a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT NĂM MỚI GIÁP THÌN AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM GIÁP THÌN VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Thứ Năm, 22 tháng 10, 2015

Nấu lươn om chuối đậu .

Từng miếng chuối bở bùi, miếng đậu mềm béo kết hợp với thịt lươn dai ngọt đậm đà thơm mùi lá lốt tía tô sẽ làm cho vị giác, khứu giác lan tỏa khi thưởng thức món ăn rất dân dã, đậm nét ẩm thực truyền thống này. Hãy vào bếp chiêu đãi cả nhà món lươn om chuối đậu đúng kiểu miền Bắc ngon tuyệt nhé!
Nguyên liệu:
- Lươn đồng đã sơ chế: 400g
- Thịt ba chỉ: 150g
- Đậu phụ: 300g
- Chuối xanh: 3 quả
- Dấm bỗng: 100ml
- Hành hoa, tía tô, lá lốt
- Hành khô, bột nghệ, hạt nêm, gia vị, dầu ăn.
Cách làm lươn om chuối đậu
- Chuối xanh tước bỏ vỏ xanh bên ngoài, cắt miếng vừa ăn rồi ngâm chuối xanh vào chậu nước có hòa ít muối và dấm gạo để chuối ra hết nhựa và không bị thâm trong vòng 10 phút, vớt lên rửa lại thật sạch. Đun sôi nước rồi thả chuối xanh vào trần qua cho ra hết vị chát rồi vớt ra để ráo nước. Ướp chuối xanh với 1 thìa hạt nêm và 1 thìa bột nghệ để 15 phút cho ngấm. Cho chảo lên bếp với chút dầu ăn cho chuối xanh vào xào sơ cho chuối ngấm gia vị đậm đà hơn khi nấu.
- Thịt ba chỉ sơ chế sạch thái miếng mỏng vừa ướp với gia vị, hạt nêm và bột nghệ chừng 10 phút. Cho thịt lên chảo đảo xém cạnh đến khi bắt đầu ra mỡ thì tắt bếp, để riêng sang 1 bên.
- Hành hoa, tía tô, lá lốt nhặt rửa sạch thái rối. Đậu phụ cắt miếng vuông nhỏ vừa phải cho vào chảo chiên vàng các mặt, cho ra đĩa để riêng.
- Lươn - các bạn nên chọn loại lươn đồng có màu nâu vàng rõ rệt và con lươn thường chỉ to vừa phải, khi ăn thịt lươn đồng sẽ dai ngọt đậm đà mà rất thơm chứ không bị bở thịt như lươn nuôi. Khi mua bạn có thể nhờ người bán sơ chế giúp thì sẽ đỡ rất nhiều nhưng nếu không nhờ được thì các bạn mang lươn về, cho lươn vào 1 nồi có vung đậy chặt, thả 1 nắm muối hạt và 1 muỗng dấm gạo vào nồi lươn rồi giữ thật chặt vung nồi vì lươn gặp muối và dấm sẽ quẫy rất mạnh và nhả hết nhớt trên thân ra. Chừng 10 phút sau là lươn chết, các bạn bỏ lươn ra rửa lại thật sạch nhớt rồi cắt bỏ đầu và nội tạng.
Lươn đã thịt nên hạn chế rửa lại với nước vì sẽ làm lươn bị tanh và nhạt thịt khi ăn. Sau khi sơ chế xong, các bạn cắt lươn thành khúc vừa ăn, ướp với hạt nêm và bột nghệ chừng 15 phút cho ngấm. Hành khô bóc vỏ cắt lát rồi cho vào chảo dầu phi thơm thì cho lươn đã ướp gia vị vào xào cho chín tới.
- Chuẩn bị sẵn 1 nồi đất hoặc nồi sứ thì om lươn sẽ ngon hơn, cho thịt ba chỉ xuống dưới cùng tiếp theo cho chuối xanh và lươn đã xào sơ lên trên.
- Cho nồi lươn lên bếp và thêm nước bằng mặt nguyên liệu, nêm nếm vào 1 thìa gia vị và om cho nồi canh lươn sôi đều thì hạ nhỏ lửa. Cho từ từ dấm bỗng vào nồi lươn om để có vị chua nhẹ, nêm nếm lại 1 lần nữa cho vừa với khẩu vị gia đình rồi cho phần đậu phụ đã chiên vàng vào om cùng. Khi lươn và các nguyên liệu khác chín mềm, các bạn cho hành hoa, tía tô, lá lốt thái rối vào cho chín tái thì tắt bếp.
- Cho lươn om chuối đậu ra đĩa và thưởng thức khi còn nóng sẽ rất ngon miệng. Chuối xanh chín mềm ngấm vị ngọt từ thịt ba chỉ, thịt lươn ăn rất đậm đà, thịt lươn chín nhưng vẫn dai mà ngọt, nước om hơi sanh sánh do chất bột từ chuối tiết ra cộng với mùi vị thơm ngon hấp dẫn từ tía tô lá lốt sẽ làm cho dạ dày của cả nhà sôi lên réo rắt chờ đợi.
- Món lươn om chuối đậu các bạn có thể ăn với cơm trắng hoặc bún đều rất hợp. Nếu dùng trong mùa đông hoặc khi mát trời, các bạn có thể nấu loãng món lươn om chuối đậu ra một chút rồi đặt nguyên cả nồi lên bếp cồn hoặc bếp từ để ăn nóng như khi ăn lẩu. Có thể chuẩn bị thêm một vài thứ rau như tía tô lá lốt thái rối, hoa chuối thái sợi hoặc thân chuối non thái mỏng để nhúng vào nồi cho chín tới ăn kèm như kiểu ăn lẩu thì càng ngon hơn nữa nhé.
Chúc các bạn ngon miệng với món lươn om chuối đậu hấp dẫn này.
Bee Nguyễn

Cách nhận biết nồi nước lẩu làm từ hóa chất

Mùa lạnh cũng là lúc những món lẩu lên ngôi và được nhiều nhà hàng phù phép bằng hóa chất độc hại cho nước lẩu có mùi vị thơm ngon, màu sắc bắt mắt.
Để có thể đáp ứng được nhu cầu của thực khách và kiếm được nhiều lợi nhuận hơn từ những nồi lẩu có giá bình dân, các quán ăn, nhà hàng thường sử dụng gia vị và hóa chất làm tăng hương vị cho nước lẩu. Các loại gia vị lẩu này thường chứa chất hóa học độc hại như NO2, HCHO, ethyl maltol, propanediol… gây nguy hiểm cho sức khỏe. Trong đó, NO2, HCHO thường có màu nâu đỏ và được dùng để tạo màu cho nước lẩu và làm tăng vị ngọt đậm đà, thơm dậy mùi cho nước dùng. Đây là hai chất cực độc gây ức chế khả năng tiếp nhận và cung cấp oxy của cơ thể, tác động lên hồng cầu gây ra bệnh thiếu máu nếu ăn thường xuyên. Ngoài ra, nó còn có tác động xấu đến phổi và làm suy yếu chức năng hô hấp, gây bệnh hen suyễn.
Lẩu là món ăn khá tốt cho sức khỏe khi có sự cân bằng dinh dưỡng giữa nhiều loại đồ ăn khác nhau, giữa nhóm thực phẩm từ thịt và rau củ. Tuy nhiên, nếu sử dụng lẩu có hóa chất thì lại đem đến nguy hại khôn lường cho sức khỏe.
Đa phần các nhà hàng, quán ăn vỉa hè với giá rẻ hiện nay đều dùng hóa chất để tạo mùi và tăng hương vị cho nồi nước lẩu, nhưng chỉ cần chú ý, bạn có thể dễ dàng phát hiện đâu là nồi lẩu an toàn hay được làm bằng hóa chất.
Nồi nước lẩu vừa mang ra đã có vị thơm ngào ngạt chắc chắn đã được pha thêm hóa chất tạo mùi (Ảhh minh họa: Internet)
1. Ngửi mùi
Nồi nước lẩu vừa mang ra đã có vị thơm ngào ngạt chắc chắn đã được pha thêm hóa chất tạo mùi. Thông thường, nước lẩu được ninh từ thịt và xương sẽ có mùi thơm thanh nhẹ mà chỉ khi ninh thật lâu hoặc trong khi thưởng thức mới có thể cảm nhận được hương vị này.
2. Nhìn màu sắc
Dù cho bao nhiêu ớt hay cà chua thì màu sắc nồi nước lẩu truyền thống cũng không thể bắt mắt như các nồi nước dùng như ở nhà hàng mà vẫn trong như nước hầm xương và có các váng mỡ màu nổi lên trên bề mặt. Chính vì vậy, nếu khi sử dụng lẩu tại các cửa hàng mà nước có màu đỏ hồng hay hơi vàng cam thì chắc chắn rằng bạn đã được dùng loại nước pha từ hóa chất và phụ gia.
Dù cho bao nhiêu ớt hay cà chua thì màu sắc nồi nước lẩu truyền thống cũng không thể bắt mắt như nước lẩu cho hóa chất (Ảnh minh họa: Internet)
3. Nếm thử
Nếu bạn vẫn chưa thể xác định được màu sắc và mùi vị của nước lẩu hóa chất, bạn nên nếm thử một chút nước dùng.
Nước lẩu thông thường sẽ có vị thơm, ngọt thanh đạm của nước hầm xương và rau củ. Nếu cay cũng là vị cay dễ chịu, cay mượt chứ không kích thích như các loại sa tế hóa học.
Nếu nước lẩu màu hồng nhạt, cay xè kích thích và có vị ngọt đậm thì chắc chắn đó là sản phẩm của công nghệ gia vị tạo ngọt tạo cay và màu hóa học.
Chú ý rằng trước khi thử nước lẩu, bạn không nên uống rượu hay ăn các món khai vị, nó có thể làm vị giác của bạn bị ảnh hưởng.
Để bảo vệ tốt cho sức khỏe, những gia vị tự nhiên như ớt hay rau củ tươi, nước ninh xương là sự lựa chọn tuyệt vời để có được nồi lẩu thơm ngon an toàn cho sức khỏe.

Xuýt xoa với món sườn heo xào ớt chuông

Thỉnh thoảng thay đổi cách chế biến như món sườn heo chiên xào ớt chuông này để bữa cơm thêm ngon miệng nhé!
Nguyên liệu:
- 500g sườn heo non ngon
- 90g ớt chuông đỏ, xanh, vàng
- 10g hành lá; 10g hành tây; 1 lòng đỏ trứng; 5g muối; 5g hạt tiêu; 15ml xì dầu; 15g sốt cag chua (ketchup); 15g bột bắp; 15g đường; 500ml dầu thực vật
Tham khảo cách làm sườn heo chiên, xào ớt chuông dưới đây.
Cách làm:
Bước 1: Ớt chuông, hành tây rửa sạch, thái hạt lựu.
Bước 2: Sườn rửa sạch, chặt miếng vừa ăn. Cho lòng đỏ trứng, hạt tiêu, bột bắp, xì dầu vào bát sườn, trộn đều.
Bước 3: Đun nóng chảo dầu chiên trên bếp rồi thả sườn vào chiên vàng sau đó vớt ra.
Bước 4: Trong một chảo khác, đun ít dầu cho nóng lên rồi cho ớt và hành tây vào xào một lát rồi cho ớt, hành ra đĩa, để sang một bên.
Bước 5: Vẫn trong chảo đó, đổ sốt cà chua, đường và muối vào, khuấy đều rồi cho sườn heo chiên vào. Đảo đều.
Thêm hành tây, ớt chuông các màu vào, đảo một lát rồi cho sườn heo chiên, xào ớt chuông ra đĩa thưởng thức!
Chúc các bạn thành công và ngon miệng với cách làm sườn chiên xào ớt chuông nhé!

Tự làm bánh gạo cay Hàn Quốc

Bánh gạo Hàn Quốc được làm từ những thỏi bánh gạo dẻo thơm với hình dáng tròn hoặc dài. Thành phần đặc trưng của món bánh gạo này là tương ớt của Hàn Quốc, khi ăn có vị cay ấm và ngọt nhẹ làm món ăn trở nên hấp dẫn hơn nhiều.
Bánh gạo cay Hàn Quốc (Tteokbokki) là một trong những món ăn đường phố được rất nhiều người ưa thích, đặc biệt là giới trẻ. Dù được du nhập từ Hàn Quốc vào Việt Nam nhưng cách làm bánh gạo cay này lại rất đơn giản và dễ thực hiện, vì vậy các chị em có thể chế biến ngay tại nhà cho gia đình mình một món ăn vặt đầy hấp dẫn.
Nguyên liệu:
- 200g bánh gạo
- Ớtt Gochujang, ớt bột
- Nước tương, đường, dầu ăn
- Tỏi, vừng rang
Cách làm bánh gạo cay Hàn Quốc với những nguyên liệu đơn giản Cách làm bánh gạo cay Hàn Quốc:
Bước 1: Đun sôi nồi nước, cho bánh gạo vào luộc khoảng 1-2 phút, sau đó đổ ra rổ xả lại nước lạnh để bánh không bị dính với nhau, sau đó để ráo.
Luộc qua phần bánh gạo cho mềm và để ráo nước
Bước 2: Cho 1 thìa canh ớt Gochujang, 1 thìa cà phê ớt bột, 1 thìa cà phê nước tương, 1 thìa cà phê đường, và 1 thìa nước lọc vào bát, khuấy đều cho đường tan và các loại gia vị quyện đều vào nhau.
Chuẩn bị phần tương ớt cay cay, ngọt ngọt cho món bánh gạo
Bước 3: Bắc chảo lên bếp, cho một chút dầu ăn vào, phi thơm phần tỏi băm nhỏ, rồi cho bánh gạo đã luộc quả vào đảo đều trong khoảng 2 phút.
Xào bánh gạo cùng hỗn hợp ớt cho thật đều nhau
Bước 4: Cho tiếp hỗn hợp bát tương ớt đã pha ở trên vào đảo đều, xào khoảng 4-6 phút đến khi hỗn hợp tương ớt bám đều quanh bánh gạo thì tắt bếp. Cho vừng rang chín vào đảo đều, đổ ra đĩa dùng nóng.
Thanh Mai

Không có nhận xét nào: