Hết thảy tiền tài, danh dự, địa vị, đều chỉ là cái vỏ bề ngoài, đức hạnh mới là điều căn bản. “Lấy đức dày chở muôn vật” câu nói này vốn không hư giả chút nào.
Chúng ta đều là được cha mẹ sinh ra và nuôi lớn, nhưng mỗi cha mẹ đều không hẳn là con người hoàn mỹ như ta mong muốn, đều có những vấn đề này hay vấn đề kia. Và chính những vấn đề này, đã trở thành cái cớ cho rất nhiều người không nguyện ý hiếu thuận cha mẹ.
Ví dụ có những cha mẹ tính khí nóng nảy, có những cha mẹ (đối với con cái) bên trọng bên khinh, có những cha mẹ ít học nghèo khổ, có những cha mẹ quan niệm lạc hậu cố chấp, có những cha mẹ thân thể không được toàn vẹn, đặc biết là cha mẹ tuổi tác đã già, đầu óc không còn linh hoạt nữa, thân thể có mùi, nhiều khi còn đại tiểu tiện ngay trên giường, tính khí càng trở nên khó chịu, v.v…..
Cha mẹ là đối tượng đầu tiên trong tu dưỡng của chúng ta, mỗi người đều phải bắt đầu từ cha mẹ nơi mà học được bao dung và yêu thương. Cha mẹ dù có thế nào, chúng ta đều phải yêu thương họ, hiếu kính họ, tôn trọng họ. Một người nếu mà ngay đến cả cha mẹ cũng đều không chịu bao dung, khẳng định là “kẻ tiểu nhân” thường hay tính toán so đo, lòng dạ hẹp hòi, không có phúc khí lớn.
Không có phúc khí lớn, vậy làm sao có thể thành tựu được đại sự? Vậy nên các bậc hoàng đế thời xưa khi tuyển chọn quan viên đều sẽ đặt những người có lòng hiếu thảo ở vị trí đầu tiên.
Cũng vậy, những ai lựa chọn bạn đời, nhất định phải xem người đó có lòng hiếu thảo hay không ở vị trí đầu tiên, người bạn trai đó đối với cha mẹ mình có tình cảm trách nhiệm hay không, cô bạn gái đó đối với cha mẹ có lễ phép ngoan ngoãn vâng lời hay không, đối với cha mẹ là đòi hỏi hay là báo ân.
Nếu không, người mà ngay đến cả cha mẹ cũng đều không thể bao dung, sau này cũng sẽ không thể bao dung cho những thiếu sót của bạn, cũng như thiếu sót của cha mẹ bạn. Trên đường đời, nhân duyên của loại người này cũng sẽ không tốt đẹp được đến đâu.
Là cha mẹ người ta, thì bất kể con cái của mình có như thế nào đi nữa, đều sẽ yêu thương nó, nuôi nấng nó, mong sao con cái sau này có được tiền đồ xán lạn, cả một đời thuận lợi bình an, vui vẻ hạnh phúc.
Tuy vậy, nếu như những người đã làm cha làm mẹ rồi ngay đến cả tấm lòng bao dung cha mẹ của mình cũng đều không có, con cái của họ ngay từ khi còn nhỏ đã nghe quen tai, nhìn quen mắt, thử hỏi chúng làm sao có được một con tim tấm lòng rộng mở đây?
Không có tấm lòng rộng mở, đời người đâu đâu cũng đều sẽ gặp phải chướng ngại, thì thử hỏi tiền đồ sáng lạn ở đâu ra đây? Vui vẻ hạnh phúc ở đâu ra đây? Sau này khi con cái lớn lên, cha mẹ tuổi tác đã già cần được con cái săn sóc, con cái chắc chắn sẽ so đo tính toán với cha mẹ.
Làm người cần phải tận tròn đạo hiếu, đây là bước đầu tiên để thay đổi vận mệnh. Bởi chúng ta làm người, ngay đến cả cha mẹ có ơn sinh thành dưỡng dục với mình cũng đều không bao dung được, vậy thì thử hỏi làm sao có thể có được tấm lòng bao dung được cả thiên hạ rộng lớn đây.
Sưu Tầm
Nhân phẩm của con người là học vị cao nhất – Câu chuyện nhân văn đầy tính giáo dục
Một thanh niên nọ đi phỏng vấn xin việc, đột nhiên gặp một người cao tuổi trong trang phục giản dị tiến lên phía trước nói: “Tôi tìm được cậu rồi, thật cảm ơn cậu quá! Lần trước trong công viên, chính là cậu, là cậu đã cứu con gáι tôi bị ngã xuống hồ nước lên“.
Hình minh hoạ
“Bác à, chắc bác nhận nhầm người rồi! Không phải cháu đã cứu con gáι bác đâu ạ!”, người thanh niên thành thật trả lời.
“Là cậu, chính là cậu, tôi không thể nhầm được!”, người đàn ông lớn tuổi khẳng định lại một lần nữa.
Trước tình huống đó, người thanh niên đó cũng chẳng biết làm sao, chỉ một mực phủ nhận không phải mình đã cứu cô gáι đó. “Không phải cháu đâu bác ạ. Công viên bác nói đến cháu còn chưa đến bao giờ!”
Nghe câu nói đó, người đàn ông cao tuổi buông tay, vẻ mặt đầy thất vọng: “Lẽ nào tôi nhận nhầm người?”
Về sau, chàng trai trẻ đó nhận được giấy thông báo trúng tuyển. Một hôm, anh lại gặp người đàn ông kia. Anh liền tiến lại chào và hỏi thăm: “Bác đã tìm thấy ân nhân đã cứu con gáι bác chưa ạ?”
“Chưa, tôi vẫn chưa tìm được người đó!”. Sau đó, ông lẳng lặng bỏ đi.
Người thanh niên trẻ khá nặng lòng, sau đó đem câu chuyện này kể lại với đồng nghiệp. Không ngờ, đồng nghiệp cười phá lên, nói: “Ông ấy là tổng giám đốc của công ty chúng ta đó. Chuyện con gáι ông bị ngã xuống nước được kể đi kể lại không biết bao nhiêu lần rồi, thực ra ông ấy không có con gáι đâu!”
“Cái gì?”, chàng trai thốt lên kinh ngạc. Anh bạn đồng nghiệp tiếp tục giải thích: “Tổng giám đốc của chúng ta vẫn thường dùng cách này để chọn nhân tài đấy. Ông ấy nói rằng những người qua được bài kiểm tra về nhân phẩm đều có thể uốn nắn thành tài!”.
– NHÂN PHẨM chính là giấy thông hành của cuộc sống. Vào những thời khắc con người đứng trước sự lung lay dao động giữa thiện và ác, nhân phẩm chính là sự nương tựa cuối cùng của tâm linh.
– NHÂN PHẨM chính là ʋòпg nguyệt quế và vinh quang của cuộc sống, đó là tài sản quý giá nhất của con người, nó tạo thành địa vị và bản sắc của một người, là tất cả tài sản danh dự của một người.
Franklin D. Roosevelt, Tổng thống thứ 32 của nước Mỹ từng nói: “Có học vấn nhưng không có phẩm đức, đó là một kẻ hung ác; có đạo đức nhưng không học vấn, đó là một người hèn mọn”.
Abraham Lincoln, vị Tổng thống thứ 16 của Hoa Kỳ cũng từng nói: “Nhân phẩm là cây, thanh danh chỉ là bóng”. Chúng ta thường chỉ nghĩ đến cái bóng của cây mà quên mất rằng chính cái cây ấy đã tạo ra bóng.
Cổ nhân cũng giảng: “Nhân phẩm là học vị cao nhất, người thực sự có tài và đức mới là trí tuệ chân chính, là nhân tài chân chính”.
Dạy và học – Câu chuyện là một bài học hay ý nghĩa sâu sắc đầy tính giáo dục.
(phong vũ biểu, tiếng anh: barometer, còn gọi là khí áp kế, là thiết bị đo áp suất khí quyển)
Năm đó, một sinh viên bị ᵭάпҺ trượt vì lời giải: “Buộc một sợi dây vào chiếc phong vũ biểu, sau đó thả từ tầng thượng tòa nhà xuống mặt đất. Độ dài của sợi dây cộng với chiều dài của chiếc phong vũ biểu sẽ là chiều cao của tòa nhà.”
Khi sinh viên đó đề nghị phúc tra, nhà trường cho rằng đáp án của anh ta thực ra là đúng, nhưng chưa áp dụng kiến thức vật lý nào ra hồn, nên quyết định cho học sinh đó 10 phút để thi lại, vấn đáp trực tiếp với hội đồng chấm thi.
Niels Bohr, giải nobel vật lý năm 1922.
Trong 9 phút đầu cậu sinh viên ngồi im lặng suy nghĩ và viết. Khi giáo viên nhắc rằng thời gian đã gần hết, cậu trả lời:
– Cách thứ nhất, nếu tòa nhà có thang thoát hiểm bên ngoài, có thể áp cái phong vũ biểu rồi vạch phấn lên tường từng phát từ mặt đất đến tầng thượng. Chiều cao tòa nhà bằng tổng số vạch phấn nhân với chiều cao cái phong vũ biểu. Học sinh cấp 1 cũng tính được.
– Cách thứ hai, nếu đang có nắng, các thầy có thể đo chiều cao của cái phong vũ biểu sau đó đặt thẳng đứng và đo bóng đổ của nó. Sau đó các thầy đo chiều dài bóng đổ của tòa nhà. Công thức tính hình tam giác đồng dạng để tìm ra chiều cao tòa nhà chắc học sinh cấp 2 cũng tính được.
– Cách thứ ba, các thầy có thể mang cái phong vũ biểu lên trên tầng thượng, thả nó và bấm giờ nó rơi chạm đất. Chiều cao của cao ốc bằng 1/2 gia tốc trọng trường nhân với thời gian rơi bình phương. Học sinh cấp 3 cũng làm được. Nhưng em nghĩ các thầy không nên làm thế, lãng phí, vì cái phong vũ biểu sẽ bị vỡ nát.
– Cách thứ tư, nếu các thầy chỉ đơn thuần muốn một cách tẻ nhạt và chính thống về câu trả lời mà các thầy đang chờ đợi, tất nhiên có thể dùng cái phong vũ biểu để đo áp suất khí quyển tại nóc nhà và tại mặt đất, và sau đó quy đổi theo công thức từ milibar sang mét để có chiều cao của tòa nhà, y như những sinh viên hàng năm các thầy vẫn dạy.
– Cách thứ năm, các thầy có thể buộc một sợi dây ngắn vào cái phong vũ biểu và đu đưa nó giống như con lắc, trước hết ở mặt đất và sau đó ở trên mái tầng thượng. Chiều cao được tính ra bằng các tính toán dài và phức tạp mà có thể các thầy chưa chắc đã hiểu được, em đã viết sẵn trong tập giấy này.
– Cách thứ sáu, chả cần phải học bất cứ trường lớp nào, bất cứ ai cũng có thể gõ cửa và hỏi chính người chủ tòa nhà “tôi sẽ tặng ngài chiếc phong vũ biểu này chỉ để ngài cho tôi biết chiều cao của tòa nhà”.
Cậu sinh viên đó tên là Niels Henrik David Bohr, ông là nhà vật lý đặt nền tảng cho lý thuyết cấu trúc nguyên Ϯử và cơ học lượng Ϯử, khôi nguyên Nobel Vật lý năm 1922.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét