Nếu đến Đan Mạch, bạn sẽ được chiêm ngưỡng những quả trứng luộc dài tới 30cm, cho ra những lát trứng với kích cỡ đều tăm tắp.
Trứng gà luộc thì ở đâu chả có, và nếu không phải là một người sành ăn thì khi bóc trứng ra, bạn sẽ chẳng phân biệt nổi quả trứng gà Mỹ khác trứng gà Việt ở chỗ nào đâu
Nhưng nếu có dịp được đến châu Âu, hoặc Đan Mạch, bạn sẽ được chứng kiến một món trứng luộc rất kỳ lạ. Lạ ở chỗ, nó dài tới... 30 cm, hoặc hơn.
Món "trứng dài" nổi tiếng của Đan Mạch, có thể cắt thành những khoanh trứng đều tăm tắp
Món ăn này có cái tên đúng như hình dạng của nó: trứng dài - long eggs. Nhưng làm cách nào? Chắc không phải một con gà đẻ ra quả trứng 30cm như hình dưới được đúng không?
Quả trứng thần thánh này liệu có thực?
Tất nhiên là không phải rồi. Đây thực chất là một món ăn đầy tinh vi của Đan Mạch, và thứ để làm ra nó cũng chỉ là những quả trứng gà bình thường thôi.
Để biết được quy trình làm nên món trứng này, hãy cùng đột nhập vào một nhà máy làm trứng tiêu biểu của Đan Mạch.
Đầu tiên, trứng sẽ được đập vỡ, tách riêng lòng đỏ và lòng trắng trứng. Cả 2 phần sẽ được chuyển đến 2 thùng chứa riêng để đánh đều lên.
Đập trứng
Tách riêng lòng đỏ và lòng trắng
Lòng đỏ được đưa vào thùng trộn
Lòng trắng cũng vậy.
Sau khi trộn đều lòng trắng sẽ được đưa vào khuôn, cùng một trục ở giữa sao cho tạo thành một khoảng rỗng.
Cả khuôn sẽ được đun cách thủy bằng nước. Sau khi lòng trắng rắn lại, người ta nhấc trục ra, rồi đổ lòng đỏ vào giữa.
Khi trứng đã chín, toàn bộ sẽ được nhấc ra, chuyển đến khu vực kiểm tra chất lượng. Tại đây, công nhân sẽ cắt gọt bớt những gì thừa thãi, chỉ để lại một "que trứng" dài, tròn và đẹp mắt nhất có thể.
Sau cùng, trứng sẽ được làm lạnh rồi đóng hộp, đợi vận chuyển ra bày bán tại các siêu thị trong nước.
Giờ thì hãy nói xem, bạn có muốn thử thưởng thức món trứng luộc dài 30cm đầy độc đáo này không nào?
Nguồn: Diply, Laura Yuile Channel
Những câu chuyện về Gucci qua lời kể của một hậu duệ nhà Gucci
Trong một thời gian dài, Patricia Gucci đã muốn nói với thế giới về cha cô, Aldo Gucci – người đàn ông đã mang thương hiệu nổi tiếng Gucci đến nước Mỹ và mở đường cho hiện tượng “Made in Italy”.
Cho đến ngày nay Gucci đã tạo nên tiếng vang trên thế giới, là một trong những thương hiệu cao cấp hàng đầu. Tuy nhiên, sự tham gia của gia đình Gucci, từ một doanh nghiệp gia đình nhỏ và sau đó phát triển thành một đế chế, đã có một khởi đầu chệch choạc, phát triển lên đến đỉnh điểm và kết thúc không thể phục hồi.
“Thương hiệu nhà Gucci: Một hồi ký”, là cuốn sách đầu tiên được viết bởi một hậu duệ (cháu nội) của người sáng lập công ty, Guccio Gucci, đã được trưng bày trên các kệ của cửa hàng sách.
Nó là về mẹ tôi, và nó nói về tôi – một phần trong cơn lốc cuộc sống của họ, và cách mà tôi đã bắt đầu.
— Patricia Gucci
Patrricia Gucci là người con yêu quý của Aldo Gucci và Bruna Palombo đồng thời cũng là người thừa kế duy nhất khối tài sản của nhà Gucci. Gần đây cô đã trò chuyện với Epoch Times về cuộc hành trình khám phá quá khứ của chính mình và về việc cuốn sách của cô đã được viết như thế nào.
“Tôi đã mong muốn nói ra những gì tôi biết về cha tôi và những gì đã thực sự xảy ra, nhưng tôi đã không thể. Tôi muốn cho thế giới biết về di sản của cha mình bởi vì tôi nghĩ rằng mọi người đã không còn biết đến khởi nguồn của Gucci một thuở”, cô nói.
Mong muốn hòa giải với quá khứ để bước tiếp là một động lực nữa phía sau tác phẩm của cô, đó cũng là điều mà cô đã đề cập ở đầu cuốn sách.
Tôi mang trong mình nhiều điểm tính cách của cha, lạc quan và mạnh mẽ – kiểu như sức mạnh nội tại.— Patricia Gucci
“Điều tôi không nghĩ tới là cuộc tìm tòi của tôi sẽ đem tôi trở lại với mẹ. Sau nhiều năm xa cách, cuối cùng tôi cũng bắt đầu hiểu được mối ràng buộc khác thường giữa họ và dành cho bà sự tôn trọng mà bà xứng đáng được nhận”, cô viết.
Chính tại điểm này câu chuyện trong cuốn sách bắt đầu bộc lộ những phương diện cảm xúc mãnh liệt của một cốt truyện điện ảnh. Và thật khó có thể tưởng tượng rằng nó sẽ không được chuyển thể thành một bộ phim.
Những bức thư tình Aldo gửi cho Palombo, một vài trong số chúng cũng hiện diện trong cuốn sách này, tiết lộ thêm rất nhiều điều ngoài những đam mê cuồng nhiệt. Nếu không có những lá thư này, có lẽ Aldo Gucci mà Patricia khắc họa cho chúng ta thấy với tư cách là độc giả sẽ là một phiên bản Aldo đã được biên tập chi tiết, nhuốm màu bởi sự gắn bó của cô với cha mình.
Bằng cách để Aldo tự nói về chính mính, người đàn ông 53 tuổi đã có vợ và 3 người con, bày tỏ tình yêu bất diệt với một nhân viên bán hàng 18 tuổi – người lớn lên không biết gì ngoài sự thiếu thốn trong suốt cuộc đời, câu chuyện đã trở nên rõ ràng rằng Aldo là một người vừa khôn ngoan vừa nồng cháy – một điều mang lại những thảm hoạ kinh hoàng nhất.
Trong một trích đoạn của cuốn sách, Patricia hồi tưởng lại những cảm nhận của mẹ cô khi mang thai cô, bà kể với Patricia rằng bà rời Rome “như một kẻ trộm giữa đêm tối”. Vào thập niên 60 một mối quan hệ ngoài luồng và có con ngoài giá thú có thể bị trừng phạt bởi án tù.
“Định mệnh của chúng ta là sống bên nhau – Anh cảm nhận được điều đó!”, ông đã từng viết. Tuy nhiên, định mệnh của ông dường như đã khiến ông bận rộn hơn bao giờ hết trên một chiếc tàu lượn mà ông có vẻ như không thể bước xuống. Gucci đã phát triển tốt và hiện diện trên bản đồ thế giới, đúng như ông đã dự tính… Những lời hứa hoa mỹ của ông về “tình yêu mãnh liệt bất diệt và nuôi dưỡng” dường như là giả dối khi ông luôn luôn ở rất xa, để lại bà với sợ hãi và cô đơn”, Patricia viết.
Cuối cùng, mặc dù Bruna vẫn chung thủy với Aldo (cuốn sách cũng tiết lộ rằng Aldo còn có thêm một mối quan hệ khác trong thời gian ông có quan hệ với Bruna), nhưng bà đã có những biểu hiện tổn thương, Bruna cô lập mình với xã hội và với chính cả con gái bà. Bà nói với Patricia một cách buồn bã: “Khi con bị đối xử như một điều bí mật, con sẽ có xu hướng sống như vậy”.
Hóa ra tình yêu và thảm kịch luôn song hành gần như trong suốt cuộc đời của ba nhân vật chính, cho đến lúc cuối đời của Aldo năm 1990 – ông qua đời vì căn bệnh ung thư tuyến tiền liệt và vẫn nắm chặt bàn tay của Bruna.
Với cái chết của Aldo, đế chế Gucci đã mất đi người đừng đầu. Nó là phân cảnh cuối trong một chuỗi những sự việc bất hạnh làm tổn thương cả hai gia đình của ông.
Patricia Gucci kể lại việc cha cô bị phản bội bởi ba người con trai của mình, khiến ông mất công ty mà bị đem bán vào năm 1987. Ông cũng từng có thời gian ngồi trong nhà tù của nước Mỹ vì trốn thuế trong khoảng thời gian mà ông vốn đã ốm yếu và bệnh tật.
Lúc cuộc sống của ông dường như đã tan vỡ cũng là lúc mà Patricia cảm thấy gần gũi nhất với cha mình, người đã từng là “một người bố đẹp trai với nụ cười nồng hậu và mùi nước hoa Cologne đặc trưng, người bay vào và ra khỏi cuộc sống của chúng tôi với một luồng gió của biến động và ồn ào như chú chim lạ… Một người đàn ông không giống như bất kỳ người đàn ông nào khác, ông nhân hậu, dễ tổn thương và vô cùng không hoàn thiện”, cô viết.
Những câu hỏi và trả lời dưới đây đã được biên tập để cho rõ ràng và khúc chiết.
Epoch Times (ET): Chị đã đối mặt với việc nuôi dưỡng thuở bé của mình như thế nào? Khi đọc cuốn sách, độc giả có cảm nhận rằng chị luôn luôn tách rời khỏi mối ràng buộc giữa cha mẹ mình nhưng vẫn chịu ảnh hưởng lớn từ điều đó. Liệu thời gian có hàn gắn lại tất cả?
Patricia Gucci: Tất nhiên rồi, đặc biệt là với mẹ tôi, bởi vì chúng tôi đã trải qua những thăng trầm [trong mối quan hệ của mình] – tôi không hiểu bà và bà đã không có thời gian để hiểu được tôi, có thể bởi vì tâm trí của bà bị cuốn hút bởi câu hỏi cuộc sống là gì – bà đã không có những phương tiện để giao tiếp với tôi. Thời gian đã mang bà lại gần hơn rất nhiều, bây giờ con người bà bình ổn hơn rất nhiều và bà tiển triển một cách đáng kinh ngạc, và giờ đây chúng tôi có một mối quan hệ tuyệt vời.
Tôi rất may mắn trên nhiều phương diện và tôi cảm thấy tôi thừa hưởng rất nhiều nét tính cách từ cha mình, lạc quan và mạnh mẽ – kiểu như sức mạnh nội tại. Nó đã giúp tôi tìm được con đường của mình để đi suốt cuộc đời – để giúp đỡ mẹ tôi bây giờ, và là một người mẹ của các con gái tôi, chúng hạnh phúc khi tôi là con gái của cha tôi. Ông là một người đàn ông phi thường.
ET: Chị nghĩ rằng cha mình sẽ nói gì về cuốn sách? Chị có hình dung được về ông hay có tiếng nói của ông trong tâm trí?
Patricia Gucci: Ồ vâng, bằng cách nào đó tôi luôn luôn cảm nhận được sự hiện diện của ông. Tôi đang hy vọng, tất nhiên – ai biết được? Nhưng tôi có cảm giác rằng ông đang gật đầu đồng ý bởi vì ông biết tất cả đều xuất phát từ tình thương và sự thật, và tôi mong muốn di sản của ông được trường tồn. Tôi muốn các con gái của mình biết về cha mẹ tôi nhiều hơn.
Tôi nghĩ rằng ông cũng sẽ hạnh phúc khi biết rằng mẹ tôi đã được công nhận về sự quan trọng của bà trong cuộc đời ông, điều mà trong quá khứ tôi không cảm nhận được. Giờ đây, thế giới có thể thực sự biết thêm một chút về bà. Mặc dù bà là một người phụ nữ kín đáo, tôi hy vọng rằng từ trong sâu thẳm bà nhận ra rằng nó [cuốn sách] đã được hoàn thành với những mục đích tốt nhất, và để cho ông ấy tự hào về nó.
Câu chuyện không có gì mới khi đề cập đến những gì đã xảy ra trong quá khứ của một gia đình, thực sự là như vậy, nó chỉ cho thấy một góc nhìn về cha tôi và con người của ông – nó không nói về họ [cha mẹ cô] mà về ông, về mẹ tôi, và nó nói về tôi – một phần trong cơn lốc cuộc sống của họ, và cách mà tôi đã bắt đầu.
ET: Chị có bao giờ đi đến một cửa hàng Gucci để mua sắm? Chị đã từng đến bảo tàng Gucci chưa?
Patricia Gucci: Tất nhiên. Thực sự thì tôi không đi mua sắm nhiều lắm. Nhưng có, tôi thích đi và xem những gì đang diễn ra.
Bảo tàng Gucci là tuyệt vời, tôi thích thú quan sát rất nhiều thứ mà bản thân tôi thậm chí không biết chúng – thậm chí là các túi xách tôi chưa từng thấy trước đây. Và đã có rất nhiều sự vinh danh cho cha tôi và những thành tựu của ông. Nó thật là kinh ngạc, thực sự. Nó là một nơi đẹp.
ET: Cô nghĩ như thế nào về giám đốc sáng tạo mới Alessandro Michele và định hướng của thương hiệu Gucci lúc này?
Patricia Gucci: Tôi nghĩ rằng anh ấy là một hiện tượng. Tôi nghĩ anh đã cách mạng hóa Gucci, điều mà tôi nghĩ là nhiệm vụ của anh, và anh ấy đã hoàn thành nó ngoài sự mong đợi của bất kỳ ai. Tôi thấy nó thú vị và nó mang tới một điều kỳ diệu cho các sản phẩm mà đã không có nhiều đổi mới tương tự trong vài năm gần đây. Và tôi hào hứng – thực ra tôi thậm chí đã mua một chiếc túi xách cho mình và thích thú khi đeo nó.
ET: Có một sợi dây tâm linh mạnh mẽ trong cuốn sách. Ở phần đầu, mẹ của chị bị buộc phải rơi vào một đời sống cô lập, tách biệt với mọi thứ bao gồm gia đình bà và văn hóa – ở phần cuối, cha của chị cũng bị buộc phải trải qua một thời gian chịu đựng. Quan điểm của chị về những sự việc này? Quan điểm của chị về những bài học nói nôm na là “nhân quả”? Chị có tin vào quả báo? Bây giờ chị cũng hòa hợp với điều đó hơn?
Patrica Gucci: Vâng, rất, rất nhiều, bởi vì cuộc sống là một chuyến tàu lượn và tôi phải đối mặt với rất nhiều thứ, tôi đã khám phá ra nhiều tài nguyên tuyệt vời để có được sự giác ngộ. Mẹ tôi là một nguồn cảm hứng lớn. Tôi lớn lên cùng với phép loại suy tâm linh về cuộc sống và những niềm tin chiêm tinh của bà, điều mà thực sự khi còn trẻ tôi sẽ nhìn vào bà và ở trong tình trạng “ồ, có thể có, có thể không”. Tôi cũng sẽ không tin 100 phần trăm. Nhưng bây giờ, tôi nghĩ chắc chắn rằng bà khá khác lạ. Và tất nhiên giờ đây, tôi đã khám phá rằng có rất nhiều điều ở phía sau nó, rất nhiều điều sau những niềm tin như vậy, và đó là một thế giới rộng lớn để tìm hiểu.
Cha tôi tất nhiên dành một vị trí quan trọng cho cầu nguyện và Thiên Chúa trong những năm cuối đời như là một nguồn sức mạnh. Thực tế, ông là người đã đem tôi đến nhà thờ vào chủ nhật, nhiều hơn mẹ tôi đã làm. Bởi vậy ông luôn luôn tin tưởng ở điều đó.
ET: Nhìn vào tinh thần kinh doanh của cha chị, ông đã rất giống như một vị vua thống trị một đế chế trải dài trên khắp các châu lục?
Patricia Gucci: Vâng, tôi nghĩ cha tôi chắc chắn đã đến thế giới này với một tầm nhìn muốn chinh phục và ông đã làm được – ông đã chinh phục thế giới với thương hiệu Gucci.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét