Nhiều trường học ngày nay chú trọng việc giảng dạy nhiều về kiến thức chuyên môn mà ít để ý đến những giá trị đạo đức. Tuy nhiên, người xưa tin rằng một cá nhân mà thiếu ý chí mạnh mẽ và đề cao đạo đức thì không kể người này thông minh thế nào, người đó sẽ không thể tiến đến sự hoàn mỹ. Những ai mà cho thấy được sự nhẫn nại và ý chí kỷ luật sẽ gánh vác những trách nhiệm đem lại lợi ích cho xã hội.
Tăng Tử, một trí giả thuộc Trung Hoa thời cổ, đã từng một lần khẳng định rằng một người đàn ông sáng suốt phải sở hữu những giá trị đạo đức cao. Anh ta phải có những mục tiêu cao thượng, phải quả quyết và kiên định, có thể gánh vác những trọng trách đem lại lợi ích cho xã hội. Sẽ gần như không thể để một cá nhân hoàn thành những trọng trách khi đối diện với nhiều nghịch cảnh trừ phi cá nhân này đề cao hơn những suy nghĩ thuộc về đức hạnh. Một câu đáng nhớ nhất của Tăng Tử – “Mỗi người đều có trách nhiệm dành cho dân tộc” – đã được ghi vào sử sách. (John Kenedy cũng đã từng nói một câu tương tự “Đừng hỏi đất nước đã làm gì cho anh, nhưng hãy hỏi anh đã làm được gì cho đất nước.”)
Câu nói của Tăng Tử được giải nghĩa rằng trách nhiệm của mỗi người dân là tu dưỡng đức hạnh và đặt phúc lợi của xã hội lên hàng đầu trong khi còn nghèo khó; còn khi sung túc và được thuộc vào tầng lớp xã hội cao thì hãy đóng góp lại cho xã hội và tỏ ra rộng rãi. Thành ngữ này của Tăng Tử sau đó đã trở thành một nguyên tắc đạo đức gây ảnh hưởng đến người dân Trung Hoa xuyên suốt quá trình lịch sử (cho đến trước năm 1949 khi chính quyền rơi vào tay Đảng Cộng Sản). Rất nhiều bậc trí giả ở Trung Hoa cổ đại đã trung thành với nguyên tắc này, dù cho họ giàu hay nghèo, được giáo dục tốt hay thiếu giáo dục; họ luôn luôn đặt lợi ích quốc gia lên trên lợi ích cá nhân. Điều này cho phép người xưa chịu đựng được những khó khăn thử thách, và chỉ khi xong việc họ mới tận hưởng sự liên hoan, vui vẻ.
Lịch sử Trung Hoa chứa đựng rất nhiều câu chuyện về sự dành trọn lợi ích cá nhân cho sự hạnh phúc của dân tộc, thậm chí có nhiều cá nhân đã phải sống trong hoàn cảnh cực khổ. Những bậc trí giả ngày xưa đã đóng góp một cách vô bờ bến cho sự vững chãi của dân tộc, và điều này cho phép cả dân tộc phát triển tránh được nhiều tai ương.
Con người hiện đại đều rất bận rộn, nhưng mấy ai biết hàm nghĩa của chữ “bận” này?
Con người ngày nay dường như bị cuốn vào vòng xoay công việc, lúc nào cũng bận rộn và vội vã chạy đua với thời gian. Tuy nhiên, có lúc nào bạn dừng lại và suy ngẫm về cuộc đời? Hay ít nhất, hãy dừng lại một chút và đọc bài viết này, hy vọng sẽ hữu ích cho bạn!
Kết cấu của chữ bận “忙” là: “忄” (tâm) cộng với “亡” (vong), vậy nên có thể hiểu là: chân tâm đã chết (chân tâm bị đánh mất, mê mờ) là bận (忙). Cái gọi là chân tâm, chính là chỉ đạo tâm tiên thiên tự ngã của con người, cũng là chỉ cái tâm quy chân hướng thiện (trở về bản tính chân thật thiện lành) của tự ngã.
Đạo gia là tu Chân, sau khi họ tu thành được gọi là “Chân Nhân”.
Trước khi họ tu thành thì đều coi hết thảy mọi thứ tồn tại nơi thế gian đều là giả, là hư vô, chỉ có nơi cần phải trở về sau khi họ tu thành mới là chân thật. Vậy nên ấn tượng, khái niệm đối với mọi vật của thế gian trong tư tưởng, họ đều cần phải loại bỏ đi, gắng hết sức khiến bản thân duy trì được trạng thái vô vi thanh tịnh.
Con người thế gian hôm nay đều sống rất bận rộn, vội vã. Đại đa số đều rất khó khiến cho bản thân mình tĩnh tâm trở lại, cũng bởi họ chưa từng suy nghĩ mục đích chân chính của đời người một cách nghiêm túc. Vậy nên, quan niệm và dục vọng hình thành đời đời kiếp kiếp trong xã hội nhân loại sẽ thừa cơ mà lấn sâu vào và làm chủ con người. Nếu như những quan niệm đó đều rất mạnh mẽ, thì chúng sẽ thay phiên nhau làm chủ, vậy nên họ chính là một lúc thì bận cái này, một lúc lại bận cái kia.
Nhưng mà từ sâu xa mà nói, thực ra đều không phải là bản thân chân chính của họ đang bận rộn, cũng không phải bản thân họ thực sự muốn bận rộn, mà là những dục vọng kia vì để thỏa mãn chính bản thân chúng mà kiểm soát con người, khiến họ lúc nào cũng đang bận rộn. Lúc này, đạo tâm của họ đã bị các loại dục vọng che kín mất, bản tính chân chính của họ đã bị đánh mất rồi, thậm chí đã xem những dục vọng kia chính là bản thân họ. Bởi vậy mới nói rằng, đạo tâm chân chính đã chết (bị đánh mất, mê mờ) chính là bận.
Bởi đạo tâm thật sự đã chết, vậy nên con người thiếu đi trí huệ, và rất dễ ở trong bận rộn mà sinh ra hỗn loạn, ở trong bận rộn mà làm ra những chuyện sai lầm.
Hán tự rất coi trọng đồng âm và nội hàm, chữ đồng âm có quan hệ mật thiết với hàm nghĩa của chữ bận “忙” còn có: mù quáng 盲, mờ tịt 茫, lỗ mãng 莽, v.v… , như vậy một người quá bận rộn rất dễ hành sự mù quáng, cũng rất dễ mê mờ không lí trí, càng dễ đâm ra lỗ mãng.
Vậy nên Gia Cát Lượng nói: “Phẩm hạnh của người Đức tài toàn vẹn, là dựa vào nội tâm an tĩnh, tinh lực tập trung để tu dưỡng thân và tâm; là dựa vào tác phong giản dị để bồi dưỡng phẩm đức. Không xem nhẹ danh lợi thế tục thì không thể xác định được chí hướng của bản thân; thân tâm không tĩnh lặng thì không thể có lý tưởng cao xa”.
Bận rộn và chăm chỉ chuyên cần lại là khác nhau. Chuyên cần chủ yếu là chỉ dùng ở phương diện nghiên cứu học vấn và tu dưỡng đạo đức, như Tăng Tử nói: “Ta mỗi ngày phải dùng ba việc để nhắc nhở bản thân mình”. Đây là chuyên cần chứ không phải bận rộn. Đối với đại đa số con người ngày nay mà nói, bận rộn chủ yếu là vì để thỏa mãn truy cầu và dục vọng. Trạng thái của hai từ này tương tự nhau, nhưng mục đích lại không giống nhau. Vì vậy, một người rất bận rộn nhưng không chắc rằng anh ta chăm chỉ, và một người chuyên cần không hẳn là rất bận rộn.
Những đại kiếp nạn đã từng xảy ra trong lịch sử nhân loại, đều là xuất hiện dưới tình huống đạo đức nhân loại đã cực kỳ bại hoại. Năm 2012 đã qua đi rồi, nhưng đạo đức nhân loại vốn không mấy thăng hoa trở lại. Vậy thử hỏi xem những an bài đại kiếp nạn kia liệu có thể được miễn trừ hay không? Chính là giống như một sợi dây thun, nếu bạn kéo nó dài thêm nữa, nó cũng chỉ có giới hạn. Vậy nên, ngày đó là càng lúc càng gần rồi!
Nhưng nếu như đạo tâm của một người nảy sinh, muốn trở về với chân ngã của mình, như vậy sẽ chấn động thế giới mười phương, ai cũng đều nguyện ý giúp đỡ họ. Bởi vậy mà nói, người tu Đạo mới là người mà Thiên thượng xem trọng nhất, trân quý nhất. Người đó sẽ “Tự thiên hữu chi, cát vô bất lợi” (tự có trời phù hộ, luôn gặp dữ hóa lành).
Nếu như bạn là một người quá bận rộn, không ngại thì hãy tạm thời dừng lại, suy nghĩ một chút về cuộc sống của mình: Rốt cuộc mình có đang thực sự chịu trách nhiệm với sinh mệnh và tương lai của bản thân mình hay không?
Nếu như chính bạn không chịu trách nhiệm với sinh mệnh và tương lai của mình, lúc này trời đất và vũ trụ đều đang canh tân, hết thảy đều cần phải thay cũ đổi mới; vậy thì bạn sẽ đi về đâu đây? Và ai sẽ gánh chịu trách nhiệm cho bạn đây?
Tiểu Thiện, dịch từ soundofhope.org
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét