a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT NĂM MỚI GIÁP THÌN AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM GIÁP THÌN VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Thứ Hai, 30 tháng 6, 2014

HOÀNG DIỆU CÒN LẠI TRONG TÔI. PHẦN 1.




 LỜI NGÕ .

Các “Sư - huynh, đệ, tỷ, muội” cựu học sinh Hoàng Diệu Baxuyên, các Bạn Facebook thân mến, hôm tôi ghi lại những dòng nầy (tạm gọi là đề tài “Hoàng Diệu Còn Lại Trong Tôi”) một là để nói lên tình cảm, hoài niệm của cá nhân tôi về mái trường xưa, hai là mong các bạn đóng góp thêm để cho “đề tài” thêm phần xôm tụ.
Sau hơn 40 năm rời khỏi mái trường Hoàng Diệu, ngôi trường rất đơn sơ, ngói không còn đỏ, mà đã trở thành màu xanh đen vì rong rêu, tường đã loang lổ vì đã bong tróc nhiều mãng, sân trường trãi đất hầm, thường bị ngập khi trời mưa to. Nhưng giờ ngồi hồi tưởng lại những ngày còn đi học,  lòng vẫn còn bồi hồi, đôi khi ngồi cười “mình ên”, con tôi thường hỏi “ba nghĩ gì mà cười “mình ên” vậy ? "  tôi chỉ lắc đầu không nói.
Giờ tôi nghĩ là mình phải lưu lại những gì mình mà Hoàng Diệu còn đọng lại trong lòng. Những gì tôi nói ở đây có thể các “Sư - huynh, đệ, tỷ, muội” cựu học sinh của trường đều biết, nhưng tôi vẫn ghi lại để “các đồng môn” có thể thốt lên : “à thì ra nó có năm đó!” hoặc “à thì ra nó biến mất vào lúc đó!”. Đồng thời một lần nữa, mong “các đồng môn” tham gia đóng góp để đề tài xôm tụ hơn.
Thân!

LÝ VĂN HÀO HD 64-71
                                                                     
                  Hoàng Diệu của tôi thời xưa đó.

“. . . Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo ; đền củ, lâu đài bóng tịch dương . . .”
 
Lại nói chuyện ai cũng biết rồi, cáo lỗi nghe, trường Hoàng diệu ngày tôi mới vào học, có 3 dãy chính:
 
- Dãy Văn phòng, đầu dãy, là thư viện ở trên lầu do Cô Hội làm Thủ thư, dưới lầu là phòng Giám thị (tôi chỉ còn nhớ có 2 thầy là thầy Trần ngọc Ẩn, và thầy Bé), kế đến là Văn phòng và Phòng Tổng Giám thị, tiếp theo là Phòng Hiệu Trưởng và Phòng Giám học, kế đến Phòng Giáo sư, tiếp nữa là các lớp học. Cuối dãy là nhà vệ sinh. Sau lưng dãy văn phòng là bãi đất trống, có 1 hố nhảy cao, nhảy xa, một xà đơn, một khung sất cao khoảng 5 m để tập leo dây. Khoảng sân độ 5 m tính từ Văn Phòng vì có học sinh chơi đùa, tập thể dục nên tương đối quang đãng, khoảng còn lại thì cỏ dại mọc um tùm.
 
- Dãy ngang, có hình như là 6, 7 lớp gì đó, cuối dãy là quán của Chú Hai, bán nước đá.
 
- Bước qua dãy ngang là dãy đối diện với dãy văn phòng, đầu dãy (bên đường Mạc đỉnh Chi) là nhà thầy Hiệu Trưởng, phía sau dãy nầy là nhà Chú Khuôl “cao”, lao công của trường.
 
- Ngoài 3 dãy chính, còn có một dãy phụ (tôi tạm gọi như vậy) nằm bên đường Mạc đỉnh Chi. Tôi tạm gọi là dãy phụ vì 3 dãy chính đều lợp ngói, còn dãy nầy thì lại lợp tole,  dãy nầy có 3 phòng: phòng đầu thì dùng để chứa bàn ghế hư hỏng, kế đến là Phòng Y tế học đường do cô Năm phụ trách, tiếp theo là phòng Văn nghệ (lúc nghĩ học tụi tôi thường “lấp ló” tại đây để xem các anh chị lớp trên tập dợt văn nghệ. Khi đó, tụi tôi rất “khoái” bài múa Trấn Thủ Lưu Đồn do anh Đức “ròm”(nhà ở dãy phố làng) làm “đạo diễn”, Chị Hằng (chị của Chi Lăng) và anh Đông Triều hát bài gì mà tôi không biết tên, chỉ nhớ là có câu: “ngày nao em đến chơi tặng tôi một chiếc hình . . .” và bài Đám Cưới Đầu Xuân.) tiếp nữa là khu đất trống, nơi để xe của học sinh (chỉ toàn là xe đạp thôi!!!).

                                                                              
 
Cột cờ nằm ở trung tâm. Vòng sân trường, đường nối 2 dảy đối diện nhau là đường lót bằng đất hầm, hai con đường nầy chia sân trường thành 4 ô sân nhỏ, mỗi sân như vậy có 1 bồn hoa. Dọc các con đường nầy có trồng cây còng, điệp (phượng) và dương (phi lao), đặc biệt là 4 góc sân là 4 cây còng cao to, tàng lá của 6 hàng cây trên đường che mát cả sân trường. Tôi còn nhớ là sau cơn mưa tụi tôi thường chạy ra các con mương thoát nước dọc theo các con đường nầy để bắt cá, còn trời nắng thì chạy giỡn dưới các táng cây.
 
Ngày nay, mỗi khi có dịp vào trường, đứng trước những dãy lớp bê-tông khang trang, nhưng sao tôi lại chỉ nhớ đến những dãy lớp đơn sơ, con đường đất hầm của ngày xưa đó. Đơn sơ nhưng thơ mộng, ấm áp tình bè-bạn, thầy-trò cùng nhau gắn bó trong suốt 6 năm.
 
Vậy là mình đã già rồi, chỉ còn lưu luyến cái “thời xưa” thôi.

LÝ VĂN HÀO HD 64-71

Thứ Bảy, 28 tháng 6, 2014

NHỚ CÙ LAO DUNG

                                                                                






Đây trời mênh mông, nưóc mênh mông
Cù lao Dung nằm giữa dòng sông
Nước lên sóng gợn theo từng lớp
Đã mấy mươi năm, mãi trong lòng.

Vì thời cuộc, cam làm thân viển xứ
Thân nhân bè bạn xa lìa nhau
Lòng mãi ưóc mơ về bên ấy
Để hết nhói đau bởi vạn sầu

Nhớ thời thơ ấu, tôi rất ngoan
Theo Ba ra ruộng lúa chín vàng
Được cỏng trên vai, tôi còn nhớ
Như nhớ khoãng đời đã sang trang

Vào mỗi hoàng hôn ngắm đất trời
Ngắm dòng sông Hậu mãi êm xuôi
Mãnh đất cù lao, nuôi tôi lớn
Kỷ niệm buồn vui, mấy tuổi đời

Nhớ những hàng bần theo ven sông
Lơi lả cùng con nưóc lớn ròng
Hay phải dập dùi theo triều sóng
Như kiếp đời ta mãi bâng khuâng.

Nhớ ông thây già trên bục giảng
Tóc bạc thêm nhờ bụi phấn bay
Tim đập mạnh, thì thầm nho nhỏ
Mong đưọc thoát qua, khỏi trả bài.


HOÀI VIỆT.


ĐÁP LẠI BÀI ” KHI Ở CÙ LAO DUNG” (Cuả T.T.CH- HD 68-75)








CLICK PLAY ĐỂ NGHE NHẠC.


Thứ Năm, 26 tháng 6, 2014

Á HẬU HOÀNG DIỆU.

                                                                                    





Ngày xưa có bảy chú lùn,
Thảnh thơi đùa giởn trong rừng hoang vu,
Trời đông tuyết phủ mịch mù,
Gặp nàng Bạch Tuyết che dù dạo chơi,

Họ kết làm bạn một thời,
Giờ đành tạm biệt xa rời rừng hoang,
Bạch Tuyết trở lại quê nàng,
Tham dự hoa hậu thuộc hàng phu nhân,

Rủi may thi thử một lần,
Không ngờ nàng đậu được phần á thôi,
Thế là có tiệc đây rồi,
Đêm vui có rượu có mồi tới khuya,

Lâu nay nghỉ việc đi cày,
Để bù đắp lại năm dài cực thân,
Đi chơi đây đó bội phần,
Thật là số dzách tấm thân làm người.



VÂN NGUYỄN . JUNE 25 , 2014 . 1.00PM .VIẾT TẶNG BẠCH TUYẾT CHSHD , SAN JOSE ,CALI.



CLICK PLAY ĐỂ NGHE NHẠC.

Thứ Tư, 25 tháng 6, 2014

NHỚ VỀ CỐ HƯƠNG

                                                                                     




 
Mấy mươi năm đã rời xa đất tổ,
Trên chiếc thuyền đóng bằng gỗ mong manh,
Vượt trùng dương trong đêm tối hải hành,
Rồi ngoảnh lại nhìn quê cha lần cuối,

Tới bờ bến xứ người buồn rã rượi,
Tuy có vui vì thoát lưới tử thần,
Lòng chợt buồn chợt nhớ mọi người thân,
Nghĩ không biết có một lần gặp lại,

Dân nước Việt ngày xưa từng oằn oại,
Bởi bạo quyền thống trị ách ngoại bang,
Giòng Âu Lạc chịu cai đắng vô vàn,
Nguyện quốc tổ độ nguy nan tái diễn,

Ngày an cư dưới vùng trời tân tiến,
Vẫn nhớ về quê cũ mến yêu xưa,
Dòng sông quê dưới mưa nắng hai mùa,
Ruộng lúa chín vàng bao la bát ngát,

Người dân quê với cuộc đời đạm bạc,
Gái trai làng e thẹn tuổi cặp kê,
Bao nhiêu là những kỷ niệm lê thê,
Mỗi khi nghĩ miên man về đất Việt.



VÂN NGUYỄN. JUNE 23, 2014.



MỜI CLICK PLAY NGHE NHẠC.

CHIẾC LÁ SẠCH

                                                            
 
 
Trong cuộc sống bạn sẽ gặp nhiều biến cố thăng trầm, những điều tệ hại xảy đến với bạn nhưng rồi những thứ đó cũng trôi đi giống như nước dội vào chiếc lá, càng muốn ấn chìm chiếc lá thì chiếc lá càng nổi lên cao và cảng trở nên sạch sẽ hơn. Hãy làm chiếc lá để cho mọi thứ không hay trong cuộc đời càng tấn công thì càng rửa sạch bạn thêm.
~~~~~~~~~~~~~~~
 
Có một thanh niên từ ngàn dặm xa xôi tìm đến đại sư Thích Tế chùa Nhiên Đăng, thưa rằng : 
- Con là một thư sinh luôn biết Tam cương-Ngũ thường.. từ xưa đến nay không bao giờ biết nói những lời vu khống bịa đặt, không gây ra chuyện thị phi, nhưng không hiểu vì sao luôn có người dùng lời ác độc chửi bới con, dùng lời bịa đặt dơ bẩn xỉ nhục con. Đến hôm nay, con thật sự không chịu nổi nữa, nên con muốn vào chùa cạo tóc làm tăng để xa lánh chốn bụi trần, xin Đại sư hãy thâu nhận đệ tử ! 
  
 
                        
Đại sư Thích Tế yên lặng nghe chàng trai nói xong, bèn mỉm cười bảo rằng : 
- Thí chủ hà tất vội vã, đợi bần đạo vào trong sân nhặt một chiếc lá sạch, thí chủ sẽ có thể biết được tương lai của mình và mình nên sẽ làm gì. 

Đại sư dẫn chàng trai đến bên một con suối nhỏ chảy ngang qua chùa, tiện tay hái một lá trên cây xuống và bảo với một chú tiểu đi lấy dùm cho mình một cái thùng và một cái gáo múc nước. 

Chú tiểu vội vàng mang thùng gỗ và chiếc gáo hồ lô đến trao cho Đại sư. 

Thích Tế kẹp lấy chiếc lá sạch trong tay và bảo chàng trai : 
- Thí chủ không gây ra chuyện thị phi, xa rời bụi trần, cũng giống như chiếc lá sạch trong tay bần đạo vậy. 

Vừa nói, Thích Tế vừa đặt chiếc lá vào trong thùng, xong chỉ vào thùng nói : 
- Nhưng hôm nay thí chủ không may gặp phải những lời chửi bới, xỉ nhục vây hãm vào trong giếng sâu khổ đau trần thế, có phải giống như chiếc lá sạch bị bỏ vào trong tận đáy thùng này hay không ? 

Chàng trai thở dài gật đầu thưa : 
- Thưa vâng, con chính là chiếc lá dưới đáy thùng. 

Đại sư Thích Tế đặt thùng nước lên trên một tảng đá bên cạnh bờ suối, khom người múc một gáo nước dưới suối lên, nói : 
- Đây là một câu chửi bới dành cho thí chủ, với ý đồ muốn nhấn chìm thí chủ. 

Vừa nói, vừa dội gáo nước lên trên chiếc lá trong thùng, chiếc lá chao động mạnh, sau đó lặng lẽ nổi lại lên mặt nước. 

Đại sư khom lưng múc thêm một gáo nước kế tiếp, bảo rằng : 
- Đây là câu chửi bới độc ác của loại người thô lỗ thấp hèn dành cho thí chủ, vẫn với một mưu đồ là muốn nhấn chìm thí chủ như trước, vậy thí chủ hãy nhìn xem lần này chiếc lá sẽ như thế nào ?                                  
Theo cách đã làm, Đại sư dội gáo nước lên chiếc lá, nhưng chiếc lá chỉ lắc lư và lại nổi lên trên mặt nước như cũ. 

Chàng trai hết nhìn nước trong thùng, rồi lại nhìn chiếc lá nổi bềnh bồng, thưa với Đại sư : 
- Chiếc lá không hề bị tổn hại, chỉ là nước trong thùng sâu, chiếc lá theo mực nước mà cách miệng thùng càng lúc càng gần.. 

Đại sư Thích Tế nghe xong, mỉm cười gật đầu, lại múc thêm một gáo dội lên chiếc lá, bảo chàng trai rằng : 
- Lời nói bịa đặt hay xỉ mạ thấp hèn..không có cách nào đánh chìm được một chiếc lá sạch. Chiếc lá sạch bị chao động bởi những lời nói vu khống, hủy báng dội lên thân nó, nhưng nó không những không bị chìm xuống dưới đáy, ngược lại tùy theo mức gia tăng của nước ( những lời nói vô bổ, tùy tiện và thô lỗ ), khiến nó càng nổi lên cao, từng bước từng bước xa rời đáy thẳm. 

Đại sư vừa nói, vừa tiếp tục đổ nước vào thùng, thoáng chốc nước tràn đầy, chiếc lá rốt cuộc đã nổi lên trên mặt thùng. 

Chiếc lá rực rỡ, giống như một chiếc thuyền lá nhỏ, nhẹ nhàng nhấp nhô, lắc lư theo dòng nước. 

Đại sư Thích Tế ngắm nhìn chiếc lá cảm thán rằng : 
- Nếu lại có thêm những lời vu khống thô lậu, hủy báng thấp hèn, thì càng tuyệt. 

Chàng thanh niên nghe xong, không hiểu thâm ý, bèn thưa với Đại sư rằng : 
- Vì sao Ngài lại nói như thế ? 

Thích Tế cười, múc thêm hai gáo nước, dội lên chiếc lá trong thùng, nước trong thùng tràn ra bốn phía, lôi theo chiếc lá xuống tới dòng suối, chiếc lá nhập dòng ung dung trôi đi. 

Đại sư bảo chàng trai : 
- Những lời bịa đặt, vu khống, xỉ mạ thấp hèn bỉ ổi ..rốt cuộc sẽ giúp cho chiếc lá vượt thoát được vòng kiềm tỏa, hướng đến sông dài, biển lớn và những phương trời cao rộng thênh thang. 

Chàng thanh niên hốt nhiên tỏ ngộ, vui mừng khấu tạ Thích Tế : 
- Thưa Đại sư, con đã hiểu rõ rồi, một chiếc lá sạch sẽ không bao giờ bị nhấn chìm xuống đáy nước. Những lời nói vu khống bịa đặt, hủy báng sỉ nhục chỉ có thể giúp gội rửa một tâm hồn vốn đã trong sạch, lại càng trong sạch thêm mà thôi. 

Đại sư Thích Tế mỉm cười hoan hỷ.

 Hiếu Kỳ

Thứ Hai, 23 tháng 6, 2014

CHIẾC LONG SÀN "THA HƯƠNG" CỦA VUA THÀNH THÁI

Cuộc đấu giá cổ vật ngày 13/6/2014, tại Chateau de Cheverny (Cộng hòa Pháp) đã xác nhận 2 cổ vật thuộc triều Nguyễn bị lưu lạc qua Pháp, là chiếc long sàng (giường vua Thành Thái) đã được một cá nhân ở Pháp đấu trúng và 1 chiếc xe kéo tay của bà Từ Minh Hoàng Thái hậu (mẹ vua Thành Thái) được người đại diện của tỉnh Thừa Thiên Huế mua thành công, nhưng phía Bảo tàng Nghệ thuật châu Á Guimet (Paris) đã đề xuất được mua theo giá của tỉnh Thừa Thiên Huế theo nguyên tắc “quyền ưu tiên mua” ở nước sở tại. Như vậy xem ra, đường hồi hương của Cổ vật triều Nguyễn tại Pháp vấn rất khó khăn.

Báu vật độc bản

Theo TS Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế cho biết, sau khi tìm kiếm và nghiên cứu hồ sơ hiện vật cũng như tham khảo một số ý kiến của các nhà khoa học, các chuyên gia về lĩnh vực nghiên cứu và sưu tập cổ vật, Trung tâm đã có những nhận định cụ thể về giá trị hiện vật.

Chiếc long sàng cao toàn bộ 191cm; dài 212 cm; rộng: 140cm, làm bằng gỗ. Các hoa văn ở các vị trí thành gường, chân giường, khung giường được chạm trổ theo mô-tip cung đình Huế. Cụ thể phần đầu gường ở trên chạm trổ, thếp vàng hoa lá hóa dơi theo mô-tip ngũ phúc; phần đầu hộc giường phía sau chạm trổ, sơn son thếp vàng hoa văn tam sơn, cổ đồ và rồng ngang bốn móng; phần đầu hộc giường phía trước chạm trổ con triện và mô-tip chữ tọ hình đỉnh cách điệu; phần thân và chân giường chạm trổ hoa lá, rồng mây dưới dạng dao hóa không sơn thếp. Đây là một cổ vật thuộc thời Nguyễn, có xuất xứ từ tầng lớp hoàng tộc, với niên đại trên 100 năm (đầu thế kỷ XX).

Long sàng của vua Thành Thái
Long sàng của vua Thành Thái

Chiếc xe kéo, cao toàn bộ: 136 cm; dài 230 cm (kể cả phần tay kéo); rộng: 102cm, làm chủ yếu bằng kim loại và gỗ. Phần gỗ được thực hiện bằng kỹ thuật sơn mài, khảm xà cừ, một loại hình phổ biến ở các vật dụng bằng gỗ ở hoàng cung xưa. Đặc biệt, các loại hoa văn chạm khảm xà cừ cho thấy đây là các hoa văn thuần Việt và phổ biến dưới thời Nguyễn. Chiếc ghế trên xe kéo được bọc nỉ với phong cách kiểu dáng Luis (như nhiều ghế khác cùng thời- thường gọi là phong cách Tân cổ điển, hiện còn ở hoàng cung Huế). Ngoài ra trên xe kéo còn ghi các chữ Hán 東 京 河 內 廣興 造: Đông Kinh, Hà Nội, Quảng Hưng tạo nghĩa là hiệu Quảng Hưng ở Hà Nội, Bắc Kỳ chế tạo. Theo hồ sơ đấu giá, đây là chiếc xe kéo do vua Thành Thái tặng cho mẹ mình là bà Từ Minh hoàng thái hậu để dạo chơi trong vườn ngự uyển.

TS Phan Thanh Hải nhận định 2 hiện vật trên có thể là trong số rất nhiều các cổ vật của triều Nguyễn bị thực dân Pháp cướp đoạt trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, hoặc cũng có thể là những vật dụng gắn liền với gia đình vua Thành Thái trong thời gian nhà vua sống ở thành phố Saint Denis tại đảo Réunion. Chúng là các cổ vật có giá trị về mỹ thuật, kỹ thuật và văn hóa lịch sử.

Họa tiết trang trí sơn song thiếp vàng của long sàng
Họa tiết trang trí sơn song thiếp vàng của long sàng

Nhận định chung của các nhà nhà nghiên cứu, chuyên gia về cổ vật, đây là 2 “báu vật hoàng cung” quan trọng mà tỉnh Thừa Thiên Huế cần có chính sách và hành động ngay để được 2 hiện vật này về nước và trưng bày tại hoàng cung Huế.

Tranh mua giá cao - đường hồi hương chưa rõ

Theo hồ sơ đấu giá, hai cổ vật trên là của ông Prosper Jourdan (vốn là trưởng bộ phận bảo vệ trong cung lúc bấy giờ) mua được và để lại cho con cháu. Giá khởi điểm do văn phòng bán đấu giá Rouillac đưa ra cho chiếc long sàng là 1.000 euro và chiếc xe kéo tay là 2.000 euro.
Trung tâm BTDTCĐ Huế đã đề xuất được tham gia đấu giá và được sự chấp thuận của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế với mức giá 33.000 euro (gấp 11 lần so với giá khởi điểm). Trung tâm đã ủy nhiệm Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp giúp đỡ tham gia đấu giá cũng như vận động thêm nguồn kinh phí từ kiều bào ở Pháp và đã có thêm 7.000 euro huy động từ nguồn vận động kiều bào.

Liệu báu vật hoàng cung triều Nguyễn này có trở về với cố quốc?
Liệu báu vật hoàng cung triều Nguyễn này có trở về với cố quốc?

Với 40.000 euro, Đại sứ quán tại Pháp đã cử người đại diện cho Huế trực tiếp tham gia đấu giá. Tại phiên đấu giá, chiếc giường đã bị đẩy lên mức giá quá cao, nên người đại diện của Huế không thể theo được. Cuối cùng, chiếc giường đã được bán đi với mức giá là 100.000 euro (chưa kể 24% lệ phí đấu giá).

Xe kéo tay của bà Từ Minh Hoàng Thái hậu
Xe kéo tay của bà Từ Minh Hoàng Thái hậu

Với chiếc xe kéo tay, sau một hồi đấu giá, một người nước ngoài đẩy lên giá 44.000 euro, người đại diện của Huế trả giá cao nhất (45.000 euro) và giành được quyền mua chiếc xe kéo (chưa kể 24% lệ phí đấu giá). Nhưng bất ngờ, bà Katia Mollet - phụ trách trưng bày của Bảo tàng Nghệ thuật châu Á Guimet (Paris) tuyên bố rằng, Bảo tàng đề nghị mua lại chiếc xe này (với giá trên) theo nguyên tắc “quyền ưu tiên mua” ở nước sở tại. Theo đó trong vòng 15 ngày, nhà nước Pháp phải công bố xác định quyền này cho bảo tàng Guimet. Do đó, cho đến nay, văn phòng Rouillac vẫn chưa xác định bán cho Huế hay cho bảo tàng Guimet.

Xe kéo tay của bà Từ Minh Hoàng Thái hậu


Hiện nay, phía Việt Nam đang tích cực đưa ra các giải pháp thuyết phục, đấu tranh để đưa chiếc xe kéo trở về Huế, góp phần bảo tồn các giá trị di sản văn hóa dân tộc, đề nghị phía Pháp trên tinh thần nhân văn, phù hợp với các công ước quốc tế về bảo tồn di sản, không nên áp dụng “quyền ưu tiên mua” của nước sở tại trong trường hợp này.

Xe kéo tay của bà Từ Minh Hoàng Thái hậu


Đối với hiện vật chiếc giường, tin vui vừa nhận được cho biết, người mua được là ông Tạ Văn Quang, cháu họ của vua Thành Thái - với ý định sẽ chuyển chiếc giường này về Việt Nam. Hy vọng với thiện chí từ người mua được hiện vật này thì cơ hội chiếc giường sẽ trở về Việt Nam là rất lớn.

Cần cơ chế và cách làm hiệu quả

Do quá trình lịch sử nên có thể nói rất rất nhiều “báu vật” triều Nguyễn đã lưu lạc tại nước ngoài, trong đó có nhiều ở nước Pháp mà mỗi lần đấu giá những hiện vật thì Việt Nam đều chậm chân hơn do không đủ kinh phí và không có cơ chế đấu giá linh hoạt đến cùng. Đơn cử là trong phiên bán đấu giá bức tranh Chiều tà (Déclin du jour) của vua Hàm Nghi diễn ra 24/11/2010, tại Paris, phía đại diện cho Huế cũng không thể đấu giá đến cùng mà chỉ hồi tiếc nhìn Chiều tà thuộc về sở hữu của người nước ngoài.

Theo TS Phan Thanh Hải, Trung tâm BTDTCĐ Huế sẽ kiến nghị các cấp hữu quan sớm ban hành chính sách cụ thể đối với các hiện vật tương tự để khỏi bị động như trong những trường hợp vừa rồi. Trong đó rất chú trọng đến hình thức tôn vinh những người có công trong việc đưa hiện vật trở lại môi trường mà nó vốn tồn tại. Đối với các hiện vật có xuất xứ từ đánh cắp hay cưỡng đoạt, sẽ kiến nghị làm rõ nguồn gốc, sau đó ý kiến mạnh mẽ, thậm chí tranh kiện để đưa hiện vật quay về Việt Nam. Việc làm cấp bách bây giờ trong nỗ lực đưa các hiện vật giá trị của Huế lưu lạc nước ngoài hồi hương là phải có cơ chế tài chính linh hoạt, đủ mạnh trong việc tham gia đấu giá mua các hiện vật tại nước ngoài.

Ông Nguyễn Văn Mễ, nguyễn Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho rằng, nên tiến hành ngay cuộc vận động cấp quốc gia để hồi hương cổ vật một cách hiệu quả vì chúng ta không còn nhiều thời gian và cơ hội nữa. Đồng thời tăng cường quan hệ hữu nghị nhân dân các nước trên thế giới và phát động phong trào hiến tặng, chuyển nhượng các cổ vật và tư liệu quý hiếm đang là tài sản của tập thể, cá nhân ở nước ngoài trên tinh thần hữu nghị, giao lưu, hợp tác phát triển văn hóa.
 

Theo Trần Ngọc

VÀI TRUYỆN VUI.

1.-Gừng Càng Già Càng Cay
 Ông già ở San Jose gọi điện cho con trai ở New York. 
- Con trai à ba đây. Ba muốn báo cho con một tin không vui là ba và mẹ con sẽ ly dị. 
- Trời! Sao như vậy được. Ba Me đã già rồi mà còn ly dị. Không được đâu. 
- Sống chung với bả 50 chục năm trời tao chịu hết nổi rồi. Tao quá chán rồi không muốn nói tới chuyện này nữa, mày phone cho em gái mày nói cho nó biết đi nhé.
 
 
Cậu con trai gọi cho em gái ở Boston:
- Em à ba mẹ sắp ly dị rồi. 
- Trời! Sao lại có chuyện này được. Thôi được để em lo vụ này. 
Cô gái gọi cho ông già. 
- Ba à, chừng này tuổi rồi mà còn đòi ly dị. Ba mẹ hãy chờ con và anh con về rồi tính. Đừng làm gì hết đó nhe. Chờ tụi con về rồi tính. Ngày mai anh em con sẽ bay về ngay. 

Ông già cúp phone xong quay bà già.
- Vậy là năm nay tụi nó chịu về rồi. Tới Noel mình sẽ chơi chiêu gì hả bà?
2.-Bà Nội bây hổng cho ... mặc quần !
Anh nọ qua nhà ông bà nội chơi. Thấy ông nội ngồi trước nhà mà không mặc quần gì cả, anh ngạc nhiên kêu lên : 
- Trời đất ơi, sao ông nội ngồi đây không mặc quần gì hết vậy ?
Ông cụ mắt vẫn nhìn xa xăm không trả lời. Anh lại hỏi :
- Ông nội, sao ông ngồi đây mà ... không mặc quần vậy ?


 
Cụ già trả lời chậm rãi mặt vẫn quay nhìn về phía trước :
- Mày biết hông, hôm qua tao ngồi đây không mặc áo, tối bị cứng cái cần cổ. Cho nên hôm nay bà mày bắt tao ngồi đây mà hổng cho ... mặc quần ! 
 3.-Tám lạng , Nửa cân
Một lần, cô thư ký thấy giám đốc quên kéo khóa quần, liền nhắc khéo:
- Thưa ông! Ông có biết rằng trại lính của mình đang mở cửa không!
Giám đốc không hiểu ngay nhưng sau đó, ông ta tình cờ nhìn xuống và thấy khóa quần mình mở toang hoác. Lấy làm thú vị về tính hài hước của cô thư ký, ông giám đốc quyết định trêu cho cô một mẻ. Gọi cô vào phòng, ông hỏi:

- Tiện đây, tôi muốn hỏi, khi trại lính của tôi mở cửa, cô có thấy một anh lính đứng nghiêm trong đó không?

Cô thư ký nhanh trí đáp:
- Tất cả những gì tôi thấy là một cựu chiến binh già nua, thương tật đầy mình đang ngồi ủ rũ trên công sự.
     
Cho nó biết mặt !
Một già 90 tuổi, một trẻ khoảng hai mươi mấy, vừa ngồi gỡ ghẻ, vừa hàn huyên tâm sự.
Anh tù già hỏi: "Mầy làm gì ở tù ?"
Anh tù trẻ: 
"Tui bỏ vợ....."
Anh tù già ngắt lời: "Tao sống từng tuổi này, hơn 90 tuổi, chưa nghe luật pháp nào lạ kỳ vậy, bỏ vợ mà cũng đi tù à ?"
Anh tù trẻ: "Tui chưa nói dứt mà ông nhảy vô miệng tui. Nghe kỹ nè: Tui bỏ vợ tui từ lầu ba xuống, ông nội à ! Còn ông sao đi tù vậy ?"
Anh tù già: "Tao bị con nhỏ trong xóm, đáng tuổi cháu nội, thưa tội hiếp dâm nó."
Anh tù trẻ: "Chời ! Năm nay ông 90 tuổi rồi thì còn xí quách đâu nữa mà hiếp dâm !"
Anh tù già: "Thì bị người ta chê tao già hết xí quách, Cho nên lúc con nhỏ hàng xóm vu khống, tao mừng quá nhận tội luôn. Cho con đào tao nó biết mặt."

 MÁY VI TÍNH CỦA ANH CŨ RỒI...

 
 Trước khi đọc câu chuyện vui này, xin xem chú thích vài từ về vi tính trong nước đã.
 
- vi tính = computer. - Phần cứng = hardware. - phần mềm= software
- Ổ cứng=hard dish . - Cài đặt =install, setup - có vấn đề = troubleshooting
- cổng vào = entry . - cấu hình = structure,design. - Tương thích = fit,interrelate.
- tăng kích : enhance. -tăng lực = strengthen -xử lý : settle,process,treating.
- nghẽn mạch = blocked circuit. - tăng tốc = increase speeding. - vixử lý = micro processing. - xung nhịp = rate of force,speed. chức năng = function . - tiếp thu = accept. Tiếp thụ = receive. - Bộ Xử lý trung ương = central processing system.
 
Và đây là bài văn kể câu chuyện 1 ông khách mua hàng tại cửa hàng vi tính, đem về không chạy sao đó, trở lại khiếu nại. Gặp cô bán hàng dẫn giải cho.
 
Đây câu chuyện như sau :
 
-Cô ơi ! Mua hàng về, sau khi lắp đặt, tôi thấy hình như phần mềm của cô không tương thích với cấu hình phần cứng của tôi. Khi vừa đặt phần mềm của cô vào ổ cứng của tôi thì có sự cố xảy ra, đó là bộ xử lý trung ưong của tôi đột nhiên yếu hẳn đi rồi tắt lịm luôn ! tôi đoán nghĩ là trong phần mềm của cô đã có sẵn mầm bệnh nội trú âm thầm rồi ?
- Ấy chết, anh đừng nói thế. Phần mềm của em tốt lắm anh ơi ! Em đã kiểm tra kỹ, bảo đảm sạch sẽ. Ai dùng qua cũng sẽ hài lòng.
- Không đâu cô à ! thật sự là có vấn đề ,
- Thế thì khi cài đặt, anh đã kích hoạt đúng mức chưa ? Anh có điều chỉnh cổng và cho cân đối không ?
- Có chứ ! tôi đã làm theo trình tự bài bản như mọi người vẫn làm đó mà !
Thôi thì tôi đưa cho cô xem cái ổ cứng của tôi cho cô xem nhá ?
-Ông khách liền đưa cái phần cng của ông ta cho cô bán hàng, để nhờ cô đặt lại
vào phần mềm của cô ta vô thử. Cô hàng loay hoay thử một lúc, cầm cái ổ cứng của ông khách lên và nói ;
- Em thấy cái công cụ phần cứng của anh nó cũ và yếu lắm rồi ! Thế hệ phần cứng của anh cũ như thế này thì làm sao xử lý nổi thế hệ phần mềm đời mới của chúng em.? Anh có muốn xử dụng công cụ tăng kích để tăng lực không ? hàng đặc biệt Trung Quốc mới về không anh ?
- thế có tăng kíck tốt không ? nó có thể phục hồi và tăng cường chức năng cho công cụ của tôi à ?
- có chứ anh ! Nó gíup tái hồi bộ vi xử lý, tăng kíck thước bộ mạch chính, còn làm tăng tốc xung nhịp của anh nữa.
- Được rồi , cô cho tôi cái ấy ngay đi !
- Vâng, xin anh đặt phần cứng của anh lên đây ngay, để em truyền vào nhá ! Tiếc rằng băng thông của em quá hẹp nên anh chịu khó dẩn truyền chậm từng tí một. Đừng tham mà tiếp thu nhanh, kẻo chúng em nghẽn cả mạch.
Anh xem còn bao nhiêu khách còn chờ chúng em đây này !
---------------------------------------------------------------------------