Bà cụ khoảng 80 tuổi bước vào một ngân hàng, đưa thẻ cho cô nhân viên:
- Cô làm ơn cho tôi rút 10 đô la.
Cô nhân viên trả lời:
- Nếu muốn rút dưới 100 đô la, xin bà vui lòng sử dụng máy ATM.
Bà cụ thắc mắc:
- Tại sao tôi không thể rút chỉ 10 đô la nhỉ ?
Cô nhân viên tỏ vẻ khó chịu. Cô đưa thẻ lại cho bà cụ và nói: “Đây là quy luật của ngân hàng. Mời bà bước ra ngoài nếu không còn vấn đề gì khác, vì phía sau bà đang có nhiều người xếp hàng chờ đến lượt.”
Bà cụ im lặng vài giây, đoạn đưa thẻ lại cho cô nhân viên và nói:
- Thế thì cô hãy giúp tôi rút ra hết toàn bộ số tiền mà tôi có trong tài khoản.
Cô nhân viên trố mắt ngạc nhiên khi kiểm tra số dư trong tài khoản của bà cụ. Cô lắc đầu, nghiêng người về phía bà, chậm rãi nói từng tiếng:
- Thưa bà, trong tài khoản của bà có tất cả 1 triệu đô la, và ngân hàng chúng tôi hiện không có đủ số tiền mặt đó. Bà có thể vui lòng đặt hẹn và ngày mai trở lại không ?
- Thế ngay bây giờ thì tôi có thể rút được bao nhiêu ?
- Tối đa 5.000 đô la thưa bà.
- Tốt. Vậy cho tôi rút 5.000 đô la.
Cô nhân viên tức tối bước đến két tiền, chọn toàn những xấp bạc 20 đô và 10 đô, kéo dài cả 10 phút để đếm cho đủ số tiền 5.000 đô la, xong quay lại trao cho bà cụ, hằn học:
- Hôm nay tôi còn phải làm gì để phục vụ bà nữa không ?
Bà cụ thong thả lấy tờ 10 đô la bỏ vô ví, chậm rãi đáp:
- Vâng. Tôi muốn gởi lại vào tài khoản của tôi 4.990 đô la.
Bài học rút ra từ câu chuyện:
Đừng kiếm chuyện với thế hệ già, bởi họ đã trải cả đời dài để học cách đối phó với con người.
SỰ THẬT MỘT KIẾP NGƯỜI
Một ngày rất ngắn, ngắn đến mức chưa nắm được cái sáng sớm thì đã tới hoàng hôn.
Một năm thật ngắn, ngắn đến mức chưa kịp thưởng thức sắc màu đ.ầu xuân thì đã tới mùa đông giá lạnh.
Một cuộc đời rất ngắn, ngắn tới mức chưa kịp hưởng thụ những năm tháng đẹp thì người đã gi.à đi tự lúc nào.
Sự việc luôn luôn đến quá nhanh mà hiểu ra thì quá muộn, cho nên chúng ta phải học cách trân trọng: Trân trọng tình thân, tình bạn, tình đồng nghiệp, tình yêu, tình vợ chồng, tình phụ mẫu, tình đồng loại...
Vì một khi đã lướt qua, thì khó có thể gặp lại.
Sau 20 tuổi thì đất khách và quê nhà giống nhau vì đi đến đâu cũng có thể thích ứng.
Sau 30 tuổi thì ban ngày và ban đêm giống nhau vì mấy ngày m.ấ.t ngủ cũng không sao.
Sau 40 tuổi thì trình độ học vấn cao thấp giống nhau, học vấn thấp có khi kiếm tiền nhiều hơn.
Sau 50 tuổi thì đẹp và x.ấu giống nhau vì lúc này có đẹp đến mấy cũng xuất hiện nếp nhăn và t.àn nh.ang.
Sau 60 tuổi thì làm quan lớn và quan bé giống nhau vì nghỉ hưu rồi cấp bậc giống nhau.
Sau 70 tuổi thì nhà to và nhà nhỏ giống nhau vì x.ư.ơng kh.ớ.p th.oái h.óa không thể đi được hết những nơi muốn đi.
Sau 80 tuổi thì tiền nhiều và tiền ít giống nhau vì có tiêu cũng chẳng tiêu được bao nhiêu tiền.
Sau 90 tuổi thì nam và nữ giống nhau vì không thể làm nổi chuyện gì nữa.
Sau 100 tuổi thì nằm và đứng giống nhau vì đứng dậy cũng chẳng biết làm gì.
Vậy nên: Trước hay sau, trẻ hay gi.à, gi.à.u hay ngh.è.o, s.ang hay h.è.n, quan hay dân dù là bất cứ ai đều giống nhau.
Hãy sống và giữ cho mình thứ tồn tại bất biến, đó là niềm tin, tình yêu và nhân nghĩa ở đời.
Nguồn: Sưu tầm
Theo: Tony Dzung
Một Sài Gòn.. . cao thượng.
Tôi, một nữ sinh dưới quê lên theo một trường đại học ở Sài Gòn, ở trọ nhà anh họ tiết kiệm chi phí. Ngoài thời gian học trên giảng đường, lúc rảnh tôi phụ một tay ở quán hủ tiếu mì của anh ấy mở tại nhà, vừa đỡ một phần tiền học, vừa có thêm chút thu nhập.
Một lần, lúc quán không đông khách lắm, có hai cha con bán vé số dạo bước vô quán. Người cha bị mù. Người con dắt tay cha và cậu bé chỉ chừng bảy tám tuổi.
- Cha ơi, quán này hôm nay cho ăn từ thiện. Mình có thể ăn miễn phí đấy. Để con đi xếp hàng.
Rồi cậu dắt người cha mù lòa ngồi trên ghế.
Tôi chưa kịp lại gần thì cậu bé đã chạy lại bên tôi, chỉ tay lên bảng giá, ghé tai tôi thì thầm:
- Cô ơi, cô cho cháu hai tô hủ tíu mì thịt loại 30.000 đồng. Cháu có tiền và lát nữa cháu sẽ trả tiền. Cha cháu thèm ăn hủ tíu mì thịt từ lâu lắm mà không dám ăn. Vì cha tiếc tiền. Lát nữa cô cứ bảo quán hôm nay từ thiện miễn phí nhé.
Tôi nhìn cha con cậu bé quần áo thô ráp lam lũ bụi đường, nhìn đôi mắt mù lòa người cha, lại nhìn đôi mắt trong trẻo của cậu bé, trong lòng rưng rưng xúc động.
Tôi bảo cậu:
- Hai cha con cứ ăn mì đi. Không cần trả tiền đâu. Hôm nay chị đãi.
Cậu bé quay lại chỗ ngồi. Tôi vô quầy nơi anh họ đang băm băm chặt chặt, kể vắn tắt lại câu chuyện và bảo 60.000 đồng tiền mì ấy, để lát nữa tôi trả. Anh họ bảo không cần đâu, anh mời họ cũng được mà.
Rồi anh họ làm hai tô hủ tíu mì thịt. Anh không làm hai tô thường loại 30.000 đồng mà làm hai tô đặc biệt.
Quán anh họ tôi, tô đặc biệt chỉ nghĩa là mỗi thứ nhiều hơn một chút. Rồi tôi bưng ra cho hai cha con người mù bán vé số ấy.
Quán không đông khách lắm. Trong lúc hai cha con họ ăn, anh em tôi lẳng lặng quan sát. Tôi thấy người cha mù thỉnh thoảng lại lần lần sờ tô của cậu bé rồi gắp thịt sang tô cho cậu bé. Rồi cậu bé lại rình rình lúc người cha không để ý lại gắp thịt bỏ ngược lại tô của người cha mà không để người cha biết. Họ cứ vừa ăn vừa gắp qua gắp lại cho nhau như thế, một lúc khá lâu mới ăn hết tô hủ tíu mì thịt.
Ăn xong, cậu bé đỡ người cha mù đứng lên. Cậu lớn tiếng bảo:
- Cám ơn cô chú cho ăn từ thiện. Người cha mù cũng lập cập nói:
- Cám ơn cô chú!
Tôi cười đáp:
- Không có chi! rồi vẫy tay chào họ.
Thế rồi, hai cha con mù bán vé số dạo ấy dắt nhau rời đi. Tôi bảo anh họ:
- Thằng bé có hiếu quá!
Anh họ nhún vai, đùa:
- Người khổ đầy thiên hạ, làm sao mình giúp được hết? Lâu lâu làm phước thôi nhé, đừng làm phước hoài, có ngày anh dẹp quán.
Tôi cười không đáp, bụng thấy vui vui.
Tôi bưng hủ tíu cho một vài thực khách khác mới vô.
Lúc này cha con người bán vé số mù dắt nhau đi đã khuất. Rồi tôi bắt đầu dọn dẹp bàn ăn chưa kịp dọn.
Dọn tới bàn ăn hai cha con mù nọ, tôi chợt sững lại.
Tôi gọi anh họ tôi. Hai chúng tôi ngẩn ngơ bùi ngùi nhìn bàn ăn. Nơi đó, dưới một trong hai cái tô, kẹp lại một xấp tiền lẻ vuốt phẳng phiu ngay ngắn. Sau tôi đếm lại, đúng 60.000 tiền lẻ.
Là số tiền cậu bé bán vé số kẹp lại để thanh toán hai tô hủ tíu mì thịt.
Bài và ảnh sưu tầm
Share từ FB Võ Hữu Nhậm
Một cử chỉ đẹp
Bà Foreman dừng chiếc xe hơi của mình ngay ở một trạm thu phí giao thông trên xa lộ cao tốc. Liếc mắt qua kính chiếu hậu, bà thấy cả một dãy dài xe hơi sau mình. Bà chợt nẩy ra một ý vui vui, bà quay kính xe xuống, đưa ra cho người bán vé một tờ 5 đô-la và bảo: “Bác ơi, tôi mua một vé cho tôi, còn lại tôi mua thêm 5 vé nữa cho 5 chiếc xe sau tôi, chỗ tiền dư tôi xin biếu hết cho bác nhé !”
Không kịp để cho người bán vé thắc mắc vì quá sức ngạc nhiên, bà Foreman quay kính xe, đạp ga và lái xe đi ngay. Bà hình dung ra trong đầu cũng sự ngạc nhiên đầy thú vị ấy nơi 5 người lái xe theo sau mà bà không hề quen biết. Bà không cần những lời cám ơn, chỉ là một “cử chỉ đẹp” nho nhỏ thôi mà, có đáng gì đâu !
Về đến nhà, bà Foreman vừa làm bếp vừa tủm tỉm cười một mình vì nhớ lại chuyện sáng nay trên đường. Ông chồng già để ý thấy, lấy làm lạ, đến bữa ăn trưa ông lựa lời hỏi, bà mới kể lại đầu đuôi. Đến phiên ông cũng cảm thấy vui lây niềm vui nho nhỏ ấy...
Buổi chiều, đến trường dạy môn Giáo Dục Công Dân, ông Foreman quyết định làm một “cử chỉ đẹp” bằng cách dùng chính câu chuyện về “cử chỉ đẹp” của bà vợ để dẫn nhập vào bài học. Các học sinh trung học của ông lặng đi một thoáng rồi đồng loạt vỗ tay hoan hô sau lời kết thúc của thầy giáo: “Các em hãy nhớ niềm vui sống khởi đi từ những chuyện bình thường nho nhỏ như thế, mỗi ngày ước gì mỗi người trong chúng ta đều làm được ít nhất một “cử chỉ đẹp” tương tự, các em nhé !”
Ở lớp hôm ấy, có cô bé Mary, vốn là một học sinh cá biệt, luôn bướng bỉnh lì lợm, cũng như là một đứa bé lười biếng trong gia đình. Cô về nhà trong tâm trạng hết sức hân hoan phấn khởi và quyết định sẽ làm một “cử chỉ đẹp” với cha mẹ. Cô lặng lẽ thu dọn, lau chùi, quét tước nấu nướng và giặt giũ xong xuôi mọi việc trước khi mẹ cô ở xưởng thợ và cha cô ở tòa báo trở về. Xập tối, hai ông bà bước vào nhà và hiểu ra ngay đã có một sự đổi thay kỳ lạ nơi đứa cô con gái đang tuổi dậy thì ! Hỏi mãi cô bé mới kể lại câu chuyện về “cử chỉ đẹp” cô đã nghe thầy giáo Foreman kể ở lớp. Cô hứa với bố mẹ tất cả mọi chuyện hôm nay cô đã làm ở nhà sẽ không phải là một “cử chỉ đẹp” duy nhất cô sẽ cố gắng thực hiện.
Sau bữa cơm chiều thật vui và đầm ấm, ông Alfonse, cha của Mary, vốn là một phóng viên của tờ báo địa phương, khoan khoái ngồi vào bàn làm việc. Ông quyết định phải viết ngay một bài báo về câu chuyện “cử chỉ đẹp”... Chỉ đến chiều ngày hôm sau thôi, cả miền đều xôn xao rộn rã khi đọc được bài báo. Người ta bảo nhau, ít nhất mỗi ngày, hãy nhớ làm một “cử chỉ đẹp” nho nhỏ cho nhau, cho cuộc sống...
Cha xứ đưa câu chuyện vào bài giảng Thánh Lễ Chúa Nhật kế đó. Một diễn giả chọn câu chuyện làm chủ đề chính cho một buổi mạn đàm ở hội trường lớn của thị trấn. Một bà mẹ kể lại cho đứa con như một truyện cổ tích để ru nó vào giấc ngủ ngon. Một đôi bạn trẻ đang yêu nhau cùng thỏa thuận từ nay sẽ dành cho nhau những “cử chỉ đẹp” thay vì những trò giận dỗi nhau vô bổ. Ngoài đường phố, người ta thôi không vứt bã kẹo cao-su bừa bãi.
Những người lái xe cố gắng tránh không làm tạt những vũng nước trên đường lên khách bộ hành. Một cậu Sói Con bước ra khỏi nhà, thắt một chiếc nút nhỏ ở chéo đuôi khăn quàng trên ngực, tự nhủ sẽ làm một “cử chỉ đẹp” trên đường đến công viên họp bạn Hướng Đạo. Trong nhà giam, viên cai ngục bẳn tính quyết định sẽ có những “cử chỉ đẹp” đối với các tù nhân. Người đi mua hàng ở tiệm tạp hóa nói một lời cám ơn lịch sự, còn cô bán hàng thường hay cau có thì đã biết mỉm một nụ cười khả ái để đáp lại. Một cầu thủ bóng đá vốn nổi tiếng là chơi xấu, giờ đây, trong trận đấu cuối tuần, đã chạy lại đỡ một cầu thủ đội bạn bị ngã với một lời xin lỗi...
Một “cử chỉ đẹp”, vâng, chỉ một “cử chỉ đẹp” nho nhỏ mỗi ngày thôi, cũng đủ để làm cho cuộc sống thêm ý nhị đậm đà, và niềm vui bởi sự quan tâm đến nhau trong yêu thương được nhen nhúm, rồi bừng cháy, lan tỏa đến tất cả mọi người...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét