Một điều thú vị khi một vật gì đó, khi nó ở gần, bạn sẽ thấy to và nếu như ở xa sẽ thấy nhỏ đúng không? Vậy tại sao Mặt trời khi bình minh hay hoàng hôn thấy to, có nghĩa là gần Trái đất tại sao lại mát? Còn buổi trưa Mặt trời thấy nhỏ, có nghĩa là ở xa? Tại sao nóng? Thực sự Trái đất quanh quanh Mặt trời ở một khoảng cách nhất định từ 147,500,000 km đến 152,500,000 km tùy theo mùa.
Chắc bạn đã có câu trả lời?
Khi bạn nhìn thấy mặt trời lặn hoặc mặt trăng lên. Bạn có thể nhận thấy rằng nó trông lớn hơn khi nó ở trên cao bầu trời. Nhưng nó chỉ là một ảo ảnh quang học.
Khi mặt trời mọc và lặn, có những điều như các dãy núi, cây và các tòa nhà bên cạnh Mặt trăng và Mặt trời nhìn có vẻ rất lớn. Khi mặt trời trên cao chúng ta nhìn lên bầu trời không có gì có gì bên cạnh nó để so sánh kích thước của Mặt trăng và Mặt trời, vì vậy chúng ta cảm thấy nó nhỏ hơn.
Độ dày của khí quyển ở chân trời dày hơn khi Mặt trăng và Mặt trời ở trên đầu bạn. Độ ẩm trong không khí đã phóng đại Mặt trăng và Mặt trời to hơn khi bình minh và hoàng hôn.
Độc Đáo : Lá Phong Chiên Dòn Của Người Nhật
Những chiếc lá phong nhuộm vàng cả sắc thu ở Nhật cũng biến thành bim bim giòn tan và được thưởng thức ngon lành.
Mùa thu của người Nhật trở nên đẹp hơn, rực rỡ hơn bởi những hàng cây lá phong đỏ rực, khoe sắc khắp các góc trời. Tuy nhiên, để “thanh lý” số lượng lớn lá phong rụng tràn ngập khắp đường, người Osaka ở Nhật Bản đã nghĩ ra một cách vô cùng thú vị, đó là biến những chiếc lá phong này thành bim bim. Ở khu vực thành phố Minoh phía Bắc Osaka còn đem cất trữ những chiếc lá phong trong thùng muối mặc dù trong công thức làm bim bim lá phong không yêu cầu phải qua bước này.
Nếu bạn cũng muốn thử làm bim bim lá phong, chỉ cần ngâm rửa lá phong thật sạch và sấy khô. Sau đó tẩm bột rồi chiên trong dầu đun nóng.
Lá phong được rửa sạch, sấy khô...
...rồi tẩm với bột tempura và chiên trong dầu ăn đang nóng trên bếp
Lá phong chiên cũng được đóng gói bán như các loại bánh, bim bim khác
Người ta còn cho thêm ít mè vào lá phong chiên cho hấp dẫn
Lá phong chiên cũng là một món ăn đường phố thú vị
Hình dạng những chiếc lá phong vẫn được gữ nguyên.
Thật sự, người Nhật luôn biết cách làm Thế giới bất ngờ bằng những ý tưởng độc đáo của mình.
Theo Eva
10 Món Ăn Hấp Dẫn Ở Quê Hương Công Tử Bạc Liêu
Bánh tằm Ngan Dừa, bún bò cay, lẩu mắm... là những món ăn bạn không nên bỏ lỡ khi đến vùng đất sông nước mênh mông và tươi đẹp này.
Bạc Liêu không chỉ nổi tiếng với chàng công tử đốt tiền để "tán" gái, sân chim rộng lớn hay nhà cổ Tòa tham biện, vùng đất thuộc Đồng bằng sông Cửu Long này còn sở hữu nền ẩm thực phong phú và tươi ngon, bổ dưỡng. Nhiều du khách khi đến đây đều say mê khám phá. Dưới đây là một số món ăn nổi tiếng gắn liền với quê hương công tử Bạc Liêu.
1. Lẩu Mắm
Nơi đây, người dân thường chế biến món lẩu này từ mắm cá sặc cùng nước dừa tươi, sả và tỏi phi thơm ngào ngạt. Lẩu mắm ăn kèm thịt ba chỉ, các loại cá lóc, cá ba sa... và rau cần, rau muống, mồng tơi, cải tím, ngó sen, bông so đũa, lục bình... (Ảnh: Lê Hà Ngọc Trâm).
2. Bánh tằm Ngan Dừa
Là một trong những món ăn đặc trưng miền Tây, bất kỳ du khách nào khi đặt chân tới Bạc Liêu đều nhất định muốn thử bánh tằm Ngan Dừa. Bánh được làm từ bột gạo khuấy chín, se thành sợi sau đó đem hấp, ăn cùng xíu mại, bì và thịt nạc luộc cắt sợi, đậu phộng rang giã nhuyễn, dưa chuột thái nhỏ, rau sống... Bánh tằm ở thị trấn Ngan Dừa là nổi tiếng nhất.
3. Nhãn
Nhãn là một trong những đặc sản địa phương nổi tiếng, vị thanh ngọt và hương thơm quyến rũ. Nơi có nhiều nhãn ngon là những khu vườn tại xã Hiệp Thành - đây cũng là điểm du lịch thu hút khách thập phương ở Bạc Liêu.
4. Bánh xèo
Thương hiệu được nhiều người biết đến khi tới Bạc Liêu chính là bánh xèo A Mật, nhân làm từ hành lá cắt nhỏ, những con tôm đỏ âu cùng hành tây thái mỏng, đậu xanh chín mềm và vài sợi củ sắn. Món này ăn kèm rau sống và chấm mắm ớt chua ngọt.
5. Bún bò cay
Dù mang vị đặc trưng của miền Trung, bún bò cay lại là món ăn dân dã với những con người nơi đây. Nguyên liệu một bát bún gồm thịt bò nấu cùng sa tế, bún trắng ăn kèm rau thơm, giá. Một trong những địa điểm bán bún cò cay ngon là Phường 5. (Ảnh: Thanh Tuyết).
6. Bún nước lèo
Đến vùng đất cực nam của tổ quốc, bạn sẽ thấy bún nước lèo được bán ở khắp nơi, từ những gánh hàng rong đến các quán ăn gia truyền nổi tiếng. Nước lèo ngon phải nấu trong nồi đát để giữ vị ngọt của tôm, cá, nước dừa và dậy mùi thơm từ mắm. Bún ăn kèm bắp chuối thái mỏng, giá, húng quế... Một số nơi còn ăn thêm mực tươi, thịt lợn quay, chả giò, bánh cống... (Ảnh: Khánh Ky).
7. Cua, ốc mỡ, ốc len...
Với lợi thế hơn 56km đường bờ biển, vùng đất trù phú này luôn nổi tiếng với nhiều loại hải sản tươi ngon, cuốn hút du khách ngay từ lần đầu đặt chân đến. Những món đặc sản mà bạn không nên bỏ lỡ là cua biển rang me, ốc mỡ xào sa tế, ốc len xào dừa... (Ảnh: Khánh Hòa).
8. Xái pấu
Xái pấu là tên gọi của cộng đồng người Hoa cho món củ cải muối. Cách chế biến món đặc sản này cũng khá dễ: củ cải rửa sạch, cắt thành cọng nhỏ phơi khô sau đó muối với đường, ngũ vị hương, Món này ăn ngon nhất khi kết hợp cùng cháo trắng, đậu phụ rán giòn. (Ảnh: Nhathi).
9. Bồn bồn
Bạc Liêu là một trong những tỉnh có món dưa bồn bồn ngon nổi tiếng gần xa. Ngoài việc làm dưa chua, phần tươi non của cây bồn bồn còn được chế biến thành các món ăn hấp dẫn như xào tôm thịt, nấu canh, lẩu, làm gỏi...
10. Ba khía
Ba khía là một loài thuộc họ cua có càng to, đặc trưng ở vùng Nam bộ, sống tập trung chỗ nước lợ, mặn. Do có ba gạch ở trên lưng nên chúng được đặt tên Ba khía. Ngoài Ba khía luộc và muối, mắm Ba khía với hương vị cay, mặn, ngọt là một đặc sản nổi tiếng, thường ăn kèm cơm cháy giòn rụm.
TRĂM NĂM NHÌN LẠI…
Ông Trương Nhân Trưởng, người làng Phú Lạng, huyện Hạc Sơn, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Những năm cuối thế kỷ XIX, ông đi làm thuê cho một vựa trái cây ở Quảng Tây, một buổi tối, ông nghịch ngợm lấy viên pháo nhét vào bính tóc của một người bạn rồi châm tàn thuốc lên ngòi pháo, pháo nổ, bính tóc bay mất. Chuyện chỉ có vậy, nhưng ông bị nhà chức trách truy nã về tội mưu sát, phải rời bỏ nhà cửa, vợ con và tổ quốc để làm kẻ lưu vong sang Việt Nam. Đến Mỹ Tho, ông làm nghề mua bán thịt bò. Tại đây, ông kết hôn với bà Lê Thị Mai, một thôn nữ đẹp người đẹp nết ở làng Điều Hòa và sinh được bảy người con, bốn trai ba gái. (1)
Câu chuyện về ông sẽ không được ai biết đến, sẽ không có gì để kể thêm. Nhưng chính cái ngã rẽ vô tình của cuộc đời ông lại là cội nguồn của nghệ sĩ Nhân dân Phùng Há. Khác với những người Hoa khác, con cái của ông Trưởng lớn lên đều được ông đưa về cho bà vợ lớn ở cố hương để học ngôn ngữ và lễ nghi Trung Quốc, sau đó muốn ở lại hay trở qua Việt Nam thì tùy theo điều kiện và ý thích của mỗi người.
Năm 1915, ông Trưởng qua đời trong khi đang trở thành một người giàu có ở Mỹ Tho: Một lò gạch, một xưởng cưa và một trang trại nuôi bò. Cô Bảy Phùng Há lúc bấy giờ mới lên năm tuổi. Ông Trương Tích Kỳ, con trai đầu của ông Trưởng cùng với chú ruột là Trương Nhân Bá đã lập mưu chiếm đoạt cơ ngơi bằng cách giao cho bà Mai cùng với cô Bảy và người em út là Trương Nguyệt Hảo mang bộ hài cốt hỏa táng của ông Trưởng về Hạc Sơn an táng và ở lại bên ấy để thọ tang.
Năm ấy, ở Quảng Đông xảy ra trận dịch đậu mùa, hàng ngàn người thiệt mạng, trong đó có Trương Nguyệt Hảo. Cô Bảy thoát chết nhưng mang trên gương mặt trẻ thơ lốm đốm vết rỗ hoa mè. Sống trong cảnh làm thiếp mà không chồng, bà Mai không chịu nổi những tập tục, lễ nghi phong kiến hà khắc của gia đình Tàu mà mọi quyền hành nằm trong tay bà chánh thất, bà Mai khóc thầm trong đau khổ, muốn trốn về quê mà túi lại không tiền. Hiểu được cảnh ấy, người con gái thứ tư của bà là Trương Liên Hảo, đang làm dâu một nhà hào phú ở Hạc Sơn, đã lén chồng bán của hồi môn để mua vé tàu cho mẹ và em về nước. Trên chuyến tàu Tây hôm ấy, mấy bà đầm phát hiện Cô Bảy Phùng Há mắc bệnh đậu mùa, họ la chóe lên, hành khách xôn xao, thủy thủ đoàn kéo cô quăng xuống biển, mẹ cô lạy lục van xin, những hành khách người Việt và người Hoa đứng ra ngăn cản. Cuối cùng họ đồng ý cho cô đi nhưng hai mẹ con cô phải cách ly, ngồi vào một góc xa phía sau hầm máy.
Về đến Mỹ Tho, bà Mai mới tá hỏa ra rằng mình không còn quyền hành gì trong ngôi nhà cũ, và tất cả cơ nghiệp của ông Trưởng đã thuộc về người em chồng và đứa con trai. Sống trong nhà mình mà con trai và con dâu luôn nặng lời chửi em mắng mẹ. Một hôm, Trương Tích Kỳ ném cho bà Mai hai chiếc vé tàu và mấy đồng lộ phí buộc bà và Cô Bảy Phùng Há trở về Hạc Sơn. Bà Mai tức tưởi, nghẹn ngào dắt con gái về làng cũ Điều Hòa, tá túc trong căn chòi xơ xác của người mẹ mù lòa. Bà bị suy sụp rồi lâm bệnh. Cô Bảy Phùng Há – cô bé Trương Phụng Hảo lúc ấy – đành phải chạy ra tìm anh Hai để xin tiền lo thuốc thang, ăn uống cho mẹ và ngoại. Trong cơn say rượu và thuốc phiện, ông Kỳ đã không cho tiền mà còn nặng lời trách mắng vì đã không về Hạc Sơn theo ý muốn của ông. Cô chạy sang nhà của cha mình mà bây giờ đã thuộc về tay người chú ruột để khóc than, ông Nhân ném cho một đồng rưỡi, ông hứa mỗi tháng sẽ cấp cho mẹ con cô từ một đồng rưỡi đến hai đồng.
Câu chuyện về ông sẽ không được ai biết đến, sẽ không có gì để kể thêm. Nhưng chính cái ngã rẽ vô tình của cuộc đời ông lại là cội nguồn của nghệ sĩ Nhân dân Phùng Há. Khác với những người Hoa khác, con cái của ông Trưởng lớn lên đều được ông đưa về cho bà vợ lớn ở cố hương để học ngôn ngữ và lễ nghi Trung Quốc, sau đó muốn ở lại hay trở qua Việt Nam thì tùy theo điều kiện và ý thích của mỗi người.
Năm 1915, ông Trưởng qua đời trong khi đang trở thành một người giàu có ở Mỹ Tho: Một lò gạch, một xưởng cưa và một trang trại nuôi bò. Cô Bảy Phùng Há lúc bấy giờ mới lên năm tuổi. Ông Trương Tích Kỳ, con trai đầu của ông Trưởng cùng với chú ruột là Trương Nhân Bá đã lập mưu chiếm đoạt cơ ngơi bằng cách giao cho bà Mai cùng với cô Bảy và người em út là Trương Nguyệt Hảo mang bộ hài cốt hỏa táng của ông Trưởng về Hạc Sơn an táng và ở lại bên ấy để thọ tang.
Năm ấy, ở Quảng Đông xảy ra trận dịch đậu mùa, hàng ngàn người thiệt mạng, trong đó có Trương Nguyệt Hảo. Cô Bảy thoát chết nhưng mang trên gương mặt trẻ thơ lốm đốm vết rỗ hoa mè. Sống trong cảnh làm thiếp mà không chồng, bà Mai không chịu nổi những tập tục, lễ nghi phong kiến hà khắc của gia đình Tàu mà mọi quyền hành nằm trong tay bà chánh thất, bà Mai khóc thầm trong đau khổ, muốn trốn về quê mà túi lại không tiền. Hiểu được cảnh ấy, người con gái thứ tư của bà là Trương Liên Hảo, đang làm dâu một nhà hào phú ở Hạc Sơn, đã lén chồng bán của hồi môn để mua vé tàu cho mẹ và em về nước. Trên chuyến tàu Tây hôm ấy, mấy bà đầm phát hiện Cô Bảy Phùng Há mắc bệnh đậu mùa, họ la chóe lên, hành khách xôn xao, thủy thủ đoàn kéo cô quăng xuống biển, mẹ cô lạy lục van xin, những hành khách người Việt và người Hoa đứng ra ngăn cản. Cuối cùng họ đồng ý cho cô đi nhưng hai mẹ con cô phải cách ly, ngồi vào một góc xa phía sau hầm máy.
Về đến Mỹ Tho, bà Mai mới tá hỏa ra rằng mình không còn quyền hành gì trong ngôi nhà cũ, và tất cả cơ nghiệp của ông Trưởng đã thuộc về người em chồng và đứa con trai. Sống trong nhà mình mà con trai và con dâu luôn nặng lời chửi em mắng mẹ. Một hôm, Trương Tích Kỳ ném cho bà Mai hai chiếc vé tàu và mấy đồng lộ phí buộc bà và Cô Bảy Phùng Há trở về Hạc Sơn. Bà Mai tức tưởi, nghẹn ngào dắt con gái về làng cũ Điều Hòa, tá túc trong căn chòi xơ xác của người mẹ mù lòa. Bà bị suy sụp rồi lâm bệnh. Cô Bảy Phùng Há – cô bé Trương Phụng Hảo lúc ấy – đành phải chạy ra tìm anh Hai để xin tiền lo thuốc thang, ăn uống cho mẹ và ngoại. Trong cơn say rượu và thuốc phiện, ông Kỳ đã không cho tiền mà còn nặng lời trách mắng vì đã không về Hạc Sơn theo ý muốn của ông. Cô chạy sang nhà của cha mình mà bây giờ đã thuộc về tay người chú ruột để khóc than, ông Nhân ném cho một đồng rưỡi, ông hứa mỗi tháng sẽ cấp cho mẹ con cô từ một đồng rưỡi đến hai đồng.
Bà ngoại qua đời, hai mẹ con cô tiếp tục sống trong căn chòi hiu quạnh, xác xơ, bữa rau bữa cháo. Dù trong cảnh nghèo đói, khổ đau, nhưng bà Mai vẫn vắt kiệt sức mình trong một tiệm thêu để cho con gái được đến trường. Một người bạn cũ của ông Trưởng đã giúp Cô Bảy được vào học miễn phí ở trường Ecole Jeunes Filles – một trường tiểu học của Pháp tại Mỹ Tho. Và tại nơi đây, Cô Bảy Phùng Há đã bắt đầu nổi tiếng về năng khiếu ca hát của mình. Nhưng cũng chính vì cái năng khiếu ấy mà Cô đã bị đuổi ra khỏi trường khi chưa học xong chương trình tiểu học. Hôm ấy, bà đốc học La Fuste đi vắng, bà Giáo Kỳ vốn mê giọng hát của Trương Phụng Hảo nên tổ chức cho cô hát trong giờ học của bà. Phòng học nằm cạnh ven đường nên khi cô hát, người qua đường cũng đứng lại xem, rồi những tràng pháo tay vang lên. Bất ngờ, ông chánh thanh tra Ty giáo huấn ghé qua, ông buộc tội học trò Trương Phụng Hảo làm mất trật tự học đường. Bị đuổi học, Cô Bảy Phùng Há chợt nhớ lời một nữ tu hồi cô còn học bên trường Giồng: “Con hát hay lắm, nhưng chính giọng hát của con sau nầy sẽ làm khổ đời con”.
Thật ra, lúc ấy nếu Cô không bị đuổi học thì cũng không còn điều kiện nào để học. Mẹ Cô vì lao lực lẫn lao tâm mà kiệt sức, nay ốm mai đau. Để có từng bữa ăn cho hai mẹ con, Cô Bảy phải lặn hụp dưới từng con rạch, dòng sông để kiếm từng con cá bống, con tép, con cua, đi móc từng trái dừa thuê cho các chủ vườn để mua cho mẹ từng thang thuốc bắc. Một hôm, có bà láng giềng tốt bụng đã giới thiệu Cô vào làm công cho lò gạch của ông Bang Hoạch. Cứ in một trăm viên gạch, Cô được trả ba xu. Với sức vóc của cô bé lên mười, mỗi ngày Cô kiếm chưa được mười xu, nghĩa là chưa đầy một cắc bạc. Nghĩ mình từng là con của ông chủ lò gạch, bỗng dưng lại trắng tay, giờ phải ngồi in từng viên gạch, chắt mót từng đồng xu ở một lò gạch khác, lòng Cô cứ ngậm ngùi, buồn chán cho thân phận, Cô vừa làm vừa nghêu ngao hát như một sự giải bày. Nhưng mỗi lần Cô hát thì cả nhóm thợ lắng nghe. Tiếng hát của cô đã gieo vào lòng người một niềm cảm xúc đến nao lòng. Mấy chị bảo: “Từ nay em không phải làm nữa, cứ vào đây ngồi hát cho mấy chị nghe, mấy chị sẽ làm thay phần việc cho em”.
Như vậy là, tiếng hát của Cô đã nuôi sống mẹ con Cô từ năm mười một, mười hai tuổi, để rồi từ nơi ấy, từ cái lò gạch ấy, tiếng hát của Cô mỗi ngày cứ vang lên, bay cao và bay xa hơn, khắp mọi miền Tổ quốc, vượt cả không gian và cả thời gian để trở thành cây đại thụ của nền nghệ thuật sân khấu nước nhà.
*
Có những lúc Cô đang hát say sưa thì bất chợt nhìn thấy một người đàn ông đứng trước cửa lò gạch nhìn vào, say sưa nghe cô hát Nhiều lần, khi Cô đang ngồi hát say sưa thì chợt thấy từ phía cửa sổ hành lang lò gạch có một người đàn ông lặng nhìn say sưa nghe cô hát. Rồi cũng bất chợt một buổi chiều khi đi làm về thì thấy người đàn ông ấy đã có mặt trong nhà cô. Mẹ Cô cho biết đó là ông Hai Cu, chủ tiệm vàng kiêm bầu gánh Tái Đồng Ban ở Mỹ Tho. Gánh Tái Đồng Ban đang gặp sự cố, con trai ông, kép hát Hai Gỏi vừa mới qua đời, người tình của anh là Cô Năm Phỉ, đào chánh, đã buồn bã ra đi. Trong khi ông đi tìm đào thay cho Năm Phỉ thì có người nói với ông rằng “Trong lò gạch của ông Bang Họach có con bé xẩm lai hát còn mùi hơn cô Năm Phỉ”.. Ông không tin nhưng vẫn tìm đến để cầu may. Nhưng ngay từ hôm đầu tiên đứng ngòai cửa sổ lò gạch trộm nhìn nghe Cô hát, ông đã bị hốt hồn. Một lần, hai lần, rồi ba lần... cứ đứng lặng người nhìn Cô say sưa hát, tiếng hát thanh cao, khi trầm khi bổng, khi quặn thắt lòng người, đôi mắt cứ lững lờ, rười rượi nỗi sầu tư, chơi vơi trong cõi hư vô khiến cho ông Hai như muốn thốt lên rằng, con ơi, con không chỉ là một thiên thần bé bỏng mà là dấu hiệu của một tài năng. Bà Mai không bằng lòng cho con mình đi theo Tái Đồng Ban bởi hai lẽ: Thứ nhất, Cô Bảy chỉ mới mười ba tuổi, thứ hai, mới mười ba tuổi mà đã dấn thân vào con đường “xướng ca vô loài” thì ắt phải hổ danh trong cái nhìn phong kiến lúc bấy giờ. Nhưng Cô Bảy thì cương quyết: “Con không chịu nổi cái lò gạch, con phải đi hát để có tiền nuôi mẹ, ai cười chê mặc kệ, họ cười chê chớ họ có giúp mình đâu khi mẹ đói, mẹ đau”. Ông Hai ra giá tám cắc bạc cho mỗi đêm hát, ngày nuôi hai bữa cơm. Cô Bảy nghe mà mừng trong bụng khi nghĩ đến cái thực tại ngồi ép gạch suốt ngày chưa được một cắc, cơm thì bữa đói bữa no, mẹ ốm đau không đủ tiền mua thuốc, nợ nần chồng chất không biết trả đến kiếp nào. Cô nói với ông Hai: “Con đồng ý nhưng xin ông hai điều kiện, thứ nhất ông cho mẹ con theo gánh hát để con chăm sóc, thứ hai, ông cho con mượn trước năm mươi đồng để mẹ con trả nợ”.
Từ cái ngã rẽ bất ngờ của buổi chiều hôm ấy, Cô Bảy Phùng Há trở thành đào chánh của Tái Đồng Ban thay cho Cô Năm Phỉ và nổi danh với nhân vật Thúy Kiều, năm ấy, năm 1924, Cô mới tròn mười ba tuổi. Từ một quyết định giản đơn: “Đi hát để kiếm tiền nuôi mẹ”, Cô Bảy Phùng Há đã trở thành ngôi sao sáng rực của bầu trời sân khấu cải lương, và, cũng chính cô là người đã góp sức, góp công, góp cả lòng tâm huyết để nâng niu, nuôi dưỡng nền nghệ thuật nầy từ buổi sơ khai cho đến lúc trưởng thành, đứng trên đỉnh vinh quang. Hơn nửa thế kỷ đắm mình với ánh đèn sân khấu, làm rạng rỡ tên tuổi của hàng chục đoàn hát, từ Tái Đồng ban đến Trần Đắc, Huỳnh Kỳ, Phụng Hảo, Phước Cương, Thầy Năm Tú, Việt Kịch Năm Châu..., hóa thân với hàng trăm nhân vật, mà nhân vật nào, dù nam hay nữ, dù danh tướng hay mỹ nhân cũng được Cô Bảy Phùng Há cũng lột tả đến tận cùng tính cách và số phận. Oai phong, lẫm liệt với Lữ Bố, Phạm Lãi, An Lộc Sơn; đằm thắm, kiêu sa, ngọt ngào, ai oán với Vương Thúy Kiều, với Nguyệt Nga, với Dương Quý Phi, với Tô Ánh Nguyệt... Phùng Há đã làm nên tất cả những vai diễn, và tất cả những vai diễn ấy đã làm nên một Nghệ Sĩ Nhân Dân Phùng Há.
Những mề-đay, Huân chương, Huy chương của chính phủ Pháp, của toàn quyền Đông Dương, của thống đốc Nam Kỳ, của vua Bảo Đại, vua Miên, vua Lào, vua Thái Lan, của Chính phủ Trung Hoa, Hungari, Ba Lan, Budapest, Prague, Moscow, Anh, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ, Thụy Điển, Bồ Đào Nha... chứng tỏ một tài năng sân khấu cải lương đã vượt không gian quốc gia, làm rạng rỡ nền nghệ thuật nước nhà.
Thế nhưng “Hồng nhan đa truân”, cuộc đời bà không có mối tình nào trọn vẹn... Ngay từ những năm đầu đến với Tái Đồng Ban, sắc đẹp của bà đã làm ngẩn ngơ hai người thầy, một người dạy ca và một người dạy diễn: Huỳnh Thủ Trung và Năm Châu. Khi Năm Châu đang ôm mối tình câm chưa kịp nói ra thì Huỳnh Thủ Trung tuyên bố cưới cô Phùng Há. Năm Châu thất tình ra đi. Cô Bảy Phùng Há sống với Huỳnh Thủ Trung có một người con rồi chia tay vì không chịu nổi người chồng suốt ngày ngồi trong quán rượu, những chuyện ngoại tình, những trận đòn roi. Khi Năm Châu đang lưu lạc với một đoàn cải lương ngoài Bắc, được tin Cô Bảy Phùng Há thôi chồng và chuyển qua đoàn khác. Ông trở về, tìm gánh hát Trần Đắc với hy vọng nối lại tình xưa. Nhưng đò tình thêm một lần lỡ chuyến. Cô Bảy Phùng Há đã làm vợ của Bạch Công Tử và lập gánh hát Huỳnh Kỳ.
Bạch Công Tử - tức Lê Công Phước, còn gọi là George Phước, (2) con trai của Đốc Phủ sứ Mỹ Tho Lê Công Sủng – sau khi chiếm được trái tim của Cô Bảy Phùng Há đã bỏ ra năm trăm đồng trả nợ cho Cô, chuộc Cô ra khỏi gánh Trần Đắc, lập gánh Huỳnh Kỳ cho Cô làm chủ gánh. Thời ấy, giao thông cách trở, các gánh hát lưu diễn phải thuê ghe lườn vận chuyển sân khấu, công nhân và đào kép. Bạch Công Tử đã trang bị cho Huỳnh Kỳ bốn chiếc ghe chài, ba chiếc chở đồ đạc, đào kép và công nhân, một chiếc dành riêng cho đào chánh kiêm chủ bầu Phùng Há với đầy đủ tiện nghi như một tòa lâu đài di động. Có tiền bạc, có phương tiện, Cô Bảy Phùng Há chiêu mộ những đào kép nổi danh, Huỳnh Kỳ thống lĩnh nghệ thuật sân khấu cải lương khắp Nam kỳ lục tỉnh. Nhưng chỉ được bảy năm, Bạch Công Tử sa vào con đường ăn chơi sa đọa, bao nhiêu tiền của ông ném vào sòng bạc, tiệm hút, gái tơ. Huỳnh Kỳ suy sụp, đào kép lần lượt bỏ đi, Cô Bảy ôm hai đứa con đau ốm cùng với bốn chiếc ghe chài nằm chơi vơi dưới chợ cầu Ông Lãnh. Trong cảnh khốn cùng, một người quen giúp cô ẳm con đi tìm chồng thì gặp Bạch Công Tử đang vui sống với một cô gái khác, một giai nhân nổi tiếng tên là Marie Anne Nhị ở khách sạn Minh Tân. Ông không quan tâm đến con mà lại trách mắng cô thiếu lịch sự, làm như thế là mất mặt ông với bạn gái của mình. Cô nuốt nước mắt ra về. Rồi cả hai đứa con lần lượt chết trên tay Cô trong cảnh không tiền chạy chữa, Cô đành phải chia tay với Bạch Công Tử để làm lại cuộc đời.
*
Người chồng thứ ba của Cô Bảy Phùng Há là kiến trúc sư Hoàng Phi, con trai một quan huyện ở Gò Công, cũng là bạn thân với Bạch Công Tử. (3)
Sau năm 1945, Bạch Công Tử vừa bị phá sản, vừa nghiện ngập, vừa lâm bệnh ngặt nghèo không tiền chạy chữa. Nghĩ đến tình xưa nghĩa cũ, Cô Bảy xin phép chồng đem ông về nuôi dưỡng trong nhà tại số 3 đường Ngô Tùng Châu, Sài Gòn... Năm 1950, Bạch Công Tử qua đời trong cảnh không có đất để chôn. Cô Bảy lại xin phép chồng đưa ông về an nghỉ trên đất nhà chồng ở Gò Công, và nhờ người con riêng của chồng trông coi mộ.
Hỏi vì sao cô chia tay với ông Hoàng Phi, cô không nói. Cô chỉ nói đó là một người trí thức và tử tế.
Với nghệ sĩ Năm Châu, Cô Bảy cho rằng đó là một chuyện tình buồn và đẹp, cứ chập chờn, chập chờn như con đò lỡ chuyến suốt sáu mươi năm. Năm 1953, ngẫu nhiên Cô và Năm Châu đầu quân trở lại gánh Trần Đắc. Vở Mộc Quế Anh đã đưa ngôi vị của Phùng Há - Năm Châu thành đôi bạn diễn ăn ý số một của sân khấu cải lương. Cô cảm nhận đó là tình yêu, cả hai đã trút cạn tình yêu cho nhau qua vai diễn, những điều khát khao mà chưa bao giờ được nói với nhau. Nhưng khi bước ra phía sau bức màn nhung thì cô cảm nhận được ánh mắt chừng như mất vui, chừng như có chút hờn ghen của nghệ sĩ Kim Cúc, bạn Cô, cũng là vợ của nghệ sĩ Năm Châu. Biết lửa gần rơm rồi sẽ cháy. Cô rời gánh Trần Đắc, lặng lẽ ra đi để bảo vệ hạnh phúc của bạn mình. Cô hiểu tình yêu của nghệ sĩ Năm Châu đối với cô càng ngày càng sâu nặng. Ông viết những vở tuồng Nợ Dâu, Men Rượu Hương Tình, Sân Khấu Về Khuya như để gởi gắm, để giải bày, như để hờn trách sự lạnh lùng, bạc bẽo của Cô.
Ngày nghệ sĩ Năm Châu hấp hối, Cô chạy như điên, lê lết trên từng bậc cầu thang trong bệnh viện. Bất chấp sự có mặt của mọi người, Cô ôm chầm lấy ông, Cô gào thét: “Khoan, anh khoan hãy đi, anh hãy nghe em nói rồi mới yên lòng ra đi, em biết anh hận em, nhưng em không phải là kẻ vô tình, em làm như vậy là em hy sinh vì hạnh phúc của gia đình anh, vì vợ con anh. Anh biết không, tới giờ phút nầy em vẫn yêu anh...”
Chồng, con, và cả những người tình cũng lần lượt đi về bên kia thế giới. Theo thuyết giáo của nhà Phật, khi ta sống, cái gì ta cho thì cái đó chính là tài sản, ở lại với ta. Phải chăng, những thứ quý giá mà cô đã cho, đó chính là những vai diễn, những môn sinh mà Cô đã nhọc công đào tạo để làm nên một thế hệ cải lương vàng son, vang bóng một thời. Một ngôi chùa nghệ sĩ, một nghĩa trang nghệ sĩ với bốn trăm ngôi mộ và gần bốn trăm bộ hài cốt, Cô như người tự nguyện đi trước về sau, níu kéo thời gian đến tuổi 99 nầy để làm điều đó, làm cho trọn tình trọn nghĩa với thế hệ mình và cả thế hệ cháu con.
Phải, tất cả những gì mà Cô đã cho, tất cả đã và đang ở lại với Cô, bây giờ và mãi mãi.
Võ Đắc Danh
Chú thích của người chuyển bài:
(1) Ông Trương Nhân Trưởng này đến sinh sống, lập nghiệp ở làng Điều Hòa, Mỹ Tho. Bạn VH Trương Chí Cường cũng sanh trưởng ở nơi này nhưng tôi không rõ Cường có bà con chi với Phùng Há Trương Phụng Hảo không. Cùng là người gốc Hoa mới qua VN một thế hệ, cùng họ Trương, cùng ở một làng. Có thể lắm.
(3) Tên thật của ông này là Nguyễn Bửu, là thân sinh của tướng Nguyễn Khánh, người từng có giai đoạn giữ cương vị Thủ tướng của chính quyền VNCH. Nghệ sĩ Phùng Há là mẹ kế của tướng Nguyễn Khánh. Bà đối xử với 2 người con riêng của chồng, Nguyễn Long và Nguyễn Khánh, rất tốt nên được các ông này kính trọng, thương mến. Khi ông Khánh làm thủ tướng, ông mời dì Phùng Há từ Pháp về nước, ý muốn có cơ hội phụng dưỡng. Trong một đêm tướng Nguyễn Khánh đến thăm nghệ sĩ Phùng Há, bà đã dạy: “Con nên ăn ở cho có đức, phải coi trọng dân vì lòng dân là ý trời, đừng tham quyền cố vị mà đi ngược lòng dân”. Nghe xong câu nói đó, tướng Nguyễn Khánh đã xé bỏ Hiến chương Vũng Tàu”!
Còn ông Nguyễn Long, anh ruột ông Khánh, theo Cộng Sản từ hồi Thanh Niên Tiền Phong, tập kết ra bắc 1954. Không biết thân phận của ông này ra sao, không thấy ai nhắc đến nữa..
(2) Khoảng năm 1974, tôi có đến thăm căn nhà cũ của Bạch Công Tử ở đường Đinh Bộ Lĩnh, phường 3, TP. Mỹ Tho.
Căn nhà này hiện nay vẫn còn, được xếp hạng Di Tích lịch sử. Bạn nào có dịp ghé ngang Mỹ Tho cũng nên ghé thăm,
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét