a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT NĂM MỚI GIÁP THÌN AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM GIÁP THÌN VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Thứ Hai, 28 tháng 7, 2014

TÌNH ĐẸP MÙA NHÃN CHÍN.

               




VUI LÒNG CLICK PLAY ĐỂ NGHE NHẠC.

Mối tình của Rousseau ở Chambéry


Bài và ảnh Võ Quang Yến
Aix-les-Bains và Chambéry là hai thành phố lớn vùng Rhône-Alpes miền đông nam nước Pháp. Nếu Aix-les-Bains lừng danh với thi sĩ Lamartine, Chambéry hãnh diện có một nhà văn hào bậc nhất Rousseau qua mối tình với bà nam trước Warens.

Tượng Quatre sans cul ở Chambéry
Thời La Mã, dân cư thành Chambéry tụ tập quanh đồi Lemencum kế cạnh. Ngày nay đồi mang tên Lemenc, ở trên có xây một nhà thờ mang ở dưới hầm hình tượng nghi lễ "Đặt vào áo quan" (Mise au tombeau) rất đẹp. Một truyện thần thoại để lại từ thế kỷ XVI kể từ một cái tháp luôn có một cây đèn soi sáng đường đi cho khách hành hương. Đồi được chọn lựa là nơi dễ phòng thủ. Đến mùa tuyết tan, hẻm núi quanh đồi ứ đọng nhiều nước nếu không là lấm láp bùn lầy. Hai con sông Leysse và l'Albanne (ngày nay bị lấp, để lại hai vòi nước ở Quảng trường Saint-Léger) trà trộn đóng góp một điểm hữu tình nước non. Nhưng phải đợi qua các thế kỷ XII-XIII mới thấy thị trấn thành hình. Trong hơn 300 năm, từ 1232 đến 1562, Chambéry là kinh đô vùng đất những công tước Savoie, lớn thứ nhì sau thành phố Turin. Từ 1792 đến 1815, khi Savoie lần thứ nhất sáp nhập nước Pháp, Chambéry là tỉnh lỵ tỉnh Mont-Blanc. Qua 1860, Savoie hoàn toàn thuộc Pháp, Chambéry trở thành tỉnh lỵ tỉnh Savoie. Một trăm năm sau, thành phố phồng to nhờ hợp nhất những làng xóm kế cạnh. dần dần trở thành thủ phủ cả một vùng rộng lớn, không phải tình cờ mà nhờ ưu thế những trục giao thông giữa vùng Rhône, Thụy Sĩ và Ý. Những công tước Savoie từ thế kỷ XIV đã thấu hiểu thế lợi địa dư nhắm hướng hồ Léman nên đã chinh phục thành phố Genève. Ngày nay, địa thế nầy vẫn còn giữ vai trò chiến lược với một hệ thống đường sắt ngày càng mở mang : trục quốc tế từ Paris hay Lyon qua Ý xuyên qua đường hầm Fréjus, những tuyến địa phương dẫn vào những thung lũng Haute-Savoie tràn đầy cảnh núi non hùng vĩ hay lên những trạm trượt tuyết vùng Tarentaise và Maurienne nhộn nhịp mùa đông. Song song có những xa lộ chạy theo những đường rầy cũ thời xưa....
Mai tuyết lạnh
Chiều khói buồn
Chambéry 1949
Chambéry đối với tôi là một kỷ niệm xa xăm nhưng biết bao trìu mến. Năm 1949, vào tuổi 20, mới đặt chân lên đất Pháp, tôi đươc gởi về đây học lớp dự bị đại học. Xa nhà, xa nước, ngôn ngữ chưa thành thạo, lại là lần đầu tiên tôi được nếm mùi tuyết lạnh, những giờ cô đơn trong khói chiều, biết bao hình ảnh còn vấn vương khi tôi trở về đây hơn 60 năm sau. Trong đầu tôi luôn còn văng vẳng bài hát Etoile des neiges (Ngôi sao tuyết) tuy tim tôi chưa có dính một mối tình nào (một câu trong bài hát : mon coeur amoureux...). Tôi xúc động khi buớc qua lâu đài các công tước Savoie ví chính ở đây bọn sinh viên mới "bị "những sinh viên cũ "bắt nạt" trong một buổi lễ nhập môn truyền thống gọi là bizutage ngày nay còn thịnh hành nhưng trong một tinh thần có phần khác. Ngoài những màn như mặc ngược áo, đo sân nhà trường với những que diêm, làm xe cút-kít lần xuống các bậc thang,... trò được công chúng lại xem và thưởng thức nhiều nhất là chúng tôi được phát mỗi đứa một mẫu giấy ráp bột thuỷ tinh và có nhiệm vụ chùi mài vòi tượng bốn con voi. Đây là một trong những công trình tượng trưng đặt ở trung tâm thành phố : một đài nước, ở trong có bình đồ một thánh giá Savoie, gồm bốn đầu voi bằng gang không thân không đít (tên dân gian : Quatre sans cul), vòi phun nước trong một bể cạn bát giác. Đài mang ở giữa một cột trụ bằng đá vôi hình thân cây cọ cao 17,65m, ở trên có tượng vị ân nhân Tướng de Boigne. Xây năm 1838, đài kỷ niệm nầy nằm trên đại lộ dẫn lại lâu đài các công tước Savoie. Trong lúc bọn sinh viên mới cầm cù chùi mài, vài sinh viên viên cũ đi quanh, vận dụng một cái roi điện tử cho phát ra những tiếng động long trời (nhưng không có chút tác động lên cơ thể) gây hoảng sợ cho những khán giả ít biết về khoa học. Buôi lễ chấm dứt với một bữa cơm chung giữa các sinh viên cũ và mới ở Maison des Jeunes, đạm bạc nhưng rất thân mật, vui vẻ.

Les Charmettes
ngày nay
ngày xưa
Trước đây gần ba thế kỷ, một chàng trai không gia đình, không tiền bạc, cũng đã lại đây bắt đầu cuộc sống của mình. Chàng trai ấy là Jean-Jacques Rousseau, viết chữ Trung Quốc, đọc âm Hán Việt là Lư Thoa, tên được các cụ nhà ta lúc trước biết đến như Mạnh Đức Tư Cưu Montesquieu, Lã Phụng Tiên Lafontaine, Phúc Lộc Nhĩ Voltaire...
Ngồi buồn ta nhớ ông Lư Thoa
Dân ước nhân quyền ông xướng ra
Ông sinh thế kỷ thứ mười tám
Hai trăm năm nay đời đã qua...
         Tản Đà, Hữu Thanh 1921
Sinh ngày 28 tháng sáu năm 1712 ở Genève, Jean-Jacques Rousseau vừa là một nhà văn, một nhà triết lý vừa là một nhạc sĩ có tài. Đời sống của ông là một dãy dài năm tháng lẫn lộn độc lập, thất thuờng, vui thương, buồn tủi. Năm 16 tuổi, ông rời Genève qua Savoie để được bổ túc giáo dục và khai tâm tình ái trước lúc lên Paris dấn thân vào sự nghiệp. Sống kham khổ, ông có với bà Thérèse Levasseur năm đứa con đều gởi vào nhà "Con trẻ Nhặt được". Gặp Diderot, ông viết nhiều bài về âm nhạc cho bộ Bách khoa toàn thư. Ông bước vào địa hạt lịch sử những tư tưởng với những tiểu luận :Luận văn về khoa học và nghệ thuật (1750), Luận văn vể nguồn gốc và nền tảng sự bất bình đẳng trong loài người (1755). Trong các tiểu luận nầy, ông cho đối lập trạng thái thiên nhiên phát sinh hạnh phúc cho nhân loại và trạng thái xã hội gây nguồn cho mọi bất bình khắp thế gian. Ông tiếp tục suy nghĩ về cách vận hành của một xã hội dân chủ dựa lên khế ước xã hội(1762) trong ấy nhân dân toàn quyền tổ chức đời sống công cộng. Trong cuốn Emile, ou De l'éducation (1762), ông luận bàn về giáo dục dựa lên sự bảo tồn những đức tính thiên nhiên của con trẻ và dạy dỗ những nhận thức cụ thể thay vì những kiến thức sách vở. Trong lãnh vực văn học, đóng góp của ông rất lớn với cuốn Julie ou la Nouvelle Hélọse (1761) là cuốn sách có số lượng xuất bản lớn nhất thế kỷ với cách miêu tả tiền lãng mạn những ý thức về tình ái và thiên nhiên. Xuất bản sau khi ông mất như ông muốn, những tập Les Confessions (soạn thảo 1765-1770, in 1782, 1789), LesRêveries du promeneur solitaire (soạn thảo 1776-1778, in 1782) với những nhận xét sâu xa, những tình cảm mật thiết, được xem như là những tự truyện. Gặp nhiều khó khăn trong cuộc giao tiếp, ông sống ẩn náu, sau cùng trở về lại Thụy Sĩ năm 1762 khi những tác phẩm của ông bị Pháp viện Paris lên án. Ông quyết định viết tự truyện để bào chữa, trở về lại Paris, chép nhạc mà sống. Ông từ trần năm 1778 ở Ermenonville, tỉnh Oise vùng Picardie ở Pháp, hưởng thọ 66 tuổi. Thi hài ông được đưa vào điện Panthéon trong thời kỳ Cách Mạng Pháp 1794. Nhân dân Pháp đã biết đánh giá cao ảnh hưởng của ông vừa trong triết lý chính trị với những suy nghĩ sâu sắc về nền dân chủ, vừa trong lãnh vực văn chương, trong những thái độ mà năng lực cảm giác phát triển cùng phong trào lãng mạn.

Vườn Les Charmettes
Thế là đang học nghề chạm khắc khó khăn ở Genève, mồ côi mẹ từ thuở mới sinh, sau khi ông cha lập lại gia đình với một bà vợ khác, Jean-Jacques Rousseau bỏ học, một mình, túi rỗng, tay không, đi bộ vượt biên thùy qua Pháp, đến Savoie. Ông linh mục Benoit de Pontverre, một người hằng mong quy chàng trẻ Tin lành về đạo Cơ đốc, giới thiệu ông lại bà Françoise-Louise de Warens ở Annecy. Sinh ra ở Vevey năm 1699, bà là con nhà quý phái Tin lành. Năm 13 tuổi Louise Eléonore de la Tour du Pil lấy ông sĩ quan Warens 25 tuổi và trở thành bà nam tước Françoise Louise de Warens. Không chịu nổi cuộc sống với ông chồng quí phái và giàu có ở tổng Vaud, bà chạy sang ẩn náu ở Savoie, cạnh Quốc vương Piémont. Năm 1726, sau khi quy về đạo Cơ đốc, bà được Quốc vương bảo trợ, trả cho một số tiền phụ cấp và giao phó cho bà nhiệm vụ quy về đạo Cơ đốc những người Thụy Sĩ có đạo Tin lành mà hồi đó Genève là kinh đô. Bà là một phụ nữ ham muốn kinh doanh. Ở Vevey, bà xây dựng một hãng sản xuất tất lụa. và nghe nói bà bỏ đi mang theo quỹ của hãng. Ở Annecy bà có dự án một xưởng chế tạo nhưng không thành hình. Ở Chambéry, bà thành lập một Vườn cây Hoàng gia bên cạnh một Trường Dược học, lao mình vào cuộc chế biến xà phòng và sôcôla, bỏ công khai thác những mỏ than và mỏ kim loại .... Bà hái lượm nhiều cây cỏ, chế tạo những loại rượu cồn ngọt, nhựa thơm.... Bà tự hào biết được nhiều bí truyền để chế tạo những linh dược,... Tuy sống giữa những người tán tỉnh, xu nịnh, bà tỏ rất thông hiểu và phân biệt những mối tốt xấu trong vấn đề buôn bán. Victor-Amédée II, công tước Savoie và Quốc vương Sardaigne đề nghị bà làm thám tử mật và bà đã thành công trong vài sứ mệnh tế nhị, hợp tác với người thư ký đồng thời tình nhân Claude Anet. Vượt núi Alpes đi lại nhiều lần giữa Savoie và Ý, bà thường trú lại trong lâu đài ở Turin, nơi những hoàng thân công tử tổ chức liên miên tiệc tùng và mỗi lần niềm nở đón nhận cô nữ điệp viên xinh đẹp không nề hà chia sẻ cuộc vui.

Hai phòng ngủ của Françoise và Jean-Jacques
Jean-Jacques chờ đợi gặp một bà lớn tuổi, nghiêm trang đạo mạo. Nhưng không, hôm lễ hội Cành năm 1728, bà hiện ra trước chàng dưới dạng một thiếu phụ trẻ 28 tuổi, mặt mày yêu kiều, đôi mắt êm dịu, nước da lộng lẫy, một người đàn bà làm choáng mắt chàng trai. "Nàng có một sắc đẹp không bao giờ tàn vì sắc đẹp nầy thể hiện trong diện mạo chứ không phải trong nét mặt, một diện mạo vào thời rạng rỡ đầu tiên. Nàng có một dáng điệu mơn trớn, dịu dàng, một lối nhìn hiền lành, một nụ cười tiên nữ, một lỗ miệng vừa tầm miệng tôi, những mớ tóc màu tro tuyệt sắc mà nàng biết lơ đễnh uốn nắn cho thành sắc sảo". (Confessions, Livre II). Thiếu thốn tình mẫu tử, ("Mẹ tôi chết vì tôi và ngày sinh của tôi là mối họa đầu của tôi ") (ConfessionsLivre I), Jean-Jacques đắm mình vào phong cách đón tiếp nồng hậu của Françoise, tận hưởng cái thú của một mối ái tình thuần khiết. Jean-Jacques gọi Françoise là "Mẹ" (Maman), Françoise gọi Jean-Jacques là "Bé" (Petit). Có khi chàng trai cảm thấy chướng, thử rời đi nhưng nàng đã thành thần tượng, chàng không sao bỏ được ý đồ chạy trốn. Năm 1732, vào lúc Jean-Jacques lên 20 tuổi, Françoise dọn về một cái nhà ở Chambéry. "Mẹ" tiếp tục hoàn thiện giáo dục cho "Bé" về văn chương, toán học cũng như nhạc học. Kiến thức về nhạc của Jean-Jacques lên cao để sau nầy ông viết được nhều bài về nhạc cho bộ Bách khoa toàn thư, sáng tạo một hệ thống ký pháp nhạc học, sáng tác ngay cả hai nhạc kich opéra. Cả hai đều có dự phần vào vài buổi hòa nhạc nhỏ. Để kiếm chút ít tiền túi, Jean-Jacques dạy nhạc cho vài cô gái con các bà bạn Françoise. Thế rồi, chàng trai lọt vào mắt một trong mấy cô gái kia. "Mẹ" thấy "Bé" đã lớn lên thành người và sợ không chóng thì chầy thế nào cũng có cô bứng đi. Cách hay nhất để giữ anh chàng lại với mình là đối xử anh như một người tình ! Jean-Jacques tỏ ra nuối tiếc thái độ nầy. "Nàng đã đối với tôi hơn là một người chị, hơn là một người mẹ, ngay hơn cả một người tình ; vì vậy mà nàng không phải là một nhân tình. Nói cho cùng, tôi yêu nàng quá sức để thèm muốn nàng. Trong đầu óc tôi không thể rõ ràng hơn....Tôi tự xem như đã phạm tội loạn luân. Hai ba lần, khi rung cảm ôm ép nàng trong cánh tay, nước mắt tôi ràng rụa..." Khi biết Jean-Jacques và Françoise trở nên tình nhân, anh thư ký Claude Anet bỏ đi và năm 1734 uống thuốc laudanum có thể xem như là tự tử.
Tượng Jean-Jacques Rousseau
ở Chambéry
ở Les Charmettes
  Năm 1736, tài chánh trở nên eo hẹp, theo đề nghị của Jean-Jacques, Françoise thuê một cái nhà nhỏ không xa Chambéry bao lăm. "Sau khi tìm kiếm, chúng tôi chấm một ngôi nhà ở Les Charmettes trên đất ông Conzié, ngay ở ngoài cửa Chambéry, kín đáo và hiu quạnh như ở xa một nghìn dặm. Giữa hai ngọn đồi khá cao, chạy dài một thung nhỏ, dưới đáy len một cái rãnh giữa sạn đá và cỏ cây. Dọc theo thung, lưng chừng đồi, lác đác vài ngôi nhà, thật thích thú cho ai ưa thích một nơi ẩn trú hẻo lánh và có phần hoang dã." (Les Confessions, Livre V). Chỗ chọn lựa đúng theo sở thích vì sau nầy nhớ lại, Jean-Jacques luôn còn giữ một kỷ niệm êm đềm. "Tôi khuyên Mẹ về ở nhà quê. Một ngôi nhà đơn độc trên một sườn thung là nơi nương náu của chúng tôi và cũng là nơi trong thời gian bốn hay năm năm tôi đã hưởng thụ một thế kỷ cuộc sống với một hạnh phúc tràn đầy, cao quý." (Les Rêveries du promeneur solitaire, 10ème promenade). Thật vậy, từ 1736 đến 1740, ở một nơi hiền hòa êm dịu, với một người bạn đường yêu thương, những môn giải trí đơn giản như dạo chơi, đọc sách, chơi nhạc là đủ đem lại hạnh phúc cho Jean-Jacques. Trong hai cuốn Les Confessions Livres V,VI và trong những dòng cuối Les Rêveries du promeneur solitaire, chàng liên miên kể lại chuổi ngày đằm thắm cạnh Françoise. Tại nơi ẩn náu nầy, Jean-Jacques đã khám phá ra ái tình với một người chàng từng gọi là "Mẹ" và trở nên nhân vật nhạy cảm dễ gây xúc động và ái mộ trong lòng thanh niên lãng mạn. Ngày nay, đặt chân đến Les Charmettes, trở thành Viện bảo tàng và nơi hành hương sau Cách Mạng nước Pháp, chìm đắm trong bầu không khí đặc biệt, khách dễ dàng đi ngược thời gian 300 năm sống lại hạnh phúc của chàng Jean-Jacques trẻ tuổi. Cái bàn thờ nhỏ trên cầu thang nối liền với tầng nhất, phòng Jean-Jacques có hốc kê giường, phòng Françoise hướng về Chambéry qua cửa sổ, phòng khách mở ra thềm nhà dẫn vào vườn,...mỗi một chi tiết kể lại một màn sống của đôi nhân tình lãng mạn.

Françoise Warens
ảnh internet
Vườn Les Charmettes dính ngay sát nhà, kiểu Pháp, phong cách thế kỷ XVIII, gồm có bốn hình vuông trồng cây. Jean-Jacques và François trồng khoảng 80 loại cây thông dụng hay đã quên, phần lớn là cây thuốc, cây gia vị, cây ăn rau và cây ăn trái. Đặc biệt ở cuối dưới vườn, một mảnh dành cho những thứ cây xưa các loại táo, lê, đào,... Phía trên, một vuờn nho gốc Savoie choáng cả một sườn đồi lớn khoảng 100m2, nhìn ra xa tầm mắt phóng đến dãy Charmant Som sừng sững. Cuộc chung đụng với cây cỏ nầy đã mở đường cho Jean-Jacques khi về già trở nên một nhà thực vật học mà tư tưởng tràn đầy tập LesRêveries du promeneur solitaire. Riêng vườn Les Charmettes đã chiếm đoạt hoàn toàn trái tim chàng trẻ si tình luôn mấy năm. Tuy nhiên, mặc dầu gần Françoise, Jean-Jacques cảm tấy cô đơn. Anh đọc sách nhiều, suy nghĩ nhiều, anh muốn trí tuệ trở thành chín chắn. "Mỗi khi đọc một tác giả, tôi tự đặt một thông lệ chấp nhận và theo dõi ý kiến của mỗi người nhưng không cho trà trộn với ý kiến của mình. Tôi tự bảo phải bắt đầu xây dựng một kho tư tưởng, đúng hay sai, nhưng minh bạch, trong lúc chờ đợi đầu óc tôi được cung cấp đủ để có thể so sánh và chọn lựa....Từ từ, tôi tự thấy tách riêng và đơn độc trong ngôi nhà ấy mà tôi đã là linh hồn, nơi gần như tôi sống hai mặt. Dần dần tôi quen tách rời những gì xảy ra trong nhà, ngay cả những người ở trong nhà ấy, và để tránh mọi rầy rà luôn tiếp, tôi tự nhốt mình trong sách vở hay mặc sức đi thở dài và khóc lóc giữa khu rừng. Tôi cảm thấy sự hiện diện cá nhân hay sự rời xa trái tim một người đàn bà quá thân kích thích nỗi đau của tôi và khi thôi không gặp nữa tôi cảm thấy cuộc chia lìa ít đau đớn hơn" (Les Confessions, Livre VI). Thấy sức khỏe của anh sụt dần, năm 1737, Françoise gởi Jean-Jacques đi khám bác sĩ Fizes ở Montpellier. Trong chuyến đi nầy anh làm quen với bà Larnage, lớn hơn anh 20 tuổi, đã có 10 đứa con, người sẽ hướng dẫn anh trong tình yêu xác thịt. Về lại Chambéry, anh không ngạc nhiên thấy một người khác đã chiếm chỗ trong tim bà Warens, người thợ làm tóc giả Jean Samuel Rodolphe Wintzenried. vừa mới quy về đạo Cơ đốc ...

Françoise và Jean-Jacques ở Les Charmettes
tranh minh họa những tập Les Confessions
Đã đến lúc Jean-Jacques biết mình phải rời tổ ấm. Năm 1740, sau ba năm hạnh phúc, Françoise tìm được cho anh một chân gia sư ở Lyon tại nhà ông sĩ quan quân cảnh de Mably. Trước đó một năm anh cho xuất bản tập thơ đầu tay được đánh giá là hoa mỹ, khoa trương Le verger de madame de Warens. Lyon không quá xa Chambéry, thỉnh thoảng anh về thăm chốn cũ nhưng như đàn đứt giây, mọi sự không còn như xưa. Anh mong vườn Les Chamettes chỉ còn là một kỷ niệm xa xôi. Năm 1743, không muốn cầm chân ở vai gia sư đơn điệu nữa để thử xa lánh hoàn toàn Les Charmettes, anh rời Lyon lên Paris bắt đầu một cuộc đời mới...
Verger cher à mon coeur, séjour de l'innocence,
Honneur des plus beaux jours que le ciel me dispense.
Solitude charmante, Asile de la paix ;
Puissé-je, heureux verger, ne vous quitter jamais...
(Le verger de madame de Warens, 1739)(Vườn cây quả thân thiết trong lòng tôi, nơi lưu lại của kẻ vô tội,
Làm rạng danh những ngày vui đẹp mà trời ban cho tôi.
Nổi cô đơn mê say, Nơi nương náu hòa bình ;
Vườn cây quả may mắn, làm thế nào để tôi chẳng bao giờ xa vườn.)
Hoa dừa cạn
Tem kỷ niệm 300 năm Jean-Jacques Rousseau
Tuy nhiên, mặc dầu có nhiều ham mê, say đắm khác trong đời, Jean-Jacques không bao giờ quên mối tình lớn nhất của chàng. Françoise Warans đã thành bất tử trong các tác phẩm của ông đến nỗi ba mươi lăm năm sau, trong tậpLes Confessions, ông muốn xây một "chấn song vàng" quanh nơi chàng đã gặp nàng. Ông kể trong cuốn Les Confessions Livre VI thế nào một kỷ niệm chia sẻ với người yêu đã gây ra trong tim ông những cảm giác sâu đậm. Một lần đi dạo rừng với một người bạn, ông bắt gặp một hoa dừa cạn (pervenche) màu hoa cà nhạt. Mối xúc động quá lớn để ông có thể dấu diếm, chỉ vì ba mươi năm trưóc, cũng trong một cuộc di dạo, Françoise thốt ra một câu : kìa xem hoa dừa cạn đã nở ! Về cuối đời, trong giấc mộng thứ 10 tập Rêveries du promeneur solitaire, ông thử tìm hiểu thái độ của Françoise trong một bản tỏ tình tuyệt đỉnh : "Hôm nay, ngày lễ Phục sinh, tôi làm quen với bà Warens đã đúng năm mươi năm. Hồi ấy nàng hai mươi tám tuổi, sinh ra với thế kỷ. Tôi chưa lên mười bảy và tuy tôi chưa biết, tính khí tôi chớm nở bắt đầu sưởi ấm tim tôi vốn sẵn chan hòa sinh lực. Nếu không có gì lạ khi nàng hiến lòng nhân từ cho một người linh hoạt nhưng hiền từ và khiêm tốn, bộ mặt dễ thương, ít lạ hơn là một người phụ nữ đẹp tràn đầy tài trí và duyên dáng gợi cảm cho tôi với những tình cảm thắm thiết mà tôi không nhận rõ..." Và ông luyến tiếc một mối tình dở dang : "Trong rất lâu trước lúc chiếm hữu nàng, tôi chỉ sống trong nàng và cho nàng. Ô, nếu tôi đáp ứng đủ lòng nàng cũng như nàng đáp ứng đủ lòng tôi ! Chúng tôi sẽ sống được với nhau biết bao ngày thanh bình và thú vị." Một một mối tình ngắn ngủi nhưng biết bao thắm thía. Như Julie, phu nhân nhà vật lý học Jacques Charles trở thành Elvire bất tử nhờ gặp được Lamartine, bà Warens may mắn để tên lại hậu thế nhờ có người tình mang tên Rousseau vì dù có đẹp như tiên cũng chưa chắc được ghi tên trong sách sử.
ROUSSEAU ET Mme DE WARENSLà-bas où le canal fredonne....
Au printemps de sa vie,
Il n'avait que seize ans.
Au printemps de l'année
Jours de Pâques Fleuries.
Lui qui n'aimait
Que le printemps
En toute chose
Il fit cette rencontre
Avec son égérie
En Annecy
Au printemps de sa vie
Au printemps de l'année
Là-bas où le canal fredonne....
Georgette Chevallier, 
Almanach des traditions savoyardes, Année 2012 Ed.
(Đằng kia, nơi kênh đào ngân nga... - Vào tuổi xuân đời chàng - Chàng chì lên mười sáu - Vào mùa xuân trong năm - Ngày Phục sinh Nở hoa. - Chàng chỉ yêu mùa xuân - Chàng gặp nàng cảm hứng - ở Annecy - Vào tuổi xuân đời chàng - Vào mùa xuân trong năm - Đằng kia, nơi kênh đào ngân nga...)

Kênh Thiou ở Annecy

Võ Quang Yến

Thế giới truyện chưởng Kim Dung ở Sà gòn trước năm 1975



Image




Khoảng năm 1960, tờ Dân Nguyện của ông chủ bút Hà Thành Thọ bỗng khởi đăng nhiều kỳ (feuilleton) cuốn tiểu thuyết võ hiệp Lam y nữ hiệp của Hồng Kông, một tác phẩm thuộc loại “tân trào võ hiệp tiểu thuyết” (danh từ của các nhà xuất bản Hồng Kông), nghĩa là nó khác với các loại “cựu trào” trước Chiến tranh thế giới thứ hai. 


Do mới và lạ, Lam y nữ hiệp được đông đảo độc giả đón nhận, khen hay, báo bán đắt như tôm tươi! Thấy “ngon ăn”, một tờ báo khác vung tiền “mua đứt” dịch giả cuốn Lam y nữ hiệp, mời ông này dịch bộ Lã Mai Nương. Từ đó, truyện chưởng Hồng Kông bắt đầu bùng nổ trên báo chí miền Nam VN, khi cùng lúc xuất hiện hai dịch giả Tiền Phong (thường gọi là “Sìn Phoóng”, tên Việt là Từ Khánh Phụng) ngoài 50 tuổi, người Minh Hương, và Tam Khôi (người gốc Hải Nam). Có thể tuyên bố Từ tiên sinh là vị sứ giả đầu tiên đưa truyện chưởng Kim Dung đến Sài Gòn qua bộ Bích huyết kiếm, còn Tam Khôi dịch bộ Anh hùng xạ điêu. Tờ Đồng Nai đăng nhiều kỳ truyện dịch của Tiền Phong (Cô gái Đồ Long), còn tờ Dân Việt khai thác tài dịch thuật của Tam Khôi, tờ Báo Mới, đăng bộ Thần điêu đại hiệp và hàng chục tờ báo (trong số đó có một số nhật báo Hoa ngữ như Thành Công, Tân Văn Khoải báo, Luân Đàn Mới, Nhân Nhân, Quang Hoa, Á Châu, Kiến Quốc...) đua nhau đăng truyện chưởng. “Có báo sắp khai tử, nhờ đăng Cô gái Đồ Long mà hồi sinh mãnh liệt, lượng phát hành tăng vọt”!


Tên truyện của Kim Dung được nhiều báo khai thác theo những cách khác nhau, như trường thiên tiểu thuyết Thiên long bát bộ, có báo đặt tên là A Tỷ Kiều Phong, báo thì đăng Lục mạch thần hiếm, có báo lại là Cô Tô Mộ Dung...

Image

Truyện chưởng (kiếm hiệp tân kỳ) đã làm cho nhiều người, nhất là thanh niên, say như điếu đổ, với những Võ lâm ngũ bá, Cô gái Đồ Long, Võ lâm tuyệt địa, Lưu Hương đạo soái, Tiếu ngạo giang hồ, Kiếm sĩ si tình, Giang hồ hiệp khách, Tướng cướp Liêu Đông, Lục mạch thần kiếm, Anh hùng xạ điêu, Thần điêu đại hiệp, Lộc Đỉnh Ký, Thiên long bát bộ... Từ Đài Loan, Hồng Kông, sách chưởng của những Mộ Dung Mỹ, Gia Cát Thanh Vân, cổ Long, Ngọa Long Sinh, Nhược Minh, Nam Kim Thạch, Độc Cô Hồng, Điển Ca, Kim Dung, Trần Thanh Vân, Trần Trung Vân... tràn vào Sài Gòn - Chợ Lớn qua tờ Minh Báo từ Hương Cảng (Hồng Kông), với hơn 30 nhà xuất bản (NXB) tranh nhau in truyện chưởng như An Hưng, An Thành, Bừng sống, Đại Hưng, Đông Hưng, Đông Phương, Hương Hoa, Quyền sống, Vui Sống, Vân Thành, Sông Hữu, Sông Xanh, Trung Thành, Trường Giang, Thành Phương, Thời Đại, Thế Kỷ, Tổ Hợp Tiến, Tổ Hợp sống...
Image

Có năm NXB in 5 bộ chưởng của Ngọa Long Sinh, trong đó có bộ dài tới 2.000 trang; có ít nhất sáu NXB in sách chưởng của Gia Cát Thanh Vân. Trong hơn mười bộ sách chưởng của cây bút này, có bộ Tứ hải quần hùng dài hơn 1.300 trang, bộ Đoạt hồng kỳ dài hơn 1.500 trang. Không hề kém cạnh, sách chưởng của Cổ Long được bốn NXB in khoảng 11 bộ, cộng chung lại gần 40 tập, tròm trèm 13.000 trang! Nổi bật hơn cả là truyện chưởng Kim Dung, đạt mức kỷ lục: hơn 20 bộ, trong đó Cô gái Đồ Long gồm 6 tập với 2.370 trang; Lục mạch thần kiếm (8 tập) cộng lại tới 2.400 trang; Anh hùng xạ điêu cũng 8 tập với 2.820 trang, còn Tiếu ngạo giang hồ có tới 15 tập với ngót 3.000 trang. Từ khi thể loại truyện chưởng tràn ngập Sài Gòn - Chợ Lớn, lập tức xuất hiện một “guồng máy dịch thuật”: Từ Khánh Vân, Từ Khánh Phụng, Thương Lan, Phan Cảnh Trung, Hàn Giang Nhạn, Phương Thảo, Khưu Văn, Dương Quân, Quần Ngọc, Lão Son Nhân, Điền Trung Tử, Lã Phi Khanh... Phan Cảnh Trung dịch ít nhất 10 bộ chuởng của sáu tác giả, in ở năm nhà xuất bản, trong khi đó chỉ từ năm 1969 đến 1973, riêng Thương Lan đã dịch không dưới 62 bộ chưởng của 5 tác giả, in ở 5 NXB khác nhau, còn Hàn Giang Nhạn thì dịch ít nhất 25 bộ truyện chưởng, in ở năm NXB (riêng sách chưởng Kim Dung là 14 bộ gồm 102 tập với ngót 25.000 trang)! Đặc biệt, bộ Ỷ thiên Đồ Long ký (tức Cô gái Đồ Long) của Kim Dung do Từ Khánh Phụng dịch (NXB Trung Thành - 1966) thu hút hàng trăm ngàn độc giả thuộc mọi tầng lớp.


Bên cạnh việc tranh nhau phóng tác, in truyện chưởng, cải biên truyện chưởng thành truyện tranh, viết truyện chưởng... giả, người ta còn bày ra những cuộc đàm luận, tranh cãi, phân tích, phê bình truyện chưởng, thậm chí một số nhà văn, nhà thơ, nhà báo ghiền truyện kiếm hiệp đến độ đã không ngần ngại lấy tên các nhân vât võ lâm làm bút danh như Lê Tất Điều (Kiều Phong), Nguyên Sa (Hư Trúc), Chu Tử (Kha Trấn Ác)...


Image

Các cao thủ võ lâm trong truyện chưởng Kim Dung như Lệnh Hồ Xung, Hoàng Dược Sư, Trương Vô Kỵ, Dương Quá, Đông Phương Bất Bại, Cừu Thiên Nhận, Âu Dương Phong, Vi Tiểu Bảo, Nhạc Bất Quần, Quách Tỉnh, Châu Bá Thông, Vương Trùng Dương... được giới trẻ coi như thần tượng, hoặc như những anh hùng hảo hán. Những tên nhân vật, chiêu thức võ công, ai cũng phải nằm lòng để không bi chê là... lạc hậu! Hai bộ chưởng Xác chết loạn giang hồ và Lệnh xé xác (dịch giả Lã Phi Khanh) luôn là vật bất ly thân, là sách “gối đầu giường” của không ít tay anh chị giang hồ thời đó. Chưa hết, từ khi truyện chưởng Kim Dung xuất hiện, khắp hang cùng ngõ hẹp ở Sài Gòn - Chợ Lớn, đi đâu cũng nghe những “tiếng lóng” nhuộm màu sắc võ lâm như: “Thằng cha đó bị tẩu hỏa nhập ma”; “Cà chán là tao cho một chưởng”; “Có cô gái Đồ Long lắc bầu cua, lắc một cái ra ba con gà mái”; “Gã đó chơi ma giáo”; “Cái bang đại hiệp”; “Ông này công phu thượng thừa, đao thương bất nhập” hoặc Nhất dương chỉ, Nhị thiên đường, Tam Tông Miếu, Tứ đổ tường, Ngũ vị hương, Lục tào xá...


Do sách, báo in tràn ngập truyện kiếm hiệp, đầy dẫy chiêu thức kỷ ảo, quái đản, bí hiểm như Ma Vân Chưởng, Hàn Băng Chưởng, Thất Thương Quyền, Hàm Mô Công, Giáng Long Thập Bát Chưởng, Nhất Dương Chỉ, Lăng Ba Vi Bộ... dẫn đến sự bùng nổ trào lưu thanh thiếu niên ùn ùn “tầm sư học đạo”. Một số võ đường dạy võ cổ truyền đang lèo tèo dăm bảy môn sinh, bỗng chốc học trò kéo đến nườm nượp xin thọ giáo, thầy tha hồ hốt bạc. Một số lò võ còn trương bảng chiêu sinh thường kèm luôn mấy chữ “Thiếu Lâm Nga Mi, Võ Đang, Côn Lôn”

Image

“Hội chứng truyện chưởng Kim Dung” ở miền Nam VN trước 1975 không chỉ mê hoặc bọn du đãng cướp giật ở Sài Gòn - Chợ Lớn mơ tưởng luyện thành tuyệt kỹ Bích hổ du tường (thằn lằn leo tường) nhằm dễ bề leo rào khoét vách, ôm mộng học được công phu Thủy thượng phiêu (chạy trên mặt nước) như nhân vật Cừu Thiên Nhận trong Anh hùng xạ điêu hòng thoát thân cho lẹ nếu chẳng may bị cảnh sát rượt mà còn lan sang giới chính khách.


Do quá nhập tâm truyện chưởng Kim Dung, lúc thảo luận, tranh luận, tọa đàm về đường lối kinh tế, ngoại giao, chính sách kinh tế, xã hội, an sinh... họ đều viện dẫn lý lẽ dựa trên các sự kiện, nhân vật... võ lâm trong truyện chưởng! Không chỉ “đi sâu vào thế giới Kim Dung”, nhiều người còn bỏ công sức, tiền của tổ chức các buổi “loạn đàm” về tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung và sản phẩm của họ không chỉ là các bài báo lẻ tẻ mà có khi là sách, là công trình chuyên khảo về truyện chưởng Kim Dung hẳn hoi như Vô Kỵ giữa chúng ta của Đỗ Long Vân (NXB Trình Bày -1968); Nỗi băn khoăn của Kim Dung (Nguyễn Mộng Giác, NXB Văn Mới - 1972).


Một vài hãng phim ở Sài Gòn thấy đề tài kiếm hiệp “ngon ăn”, vội nhảy vào khai thác; sau Báu kiếm rửa hận thù, xuất hiện phim Quái nữ Việt quyền đạo do hãng Mỹ Vân thực hiện (đạo diễn Lê Mộng Hoàng, kịch bản Lê Khanh) với bốn “quái nữ” gồm Thanh Nga, Lệ Hoa, Á hậu Ngọc Tuyết, Ngọc Dung cùng Thanh Việt, Văn Chung, Khả Năng, Thanh Hoài, Tùng Lâm, Xuân Phát, Bảo Quốc, Kim Ngọc, Kim Cúc, Năm Châu, chỉ đạo võ thuật: Lý Huỳnh; Long hổ sát đấu do hãng phim Cửu Long thực hiện (chỉ đạo võ thuật là võ sư Hồng Kông Hàn Anh Kiệt và Lý Huỳnh) với các nghệ sĩ Trần Quang, Hoàng Long, Việt Hùng, Bạch Lan Thanh, Ngọc ĐanThanh, Ba Vân, Lý Huỳnh...

Lượm lặt

Bí Quyết Lãnh Đạo Của Alecxander Đại Đế

                                      

Sau khi đã thống trị Hy Lạp cổ đại, Alecxander Đại Đế quyết tâm chinh phục xứ sở Ba Tư. Đường xa hiểm trở, cả đoàn quân phải dừng lại trước một vùng núi đá rét buốt quanh năm.

Cảnh tuyết giá mênh mông ngút ngàn làm tất cả vô cùng hoảng sợ. Các binh sĩ không chịu tiến bước vì với họ, tiến lên chỉ là nhanh chân đi về “bên kia thế giới”
Trong tình thế như vậy, Alecxander không đề nghị phạt một ai. Ông xuống ngựa và tiến thẳng một mình lên vùng băng tuyết.

Những cận thần của ông thấy thế làm theo, rồi lần lượt các tướng tá, binh sĩ cũng nhanh chân bắt kịp đoàn. Không những vậy, nhà vua còn cầm rìu phá băng, mở đường đi qua vùng “đất trắng”. Sau vài giờ, họ vượt qua được rặng núi hiểm nguy đó và tới được một địa điểm có lửa và con người sinh sống. Cả đoàn quân an toàn tuyệt đối.

Trên đây chỉ là một trong hàng trăm câu chuyện chứng minh tài lãnh đạo siêu việt của Alecxander Đại Đế. Trên lý thuyết, trong tình huống này, ông có thể dùng uy quyền lãnh đạo của mình để bắt các binh sĩ phải tiến bước, thậm chí có thể bắt binh sĩ phải “mở đường máu”.
Nhưng ông hiểu rằng: không có sự truyền cảm hứng nào của nhà quản lý mạnh mẽ và hiệu quả bằng tính gương mẫu, nhà lãnh đạo “đã nói được là phải làm được”.

Thật vậy, những nhà lãnh đạo tài ba được định nghĩa là:
• Dám tạo ra sự khác biệt.
• Quyết tâm hành động trong khi những người khác e dè.
• Lời nói đi đôi với hành động.
• Người bình thường với những tư tưởng khác thường.
• Biến ước mơ thành hiện thực.
• Nhận biết trước những sự thay đổi và vạch ra con đường đúng đắn nhất.
• Vinh dự cao cả nhất của họ không phải là không bao giờ thất bại mà là biết đứng lên sau mỗi thất bại đó.

Chữ LEADER (người lãnh đạo) được đúc kết từ những yếu tố sau:
• L (Learning - Học hỏi): Họ chắc chắn phải học hỏi được rất nhiều điều từ những thất bại. Họ phải trải nghiệm thất bại bởi họ luôn luôn hành động. Nhưng, chính những thất bại đó sẽ mang đến cơ hội thành công cho họ vì họ rút ra được kinh nghiệm “xương máu” cho mình.

• E (Excitement - Sự sôi nổi, nhiệt huyết): Họ luôn sôi nổi và nhiệt huyết với những tư tưởng, tầm nhìn của mình và có khả năng truyền những nhiệt huyết đó đến cho mọi người.

• A (Asking – Biết đặt câu hỏi “Ai, khi nào, tại sao và điều gì xảy ra nếu...”): Họ luôn đặt ra những câu hỏi, thích nghi nhanh và quyết định về các đề án hành động khả thi nhất.

• D (Decisiveness - Quyết đoán): Họ phải hành động, quyết đoán và chịu mọi trách nhiệm về các quyết định của mình. Họ phải biết rõ những quyết định nào là cần thiết vì sự phát triển của công ty.

• E (Elevation – Khích lệ, khuyến khích): Họ luôn biết cách làm phấn chấn tinh thần nhân viên. Họ hiểu rõ tập thể sở hữu một sức mạnh to lớn. Họ luôn tìm kiếm những nhân viên tiềm năng, động viên, khích lệ, khen thưởng và thăng chức cho những con người xuất sắc đó.

• R (Risk - Mạo hiểm): Đôi khi họ sẽ đi ngược với con đường của đại đa số, nghĩ đến những điều không ai nghĩ ra được và chia sẻ truyền thụ đến những người xung quanh. Nếu đám đông không đồng ý, nhà lãnh đạo vẫn cương quyết đeo đuổi ý tưởng của mình với niềm tin tuyệt đối. Nhà lãnh đạo giỏi là người biết chấp nhận rủi ro và mạo hiểm.

Hãy thong thả Sống


Nhiều khi chúng ta sống mà quên bẵng đi là mình có thể chết bất cứ lúc nào. Ta hối hả sống, vui, buồn, khỏe, yếu, ta cứ lướt qua rồi không ngoái đầu lại nhìn chuỗi ngày tháng ta đã tiêu hao của một đời người.
 
Cho đến khi có một người bạn vừa ngã bệnh, bệnh nặng, không biết sẽ mất đi lúc nào, lúc đó ta mới xa, gần, hốt hoảng gọi nhau. Tưởng như chưa từng có người bạn nào “Chết” bao giờ. Hay ta có một người thân trong gia đình, đang rất khỏe vừa báo tin bị bệnh hiểm nghèo. Gia đình, họ hàng cuống lên, sợ hãi như chưa nghe đến ai nói về cái chết bao giờ, chưa chứng kiến cảnh vào bệnh viện, cảnh tang ma bao giờ.
 
Cả hai người trên có thể đã ngoài 70 tuổi. Lạ thật! Cái tuổi nếu có chết thì cũng đã sống khá lâu trên đời rồi, sao những người chung quanh còn hoảng hốt thế. Hóa ra người ta, không ai muốn nghe đến chữ “Chết” dù chữ đó đến với mình hay với người thân của mình.
 
 
                                                   
  
 
 
Hình như không ai để ý đến mỗi sáng chúng ta thức dậy, nhìn thấy mặt trời mọc (nếu còn để ý đến mặt trời mọc) là chúng ta đã tiêu dùng cái ngày hôm qua của đời sống mình. Có người vì công việc làm ăn, cả tuần mới có thời giờ ngửng mặt nhìn lên mặt trời. Buổi sáng còn tối đất đã hấp tấp ra đi, buổi chiều vội vã trở về lúc thành phố đã lên đèn, làm gì nhìn thấy mặt trời. Nhưng mặt trời vẫn nhìn thấy họ, vẫn đếm mỗi ngày trong đời họ. Họ tiêu mất cái vốn thời gian của mình lúc nào không biết. Tiêu dần dần vào cái vốn Trời cho mà đâu có hay. Rồi một hôm nào đó bỗng nhìn kỹ trong gương, thấy mình trắng tóc. Hốt hoảng, tiếc thời gian quá! Khi nghe tin những người bạn bằng tuổi mình, bệnh tật đến, từ từ theo nhau rơi xuống nhanh như mặt trời rơi xuống nước, họ vừa thương tiếc bạn vừa nghĩ đến phiên mình.
 
Thật ra, nếu chúng ta bình tâm nghĩ lại một chút, sẽ thấy “Cái chết” nó cũng đến tự nhiên như “Cái sống” . Đơn giản, mình phải hiểu giữa sống và chết là một sự liên hệ mật thiết, vì lúc nào cái chết cũng đi song song từng ngày với cái sống.
 
                                                  
  
 
 
Dẫu biết rằng, đôi khi có những cái chết đến quá sớm, nhưng ta cũng đâu có quyền từ khước chết.
 
Tôi biết có người mẹ trẻ, con của bạn thân tôi. Chị bị ung thư, chị cầu xin Thượng Đế cho sống đến khi đứa con duy nhất của mình vào Đại Học. Chị không cưỡng lại cái chết, chị chỉ mặc cả với Thượng Đế về thời gian vì con chị lúc đó mới lên 3 tuổi. Thượng Đế đã nhận lời chị. Ngày con chị tốt nghiệp Trung Học, chị ngồi xe lăn đi dự lễ ra trường của con và tuần lễ sau chị qua đời. Trong suốt mười mấy năm trị bệnh, chị vẫn làm đủ mọi việc: chị đội tóc giả đi làm, đến sở đều đặn, lấy ngày nghỉ hè và ngày nghỉ bệnh đi trị liệu.
 
Những bạn làm chung không ai biết chị bị ung thư, ngay cả xếp của chị. Khi họ biết ra, thì là lúc chị không đứng được trên đôi chân mình nữa. Chị sửa soạn từng ngày cho cái chết với nụ cười trên môi. Vẫn vừa đi làm, vừa cơm nước cho chồng con, ân cần săn sóc cha mẹ, hiền hòa giúp đỡ anh em trong nhà, chị mang niềm tin đến cho tất cả những người thân yêu của mình. Sau ba năm chị mất, cậu con trai mỗi năm vẫn nhận được một tấm thiệp sinh nhật mẹ viết cho mình (Mẹ đã nhờ qua người dì gửi hộ). Hôm sinh nhật 21 tuổi của cậu cũng vào ngày giỗ năm thứ ba của Mẹ, cậu nhận được tấm thiệp mừng sinh nhật mình, với dòng chữ nguệch ngoạc, chị viết cho con: Mừng sinh nhật thứ 21 của con. Hãy bước vui trong đời sống và nhớ rằng mẹ luôn luôn bên cạnh con. Tôi đọc những dòng chữ mà ứa nước mắt.
 
Tôi nghĩ đến chị với tất cả lòng cảm phục. Chị là người biết sống trong nỗi chết. Khi không thắng được bệnh tật, chị biết hòa giải với nó để sống chậm lại với nó từng ngày cho con mình. Chắc “Cái chết” cũng nhân nhượng với chị, thông cảm với chị như một người bạn.
 
Một chị bạn kể cho nghe về một bà bạn khác. Bà này mới ngoài sáu mươi, nhanh nhẹn, khỏe mạnh và tính nết vui vẻ, yêu đời. Nhưng khi nào đi ra khỏi nhà bà cũng mang theo một bộ quần áo đặc biệt, đủ cả giầy vớ bỏ vào một cái túi nhỏ riêng trong va-li. Hỏi bà, sao lại để bộ này ra riêng một gói vậy, bà thản nhiên nói:“Nếu tôi chết bất thình lình ở đâu, tôi có sẵn quần áo liệm, không phiền đến ai phải lo cho mình.” Bà mang theo như thế lâu lắm rồi, tôi không biết có khi nào bà ngắm nghía mãi, thấy chưa dùng tới, bà lại đổi một bộ mới khác cho ưng ý không? Giống như người phụ nữ sắp đi dự tiệc hay cầm lên, để xuống, thay đổi áo quần sao cho đẹp. Đi vào cái chết cũng có thể coi như đi dự một đám tiệc.
 
Tôi nghĩ đây là một người khôn ngoan, sẵn sàng cho cái chết mà bà biết nó sẽ đến bất cứ lúc nào. Bà đón nhận cái chết tự nhiên, giản dị như đi dự tiệc, hay một chuyến đi xa, đi gần, nào đó của mình.
 
                                                     

  
Nhưng không phải ai cũng nghĩ về cái chết giản dị như vậy. Phần đông muốn được sống lâu, nên bao giờ gặp nhau cũng thích chúc cho nhau tuổi thọ. Thích hỏi nhau ăn gì, uống gì cho trẻ trung mãi. Loài người nói chung, càng ngày càng thích sống hơn chết. Họ tìm kiếm đủ mọi phương thuốc để kéo dài tuổi thọ. Người ta ức đoán, trong một tương lai rất gần, loài người có thể sống đến 120 tuổi dễ dàng với những môn thuốc ngăn ngừa bệnh tật và bồi dưỡng sức khỏe.
 
  
                                                            
  
 
Rồi người ta sẽ còn tạo ra những bộ phận mới của nội tạng để thay thế cho những bộ phận gốc bị nhiễm bệnh. Gan, ruột, bao tử v.v, sẽ được thay như ta thay những phần máy móc của một cái xe cũ. Chúng ta, rồi sẽ sống chen chúc nhau trên mặt đất này.
 
Chỉ tiếc một điều là song song với việc khám phá ra thuốc trường thọ người ta cũng phải phát minh ra những người máy (robot) để chăm sóc những người già này, vì con cháu quá bận (chắc đang chúi đầu tìm thuốc trường sinh) không ai có thời giờ chăm sóc cha mẹ già. Theo tôi, ngắm nhìn hình ảnh một cụ ông hay một cụ bà lưng còng, tóc bạc, đang cô đơn ngồi trong một căn buồng trống vắng, được một người máy đút cơm vào miệng, thật khó mà cảm động, đôi khi còn cho ta cái cảm giác tủi thân nữa.
 
Nhưng sống như vậy mà có người vẫn thích sống. Một người đàn ông ngoài bẩy mươi, bị bệnh tim nặng, đang nằm trong phòng đặc biệt (ICU) lúc mơ màng tỉnh dậy, nhắn với các con cháu là khi nào vào thăm không ai được mặc áo mầu đen. Ông kiêng cữ mầu của thần chết. Ông quên rằng thần chết, đôi khi, có thể đến với chiếc áo mầu hồng
 
                                               
 
 
 
Thật ra, chính nhờ “cái chết” cho ta nhận biết là “cái sống” đẹp hơn và có giá trị hơn, dù có người sống rất cơ cực vẫn thấy cuộc đời là đẹp.
 
Những bậc thiên tài, những nhà văn lớn đã tự tìm về cái chết khi họ bắt đầu nhìn thấy cái vô vị trong đời sống như nhà văn Ernest Hemingway, Yasunari Kawabata và họa sĩ Vincent van Gogh, v.v… Chắc họ không muốn sống vì thấy mình không còn khả năng hưởng hết vẻ đẹp của “cái sống” nữa. Họ là một vài người trong số nhỏ trên mặt đất này sau khi chết để lại tên tuổi trên những trang sử, lưu lại hậu thế, còn phần đông nhân loại, sau khi chết một thời gian, không để lại một di tích nào. Con cháu có thờ cúng được một hai thế hệ, sau đó tên tuổi mờ dần, mất hẳn theo ngày tháng, vì chính những kẻ thờ phụng đó lại tiếp theo nằm xuống cùng cát bụi.
 
Ðời sống con người chóng qua như cỏ, như bông hoa nở trong cánh đồng, một cơn gió thoảng đủ làm nó biến đi, nơi nó mọc cũng không còn mang vết tích.(Thánh Vịnh)
 
Thượng Đế khi đem mình vào đời, có hỏi ý kiến mình đâu. Nên chắc chắn là khi Ngài gọi mình đi cũng chẳng cần thông báo trước.
 
Chúng ta cứ thong thả sống từng ngày, khi nào chết thì chết, mặt trời mọc rồi mặt trời lặn, bông hoa nở rồi bông hoa tàn, thế thôi.
 
Tại sao ta phải cay cú với cái chết? Hãy dùng trí tưởng tượng của mình, thử hình dung ra một thế giới không có cái chết.
 
Chắc lúc đó chúng ta sẽ không còn không khí mà thở chứ đừng nghĩ đến có một phiến đất cho bàn chân đứng.
 
Trần Mộng Tú

Thứ Bảy, 26 tháng 7, 2014

ĐÔI LỜI NHẮN NHỦ.

                                                                        

 


Ngày mai em tiễn chân anh,
Về quê thăm lại đô thành ngày xưa,
Vắng anh mấy tháng đong đưa,
Để nhung với nhớ cho vừa lòng nhau,


Hè sang sẽ có mưa rào,
Ra đường mặc áo mưa vào nghe anh,
Xe hai bánh rất mong manh,
Nhớ chạy cẩn thận đừng giành lối đi,

Ăn uống nên chọn thứ gì,
Không có hóa chất bao bì có ghi,
Thật sự mình chỉ biết nghi,
Làm sao cầm chắc món gì là không
?

Em không muốn nói dài dòng,
Sợ anh lo lắng mà lòng không vui,
Tốt nhất đừng có tới lui,
Quán có em đẹp chân thì cao cao.



VÂN NGUYỄN . JULY 25 , 2014 – 11.00 PM .VIẾT TẶNG ANH TRẦN DŨ & TIÊU THỊ THÚY CHSHD 63-70.BELVERLY HILLS ,CALI.



VUI LÒNG CLICK PLAY ĐỂ NGHE NHẠC.

Thứ Tư, 23 tháng 7, 2014

Thứ Năm, 17 tháng 7, 2014

VÀI KỸ NIỆM VỀ BẠN NIÊN KHOÁ 65-72 CỦA TÔI.




Càng có tuổi... cộng với hoàn cảnh sống hiện nay tại Sài gòn rộng lớn, xa hoa, rộn ràng, nhưng lại đầy bon chen, người  không quen thì đông ! bạn bè cũ thì đếm trên đầu ngón tay, thỉnh thoảng gặp nhau uống cà phê hoặc khá một chút là rủ vài thằng bạn vào quán bia tâm tình nhắc lại chuyện buồn vui ngày còn đi học.

Sau một ngày vật vã mưu sinh.... tôi dành hết thời gian còn lại cho tất cả bạn bè của tôi, bạn cũ cũng như bạn mới của trường Hoàng Diệu Sóc Trăng... với mong muốn duy nhất cùng sống lại với nhau những giây phút thơ, đẹp của ngày còn đi học.

Càng ngày tôi  tìm được càng nhiều bạn bè của mình sống khắp nơi, gặp mặt nhau tâm tình trò chuyện, cà phê bia rượu cũng có... xa thì điện thoại hoặc email  thăm hỏi; mỗi lần biết tin một người bạn của mình đang sống ở một nơi nào đó, thì mình cảm thấy thật vui, hình ảnh người bạn xưa lại hiện về ! kỷ niệm về nhau lại hiện rõ dần trong tâm trí tôi ! rồi tôi cố hình dung bạn mình bây giờ ra sao ?? gia đình như thế nào ??  thành đạt an nhàn hưởng thụ,  hay lại cùng chung số phận vất vã mưu sinh như mình ? 


Qua nhiều lần họp bạn.... hỏi thăm tin tức qua lại của những người bạn cùng thời.... có một lần qua email, Phan Trường Ân nhận ra tôi và gọi tôi là " Tây môn Khánh " và nhắc với tôi "tụi mình" đã có một thời cùng nhau đá banh bàn, chỗ bàn bi da chị Tám ngang trường Hoàng Diệu.... nhiều kỷ niệm xưa lần lượt hiện về trong tâm trí của tôi. Vậy là tôi  bắt đầu học lớp đệ thất trường Hoàng Diệu năm 1965 sao ?? nhưng sao phần đông bạn bè của tôi lại học đệ thất năm 1966, mà thật sự tôi nghĩ mình là niên khoá 66-73 !

Những kỷ niệm, những mẫu chuyện về Chi, Phúc, Kháng, Dũng (ông Đạo) hay Liên Hương (con ông Đốc Múi) Minh Diên (con ông trưỡng ty Bưu điện Ba Xuyên )  được tôi nhắc lại cho Ân, Liêm ( Newton ) Khoa, Mẫn   vv..vv nghe thì tụi nó trả lời hoàn toàn trớt quớt, nếu không muốn nói là trật đường rầy hết trơn và tôi nhận được một câu trả lời " mầy già rồi, mầy nhớ lộn xộn quá ! ". 

Chi và Phúc thì cương quyết là tôi học chung với tụi nó ( NK 66-73 ) và nhắc lại ngày xưa tụi nó  thường gọi tôi là " Khánh lé " và còn minh chứng trí nhớ của tụi nó rất tốt bằng một câu chuyện như sau :

 " khoảng năm lớp 10,  thằng Chung Tuấn Nhã ( đã mất ) trong giờ ra chơi, cá là sẽ thua tôi một chầu cà phê nếu tôi dụ được thằng Chi vào động số 10 " và tôi ( Khánh lé )  thắng chầu cà phê đó ! khi tên Chi đã bị " vùi hoa dập liễu " vào một buổi trưa của một ngày nắng thật đẹp ????  hôm sau khi đi học cả đám tụi tui, được một phen cười muốn vỡ lớp,  khi thằng Nhã tuyên bố cho cả đám con trai nghe chuyện tày trời nầy ! mà tày trời thật khi trong lớp tụi tui thì hai em Tứ Chi và Hãi Hà ( gương mặt tròn trịa, hai bá bầu bầu lúc nào cũng hơi đỏ hồng ) hiền và ngoan như con gái ??

Năm 2011 thằng Chi về Việt nam,  và nhậu với tôi rồi nhắc lại chuyện nầy khiến cả đám bạn già cười thoả thích....không biết nói sao cho đúng đây !! nếu  nó giận tôi vì tôi dụ dỗ nó mất đi cái " ngàn vàng" của một thằng con trai !?? thì khi ở Úc về nó đâu có rủ tôi đi nhậu hoài ??? mà chuyện nầy chính nó nhắc lại chớ tôi đâu có nhắc đâu ? chắc là chuyện  năm đó làm nó thích quá và nó nhớ tới bây giờ không chừng !

Thế là tôi đinh ninh là mình thuộc về niên khoá 66-73.... rồi thầm nghĩ chắc là Ân vì lo chuyện hội... chuyện làm báo, hoặc lo làm thơ tình lãng mạn... rồi nhớ trật lất... mà thôi niên khoá mấy cũng được, có học chung trường Hoàng Diệu với nhau đều là Đồng môn hết là xong! 
                               


Thế rồi ... năm 2012  anh Nguyễn HoàngVân ( nk 63-70 ) về Việt nam, trong một buổi tiệc có nhiều Thầy và bạn của nhiều niên khoá... chúng tôi lần lượt kể cho nhau nhiều mẫu chuyện vui buồn về thời còn đi học... mấy thầy thì cùng nhau kể chuyện vui...lại còn thi nhau nói lái nữa chứ ! thầy trò vui lắm, bất chợt Nguyễn Thanh Đoàn ( 65-72) ) hỏi tôi biết mình học niên khoá mấy không ? tôi nói mình là nk 66-73, Đoàn mới kể chuyện học chung với tôi từ đệ thất đến đệ ngũ và lý do vì sao tôi lại ở lại lớp đệ ngũ và ra trường năm 1973.

- Năm đệ ngũ lớp chúng tôi có một thầy dạy Việt văn là thầy Thích Chân Ngữ ( thường chạy xe Gobel ) trong giờ trả bài thì tôi không thuộc một bài thơ ( mà thật sự là tôi cũng chẳng nhớ một chút gì về chuyện nầy cả ! )... thầy bước tới đạp tôi một cái, không may thầy vướng chân vào áo cà sa và té từ trên bục xuống !  sau đó tôi bị nhà trường đuổi học tôi 30 ngày nhằm vào lúc thi đệ nhị lục cá nguyệt và tôi phải ở lại lớp đệ ngũ.... thế là từ đó tôi học cùng niên khoá 66-73. 

Thật tình mà nói trong ký ức của tôi chẳng có một chút ấn tượng gì về chuyện ấy ! và tất nhiên là tôi chẳng buồn chẳng giận thầy Ngữ chút nào cả. Nghĩ lại cũng vui,  bây giờ mình có bạn của cả hai niên khoá  như vậy sau nầy khoá 65-72 có họp mặt là tôi mạnh dạn tham gia... mà khoá 66-73 có tổ chức thì tôi cũng nhảy vô luôn ( mình ăn ở như vậy mới có hậu hé các bạn ! ).

Để mừng ngày mình được trở về với niên khoá 65-72 và cũng chứng minh là mình có học niên khoá nầy,  tôi xin kể vài mẫu chuyện về những thằng bạn khoá 65-72, cho các bạn nghe với mục đích duy nhất là gợi nhớ lại những kỷ niệm ngày xa xưa ấy; và nếu có thiếu sót hay hiểu lầm thì mong các bạn nghĩ tình mà đóng góp, sửa chữa lại giùm cho tôi nhé !


Bây giờ tôi kể chuyện của 3 thằng bạn cùng học niên khoá 65-72 chơi thân với nhau, mục đích là gợi lại một chút kỹ niệm tuổi thơ của chúng mình nhé ! ba thằng tụi tui là Khánh, Nhân, Liêm ( cao bồi ) sở dĩ gọi là Liêm cao bồi vì thằng nầy thích mặc quần Jin, quần kaki xanh mặc đi học nó cũng may theo kiểu quần Jin luôn, dây nịt thì nó bấm lổ, bấm đinh tùm lum...

Ba đứa chúng tôi học chung từ đệ thất tới lớp đệ ngũ, và chơi thân với nhau lắm đến năm đệ ngũ thì bắt đầu khác niên khoá ??  tới lớp 11 thì chúng tôi lại học chung lớp và cùng học luyện thi tại trường Đồng tiến. Buổi chiều thằng Nhân từ nhà nó bên đường trường nam ghé nhà tôi ngoài đường giữa rồi hai thằng cùng đến nhà Liêm ( cầu giãi phóng) rũ thằng nầy đi học luyện thi trường Đồng tiến.... mà nói cho đúng hơn là chờ Liêm sửa soạn gần 15 phút rồi đi học. Trong ba đứa chúng tôi,  thằng Liêm là thằng sửa soạn trau chuốt như con gái...thay đồ cũng lâu, chải tóc cũng lâu ( nó chải tóc có cái ổ gà ) nhiều lúc bực bội vì chờ lâu quá,  thằng Nhân nói với tôi là thằng Liêm đang chọn màu cái quần lót cho vừa ý nên mới lâu như vậy ! tôi còn phát hiện ra một chuyện rất tếu lâm và bí mật của thằng Liêm, nó có một sợi dây thun luồn quần, không phải dùng luồn quần mà nó dùng sợi dây thun nầy để siết chặt phía ngoài cái quần lót, sau đó nó nhét áo sơ mi vào sợi dây thun rồi mới chịu mặc quần dài vô, tôi thấy lạ nên hỏi, thì Liêm nói làm như vậy khi bỏ áo vô quần, áo của nó lúc nào cũng thẳng băng. Tới tiết mục nó chải tóc thấy là muốn đạp cho nó một cái nhủi đầu vô tủ kiếng cho rồi !  thấy điệu bộ nó sửa cái " ổ gà " trên đầu tóc là mình tức cành hông luôn ! ruồi mà đậu vô cái ổ gà nầy thì toi mạng !

Tổng động viên thằng Liêm đi Sĩ quan Thủ Đức, ra trường về TĐ 483 đóng đồn ở Hoà Tú ( Cổ cò ). Tội nghiệp lắm nó chết trận năm 1973,  tới 3 ngày sau mới lấy được xác, chính tôi và Nhân đến Quân y viện Trương bá Hân nhận xác thằng Liêm mang về, thằng bạn điệu như con gái, si tình thì hết mức; bây giờ nằm yên trong một túi nylon !! thân thể trương sình !!.... bỏ lại cây đàn, hủ brilantine, sợi dây thun...và một mối tình !

Thằng Nhân thì lo chăm sóc cái mặt đầy mụn của nó, con trai gì mà lại xài kem Thorakao càng xài kem thì mụn càng ngày càng nhiều;  và nếu qua nhà thằng Nhân mà thấy nó cầm cây đàn và ca cái câu : " nếu...nếu một ngày không có anh thì người yêu ơi đừng quên tôi nhé..." thì cầm chắc trong tay là tên nầy bị HT giận rồi ! Nhân hát không hay lắm ! nhưng khi bị bồ đá thì nó ca nhạc sến ngọt lắm ( kiến ở dưới hang phải bò lên chứ chẳng chơi ! ). Khi nó và HT đang cơm lành canh ngọt thì mình ganh tị chết luôn ! buổi trưa thì HT qua nhà Nhân luộc hột gà lăn mặt, nặn mụn cho Nhân.... có một lần tôi tình cờ qua nhà Nhân, thấy cảnh nầy, chợt lại nhớ lại cái bản mặt bị bồ đá của nó tôi tức cười muốn chết !! cặp nầy thì giận nhau một tháng hết 20 ngày... có thể nhờ vậy mà thằng Nhân ca nhạc sến hay lắm !

Cuối năm 1971 ba của Nhân ( trung tá Ngởi) chết vì một mãnh đạn B40 , bác chết khi đang mở tivi trong sân chợ Hoà Ái  thuộc huyện Mỹ tú bây giờ, chiếc tivi nầy bác xin trên Tiểu khu Ba xuyên mang về đặt trong sân chợ cho bà con vùng nông thôn được xem cải lương mỗi tối thứ bảy ( thời điểm nầy tivi rất mắc và rất hiếm ) !!!

Sở dĩ ba thằng chúng tôi chơi thân với nhau là vì .... chúng tôi có một nhóm gồm 5 cặp đôi đang hò hẹn yêu đương đó mà ! nói cho gọn là tụi tui đang cặp bồ với con gái, - Liêm và Nhân cặp bồ với  hai chị em ruột,  nhà có tiệm may ngoài đường giữa Sóc Trăng người chị tên Đ.... học La San, em tên HT học Hoàng Diệu, - Long và Dung đều học Hoàng Diệu nhà ở Vũng Thơm, - Anh Đức...nhà đường lên Hồ nước Ngọt Sóc trăng và chị W.... học Bồ đề nhà gần Sân vận động ST- và tôi với Vân (chỉ huy trưởng của tui hiện nay )

Thường thì chúng tôi hay hẹn nhau tại chùa Tịnh độ ngang cổng sau trường Hoàng Diệu chờ đủ 4 cặp rồi mới kéo đến nhà chị W... nấu nướng ăn uống, hoặc đi xem phim, vườn táo...vv...vv nhắc đến đây lại nhớ Cẩm Nhung (con Trung tá Đôn)  không bồ bịch với ai hết, nhưng cũng đi theo vì ham vui, hay canh chừng HT sợ thằng Nhân ăn thịt... cho tới bây giờ Cẩm Nhung vẫn gọi tôi là " anh sáu "....

Sau năm 1975 những người bạn chúng tôi tan tác khắp nơi không còn tin tức về nhau nhiều nữa ! nhiều lý do lắm ! có lẽ mỗi người có một hoàn cảnh riêng, một lý do và đã không tìm đến nhau được; khoảng năm 1980 tôi có gặp Nhân một lần, nó cho biết là đang sống tại Rạch giá...hai thằng nhậu quán Năm đô gần cầu Trà men tâm tình nhiều lắm.... và từ đó bặt tăm luôn ! năm 2011 tôi biết tin chị Wany và Cẩm Nhung đang ở Mỹ, qua Cẩn Nhung tôi biết HT cũng sống ở Mỹ... anh Đức đang ở Sài gòn và anh Đức đã tìm đến thăm vợ chồng tôi, sau đó mời vợ chồng tôi đi ăn nhà hàng, một bửa ăn nhà hàng sang trọng tại Sài gòn, hôm ấy chỉ có 3 người  vài món ăn, một chai Champagne mà anh năm Đức trả gần 2 triệu.... một bữa ăn mà vợ chồng tôi đã rất lâu rồi chẳng dám nghĩ tới !??  dòng đời cứ trôi.... và cho tới tháng trước, khi Liêm  (Newton) gặp tôi mời dự tiệc cưới của con nó, hai thằng uống cà phê tán gẫu...hỏi thăm bạn bè thì Liêm cho biết chỉ mời tôi và Hán Léng trên Sài gòn về,  còn lại thì ở Sóc trăng và cho hay có mời Đinh công Nhân nữa ! tôi thật sự bất ngờ khi biết tin nầy, vì lúc trước có tin Nhân đã chết trong cơn bảo ở Rạch giá ! tôi hỏi thêm về cuộc sống của Nhân, thì Liêm cũng không rỏ lắm vì mới biết tin Nhân... và chưa về Sóc trăng gặp Nhân lần nào cả ! tôi vui lắm buổi trưa về nhà tôi báo tin mừng nầy cho bà xã tôi.... và bà xã tôi vừa rưng rưng nước mắt vừa kể chuyện ngày xưa của Nhân và HT làm tôi cũng chịu không nỗi mà rưng rưng nước mắt theo ! tôi nghĩ thầm lần nầy mình sẽ cố gắng thu xếp về dự tiệc cưới con của Liêm gặp lại Nhân và nhiều bạn khác của niên khoá 65-72, và tôi đã phác hoạ một chương trình họp mặt mini của niên khoá  65-72 để mừng ngày chính thức được tái nhập vào niên khoá nầy ! tôi sẽ kêu Nhân đệm đàn cho tôi hát những bài hát mà hai thằng tôi thường nghêu ngao hát ngày xưa, khi bị bồ đá !!
                                     
     
Trở về thời gian từ đệ thất đến đệ ngũ thì tôi còn nhớ Phan Trường Ân, Nguyễn Văn Hài ( cho đến nay vẫn bặt tin ), Nguyễn Thanh Đoàn, Lưu Kim Khoa.... Phạm Hoàng Thanh, Sữ Xuân Vĩnh Thọ, Mã Diềm Sĩnh....

Nhưng nhớ nhiều nhất là Ân vì nó là thằng đặt cho tôi cái tên " Tây Môn Khánh " cái tên khi nghe gọi là tôi biết của bạn niên khoá  65-72 gọi tôi, và cái tên nầy đi theo ám tôi cho đến bây giờ, có lẽ do tôi tên Khánh và gọi là Tây môn Khánh cho vần, cho vui thôi cũng như là Hiền Bon, Hiền gà, Hiền Thảo.... chứ không hề có ý gì khác !

Tôi và Ân nhận ra nhau trên internet vào khoảng năm 2010,  lúc ấy tôi vừa tập tành lên mạng, vào trang web Hoàng Diệu Nam Cali thấy hình Ân tôi đã ngờ ngợ là có học chung với nhau,  nhưng thấy Ân học niên khoá 65-72 còn mình là niên khoá 66-73 mà !.... có lẽ lớn nhõ một lớp nên quen mặt thôi,  lúc ấy Ân đang là Hội trưởng nửa, mình nhìn Ân lở bị hiểu lầm là thấy " người sang bắt quàng làm họ " thì quê lắm !  thời gian sau gặp Đoàn ( 65-72) khi họp bạn Hoàng diệu tại Sài Gòn,  Đoàn còn nhắc thêm là Ân thường giữ gôn khi đá banh bàn chung với tôi ! thế là đúng rồi tôi  học chung với ông Hội trưởng Ân.... tôi lại email cho Ân hỏi xem có nhớ tôi không ?  và các bạn biết Ân trả lời tôi như thế nào không?  vỏn vẹn có một câu: " phải Tây Môn Khánh không ? bây giờ ở Việt nam còn đá banh bàn không ? " thế là chúng tôi bắt đầu liên lạc với nhau trên internet sau 40 năm không biết tin nhau.

Nó nhắc với tôi chuyện hai thằng mình mà cặp bồ đá banh bàn, thì gần như vô địch ! tôi đá hàng ba, nó giữ gôn thì chắc thắng... hồi đó đá banh bàn thường là bên nào thua thì trả tiền bàn thế thôi ! đôi khi cá thêm ly nước đá đậu...lúc đó chúng tôi chưa biết yêu nên chưa hút thuốc và cà phê; thỉnh thoảng đá chưa phân thắng bại một partie- trois,  thì cúp cua 2 giờ đầu luôn. Vài lần trên email nó hẹn là sẽ về Việt nam sẽ cùng tôi đá banh bàn nhưng tôi biết cái hẹn nầy rất khó trở thành sự thực !  mà có về thì bây giờ trò chơi con nít nầy cũng không còn nữa ! có lẽ trò chơi nầy lạc hậu rồi ! nhường cho các trò chơi khác trên vi tính phong phú hơn, nhưng nói thật cả hai thằng tôi đều muốn được đá banh bàn như xưa lắm ! có lẽ Ân hay chính tôi đều muốn được sống lại thời học sinh thật vô tư, thật an bình... trong đó tràn đầy kỷ niệm thân thương của tuổi học trò.

                                                                                 


Có lẽ ngày xưa chúng tôi đã từng chung sức với nhau trong trò chơi đá banh bàn, nên bây giờ những khi Ân hoặc tôi có chuyện bị " mặc kê " do gặp vài anh chàng thích làm người hùng, hoặc vài bà thím hám danh tạo dáng " áo gấm về làng " rồi phát biểu lung tung, bày trò dạy người khác cách ứng xử với bạn bè nước ngoài, nước trong lộn tùng phèo ! nhức luôn cái đầu ! mấy người nầy thì chẳng làm được chuyện gì có lợi cho tình đoàn kết cựu học sinh Hoàng diệu cả ?  rảnh rang thọc gậy bánh xe, phá bĩnh, liền bị hai thằng tôi song bút hợp chiến hội đồng te tua ! qua những chuyện ấy.... càng ngày chúng tôi hai thằng bạn 40 năm không gặp, cách xa nhau nữa vòng trái đất càng khăng khít, càng hiểu nhau nhiều hơn,  nhưng rất ít người biết là chúng tôi đã từng học chung và bây giờ rất hiểu và thương nhau lắm ! tôi còn nhớ rất rỏ mấy năm trước có nhóm ĐBSCL định cho tui gia nhập vào nhóm, nhưng có mấy nàng công chúa sợ cho Tây môn Khánh nhà tui vô nhóm, mà còn cái tính trăng hoa, trêu hoa ghẹo nguyệt thì mang tiếng chung, may nhờ có thằng Ân đứng ra bảo lãnh là tui chỉ có hào hoa phong nhã, mà không có sở khanh nên mấy nàng công chúa nầy mới cho tui vào nhóm cho tới bây giờ !
Cuối năm 2013 tôi có một chuyện hiểu lầm với Ân thế là tôi mail cho nó, nó chưa kịp trả lời hay chẳng thèm trả lời, trả vốn gì hết ! tự ái dồn dập tôi nổi cơn điên  gọi điện thoại cho Ân và hai thằng tranh luận, tính tôi rất nóng.... cự nự, bắt bẽ đủ điều với Ân, lúc ấy Ân rất nhõ nhẹ từ tốn giải thích và khuyên tôi nên bớt nóng đi, từ từ thì tụi mình sẽ hiểu nhau mà ! thường ngày thì lý lẽ của nó rất đanh thép, ngòi bút thì bén như dao cạo...sao bây giờ nó cứ nhã nhặn từ tốn khuyên lơn mình hoài ! chắc nó sợ tui rồi ! nhưng ôi ! ai có ngờ đâu ! thằng nầy nó chơi binh pháp  "lấy tĩnh chế động " làm hôm đó tôi tốn hết 300.000 tiền điện thoại.

Tôi ấm ức lắm ! ( tiếc tiền ) định bụng khi nào có dịp gặp nó thì chơi cho nó một trận nhớ đời ! và tôi giận anh Hội trưởng, tôi không thèm viết bài gởi cho nó nửa,  có chuyện gì hay hay !! lạ lạ !! trên mạng tôi cũng không gởi cho nó luôn,  nhưng trong lòng tôi " tôi và Ân vẩn là bạn với nhau như ngày nào"

Dịp bên Nam Cali làm đặc san 2014 nó có email cho tui, nó khen tui viết văn rất hay !! văn phong hơi gay gắt một chút nhưng như vậy mới là Tây Môn Khánh chứ !?! mặc dù biết nó dụ mình "  nói lén cho các bạn nghe nhé thằng Ân mà chịu khen như vậy làm tui bay bổng trên mây, nhưng thật sự lúc ấy tôi không có tinh thần để viết, vì còn đang bực nhiều thứ chuyện lắm !! tôi trả lời sẽ cố gắng viết cho kịp ngày gởi bài cho bên đó ( hứa lèo ), ai ngờ đâu gần tới ngày in đặc san nó thấy không có bài của tôi là một thiếu sót rất lớn,   vì không có bài của văn sỉ Khánh Nguyễn một văn sỉ đang lên và sắp xuống.... lổ ! thì làm sao các bạn thấy được mấy bài viết của những tác giả khác là hay như thế nào phải không ??  nó bèn chôm đại một bài của tôi làm " chốt thí " và cho đăng luôn, nó còn cho tôi một cái bánh hứa nữa chứ ! nó hẹn là khi về Việt nam sẽ trả tiền nhuận bút cho tui  ( bằng mấy chai lade con cọp ) tôi thích quá nên email cám ơn nó quá trời !!!
                                                                           

Sáng sớm ngày 1 tháng 7 tôi nhận một cuộc gọi đầu số tại Việt nam, giọng hơi lạ hỏi tôi có khoẻ không ? có đi đám cưới con của Liêm Newton không ? tôi hỏi ai gọi cho tôi ? bên kia lại hỏi có nhớ không bạn học từ đệ thất tới đệ ngũ mà ! đá banh bàn với nhau hoài ! thế là tôi la lên phải Ân không ? sao giọng mầy lạ quá ! (vì tôi và nó nói chuyện trên Viber hoài nên quen giọng nó rồi !) nó nói là về mấy ngày rồi nhưng bị cảm nên không đi đâu hết, hôm nay hơi bớt ho rồi nên gọi cho tôi,  rủ tôi ra Sài gòn uống cà phê tâm tình chơi.....tôi vội vả dọn dẹp cái tủ sữa đồng hồ rồi lên đường gặp Việt kiều bên Mỹ về.

Vừa chạy xe vừa miên man suy nghĩ, kỳ nầy là vô mánh rồi mặc sức mà nỗ với bà vợ của tui rồi ! khi có chocolat, thuốc lá Mỹ, dầu thơm, dầu gió con ó xanh.... rồi tiền nhuận bút ( ít nhất cũng đủ đỏ mặt về nhà ! ) Tôi chợt tỉnh khi có tiếng la " ông già chạy đi đâu đó !!" hú ba hồn chín vía, còn một chút là đụng nhằm một người đẹp chạy hướng ngược lại, lỡ đụng người ta té trầy trụa tay chân thì không sao ! chứ trầy trên mặt con gái người ta thì làm sao mà làm lành thẹo được, người ta có thẹo không có chồng được, rồi liều mạng bắt bồi thường cho một ông chồng, thì tôi chỉ còn có nước giao tấm thân già nầy cho yên chuyện !!

Trước lúc đi tôi đã mở bản đồ xem trước rồi ( mấy bạn đừng cười nhé ! tôi ở trên Sài gòn 15 năm rồi mà lạc đường hoài hà ! ) điện thoại hai ba lần,  chạy tới chạy lui ba bốn bận thì cũng đến quán cà phê nó ngồi chờ, đúng là Việt kiều mà ! nó hẹn quán cà phê có cái tên cũng Mỹ ( tui quên mất tiêu rồi ), vào trong quán tôi đảo mắt tìm nó, đi vòng vòng trong quán tới một bàn trong góc khuất ( thằng nầy không biết nó có trốn ai không ? mà chọn bàn trong góc ), nó thấy tôi và đứng dậy, một cái bắt tay như Mỹ của nó, còn tôi thì vừa bắt tay vừa vổ vai nó; hơi hụt hẩng một chút ( không có vẽ Việt kiều gì hết ) không lẽ anh Ân thần tượng của tui từng lên truyền hình Mỹ.... tác giả của những bài thơ đầy nhiệt huyết của một thời gió sương, súng đạn ( đọc là máu huyết chạy rần rần liền ) và nhất là những bài thơ tình lãng mạn, đưa em vào   mộng...và không được bao lâu thì vở mộng !!??? ( theo nhận xét của riêng tôi ) đang cười mĩm bắt tay tôi đây sao ?

Mừng lắm !! vì hai đứa tôi 44 năm rồi không gặp, thăm hỏi nhau về chuyện hội học sinh Hoàng diệu bên nầy bên kia, hỏi thăm thầy cô bạn bè, thôi thì đủ thứ chuyện trên đời nầy, chuyện bên Mỹ, bên Pháp, rồi chuyện Việt nam chuyện Sóc trăng.....chuyện nghề nghiệp sinh sống ra sao ? tới phần chuyện gia đình thì nó lại than vắn thở dài kể cho tôi chuyện đổ vỡ gia đình, chuyện tình duyên lận đận, nghe nó kể tui thấy tội nghiệp quá ! chưa kịp an ủi nó, thì nó lại kể tiếp chuyện tình yêu lăng nhăng lãng mạn như thơ của nó ! nó kể tới đâu tay chân tôi bủn rủn tới đó ! nó nói là người đẹp nầy đeo đuổi nó, người đẹp kia thương nó lắm ! tôi phát điên vì cái tính lẳng lơ của thằng nầy quá mức bèn chọt vô một câu " coi chừng người ta thương thơ của mầy đó chứ không thương mầy đâu " tại mầy làm thơ bóng gió chọc ghẹo con người ta, bây giờ lại nói người ta thương mầy, tôi nói đại như vậy, ai ngờ nó lại gật đầu khen là tôi có lý !  tôi liền nhờ mấy em nhỏ ngồi gần chụp giùm tôi và Ân một tấm hình kỹ niệm, vì tôi thích chụp hình với mấy người nổi tiếng lắm, tôi định bụng về nhà là đưa lên mạng liền cho nóng hổi !
                                               
   
Bây giờ tôi mới biết nó về từ mấy ngày trước rồi, nhưng bịnh nên không cho tôi hay, mà thật thì nó đang cảm.... ho ! ngồi nói chuyện gần hai tiếng đồng hồ nó rủ tôi đi ăn cơm, tôi mừng quá kỳ nầy ra khỏi quán cà phê Mỹ là tôi được hút thuốc rồi !  thế là tôi gởi xe lại quán cà phê và cùng chàng lãng tử vai mang ba lô tà tà cuốc bộ trên đường Nguyễn Trãi thẳng tiến đến quán cơm Dìn Ký... vào thang máy chỉ có hai thằng, tôi nghe rất rõ tiếng thở mệt mỏi của nó, chợt buồn một chút đi bộ đâu có bao xa mà nó thở như vầy thì làm sao mà bạn tôi chống gậy bước thêm bước nữa đây ? đúng là thương vay khóc mướn, nếu đi thêm chút thì tôi cũng vậy thôi ! vậy là hai thằng đều già  hết rồi !!!! suy đi nghĩ lại chứ như hai thằng tôi vậy mà sung sướng ! mình già, yếu...thì  không lo sợ bị con gái đeo đuổi chọc ghẹo phiền phức lắm ! vừa ăn vừa nói chuyện đến 2 giờ trưa tôi ghiền thuốc chịu hết nổi nên nói với nó, thôi mầy còn bịnh về khách sạn nghĩ ngơi uống thuốc đi ! tao về đi cày kiếm cơm !

                                                           
            

Hai thằng bạn già lại cuốc bộ về tới khách sạn gần đó, chia tay nhau hẹn hôm khác gặp nhau...nó lên khách sạn tôi đi lấy xe về nhà....và không quên mồi một điếu thuốc hút cho đã ! về tới nhà gần 4 giờ chiều tôi tiếp tục đi cày.... tối về nhà mở máy tính định khoe hình được chụp chung với anh Hội trưởng, nhưng chợt nhớ hồi sáng Ân có nói với tôi là tao về Việt Nam cùng với Trương (con thầy Tráng ) và trong bạn bè chỉ có mầy là người thứ 3 ( sao tôi lại là người thứ 3 ??? vậy người thứ 2 là ai ???) biết tao đang ở Việt nam mà thôi ! tao không muốn nhiều người biết chuyện nầy ! tôi suy đi nghĩ lại thì bên Mỹ nó đâu có làm ăn mua bán gì đâu mà trốn nợ, trốn thuế; thôi rồi ! cái thằng bạn nầy của tui chắc chắn như đinh đóng bột là trốn nợ tình rồi ? cho đáng đời cái tính lãng mạn trăng hoa không chừa ! .làm thơ chọc ghẹo con gái người ta, lại thêm cái tật lẵng lơ đưa đẩy... yêu đương bóng gió, lần nầy là mầy chết chắc !... mấy vụ khác thì tui còn nhảy vô chia lửa, đỡ đòn tiếp chứ cái vụ bị con gái rượt thì Tây Môn Khánh tui xin chào thua ! rủi ro nó bị bắt tại trận rồi đẩy đại một nàng nào đó nói là bồ của tui, thì tui mất chức Hội trưởng hội trí thức yêu vợ như chơi !


Ngày 5 tháng 7 vừa rồi thằng Ân đã gặp lại Đinh Công Nhân tại đám cưới con của Liêm Newton tại Sóc Trăng cùng với rất nhiều bạn niên khoá 65-72. Vừa về tới Sài Gòn, Ân liền cho tôi hay là đã gặp Nhân, với một giọng nói rất buồn: " tao về Sài Gòn lần nầy gặp lại mầy thấy mầy thê thảm; về Sóc trăng gặp lại thằng Nhân lại thấy thê thảm hơn ! " Nghe Ân nói  tôi chợt thấy lòng mình se thắt lại thương cho Nhân ( mà cũng  là thương cho tôi ), con nhà tư sản bây giờ ngồi sửa đồng hồ ven đường ! con sỉ quan cấp tá bây giờ bán vé số dạo, cuộc đời sao lại nghiệt ngã thế !!! trong cuộc sống của chúng ta không có cái gì? là không thể xảy ra cả ! phải không ? và Ân đã post trên FB của mình một bài thơ không phải là Thơ tình lãng mạn.

Tâm Khúc Sóc Trăng

nếu Sóc Trăng không có bọn mày
tao chắc không biết là đã về quê hương đó
nơi lớn lên, học hành, lê la từng góc phố
chảy mồ hôi, nước mắt và có cả ... máu xương!
vì còn có bọn mày, tao còn được quê hương
quê hương ... chẳng gì, nhưng xa thì buồn đứt ruột!

quê hương hiện trên từng khuôn mặt một
dấu nhọc nhằn, gian khổ bụi thời gian
dấu gian nan, vết tích của... hoang tàn
còn sót lại sau phế hưng thời đại!

nhờ bọn mày, Sóc Trăng, nên tao thấy lại
những Liêm què, những Nhân ... khổ đến tang thương
những x, y, ... không kêu ... mà khổ đến đoạn trường!
xoa lại mãi vẫn ... bàn tay mình quá nhỏ!

bàn chuyện với mày, Khánh ơi... trăn trở
quê hương mình ... bao nhiêu nỗi trầm luân!

Về Sài Gòn hai thằng tôi cà phê tâm sự bàn cách giúp Nhân.... tôi bộc bạch với Ân là mình cũng te tua, cũng tan tác lắm, chẳng làm gì được cho Nhân cả, Ân thì tính khi về Mỹ sẽ vận động một số chú bác..đã từng là đồng đội với ba của Nhân ( Trung tá Ngởi ) để có một số tiền nho nhỏ,  giúp cho Nhân bớt khổ, với cuộc sống bên lề đường của tôi đã cho tôi thấy cảnh của những người già cầm sấp vé số lê la khắp nơi chào mời, năn nỉ người ta mua giúp vài tờ vé số....đôi khi lại bị xua đuổi, thậm chí phải nghe những lời lẻ mà mình chẳng nói ra được ! Vậy mà bây giờ Nhân phải như thế, nghiệt ngã đến như thế cho cuộc sống của Nhân !

Thế là hai thằng tôi bắt đầu làm cái chuyện " lá rách đùm lá nát "....mỗi thằng trong chúng tôi vận dụng tất cả các mối giao tình của mình và gởi email, điện thoại cho từng người để tìm sự giúp đỡ cho Nhân !

Cả hai thằng tôi đều chung một suy nghĩ, chuyện của Nhân là chuyện nhỏ, và chúng tôi chỉ dùng danh nghĩa cá nhân của mình, để vận động anh em, bạn bè trong và ngoài trường Hoàng Diệu để tìm sự giúp đỡ cho Nhân, chúng tôi hoàn toàn không đưa ra một lời kêu gọi giúp đỡ nào dính dáng tới bất cứ một nhóm hay một Hội đoàn nào cả, chúng tôi không muốn cho nhiều người biết nổi đau xé lòng của bạn mình cả ! 

Rất may cuộc sống còn có rất nhiều tấm lòng nhân ái ! chúng tôi được sự ủng hộ rất nhiệt tình và nhanh chóng từ các anh Lê Xừng, Hợp, Minh, Quốc Lực, Quang Cua, Khoa Lâm các chị Sơn Liêng, Giang Liên, Như Vỏ, chị Hà ( con thầy Thế ) .... anh chị nầy sau khi nhận lời giúp cho Nhân lại vận động anh chị em khác giúp thêm...chúng tôi chỉ muốn góp một chút tiền giúp cho Nhân bớt đi phần nào nỗi nhọc nhằn khốn khó, tạo cho Nhân một niềm tin vào cuộc sống....vì chung quanh Nhân, chung quanh chúng ta còn rất nhiều tấm lòng vàng trong sáng lắm ! thu xếp xong công việc tôi và Ân sẻ về Sóc trăng thăm Nhân, chúng tôi sẻ mang những tấm chân tình của anh chị em đến với Nhân một người bạn khốn khổ của Niên khoá 65-72 trường Hoàng Diệu Sóc Trăng !

những x, y, ... không kêu ... mà khổ đến đoạn trường!
xoa lại mãi vẫn ... bàn tay mình quá nhỏ!

Tháng 7 năm 2014.
Nguyễn Thành Khánh