Nghiên cứu mới đưa ra thêm căn cứ rằng trình độ tri thức cao hơn có mối liên hệ với việc sống lâu hơn.
Các nhà nghiên cứu đã xem số liệu của hơn một triệu người từ năm 1986 đến 2006 để ước tính số người chết ở Mỹ mà nguyên nhân có thể một phần do trình độ tri thức thấp. Họ đã nghiên cứu những người sinh năm 1925, 1935, 1945 để tìm hiểu trình độ tri thức tác động như thế nào đến tỉ lệ tử vong theo thời gian, và ghi chú lại nguyên nhân chết, bao gồm bệnh tim mạch và ung thư.
Họ đã phát hiện ra rằng nếu những người trưởng thành chưa hoàn thành trung học tiếp tục thi GED (Phát triển giáo dục chung – Bằng tương đương bằng trung học ở Mỹ) hoặc bằng trung học thì 145,243 người chết có thể được cứu sống trong năm 2010, điều này có thể so sánh với số lượng người chết có thể được cứu sống nếu tất cả những người hút thuốc lá hiện tại biết được tỉ lệ tử vong của những người đã hút thuốc.
Thêm vào đó, 110.068 người chết có thể được cứu nếu những người trưởng thành đã có bằng trung học này tiếp tục hoàn thành việc học đại học của họ. Những phát hiện này được đưa ra trên tờ tạp chí PLOS ONE.
Virginia Chang, Phó Giáo sư về sức khỏe cộng đồng tại trường Steinhardt về phát triển con người giáo dục và văn hóa thuộc Đại học New York (NYU) và Cao đẳng sức khỏe cộng đồng toàn cầu và Giáo sức khỏe dân số của Trường dược thuộc NYU, đã nói: “Trong chính sách sức khỏe cộng đồng, chúng ta thường tập trung vào việc thay đổi các hành vi sức khỏe như ăn kiêng, hút thuốc và uống rượu bia.”
“Giáo dục – một yếu tố tác động cơ bản hơn đến các hành vi và sự không đồng đều về mặt sức khỏe – cũng nên được là một nhân tố then chốt của chính sách sức khỏe Mỹ.”
Hơn 10% thanh niên Mỹ từ 25 đến 34 tuổi không có bằng trung học trong khi hơn 1/4 đi học đại học nhưng không có bằng đại học. Nghiên cứu còn chỉ ra rằng trình độ tri thức cao hơn là một tiên đoán chắc chắn về việc sống thọ do nhiều yếu tố bao gồm thu nhập, địa vị xã hội cao hơn, hành vi đúng mực hơn và sự chăm sóc về tâm lý cũng như xã hội được cải thiện. Cơ sở của nghiên cứu bao gồm các thí nghiệm tự nhiên thể hiện một cách vững chắc mối liên hệ mạnh mẽ giữa trình độ tri thức và tỉ lệ tử vong.
Trung học và Đại học
Về căn bản, sự chênh lệch về tỉ lệ tử vong của các trình độ tri thức khác nhau trở nên lớn hơn theo thời gian. Ví dụ, trong số những người có bằng cao đẳng, tỉ lệ tử giảm một cách khiêm tốn nhưng trong số những người có bằng cao đẳng, tỉ lệ tử giảm nhiều hơn nhiều.
Kết quả là, nhờ việc khuyến khích hoàn thành trung học đối với những thanh niên chưa hoàn thành, những người sinh năm 1945 có tuổi thọ được kéo dài hơn gấp hai lần so với những người sinh năm 1925.
Sự chênh lệch về tỉ lệ tử và những cải thiện để tăng cơ hội sống sót cho những người được giáo dục tốt [ở nhóm nói trên] cũng được thể hiện ở việc những cái chết do bệnh tim mạch thì thường nhiều hơn so với do bệnh ung thư nhờ những tiến bộ trong việc ngăn ngừa và chữa trị bệnh tim mạch đối với người có nhiều tri thức hơn.
Theo Chang: “Một cách rộng khắp, tuổi thọ thì đang tăng lên, nhưng những người có tri thức hơn đang được hưởng phần lớn các lợi ích từ điều này. Ngoài sự liên quan rõ ràng của chính sách giáo dục đối với phát triển học tập và các cơ hội kinh tế, lợi ích của nó đối với sức khỏe cũng nên được nhìn nhận như 1 nhân tố căn bản và quan trọng. Điều then chốt ở đây là quan tâm đến giáo dục sẽ tạo tiềm năng để giảm tỉ lệ tử vong một cách lâu dài.”
Học viện quốc gia về sức khỏe trẻ em và phát triển con người Eunice Kennedy Shriver đã tài trợ nghiên cứu, tham gia vào nghiên cứu còn có các nhà nghiên cứu từ Đại học Colorado Denver và Đại học Bắc Carolina tại Chapel Hill.
Tác giả: Rachel Harrison, New York University
Dịch giả: Thanh Huyền
Vỗ vào lõm khuỷu tay có thể cứu mạng nạn nhân lên cơn đau tim
Tại một lễ cưới vào năm 2011, một ông già đang ngồi thì bỗng nhiên ông ta bị khó thở và ngất lịm đi. Giống như thể ông ấy lên cơn đau tim vậy. Một người nào đó đã gọi xe cứu thương. Một người khác đã xắn tay áo của ông lên và vỗ mạnh vào lõm trên khuỷu tay của ông ấy (còn gọi là hố trụ). Người đó đã yêu cầu người nhà của ông cũng vỗ mạnh vào lõm của khuỷu tay bên kia . Sau một lúc liên tục làm như vậy hàng chục lần, ông già bắt đầu phản ứng. Ông ấy đã thoát khỏi cơn nguy kịch.
Y học cổ truyền Trung Quốc tin rằng “lạnh khiến cho máu huyết ứ đọng và khó lưu thông.” Sự hình thành và loại bỏ các cục máu đông có cơ chế tương tự như dầu đậu phộng : nó có dạng kết tủa khi nhiệt độ xuống thấp và tan trở lại khi nhiệt độ tăng lên. Màng ngoài tim và các dòng năng lượng của tim tại khuỷu tay liên kết trực tiếp với tim. khi bạn vỗ mạnh vào 2 mạch năng lượng này, bạn thúc đẩy “sự tuần hoàn năng lượng, và sau đó là sự lưu thông máu.” Điều này sẽ khiến người đó cảm thấy ấm lên và đổ mồ hôi. “Tính dương tăng” và loại bỏ sự cản trở lưu thông máu, và làm thông thoáng các mạch máu.
Bất kì ai cũng có thể thực hiện các kĩ thuật đơn giản này và không cần thông qua các khóa đào tạo. Vỗ vào lõm của khuỷu tay hằng ngày giúp ngăn ngừa các vấn đề về tim mạch và làm giảm huyết áp. Điều đó giúp giảm sự xuất hiện của các cơn đau tim.
Vỗ vào lõm khuỷu tay hằng ngày giúp ngăn ngừa các bệnh về tim mạch và giảm huyết áp.
Quan sát xem bạn có bị bầm tím nơi khuỷu tay sau khi vỗ mạnh vào nó hay không, điều đó cũng có thể được sử dụng để chẩn đoán liệu bạn có mắc các bệnh về tim hay không. Độ chính xác của phương pháp chẩn đoán này cao hơn so với việc sử dụng các phương tiện y học hiện đại. Nếu có một vết bầm tím ở khuỷu tay sau khi vỗ , bạn nên tiếp tục vỗ cho đến khi nó chuyển sang màu đỏ. Bất kì bệnh về tim nào cũng sẽ được giảm bớt thậm chí là bị loại bỏ. Phương pháp điều trị này được gọi là “làm tan ứ huyết.” Tiếp tục vỗ vào những mạch năng lượng khác trên cơ thể bạn, hoặc những nơi bị đau khi bạn chạm vào, điều đó có lẽ giúp điều trị một số căn bệnh mà không thể chữa trị được.
Tác giả: Aizhu Lu | Dịch giả: T.Thảo
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét