao 66 mét, du khách có thể đứng trên đỉnh tòa tháp và chiêm ngưỡng toàn cảnh vùng nông thôn yên ả của nước Anh.
"Người đá" là biệt danh mà người dân địa phương vẫn thường dùng để gọi cấu trúc 14 tầng làm bằng bê tông nhưng không được chống đỡ bằng bất cứ thanh sắt nào. Tháp Sway là tòa nhà đầu tiên ở Anh được làm bằng bê tông không cốt thép và cũng là công trình cao nhất thế giới được xây dựng mà không có cốt thép.
Tháp Sway được xây dựng vào những năm 1880 bởi Thẩm phán Andrew Thomas Turton Peterson, sau khi ông nghỉ hưu tại Tòa án Tối cao Calcutta. Khi còn ở Ấn Độ, Peterson đã tiếp nhận những giáo lý của thuyết duy linh. Đến khi trở về Anh, ông quyết định xây dựng ngọn tháp đặc biệt này.
Có tin đồn rằng Peterson đã liên lạc được với "linh hồn" của kiến trúc sư nổi tiếng người Anh, Sir Christopher Wren. Và Wren cũng chính là người đã khuyến khích Peterson xây dựng công trình "điên rồ" này.
Andrew Peterson được biết tới là một người rất tốt khi ông chỉ thuê những người thất nghiệp để xây dựng tháp. Có khoảng 40 thợ xây làm việc trong khoảng từ 1879 đến 1885 để hoàn thành công trình này. Ông đã cho họ mức lương đủ sống và xây những ngôi nhà nhỏ khác cho người nghèo trên phần đất của mình. Tổng cộng, tòa tháp đã tiêu tốn của Peterson khoảng 30.000 bảng Anh - một khoản tiền khổng lồ vào thời điểm đó.
Ở chân tháp Sway có phần bê tông dày 60cm. Độ cao 66 mét, diện tích 5,5m2, nằm trên một nền móng sâu 2,7 mét. Độ dày của các bức tường bê tông nhỏ dần khi tháp càng được xây lên cao. Cầu thang xoắn ốc được đặt bên ngoài trong một cầu thang hình bát giác.
Peterson muốn có một hệ thống đèn trên đỉnh tháp nhưng điều này bị từ chối vì dễ khiến các tàu biển ngoài khơi nhầm lẫn thành hải đăng. Vì muốn ngọn tháp này là nơi an nghỉ cuối cùng của mình nên sau khi ông qua đời vào năm 1906, ông đã được chôn cất ở tháp Sway. Cho đến năm 1957, thi hài của Peterson được khai quật và cải táng trong nhà thờ địa phương cùng với vợ ông.
Phía trong tòa tháp Sway sau khi được gia đình Atlas tu sửa.
Năm 2018, tòa tháp này được nhà Atlas đăng bán với mức giá khởi điểm là 3,5 triệu bảng Anh. Tuy nhiên sau đó giảm xuống còn 1,6 triệu bảng Anh. Hiện tại thì tài sản không có trên thị trường bất động sản và cũng không có tin tức gì về việc liệu Paul và Julie có bán thành công hay không.
Khánh Linh
Ngọn đồi Chocolate: Kỳ quan thiên nhiên hùng vĩ tại Philippines.
Đồi chocolate được xem là một trong những kỳ quan thiên nhiên độc đáo nhất trên thế giới và đã trở thành một trong những điểm du lịch hút khách bậc nhất của Philippines. Sở hữu vẻ đẹp bình yên, giản dị cùng những ngọn đồi nằm san sát, trải rộng trên diện tích khổng lồ, khu đồi Chocolate ở Bohol khiến du khách như lạc vào một thế giới khác.
Thường được gọi là "Kỳ quan thứ 8 của thế giới", khu đồi Chocolate ở Bohol là điểm tham quan nổi tiếng thế giới nhờ khung cảnh độc nhất vô nhị.( Nguồn: Thetravel)
Theo đó, tại đây có khoảng 1.260 đến 1.776 ngọn đồi hình nón với kích thước tương tự gần bằng nhau, cao trung bình khoảng từ 30 – 50m, tuy nhiên cũng có một số cao đến 120m nằm trải dài trên diện tích 50 km vuông.
Vào mùa xuân, những ngọn đồi này đồng loạt khoác trên mình một màu xanh mướt của cỏ lá, nhìn hệt như cả nghìn tấm thảm xanh, khoe sắc mượt mà. Tuy nhiên, khi bước vào mùa khô là thời khắc chuyển giao mùa thì những ngọn đồi xanh rì dần dần ngả màu vàng nhạt của cỏ úa. Ở giai đoạn này, lớp cỏ dần chết đi để lại những ngọn đồi một màu nâu đã cũ giống hệt nhau, mang trên mình một màu sắc đặc trưng của bột chocolate. Vì thế cái tên “ngọn đồi chocolate” cũng được hình thành từ đây.
Màu sắc của tất cả các ngọn đồi ở đây vào tất các các mùa đều giống hệt nhau, đổi màu như nhau theo các tháng trong năm. (Nguồn: Curiousatlas)
Mỗi ngọn đồi có kích thước to nhỏ khác nhau, nhưng nếu đứng nhìn từ xa, mọi người sẽ tưởng lầm rằng các ngọn đồi có hình dạng đối xứng nhau. Nhờ vậy mà khu vực này có được khung cảnh đẹp đến siêu thực. Đến nỗi, nhiều người tin rằng đây là công trình nhân tạo của một nền văn minh bí ẩn nào đó.
Theo truyền thuyết địa phương, nơi này là chiến trường của hai gã khổng lồ. Họ ném đất đá và cát vào nhau, dần dần biến ra những ngọn đồi sau khi cuộc ẩu đả kết thúc. Một câu chuyện khác thì kể rằng đây là những giọt nước mắt của một người khổng lồ đau khổ rơi xuống mà thành. Sau khi trận chiến kết thúc, họ để lại một bãi chiến trường ngổn ngang gạch đá, đó chính là những ngọn đồi chocolate ngày nay.
Ngọn đồi mang nhiều giai thoại và truyền thuyết khác nhau. (Nguồn: Remoteland)
Tuy nhiên, theo các nhà địa chất học, hình dạng kỳ lạ của khu đồi là kết quả của sự xói mòn với đá vôi trên biển từ hàng nghìn năm trước, sau đó trồi lên trên mực nước biển do kiến tạo địa chất. Một cách giải thích khác cho rằng đây là các rạn san hô bị đẩy lên cao khi các tầng địa chất dịch chuyển. Ảnh: Weheartit.
Ngọn đồi chocolate này nổi tiếng đến nỗi hình ảnh của nó đã được đưa vào con dấu chính thức và là cờ của đất nước Philippines. Đặc biệt, những ngọn đồi chocolate đang là một điểm du lịch hấp dẫn ở Philippines. Chính phủ Philippines đã chọn đồi chocolate là một trong những “điểm đến du lịch hàng đầu” của đất nước Đông Nam Á sở hữu hơn 7.000 hòn đảo này.
Ngọn đồi chocolate xanh mướt. (Nguồn: Wetend61)
Để chiêm ngưỡng khu đồi này vào thời khắc ấn tượng nhất - khi chúng chuyển màu nâu - du khách cần đến đây vào mùa khô của Philippines, thường từ cuối tháng 11 đến tháng 5.
(Nguồn Tổng hợp)
Thành phố của những vị hoàng đế: 600 năm không lấy nổi một giọt mưa.
Người dân ở 'thành phố không mưa' chẳng bao giờ phải mua áo mưa, hay ô dù, cũng như không cần phải lợp mái cho nhà ở.
Lima là thủ đô của nước Cộng hòa Peru, phía Tây vùng Nam Mỹ. Thành phố này cũng bình thường như nhiều nơi khác trên thế giới, ngoại trừ một đặc điểm vô cùng kỳ lạ ở thời tiết. Lima là nơi có lượng mưa ít nhất trong tất cả các quốc gia trên thế giới mỗi năm nên còn được gọi với cái tên "thành phố không mưa".
Ở đây cũng không hề có sấm chớp, không có băng, tuyết hay bão to gió lớn. Thật là một điều đáng kinh ngạc, thậm chí chưa từng thấy!
Chính vì quanh năm suốt tháng chẳng có lấy giọt mưa nên người dân Lima không bao giờ phải mua áo mưa, hay ô dù. Và một điểm đặc biệt nữa là ở thành phố này không cần làm cống thoát nước mưa vì có mưa đâu mà lo ngập lụt.
Đa số các tòa nhà dân cư trong thành phố được gọi với cái tên "nhà Adobe". Vài ngôi nhà chỉ đơn giản được làm bằng bìa cứng, và một số ngôi nhà thậm chí không có mái che.
Điều gì làm nên "thành phố không mưa" như vậy?
Lima là thành phố lớn thứ hai ở Nam Mỹ với khoảng 8 triệu dân. Đây được xem là trung tâm văn hóa, công nghiệp, tài chính và giao thông của Peru, nằm tại vùng thung lũng bao quanh cửa sông Chillón, sông Rímac và sông Lurín. Công trình kiến trúc công giáo nổi tiếng bao gồm nhà thờ lớn vào thế kỷ XVI.
Thành phố Lima mang đậm nét văn hóa Tây Ban Nha, với nhiều công trình kiến trúc Công giáo nổi tiếng, bao gồm nhà thờ lớn xây vào thế kỷ XVI hay trường Đại học Quốc gia Saint Marcos.
Suốt 600 năm qua, Lima gần như không có mưa, đến nỗi mà, nhiều người dân chưa từng thấy mưa trong suốt cuộc đời mình. Vậy nguyên nhân của hiện tượng này bắt nguồn từ đâu?
Theo giải thích của các chuyên gia khí tượng thủy văn, nguyên nhân chủ yếu là do vị trí địa lý của Lima. Thành phố này nằm ở sườn đông của dãy núi Andes, ngọn núi cao nhất Nam Mỹ. Luồng không khí chìm xuống, hướng gió cơ bản thổi hướng song song với mực nước biển. Không khí ven biển tiếp xúc với mặt nước lạnh, bị dòng khí lạnh chặn lại nên không thể ngưng tụ thành các đám mây vũ tích
Vì vậy, không thể gây mưa. hơi nước chỉ có thể tạo thành sương mù. Chính vì điều này, thành phố Lima không hề bị khô hạn, ngược lại rất ẩm ướt do có lượng hơi nước lớn. Không có mưa nhưng bù lại thời tiết ở đây lại mát mẻ, dễ chịu vô cùng. Nhiệt độ lạnh nhất chỉ khoảng 16 độ C, nóng nhất không vượt quá 23 độ C, 4 mùa đều như mùa xuân. Chính vì vậy mà thảm thực vật ở đây vẫn phong phú, xanh tốt.
Nếu có "mưa" thì cảnh mưa ở thành phố Lima cũng thật ấn tượng. Mưa không rơi xuống từng hạt, từng cơn, mà chỉ là lượng lớn sương mù bao phủ khắp thành phố, đọng lại trên nền đất ẩm ướt.
Không mưa thì lấy nước ở đâu mà sống?
Lượng mưa của Lima thậm chí còn ít hơn cả lượng mưa trung bình ở sa mạc Sahara - một trong những vùng đất khô hạn nhất thế giới. Không có mưa nhưng người dân Lima vẫn sinh hoạt bình thường nhờ nguồn nước từ sông Aprikh hình thành do sự tan chảy băng tuyết ở dãy núi Andes.
Do gần biển lại có con sông Remark nên thành phố có nguồn nước ngầm dồi dào, không xảy ra tình trạng thiếu nước hay hạn hán. Không chỉ đủ nước sinh hoạt, nguồn nước còn cung cấp cho thảm thực vật tươi tốt.
Minh Tuấn (Daydaysnew, National Geographic, CNN)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét