a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT NĂM MỚI GIÁP THÌN AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM GIÁP THÌN VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Thứ Tư, 21 tháng 10, 2015

Nguồn gốc của câu “Công bằng giao dịch”


(Ảnh: epochtimes.com)
(Ảnh: epochtimes.com)
Trước đây, quả cân trên cái cân của người buôn bán có khắc bốn chữ “Công bằng giao dịch”, người hiện đại ngày nay cũng lấy “Công bằng giao dịch” làm phương châm mà thương nhân cần phải tuân theo trong giới thương nghiệp. Nguồn gốc của câu nói này là một câu chuyện rất thú vị.
Tương truyền cách đây rất lâu, có một người làm buôn bán nhỏ, tên là Công Bằng, anh đối xử với người khác thật thà chân thành, mua bán sòng phẳng, không lừa gạt ai bao giờ. Một hôm, Công Bằng làm xong công việc buôn bán của mình, thu xếp đồ đạc về nhà, khi về đến cổng, không biết bị vật gì làm vướng chân, nhìn kỹ lại thì ra là một đĩnh bạc trắng lộ một nửa ra ngoài mặt đất và phát ra ánh sáng lấp lánh. Thế là anh cầm xẻng ra đào đĩnh bạc đó lên, lấy cân để cân, vừa đúng mười lượng, trên mặt đĩnh bạc còn khắc tám chữ “Công bằng giao dịch, mỗi người đều có phần”. Trong tâm Công Bằng nghĩ: “Số bạc này là ông trời ban cho ta và Giao Dịch, ta không thể một mình độc chiếm.” Do đó, anh quyết định ra ngoài, vừa buôn bán vừa tìm người có tên là Giao Dịch.
Ngày hôm sau, Công Bằng đi khắp các ngõ phố, không ngại vất vả, dọc đường rao bán hàng. Mấy tháng sau, vì anh làm kinh doanh nhỏ, chỉ đủ làm ngày nào ăn ngày đó, không lâu sau thì trên người không còn xu nào, chỉ còn lại đĩnh bạc kia, nhưng vẫn chưa tìm thấy tung tích của Giao Dịch đâu. Trên đường đi, anh thà cuộn mình dưới hiên nhà, ngủ nơi đầu đường, cũng quyết không động đến mười lạng bạc kia. Thời tiết dần lạnh, nhưng cái đói rét không làm lay động được quyết tâm tìm Giao Dịch của anh. Anh cứ đi, cứ tìm. Một hôm trời chạng vạng tối, anh đến một thị trấn nhỏ, thực sự anh không còn sức lực nữa, liền ngã trước cửa một quán ăn, miệng vẫn không ngừng gọi: “Giao Dịch, huynh ở đâu? Giao Dịch, huynh ở đâu?” Nào ngờ, ông chủ quán ăn này lại tên là Giao Dịch, tiểu nhị nghe thấy bên ngoài có người gọi tên ông chủ mình, vội vã ra ngoài xem, nhìn thấy một người quần áo rách rưới ngất trước của tiệm, cậu nhanh chóng vào nói với ông chủ.
Giao Dịch nghe tiểu nhị kể, liền vội vàng ra ngoài cửa dìu Công Bằng vào trong quán, vừa sai người đốt lò sưởi ấm và rót trà, vừa hỏi lý do Công Bằng đến. Khi biết Công Bằng đường xa đến tìm mình để chia đôi ngân lượng, Giao Dịch vô cùng cảm động, liền nói: “Một đĩnh bạc thôi mà, hà tất phải như vậy, một mình anh lấy không phải là xong rồi ư? Huống hồ lại là của nhặt được!” Công Bằng nói: “Trên đĩnh bạc có viết rất rõ ràng, tôi sao có thể một mình độc chiếm chứ?” Giao Dịch thấy Công Bằng nhân nghĩa như vậy, lòng tôn kính của anh với Công Bằng trào dâng, anh cảm động nói: “Tôi vẫn có thể sống qua ngày được, vậy một nửa đĩnh bạc đó tôi tặng cho anh vậy!
Anh là ai?” Công Bằng hỏi với vẻ không hiểu.
Tôi là Giao Dịch, người mà anh ngày đêm tìm kiếm đây!
A! Cảm ơn trời cảm ơn đất, rốt cuộc đã tìm được người rồi!” Công Bằng dường như quên đi mệt mỏi, vội vàng bảo Giao Dịch lấy dao ra để chia bạc. Giao Dịch nhiều lần từ chối, Công Bằng không muốn, vậy là bảo tiểu nhị lấy dao chặt củi ra, Công Bằng đặt đĩnh bạc lên trên một tảng đá rỗ ở trong sân, giơ dao lên chặt. “Xoảng” một tiếng, nửa miếng bạc rơi vào khe hở của tảng đá rỗ đó, Công Bằng lấy tay thò vào khe hở đến nỗi tay chảy máu cũng không lấy được miếng bạc ra. Giao Dịch thấy một nửa miếng bạc ở trên hòn đá vừa đúng có hai chữ Công Bằng, liền nói: “Thôi thôi, không cần lấy nữa, một nửa của anh ở đây.” Công Bằng trả lời: “Như thế sao được, anh không có, tôi không thể một mình mình có được.” Giao Dịch thấy Công Bằng quả thật “công bằng”, liền cầm ra một cây gậy sắt, hai người cùng nhau bẩy tảng đá ra, dưới đất xuất hiện chín vại và mười tám lọ vàng bạc, trên đó đều có tám chữ “Công Bằng Giao Dịch, mỗi người đều có.
Chuyện này đã nhanh chóng được truyền ra khắp thị trấn, không phải người ta truyền tụng tài vận, mà là truyền tụng phẩm chất cao quý của hai người Công Bằng và Giao Dịch.
Sau này, người buôn bán vì để kỷ niệm Công Bằng và Giao Dịch, đã học tập tinh thần đối đãi thành thật với người khác, nên đã khắc tên của hai người họ “Công Bằng Giao Dịch” lên trên quả cân, công bằng giao dịch đã trở thành cái cân lương tâm của thương nhân khi mua bán.
Câu chuyện này rất thú vị và cũng rất cảm động lòng người, nhưng cũng chớ vì thế mà cho rằng đây là câu chuyện được viết ra một cách tùy tiện, văn hóa của Trung Quốc là văn hóa Thần truyền, mỗi một từ mỗi một chữ đều có nội hàm sâu sắc bên trong. Câu chuyện “Công bằng giao dịch” không chỉ là ca ngợi đức tính tốt đẹp của Công Bằng và Giao Dịch, mà còn là Thần lưu lại cho con người khi làm buôn bán, nhất định phải tuân theo chuẩn tắc: giữ tâm cho chính, công bằng giao dịch, thì mới có thể đắc được thứ của mình, và hai bên mua bán đều có lợi. Đây chính là văn hóa kinh doanh. Đây cũng chính là nguyên do mà mấy nghìn năm Trung Quốc có nền kinh tế phồn vinh, thay đổi triều đại nhưng bao niên đại kinh tế không hề suy yếu.
Đạo lý kinh doanh và đạo lý làm người, quý ở chỗ có đức. Hiện nay ở Trung Quốc Đại Lục, tham quan khắp nơi, đạo đức con người dần mất đi, dùng mọi cách không chừa thủ đoạn để kiếm tiền, che giấu lương tâm kiếm tiền một cách đen tối, gian lận lừa đảo đều đã xuất hiện, hàng giả phổ biến khắp nơi, người mua bị đòi giá cao mà không có thương lượng. Đây đều là do chính quyền tà ác của Đảng Cộng sản Trung Quốc làm ra. Chỉ có vứt bỏ Đảng Cộng sản, thì Trung Quốc mới có hy vọng. Đồng bào Trung Quốc, hãy nhanh chóng thoái xuất khỏi tổ chức tà ác sắp bị diệt vong này, đừng làm vật chôn cùng nó, thì mới có tương lai, mới có thể thấy được thời khắc vĩ đại phục hưng dân tộc Trung Hoa, người Trung Quốc mới có thể trở về với con đường văn hóa truyền thống, đó mới là cuộc sống chân chính và tốt đẹp của nhân loại.
Tác giả: Tịnh Liên

Đứa con tù tội vì đánh người, không ngờ mẹ già bỏ đi chỉ để lại… những đóa mai

Mẹ anh từng nói với anh rằng, làm người cần phải giống như những bông hoa mai vàng trong mùa đông lạnh giá, càng khó khăn gian khổ, thì càng cần phải trổ ra những bông hoa tươi đẹp hơn.

Ảnh: Secretchina.com
Ảnh: Secretchina.com
Năm đó khi mới vừa 18 tuổi, một lần không chịu được nhẫn nhịn, anh đã đánh người ta trọng thương, bị tuyên án 6 năm tù giam.
Kể từ cái ngày anh vào trong tù, thì không có ai đến thăm anh cả. Mẹ anh ở góa, ngậm đắng nuốt cay để mà nuôi dưỡng anh nên người. Thật không ngờ rằng anh vừa mới tốt nghiệp phổ thông, liền xảy ra chuyện như thế này, khiến cho mẹ đau thấu tâm can. Anh hiểu mẹ mình, bà có lý do để hận anh.
Mùa đông năm đó sau khi anh vào tù, đã nhận được một chiếc áo len, góc dưới của chiếc áo có thêu một bông hoa mai, trên hoa mai có kẹp một mảnh giấy rất nhỏ: “Hãy cố gắng cải tạo, mẹ còn chờ con phụng dưỡng những năm tuổi già nữa…”
Mảnh giấy nhỏ này, khiến một người trước giờ vốn kiên cường như anh khóc ướt cả mặt. Đây là chiếc áo len mà mẹ anh đích thân đan cho anh, từng mũi kim từng đường chỉ đều quen thuộc làm sao.
Mẹ anh đã từng nói với anh rằng, làm người cần phải giống như những bông hoa mai vàng trong mùa đông lạnh giá, càng khó khăn gian khổ, thì càng cần phải trổ ra những bông hoa tươi đẹp hơn.
Trong bốn năm sau đó, mẹ anh vẫn không đến thăm anh, nhưng mùa đông mỗi năm, bà đều gửi đến một chiếc áo len, còn có cả mảnh giấy đó nữa. Vì để sớm ngày được ra khỏi tù, anh đã cố gắng cải tạo, mong sao được giảm nhẹ hình phạt, có thể sớm ngày trở về đoàn tụ với mẹ. Quả nhiên, ngay ngày đầu năm của năm thứ năm, anh đã được ra tù trước thời hạn.
Mang theo một túi hành lý đơn giản, bên trong chính là tất cả những gì anh có được… năm chiếc áo len, anh đã trở về đến nhà.
Trước cửa có treo một cái ổ khóa lớn, ổ khóa đều đã rỉ sét hết cả, trên nóc nhà, cỏ tranh cũng đã mọc cao hơn một thước. Anh cảm thấy nghi hoặc, rằng mẹ rốt cuộc đã đi đâu rồi?
Quay người đi tìm hàng xóm, hàng xóm kinh ngạc nhìn anh, hỏi anh chẳng phải vẫn còn một năm nữa mới được thả ra sao. Anh lắc đầu, hỏi: “Mẹ con đâu rồi?”. Người hàng xóm cúi gầm mặt xuống, nói bà đã đi rồi.
Đầu của anh như có một tiếng sấm nổ vang lên, “không thể nào!”
Mẹ mới chỉ mới có hơn 40 tuổi, sao lại ra đi sớm như vậy được? Mùa đông anh còn nhận được chiếc áo len của bà, nhìn thấy mảnh giấy của bà để lại cơ mà…
Người hàng xóm lắc đầu, dẫn anh đến mộ phần của tổ tiên, một gò đất vừa mới đắp lên xuất hiện ngay trước mắt anh. Mắt anh đỏ hoe, đầu óc trống rỗng, một hồi lâu, anh hỏi mẹ đã ra đi như thế nào.
Người hàng xóm nói vì anh hành hung đả thương người ta, nên mẹ anh đã vay mượn khắp nơi để có tiền chữa trị cho người bị hại. Sau khi anh vào tù rồi, mẹ anh liền chuyển đến làm việc tại xưởng sản xuất pháo hoa cách xa nhà hơn hai trăm dặm, quanh năm không trở về.
Ảnh: Cmoney.tw
Ảnh: Cmoney.tw
Mấy chiếc áo len đó là mẹ anh sợ anh lo lắng, luôn nhờ người ta mang về nhà, nhờ hàng xóm gửi đi. Vào mùa xuân năm ngoái, công xưởng tăng ca để sản xuất thêm pháo hoa, không may xảy ra hỏa hoạn, toàn bộ công xưởng bị nổ tan tành, trong đó còn có mười mấy người ở địa phương khác đến làm việc, còn có toàn bộ người nhà ông chủ đến nhà xưởng để giúp đỡ, họ đều đã chết hết cả. Trong đó, bao gồm cả mẹ anh.
Người hàng xóm nói xong, thở dài một hồi, nói trong nhà mình còn có một chiếc áo len nữa, dự định mùa đông năm nay sẽ gửi đi cho anh. Ngay trước mộ của mẹ, anh đấm ngực dậm chân, khóc lóc thảm thiết không thôi.
Tất cả đều là lỗi của anh, là anh đã hại chết mẹ, anh đúng là một thằng con bất hiếu! Anh thật sự đáng phải xuống địa ngục mà!
Ngày hôm sau, anh bán căn nhà cũ đi, mang theo túi hành lý đựng sáu chiếc áo len đến một nơi đất khách quê người, lang thang kiếm sống bên ngoài.
Thời gian trôi qua rất nhanh, thoáng một cái đã 4 năm trôi qua, anh dừng chân ở một thành phố, mở một quán ăn nhỏ. Không lâu sau, anh lấy một cô gái chất phác làm vợ. Bởi đồ ăn ngon rẻ, vợ chồng anh hòa nhã, nhiệt tình nên việc làm ăn buôn bán của quán ăn rất tốt. Mỗi ngày, cứ ba bốn giờ sáng anh đã dậy sớm để đi lấy hàng, mãi đến trời sáng mới vận chuyển rau củ, thịt cá cần thiết về nhà. Không mướn thêm người làm, hai vợ chồng bận đến đầu óc quay cuồng cả lên. Hàng ngày vì đều thiếu ngủ, nên mắt anh lúc nào cũng đỏ ngầu.
Không lâu sau, có một bà lão đẩy một chiếc xe ba gác đến trước cửa nhà anh …
Không biết tại vì sao, bà lão trước mắt lại khiến anh nhớ đến người mẹ của mình. Bà bị còng lưng, đi đường khập khiễng, bà dùng tay làm dấu, muốn được cung cấp rau củ, thịt cá cho anh, tuyệt đối tươi ngon, giá cả còn rẻ nữa.
Bà lão là một người câm, khắp mặt đều là bụi bẩn, mấy vết sẹo ở bên trán và cạnh mắt khiến bà trông thật là khó coi. Người vợ không đồng ý, bởi bộ dạng của bà lão, nhìn qua là đã thấy khó chịu rồi, nhưng anh lại không màng đến sự phản đối của vợ nên đã nhận lời.
Bà lão rất giữ chữ tín, mỗi lần rau củ được chuyển đến theo yêu cầu của anh quả nhiên đều là tươi ngon cả. Thế là, cứ khoảng sáu giờ sáng mỗi ngày, thì có một chiếc xe ba gác đựng đầy rau củ, thịt cá đều đúng giờ đến trước cửa quán ăn của anh.
Anh cũng đôi lần mời bà lão ăn tô phở, bà lão ăn rất chậm, dường như muốn được tận hưởng lâu hơn, lòng anh không khỏi chua xót, nói với bà lão rằng, mỗi ngày bà đều có thể ăn phở ở đây.
Bà lão mỉm cười, cất từng bước chân khập khiễng rời đi, anh nhìn bà, không hiểu sao, lại nhớ đến mẹ của mình, rồi bỗng có một loại cảm giác xung động như muốn khóc vậy.
Thoáng một cái, thời gian hai năm lại trôi qua, quán ăn của anh giờ đã trở thành một nhà hàng cao cấp, anh cũng đã tích cóp được một số tiền kha khá, đã mua được một căn nhà, nhưng người chuyển rau củ cho anh, vẫn là bà lão kia.
Lại qua nửa tháng sau, bỗng có một ngày, anh đứng đợi trước cửa rất lâu, nhưng lại không đợi được bà lão kia, đã hơn một giờ trôi qua rồi, nhưng bà lão vẫn chưa thấy đến.
Anh cũng không có cách nào để liên lạc với bà, không còn cách nào khác, đành phải bảo người làm đi mua rau củ về. Sau hai giờ đồng hồ, người làm đã chở một xe rau củ về. Nhìn qua một lượt, trong lòng anh không khỏi có chút thất vọng, xe rau này quả thật là kém xa so với rau củ của bà lão.
Rau mà bà lão chuyển đến toàn bộ đều đã được chọn lựa kỹ càng, dường như không có lá nào bị hư héo cả, cây nào cây nấy đều sạch sẽ tươi ngon.
Từ sau ngày hôm đó, bà lão không còn thấy xuất hiện nữa …
Ngày Tết đã đến rồi, nhà anh có gói bánh há cảo, anh nói với vợ rằng muốn đem một tô cho bà lão, thuận tiện xem bà đã xảy ra chuyện gì. Sao một tuần rồi đều không thấy chuyển rau củ đến? Đây vốn là chuyện trước nay chưa từng có, người vợ gật đầu đồng ý.
Há cảo nấu xong, anh mang theo, lần lượt hỏi thăm mọi người về một bào lão bán rau bị tật ở chân. Cuối cùng trong một ngõ hẻm cách nhà hàng của anh hai con đường, anh tìm được nhà của bà lão.
Anh gõ cửa một hồi khá lâu, nhưng không ai trả lời, cánh cửa khép hờ, anh thuận tay đẩy ra, trong căn nhà nhỏ tối tăm chật hẹp, bà lão đang nằm trên giường, người gầy như que củi. Bà lão nhìn thấy anh, kinh ngạc mở to đôi mắt, bà rất muốn ngồi dậy, nhưng lại không có chút sức lực.
Anh đặt há cảo ở bên cạnh giường của bà lão, hỏi bà có phải bị bệnh rồi không. Bà lão mở miệng ra, như muốn nói cái gì đó, nhưng lại không nói nên lời. Anh ngồi xuống, nhìn chung quanh ngôi nhà nhỏ này. Bỗng nhiên, mấy tấm hình treo trên tường khiến anh kinh ngạc đến há hốc cả miệng, đây chính là những tấm ảnh anh và mẹ chụp cùng với nhau kia mà! Lúc anh 5 tuổi, lúc 10 tuổi, lúc 17 tuổi …
Ở góc tường, có một bao quần áo dùng tấm vải cũ bọc lấy, ở lớp ngoài của tấm vải, có thêu một đóa hoa mai.
Anh vội quay đầu lại, ngơ ngác nhìn bà lão, hỏi bà là ai. Bà lão ngơ ngơ ngẩn ngẩn, bỗng bật thốt lên: “Con à…”
Anh hoàn toàn kinh ngạc đến ngây người! Bà lão trước mắt này, vốn không hề bị câm? Cái thanh âm khàn khàn kia quen thuộc đến thế, không phải là mẹ anh thì còn là ai nữa đây? Anh đờ ra như một khúc gỗ, bỗng nhiên bước đến, hai tay ôm chầm lấy mẹ, đau đớn khóc òa lên, nước mắt của hai mẹ con hòa quyện vào nhau.
Không biết đã khóc bao lâu, anh ngẩng đầu lên trước, nức nở nói rằng đã tận mắt nhìn thấy nấm mồ của mẹ, cho rằng bà đã qua đời rồi, vậy nên mới rời khỏi quê nhà phiêu bạt đến nơi đây.
Mẹ anh lau khô nước mắt, nói rằng đó là bà nhờ hàng xóm làm như vậy, xưởng pháo bông nơi bà làm việc xảy ra vụ nổ, bà đã may mắn sống sót, nhưng lại bị hủy mất dung mạo, chân lại bị tật nữa. Nhìn thấy bộ dạng của mình, nghĩ rằng con trai từng ngồi tù, gia cảnh lại túng quẫn, sau này có thể ngay đến cả vợ, anh cũng không lấy được.
Vì để không làm khổ anh, bà đã nghĩ ra chủ ý này, nói rằng mình đã qua đời, để anh rời xa khỏi quê nhà, đến sinh sống ở một nơi đất khách quê người, rồi lấy vợ sinh con.
Sau khi biết được anh đã rời khỏi quê nhà, bà đã trở lại ngôi làng, hỏi thăm tin tức qua tay nhiều người, mới hay được là anh đã đến thành phố này.
Bà kiếm sống bằng nghề lượm ve chai, tìm kiếm anh trong suốt bốn năm trời, cuối cùng đã tìm được anh trong quán ăn nhỏ này. Nhìn thấy con trai bận rộn, bà lại cảm thấy đau lòng, vì để mỗi ngày có thể gặp mặt con trai, giúp anh giảm bớt gánh nặng, bà bắt đầu mua rau củ thay cho anh. Tính đến nay đã hơn hai năm rồi, nhưng bây giờ, chân bà không còn cử động được nữa, không thể nào bước xuống giường được nữa rồi, vậy nên, không còn có thể chuyển rau đến cho anh nữa.
Không đợi mẹ nói hết, anh liền cõng mẹ lên lưng, tay mang theo gói quần áo mà đi, anh không hề hay biết rằng, nhà của mình lại cách chỗ ở của mẹ gần đến như vậy.
Anh đi chưa đến hai chục phút, đã cõng mẹ về đến nhà rồi. Mẹ anh sống ở nhà mới của anh được ba ngày. Ba ngày này, bà đã nói với anh rất nhiều …
Bà nói khi anh vừa mới vào tù, bà suýt chút nữa thì đã đi gặp ba của anh rồi, nhưng nghĩ đến con trai vẫn còn chưa ra khỏi tù, nên không thể đi được, liền ở lại tiếp tục chờ đợi!
Sau khi anh ra tù rồi, bà lại nghĩ con trai vẫn còn chưa có thành gia lập nghiệp, vẫn còn chưa thể đi; nhìn thấy con trai đã yên bề gia thất, lại nghĩ còn chưa được nhìn thấy cháu nội, liền gắng gượng tiếp tục ở lại nữa… Khi bà nói những lời này, trên gương mặt luôn nở nụ cười.
Anh cũng đã nói với mẹ rất nhiều, nhưng anh trước sau vẫn không có nói với mẹ rằng, năm đó sở dĩ anh đánh người ta, là vì có người đã dùng những lời lẽ hạ lưu, bẩn thỉu nhất để lăng nhục bà. Trên đời này, người khác dẫu có đánh anh, chửi anh thế nào, anh cũng đều có thể nhẫn chịu được, nhưng anh tuyệt đối không thể nhẫn chịu việc có người lăng nhục mẹ anh.
Ba ngày sau, bà đã yên lòng ra đi, bác sĩ nhìn thấy bộ dạng đau đớn tựa như không thiết sống của anh, nhẹ nhàng nói: “Căn bệnh ung thư xương của bà xem ra đã hơn mười năm rồi, bà ấy có thể sống đến bây giờ, vốn đã là một kỳ tích rồi. Vậy nên, anh không cần phải đau lòng đến như vậy”.
Anh thẫn thờ ngẩng đầu lên, mẹ lại bị ung thư xương sao?
Mở bao quần áo đó ra, bên trong những bộ áo len mới tinh ngay ngắn xếp chồng lên nhau, có cái của trẻ sơ sinh, có cái của vợ, có cái của mình, một cái lại một cái, ở trên mỗi một cái đều có thêu một bông hoa mai.
Ở dưới cùng của bao quần áo là một cuốn sổ khám bệnh: “Ung thư xương”, thời gian, là năm thứ hai sau khi anh vào tù. Đôi tay anh run rẩy, trong lòng đau đớn như bị cắt xẻ từng miếng từng miếng thịt …
Ảnh: Epochtimes
Ảnh: Epoch Times
Tấm lòng yêu thương của cha mẹ là vĩnh viễn! Tấm lòng hiếu thảo của con cái cũng nên là vĩnh viễn vậy!
Cho đi yêu thương, rồi yêu thương sẽ quay trở lại, phúc vãng giả phúc lai – phúc truyền đi rồi phúc lại đến về sau, truyền rộng năng lượng thuần chính, sẽ có được năng lượng thuần chính và tư duy chân chính.
Tác giả: Cmoney.tw | Dịch giả: Tiểu Thiện

Không có nhận xét nào: