Ăn cơm tắm rửa
xong, định ngả lưng ra sô fa coi ti vi thì điện thoại rộ lên. Tôi nhìn đồng hồ
là 8 giờ 30 tối, biết ngay là Hoa, nó canh cho đúng giờ được gọi phone free là
gọi cho tôi ngay. Tôi cầm phone nói luôn một lèo:
- Chuyện mưa nắng Calif. hôm qua nói rồi, còn chuyện gì nữa đây?
Hoa cười rúc rích:
- Thì chuyện mưa nắng Calif. tiếp theo…
Thế là thay vì nằm coi ti vi, tôi nằm ôm phone mặc tình cho con bạn nói cho sướng
miệng. Điều mà tôi gọi là “Chuyện mưa nắng Calif.” là đủ chuyện trời ơi đất hỡi
xảy ra ở Calif. Từ chuyện gía nhà đất, chuyện chợ búa, chuyện các ca sĩ Việt
Nam, đến chuyện những cặp vợ chồng bỏ nhau, kiện nhau.
Xong màn tạp lục Hoa đi vào chủ đề chính là …tôi:
- Còn bồ bao giờ lấy chồng cho tớ được ăn cưới lần nữa? Chuyện anh Thịnh đến
đâu rồi?
Tôi gắt lên:
- Tớ đã nói là không bao giờ có hai chuyến xe hoa trong đời tớ, biết chưa? Tớ
không cần đàn ông, anh Thịnh vẫn chỉ là anh Thịnh, là một người bạn tốt của gia
đình tớ bấy lâu.
Hoa không buông tha:
- Nếu bồ cảm thấy không thích anh Thịnh thì để tớ kiếm cho một người lý tưởng
đúng như mơ ước.
- Ở đâu mà có sẵn vậy? Tôi hỏi giọng châm chọc.
- Ờ…thì tớ sẽ... tìm bạn bốn phương. Nghe nè: “ Góa phụ 40, mộng mơ …”
- Thôi dẹp đi, có người lý tưởng bằng xương bằng thịt ngay bây giờ tớ cũng
không thèm đâu, tìm chi cho mất công. Xong chưa? Cúp phone đi nhé, nói chuyện
cà kê tội nghiệp hãng điện thoại qúa.
Hoa vẫn còn tiếc rẻ:
- Bồ còn tuổi xuân phơi phới mà gàn bướng quá, chỉ vì giận một người đàn ông mà
thù ghét tất cả đàn ông. Rồi xem được bao lâu!
Hoa cúp phone rồi, tôi cũng không thảnh thơi coi ti vi được nữa, đôi lúc những
lời khuyên của Hoa cũng làm lung lay bức tường thành do tôi dựng lên đã 3 năm
nay kể từ khi vợ chồng tôi ly dị.
Cường là tình yêu đầu của tôi, chúng tôi đã có một mái gia đình hạnh phúc suốt
mười mấy năm trời. Vậy mà anh đã có tình yêu khác cũng thiết tha, cũng mãnh liệt
như anh từng yêu tôi. Anh đã ly dị tôi.
Đó là một biến cố kinh khủng nhất trong đời tôi, đến bây giờ nghĩ đến tôi còn
đau đớn bàng hoàng. Một tình yêu như thế, một tình nghĩa vợ chồng như thế, mà bỗng
chốc đã vỡ tan không thể hàn gắn được.
Tôi thù ghét Cường, ghét cả lũ…đàn ông, và bướng bỉnh tự hứa không bao giờ yêu
ai, kết hôn với ai nữa. Đứa con trai duy nhất của tôi và Cường đã 18 tuổi, ba
năm qua hai mẹ con sống với nhau dù chênh vênh, dù sứt mẻ vì thiếu vắng một người
chồng, một người cha, nhưng cũng quen dần.
Năm nay Tú vào đại học ở Austin, tôi muốn con học ở ngay thành phố này nhưng Tú
không thích, chả lẽ tôi bắt con phải chiều theo ý mình thì ích kỷ qúa.
Hai mẹ con bàn nhau Tú cứ đến Austin học trước, tôi từ từ thu xếp công việc và
bán nhà lên sau. Bao nhiêu kỳ vọng và tình thương tôi đều dành cho Tú, nhất quyết
chẳng bao giờ hai mẹ con rời nhau, rồi Tú sẽ tốt nghiệp đại học, sẽ có việc
làm, sẽ lấy vợ, có con. Tôi sẽ ra tay chăm sóc nhà cửa con cái cho nó, sẽ đỡ đần
vun đắp hạnh phúc cho vợ chồng nó. Đời tôi hạnh phúc chẳng ra gì, đời con tôi
phải tốt đẹp hơn.
Tôi vẽ vời và mong ước thế, không biết đường đời có thẳng tắp cho tôi đi không?
Hôm tiễn con đi Austin tôi buồn héo người, trở về căn nhà vắng chỉ mình tôi,
tôi đã khóc qúa chừng. Đến Austin Tú gọi phone cho tôi, tôi lại khóc làm cho Tú
cũng khóc theo. Mấy tháng nay tôi sống với niềm tin là từ giờ đến cuối năm hai
mẹ con sẽ đoàn tụ như cũ.
***
Chiều nay đi làm về tôi ăn cơm sớm để còn làm vài công việc. Cái cánh cửa trong
phòng ngủ bị bung tấm ván ép mỏng ra nên cửa xệ xuống, khó mở ra đóng vào, cần
phải đóng lại mấy hàng đinh nhỏ. Rồi một cái bếp bị hư, bóng đèn bị cháy v…v..
Trời ơi, sao bao nhiêu thứ không bình thường đến cùng một lúc như thế này?
Suốt ba năm qua dù tôi đã khẳng định mình có thể sống suốt đời không cần một
tên đàn ông nào bên cạnh, nhưng tôi vẫn ngầm hiểu rằng… có còn hơn không!
Biết bao chuyện lặt vặt tôi đã phải đụng tay tới, lòng can đảm của tôi cũng mỏi
mòn theo năm tháng. Tôi chẳng vui vẻ gì khi đẩy cái máy cắt cỏ ì ạch mấy tiếng
đồng hồ mới xong mảnh sân nhỏ sau nhà. Vừa cắt cỏ tôi vừa khấn thầm:
- Cỏ ơi, có thương tôi thì đừng mọc nhanh nhé !!
Cái xe của tôi cũng kiếm chuyện, một hôm bị chết máy dọc đường tôi phải đứng ở
highway hai tiếng đồng hồ mới có người quen đến chở về nhà và nghỉ một buổi
làm.
Ôi, bao nhiêu thứ vặt vãnh của cuộc sống đang về hùa nhau, làm khổ thân tôi.
Những ngày hạnh phúc xưa tôi nào biết cuộc đời có nhiều cái khổ như thế. Tôi có
thú đi chơi xuyên bang, mỗi năm vào mùa Thu, hai vợ chồng và con lên xe đi về
những tiểu bang xa để ngắm những cánh rừng lá vàng lá đỏ, để ngắm cả đất trời
đang chuyển sắc Thu. Hay đi thăm những danh lam thắng cảnh và hưởng những hương
vị ngon lạ của từng nhà hàng, từng địa phương. Cường lái xe, tôi ngồi bên cạnh
nhìn ngắm cảnh bên đường, còn thằng Tú có khi đang ngủ trong xe. Có lần vào ban
đêm, xe chạy trên highway vắng, hai bên là cánh rừng đen kịt, hoang vu. Biết
tôi nhát gan Cường đã hỏi đùa tôi:
- Nếu bây giờ xe hư giữa đường em có sợ không?
Tôi đã trả lời đầy ắp tin yêu:
- Có gì mà sợ, có anh bên cạnh là em được che chở rồi.
Bây giờ đôi lúc nhớ con tôi muốn lái xe xuống Austin nhưng tôi ngại đường xa lỡ
xe cộ hư lấy ai mà che chở?
Chưa kịp ra tay làm việc gì thì điện thoại reo, tưởng là Hoa, tôi cầm phone lên
định “van xin” nó tha cho tôi hôm nay không tán dóc sự đời được vì bận rộn lắm.
Nhưng lại là phone của Tú, tôi mừng vui dù mới hôm qua hai mẹ con cũng đã nói
chuyện với nhau rồi. Lần này Tú nói:
- Mẹ ơi, con muốn nói với mẹ một chuyện quan trọng. Mẹ nghe nhé?
- Con đừng có nói mẹ tìm hiểu bác Thịnh nghe, mẹ vẫn coi bác ấy là bạn của gia
đình mà thôi
- Chính con đang muốn nói điều ấy, vì con suy nghĩ hoài và chợt khám phá ra tại
sao mẹ không sống cho đời mẹ mà cứ sống vui buồn theo con làm gì? Mẹ đừng hi
sinh vô lý quãng đời còn lại của mẹ cho con. Bây giờ con học ở Austin, mẹ bán
nhà theo con rồi mai này ra trường con có job ở tiểu bang khác, mẹ lại bán nhà
theo con nữa sao? Con sẽ có đời sống riêng của con. Nhưng chúng ta không bao giờ
mất nhau đâu.
Tôi cảm thấy hụt hẫng và bâng khuâng vì cú phone của Tú, nó có lý, tôi không thể
bám theo con như cái đuôi làm gánh nặng vô hình cho nó.
Tôi nhủ tôi phải can đảm lên, từ cuộc sống ba người, còn hai người. Nay đường
dài chỉ còn lại mình tôi.
Tôi ra vườn sau, vào nhà kho tìm đinh búa để sửa cánh cửa trước, kẻo mỗi lần
đóng mở nó nặng nề và kêu cót két, nghe…rùng rợn, làm cho tôi…sợ ma.
Tôi bới chỗ nọ, tìm chỗ kia, mãi mới thấy hộp đinh mang vào nhà.
Chỗ hư cánh cửa từ trên cao, tôi phải mang ghế ra để đứng lên, tôi biết mình phải
cẩn thận kẻo có trượt chân ngã xuống bất tỉnh chẳng ai hay. Đứng lên ghế vững
vàng rồi, tôi cầm búa, cầm đinh, ngay phút giây này tôi chợt nhớ những công việc
như thế này Cường chỉ làm một chút là xong. vậy mà..
Ôi, ước gì bây giờ có một người đàn ông bên cạnh, anh ta sẽ đứng trên ghế chứ
không phải tôi, còn tôi sẽ đứng hiên ngang trên thảm, tha hồ mà chỉ huy mà phê
bình.
Thôi, đừng có mơ hão huyền, nhất định đời mình sẽ không cần đàn ông. Tôi tự nhủ
và hăng hái giơ búa lên. Phập! một cái, tôi hét lên, búa rơi, đinh rơi, và tôi
nhảy khỏi ghế, ngồi xuống đất ôm lấy ngón tay đang chảy máu ròng ròng.
Vừa đau vừa tủi thân và hận đời khiến tôi khóc nức nở như đứa trẻ bị lạc mẹ.
Đang lúc máu đổ lệ rơi thì chuông cửa reo. Ai đến giờ này nhỉ? Tôi cố lết ra mở
cửa và thấy Thịnh, tay xách túi đồ chắc mới đi chợ mua về. Anh chào tôi bằng nụ
cười, nhưng tắt ngay khi nhìn thấy ngón tay tôi đang chảy máu. Anh quẳng túi đồ
lên bàn hấp tấp và lo âu hỏi:
- Em sao thế?
Dù đang đau tôi cũng nhận ra Thịnh đã thay đổi cách xưng hô, không gọi tôi là
“chị” như xưa nay anh vẫn gọi tôi. Còn tôi vẫn lịch sự như cũ:
- Thưa anh, tại cái búa…
- Búa rơi vào tay em hả?
- Thưa anh, chính tôi đập vào tay tôi mà đáng lẽ phải đập vào đinh.
Thịnh nói y như mình là chủ nhà:
- Thôi ngồi yên đây để anh băng vết đau cho. Nhưng mà sao em cứ thưa gởi với
anh mãi thế?
Không cần tôi trả lời, anh đi vội vào phòng tắm để lấy bông băng, bao lâu nay
là bạn thân của Cường, của gia đình tôi, anh đã qúa quen thuộc mọi thứ trong
nhà này rồi.
Tôi ngoan ngoãn ngồi yên để cho anh băng bó ngón tay, đã lâu rồi mới có bàn tay
đàn ông chạm vào tay tôi gần gũi và thân mật như thế này, một cảm giác lạ lùng
chạy khắp người tôi. Hình như những ngón tay tôi nóng bừng trong bàn tay
anh.
Tôi…len lén nhìn anh, nét mặt và cử chỉ của anh là bao nhiêu âu yếm. Tôi ngại
ngùng định rút tay về, nhưng Thịnh đã giữ chặt lại, anh ngẩng lên nhìn thẳng
vào mắt tôi:
- Đừng em, nghe anh nói…
- Không, không …anh đừng nên nói gì cả!
- Tại sao em lại chạy trốn chính mình như thế? Anh yêu em mà.
Bức tường thành trong tôi đã sụp đổ trước ánh mắt thiết tha và lời nói chân
tình của anh. Anh nói đúng, tôi không thể chạy trốn tôi mãi được.
Dường như ông trời đã sắp đặt sẵn, nói như thuyết nhà Phật có duyên thì đến với
nhau, cũng như không duyên thì sẽ lìa nhau như tôi và Cường. Vợ Thịnh qua đời
vì một căn bệnh cùng thời gian gia đình tôi đổ vỡ nên tôi và Thịnh bỗng trở thành
hai kẻ cô đơn, anh thường xuyên đến thăm tôi, tình cảm anh dành cho tôi ngày
càng có nghĩa tình yêu hơn là tình bạn.
Có thêm một người, thêm một tiếng nói, căn nhà không còn trống vắng nữa, tôi cảm
thấy ấm lòng. Nhìn túi đồ trên bàn tôi hỏi Thịnh:
- Anh mua gì thế?
- Anh mới mua hộp trà ngon, anh không biết cách pha trà nên nhờ em pha hộ.
Pha trà đâu có gì khó, mà tôi có tay nghề như mấy người Nhật chuyên môn uống
“trà đạo” đâu mà anh đến nhờ tôi? Anh chỉ kiếm cớ đến gặp tôi thôi, khi yêu người
ta vớ vẩn thế đấy.
Thịnh chợt hỏi:
- À, mà em đang sửa cái gì vậy? để anh làm cho…
Tôi hớn hở kể luôn một mạch, cứ làm như tôi vừa thuê được anh thợ về sửa chữa tất
cả những thứ hư hỏng trong ngôi nhà này:
- Cái cửa phòng ngủ nó bung ra, anh đóng lại giùm. Với lại cái bếp bị hư, cái
bóng đèn không cháy. Còn nữa, cái chốt cửa bị lỏng, cái vòi nước trong phòng tắm
bị nhỏ giọt bấy lâu nay, cái…
- Thôi thôi, em kể nhiều thế anh làm sao hết trong buổi chiều nay, để anh sẽ
làm dần.
Ngay trong lúc này tôi thấy Thịnh cần thiết cho tôi, tôi cần được yêu thương, cần
được chăm sóc, và căn nhà tôi cũng cần được chăm sóc.
Trong khi Thịnh ra sửa chữa cánh cửa, thì tôi chuẩn bị nấu nước pha trà. Tiếng
búa đóng lên nghe rộn rã, hình bóng người đàn ông trong nhà sao mà ấm cúng chở
che đến thế.
Tôi để ấm nước lên bếp, dù tôi chẳng thích uống trà chút nào, nhưng chốc nữa
đây tôi sẽ vì anh, cùng anh uống nước trà, và…câu chuyện một tình yêu sẽ bắt đầu.
Nguyễn Thị Thanh Dương
Tìm thấy "tình yêu đích thực" trong một bãi rác hôi thối
Sinh ra tại Edinburgh (Scotland) nhưng Scott Neeson đã chuyển tới Australia định cư khi mới 5 tuổi. Ông là con trai của một lao công và một quân nhân. Năm 17 tuổi, Scott quyết định bỏ học và sống dựa vào tiền trợ cấp thất nghiệp. Nhờ chương trình hỗ trợ của chính phủ, ông được nhận vào vào một rạp chiếu phim là nhân viên kỹ thuật phòng chiếu.
Câu chuyện nhẽ ra sẽ kết thúc tại đây nếu không phải Scott là người khá tham vọng và tràn đầy nhiệt huyết. Người đàn ông này kiên trì leo lên từng bậc thang trong ngành điện ảnh, từ một nhân viên phát hành phim đến nhân viên kinh doanh phim. Cuối cùng, mọi công sức của Scott cũng được đền đáp khi ông được bổ nhiệm là Giám đốc Chi nhánh Australia của hãng 20th Century Fox (nay là 20th Century Studios thuộc Disney).
Bước ngoặt đến với Scott vào năm 2000 khi ông chuyển tới Los Angeles để tiếp quản vị trí trong mơ - Chủ tịch của 20th Century Fox International. Ông có thu nhập hơn 1,5 triệu USD/năm, sánh vai cùng với những tài tử hạng A của Hollywood trên thảm đỏ.
Chuyến đi định mệnh tới bãi rác nghèo nhất Campuchia
Trong 10 năm tại Fox, Scott đã có một sự nghiệp thành công rực rỡ, giám sát nhiều bộ phim có doanh thu cao nhất thời đại như Titanic, Star Wars, and X-Men. Đối với nhiều người, vị Chủ tịch sở hữu mọi thứ trong tay: một vị trí quyền lực trong ngành phim, những người bạn nổi tiếng, một căn biệt thự nguy nga, siêu xe và du thuyền.
Tuy nhiên, ông vẫn cảm thấy thiếu điều gì đó. "Tôi nghĩ là mình có vấn đề. Càng kiếm được nhiều, tôi càng không hạnh phúc", ông tâm sự.
Năm 2003, chỉ vài tuần trước khi nhận vị trí mới ở Sony Pictures, Scott tới Phnom Penh (Campuchia) để du lịch. Chuyến đi 6 tuần này đã thay đổi hoàn toàn cuộc đời ông.
"Tôi muốn xem nơi nghèo nhất đất nước", Scott nói. "Họ đưa tôi đến Stung Meanchey - một bãi rác sâu hơn 90m và rộng hơn 100.000 m2".
Tại đây, Scott chứng kiến hơn 1.500 đứa trẻ đang nhặt nhạnh giữa cái nóng hơn 50 độ C, xung quanh là đống rác đang phân hủy đầy và thải khí mê-tan, còn mặt đất như bị nung chảy. Ông còn bị bỏng ở chân do không để ý nơi mình giẫm lên. Khắp nơi nồng nặc mùi hôi thối.
Nhiều đứa trẻ ở đây bị cha mẹ bỏ rơi vì nợ nần, ốm đau, nghiện rượu hoặc tái hôn. Chúng buộc phải tìm phế liệu ở bãi rác này để đam bán, hôm nào may mắn thì được khoảng 1 USD (khoảng 23.000 VNĐ).
Scott muốn giúp những đứa trẻ này, nhưng ông có thành kiến với các tổ chức từ thiện. Cựu Chủ tịch 20th Century Fox sợ tiền không đến tay các em, lại lo "một cây chẳng làm nên non".
"Lý do thứ ba: Đây vốn không phải là chuyện của tôi", ông nói. "Tại Mỹ, bạn như đang sống ở bên kia thế giới. Bạn trả tiền thuế và chính phủ có quyền quyết định các khoản viện trợ nước ngoài".
Tuy nhiên, bản chất lương thiện khiến Scott không thể lờ đi hoàn cảnh của lũ trẻ.
"Tôi biết chúng sẽ không bao giờ rời khỏi bãi rác nà. Chúng sống ở đây, chết cũng ở đây. Chúng có thể trở thành nạn nhân buôn người. Những bà mẹ sẽ sinh con tại đây. Điều này chẳng khác nào tận thế. Thật kinh khủng", ông nói.
Khi thấy một đứa trẻ 9 tuổi đi ngang qua mình trong bộ dạng rách rưới, Scott đau lòng khôn xiết. Bụi bẩn, rác thải bám đầy người đứa trẻ, khiến ông còn chẳng thể nhận ra em là trai hay gái. Chỉ mất 90 phút và 35 USD tiền phí dịch vụ, Scott đã giúp đứa trẻ đó được tới trường và có tiền trang trải sinh hoạt hàng tháng.
Đây cũng là lúc mọi hoài nghi về từ thiện biến mất trong lòng ông.
"Là một con người, là một sinh vật đang sống trên Trái đất này, đây là nghĩa vụ của tôi. Tôi không ngờ rằng việc thay đổi số phận của đứa trẻ đó lại dễ như vậy", ông cho biết.
Cuộc sống giằng xé giữa hai thế giới giàu - nghèo
Khi quay về Mỹ để bắt đầu công việc mới, Scott Neeson tự hứa sẽ không để bản thân rơi vào cảnh khủng hoảng tuổi trung niên thường thấy tại Los Angeles.
"Tôi đã làm việc hơn 26 năm trong ngành điện ảnh. Từ một nhân viên kỹ thuật chiếu bóng tại rạp phim lưu động, tôi đã nỗ lực hết mình để có ngày hôm nay. Tôi sẽ không vứt bỏ mọi thứ đi như vậy", ông thuyết phục chính mình.
Tuy nhiên, khao khát được giúp đỡ lũ trẻ khiến Scott suy nghĩ rất nhiều. Trong một năm sau đó, cựu Chủ tịch 20th Century Fox vừa làm việc tại Hollywood, vừa tới Campuchia để làm thiện nguyện.
Có hai thế giới song song tồn tại trong cuộc sống của ông: Mỗi tháng, ông sẽ dành 3 tuần để giải quyết công việc, ngồi ghế hạng nhất trên máy bay, tham dự giải Oscars, gặp gỡ các ngôi sao điện ảnh, kiếm cả triệu USD/năm. Sau đó, ông sẽ gửi số tiền này đến Campuchia.
"Điều tôi không tính tới là những sang chấn tâm lý do phải liên tục chuyển đổi giữa hai thế giới khác nhau trong vòng 24 tiếng. Một bên là lối sống buông thả và xa hoa, một bên là bãi rác nghèo nàn và tồi tệ - nơi lũ trẻ có thể chết trước mặt bạn chỉ vì thiếu sự chăm sóc y tế cơ bản", ông nói.
"Tôi không thể sống giữa hai thế giới như vậy được".
Dù vậy, phải đến khi chứng kiến một khoảnh khắc sinh tử khó quên, Scott Neeson mới hạ quyết tâm buông bỏ tất cả.
Vào thời điểm đó, cựu Chủ tịch 20th Century Fox đang đàm phán với một diễn viên nổi tiếng cho bộ phim sắp công bố. Xong việc, ông bay tới Campuchia, còn ngôi sao kia đến Tokyo (Nhật Bản).
Scott tới thẳng bãi rác và gặp bốn đứa trẻ mồ côi dưới 10 tuổi. Các em đang hấp hối và không ai có thể đưa các em tới bệnh viện. Ông hoảng sợ và không biết mình nên làm gì.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét