Gia Cát Lượng, tự Khổng Minh, đã chọn một người phụ nữ xấu làm vợ. Câu chuyện được lưu truyền qua nhiều thế hệ, và người ta vẫn thích nghe. Có nhiều truyền thuyết thú vị về Khổng Minh, và chiếc quạt lông của ông là một trong số đó.
Khi còn nhỏ, Khổng Minh được một cao nhân chỉ dạy ông về binh thư chiến pháp và biến hoá của trời đất. Khi đi tham quan trên những ngọn núi, ông thấy một túp lều. Đột nhiên, một cô gái vô cùng xinh đẹp bước ra cửa. Cô ta vẫy gọi Khổng Minh và mời ông dùng trà và chơi cờ.
Cô ta nói: “Từ giờ khi nào nhàn không bận gì, tiện qua chỗ tôi và chơi cờ nhé”. Khổng Minh đã đến túp lều mỗi ngày và thấy rất thoải mái vui vẻ. Tuy nhiên, ông không còn để tâm học hành và không thể nhớ những điều trong sách, thậm chí sau khi đọc một đoạn văn nhiều lần. Sư phụ của ông đã nhận ra điều này.
Sư phụ nói: “Phá cây thì dễ, nhưng trồng cây thì khó! Sắc đẹp của nó làm con mê muội và con đã bị cám dỗ. Con có biết rằng nó vốn là một con hạc tiên trên trời? Và nó thường hay đến thế gian để dụ dỗ con người?”.
Khổng Minh rất hối hận và xấu hổ, liền hỏi sư phụ biện pháp. Sư phụ trao cho ông một cây gậy chống và nói: “Mỗi ngày nó đều đi tắm trong hồ trên núi. Đây là cơ hội để giấu quần áo của nó. Nó sẽ tìm con để lấy lại khi không tìm thấy quần áo. Sau đó hãy dùng cây gậy này để đánh nó!”.
Khổng Minh liền làm theo lời sư phụ. Khi con hạc không thể tìm thấy quần áo, nó hiện nguyên hình và mổ vào mắt Khổng Minh. Ông tránh né, nắm lấy đuôi của nó và đánh mạnh bằng cây gậy.
Khi con hạc thấy tình hình bất lợi, nó đã vùng vẫy và bay đi. Nhưng Khổng Minh vẫn giữ lông đuôi của nó trong tay mình, nên nó không thể quay về trời. Để cảnh tỉnh về sự dại dột thời trẻ của mình, ông đã làm một chiếc quạt bằng lông đuôi như một lời nhắc nhở liên tục.
Người ta khen ông là “người mệnh danh trí tuyệt, lại càng đủ phẩm đức, tĩnh lặng đến thâm sâu, đạm bạc chí sáng suốt, lấy vợ tuyển người xấu, thật ra chọn vợ hiền, người đời sau kính ngưỡng, truyền thuyết có rất nhiều”.
Tu khẩu và không nên nói về những khuyết điểm, thiếu sót của người khác
Ngô Hạ, một học giả nổi tiếng của triều đại nhà Tống, có một người mẹ rất khắt khe về kỷ luật những người con của bà.
Một ngày nọ, mẹ của ông tình cờ nghe được Ngô Hạ nói chuyện với một vị khách mời về những thiếu sót khuyết điểm của những người khác. Bà đã trở nên rất nóng giận, và sau khi người khách rời đi, bà đã đánh ông một trăm roi. Một người họ hàng đã cố trấn tĩnh bà và nói: “Nói về những điểm mạnh hay những thiếu sót khuyết điểm của người khác là điều bình thường trong giới học giả. Có gì sai đâu? Không cần phải đánh như thế.”
Mẹ của ông thở dài và nói: “Tôi nghe nói rằng nếu cha mẹ thực sự yêu con gái của họ, họ phải cố làm lễ cưới cho cô ấy với một học giả mà rất thận trọng về những điều mà anh ta nói ra. Tôi chỉ có một mình nó là con trai. Tôi đang cố gắng làm cho nó hiểu về những luân lý đạo đức và cuộc sống. Nếu nó không thận trọng về những điều được nói ra, tức là nó đang quên mẹ của nó. Đây là cách mà nó phải sống về lâu dài.” Mẹ của ông đã khóc và không ăn uống.
Văn hoá sáng tạo bởi thần tán thành việc một người phải thận trọng về điều mà anh ta nói. Trong giới tu luyện, có nhấn mạnh về tu khẩu, vì một lời bình luận có thể làm tổn thương những người khác không khác gì một con dao sắc hay một khẩu súng. Hơn nữa, khi lời nói được phát ra, thì không thể lấy lại được, và chúng có thể tạo nghiệp và tạo ra sự thù hận. Nên nó mang lại tai hoạ cho người nói. Bởi vậy, một người theo luân lý họ trân trọng đạo đức, chú ý đến tu khẩu và thường không tập trung vào hay nói về những khiếm khuyết của người khác sau lưng họ. Một người như vậy sẽ cho người khác một cơ hội để chính lại và sửa chữa chính họ trong một phong thái rộng mở và cao thượng, và họ cũng hướng nội nhìn vào bên trong để xem họ có thiếu sót khuyết điểm như vậy không.
Dưới sự kỷ luật nghiêm khắc của mẹ ông, Ngô Hạ đã thực hiện việc thận trọng trong lới nói, và từ đó ông giữ mình theo tiêu chuẫn khắt khe và tập trung vào tu đức và những nguyên lý đạo đức. Cuối cùng ông trở thành một trong những học giả nổi tiếng trong thời đại của ông.
Hành vi phản ánh nhân tâm
Suy nghĩ của chúng ta được phản ánh qua những gì chúng ta nói và làm. Qua trải nghiệm của một ai đó, dù là thành công hay thất bại, bạn có thể nhìn thấu tâm người đó.
Cũng tương tự như vậy, cách cư xử phản ánh khát vọng và niềm tin của một người. Những người tu luyện tôn vinh các tiêu chuẩn “Chân-Thiện-Nhẫn” trong tâm họ, vì vậy một cách tự nhiên hành vi của họ cũng được dẫn dắt bởi các tiêu chuẩn này. Người bình thường xem danh vọng, giàu có và tình cảm của con người là nguồn gốc của hạnh phúc. Cho nên từ những gì họ nói và hành động, bạn luôn có thể quan sát được những theo đuổi của họ với các thú vui trần tục. Họ cũng không tin vào những gì họ không thể nhìn thấy, và họ cũng không hiểu những mục tiêu mà người tu phải rèn luyện tâm tính để đạt được.
Có một câu chuyện về một nghệ sĩ piano đã bị giam cầm trong chiến tranh thế giới II. Anh bị nhốt trong một cái cũi nhỏ trong bảy năm. Việc bỏ tù đã hủy họai sức khỏe, làm biến dạng cơ thể của anh, và buộc anh phải liên tiếp chứng kiến cái chết của các tù nhân khác. Nhưng người nghệ sĩ dương cầm không bao giờ từ bỏ hy vọng sống sót của mình. Khi chiến tranh kết thúc, nghệ sĩ dương cầm đã được gửi trở lại quê hương của mình, nơi anh bắt đầu một cuộc sống mới. Trước sự ngạc nhiên của tất cả mọi người, kỹ năng chơi đàn piano của anh thậm chí còn tinh tế hơn bao giờ hết. Nghệ sĩ dương cầm đã chia sẻ với mọi người rằng trong suốt bảy năm tù, để vượt qua nỗi sợ hãi và khuyến khích chính mình, anh đã thực hành chơi piano trong trí tưởng tượng của mình mỗi ngày. Việc chơi đàn trong trí tưởng tượng quá sinh động và chính xác đến nỗi anh không bao giờ quên dù chỉ một chi tiết nhỏ khi chơi đàn piano.
Một câu chuyện nổi tiếng khác về nhân tâm và cách cư xử xảy ra ở Trung Quốc cổ đại vào thời nhà Tống. Một ngày nọ, Tô Đông Pha, một học giả nổi tiếng, lên chùa và ngồi thiền cùng Phật Ấn, một tu sĩ Phật giáo. Họ thiền định trong một lúc lâu. Sau đó, Tô Đông Pha mở mắt ra và hỏi Phật Ấn, “Ngài đã thấy gì khi tôi đang ngồi thiền?” Phật Ấn nhìn ông và gật gù, “Ông trông giống như một vị Phật trang nghiêm”. Tô Đông Pha rất hài lòng, nhà sư Phật Ấn cũng hỏi lại người bạn của mình. Vì muốn trêu cười Phật Ấn, Tô Đông Pha trả lời, “Nhìn ngài giống như một đống phân bò”. Thiền sư chỉ mỉm cười, và không vặn lại gì. Tô Đông Pha cảm thấy mình đã thắng thiền sư một phen. Khi về nhà, Tô Đông Pha hớn hở khoe với em gái của mình là Tô tiểu muội. Rất ngạc nhiên, Tô tiểu muội đã phá lên cười trước sự ngốc nghếch của anh trai mình. Tô Đông Pha không hiểu tại sao. Tô tiểu muội sau đó giải thích, “Nhà sư Phật Ấn tôn vinh Đức Phật trong tâm mình; do đó, trong mắt của ngài, huynh trông như Phật. Huynh nói rằng nhà sư trông giống như đống phân bò, điều đó có nghĩa là trong tâm của huynh có đầy phân bò.”
Câu chuyện đã nói với chúng ta rằng việc chỉ trích người khác chưa chắc đã có thể chỉ ra được những vấn đề của người khác, nhưng nó chắc chắn có thể tiết lộ tâm trí, kiến thức và cảnh giới tinh thần của người chỉ trích. Con người ta là tấm gương phản ánh tâm trí của riêng họ, và cách một người đánh giá người khác cũng phản chiếu trạng thái tâm mình. Như trong Phật gia có thuyết, “Phật quang phổ chiếu, lễ nghĩa viên minh”. Nếu trái tim của một người tu luyện đầy từ bi và hòa ái, tà ác xung quanh sẽ bị giải thể, và tất cả mọi thứ trong trường của anh ta sẽ trở nên đẹp đẽ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét