a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT NĂM MỚI GIÁP THÌN AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM GIÁP THÌN VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Thứ Tư, 27 tháng 1, 2021

Trái đất đang quay với tốc độ nhanh nhất trong vòng 50 năm trở lại đây, 1 ngày hiện không đủ 24 giờ

 


  •  

Các nhà khoa học trên thế giới đang phải đau đầu vì vấn đề này.

Đồng hồ nguyên tử được sử dụng để ghi lại chính xác thời gian của một ngày ở mức độ mili giây. Kể từ khi được phát minh vào năm 1970, một ngày đã trở nên dài hơn 24 giờ một chút. Nhưng theo dữ liệu mới nhất được công bố, thời gian đang trôi qua với tốc độ nhanh nhất trong vòng 50 năm trở lại đây.

Vòng quay của Trái đất đang có tốc độ nhanh hơn bình thường, mà vì thế độ dài của một ngày hiện tại đang ngắn hơn so với 24 giờ. Các nhà khoa học trên khắp thế giới đang phải tranh luận, để xem có nên xóa đi một giây để đưa thời gian trở về khớp với chuyển động quay của Trái đất hay không.

Thời gian đang trôi qua với tốc độ nhanh nhất trong vòng 50 năm trở lại đây.

Trong khi cái gọi là “giây nhuận âm” chưa từng được thực hiện trước đây. Đã có tổng cộng 27 “giây nhuận” được cộng thêm vào kể từ năm 1970 đến nay, để giữ cho thời gian của đồng hồ nguyên tử khớp với chuyển động quay của Trái đất.

Nguyên nhân là do trong nhiều thập kỷ, Trái đất quay chậm hơn tốc độ bình thường và mất nhiều hơn 24 giờ để hoàn tất một vòng quay. Như chúng ta đều biết thì thời gian của một ngày cũng tương đương với thời gian Trái đất thực hiện hết một vòng quay của mình.

Kể từ những năm 1970, đồng hồ nguyên tử đã lưu giữ những bản ghi siêu chính xác về độ dài một ngày. Và nhận thấy rằng trong 50 năm qua, Trái đất đã mất nhiều hơn 24 giờ để hoàn thành một vòng quay, dù chỉ nhiều hơn rất ít.

Trung bình, hiện tại một ngày ngắn hơn 0,5 mili giây so với 24 giờ.

Tuy nhiên vào giữa năm 2020, xu hướng này đã bị đảo ngược và Trái đất mất ít hơn 24 giờ để hoàn thành một vòng quay. Vào ngày 19 tháng 7 năm 2020, một ngày ngắn hơn 1,4602 mili giây so với 24 giờ thông thường, đây là ngày ngắn nhất kể từ khi đồng hồ nguyên tử hoạt động.

Trung bình, hiện tại một ngày ngắn hơn 0,5 mili giây so với 24 giờ. Sự mất thời gian rất nhỏ này chỉ có thể phát hiện được bằng đồng hồ nguyên tử, và dường như không có ảnh hưởng gì đến cuộc sống của chúng ta.

Thế nhưng những thay đổi dù rất nhỏ này lại có thể gây ra tác động lớn. Vệ tinh và các thiết bị liên lạc dựa vào thời gian thực của thời gian Mặt trời, xác định bởi vị trí của các ngôi sao, Mặt trăng và Mặt trời. Hay nói cách khác là dựa trên tốc độ quay thực tế của Trái đất.

Sự thay đổi dù rất nhỏ này lại có thể gây ra tác động lớn. 

Nếu cứ để sự chênh lệch này xảy ra mà không có giải pháp như việc thêm giây nhuận, thì các hệ thống vệ tinh và thiết bị liên lạc sẽ xảy ra sự cố. Chính vì vậy mà chủ đề gây tranh cãi hiện nay là có nên thêm vào giây nhuận âm hay không và nếu có là khi nào.

Nhà khoa học tự nhiên Peter Whibberley, nhà nghiên cứu cấp cao thuộc nhóm Thời gian và Tần số của Phòng thí nghiệm Vật lý Quốc gia Hoa Kỳ cho biết: “Chắc chắn rằng Trái đất đang quay nhanh hơn bất kỳ thời điểm nào trong 50 năm qua. Rất có thể cần một giây nhuận âm nếu tốc độ quay Trái đất tiếp tục tăng, nhưng có thể còn quá sớm để quyết định nó có thể xảy ra hay không”

Sưu Tầm

Chuyện thú vị về toilet ở các quốc gia


Ở các quốc gia, người ta có những hình thức và nhu cầu khác nhau về vấn đề sử dụng toilet. Nếu từng đi du lịch, có lẽ bạn đã trải qua những điều ngạc nhiên về vấn đề này. Một số quốc gia có công nghệ cao hơn, một số có sáng tạo cũng như một số các rắc rối mà bạn không bao giờ có thể ngờ được mỗi khi cần phải sử dụng các nhà vệ sinh.


1. Paris cố gắng kiềm chế những người tiểu bừa bãi

Paris, giống như mọi thành phố lớn trên thế giới, có vấn đề với những người đàn ông thường đi tiểu ở bất cứ nơi nào họ muốn. Nhiều người không bận tâm tìm toilet. Điều này làm cho thành phố bẩn và bốc mùi; theo The New York Times, kết quả dẫn đến hàng triệu đô la thiệt hại và chi phí làm sạch. Vì vậy, chính quyền địa phương đã quyết định hành động.

Khi một khoản phạt 75 đô la cho tiểu tiện nơi công cộng và 2.000 cảnh sát đặc biệt cố gắng ngăn chặn nó không hiệu quả, các quan chức đã gọi cho một công ty thiết kế. Nhiệm vụ của họ là làm một hộp tiểu. Thứ họ nghĩ ra là một hộp màu đỏ rất nhỏ, gọi là Uritrottoir, cũng thân thiện với môi trường. Ý tưởng là các ông sẽ tiểu vào đó và nước tiểu sẽ ngấm vào rơm vụn hoặc dăm gỗ. Không cần dùng nước. Một máy tính sẽ cho biết khi nào hộp tiểu đầy, và nó sẽ được làm trống bởi một “người phục vụ tiểu tiện”. Sau đó, nó sẽ được đưa đến các vùng ngoại ô của Paris và biến thành phân trộn. Thậm chí các hộp có thể trồng hoa ở phía trên.

Mặc dù một trong những thị trưởng của Paris gọi Uritrottoirs là “phát minh của thiên tài”, báo Time nói rằng các hộp tiểu đã gặp phải tranh cãi. Một số cư dân đã phát bực mình vì những chiếc hộp màu đỏ tươi phá hỏng diện mạo của những địa điểm lịch sử, giống như ở phía bên ngoài nhà thờ Đức Bà. Những người khác nói thêm rằng các nhà vệ sinh chỉ để cho đàn ông sử dụng là phân biệt giới tính.

2. Đức: khuyến khích ngồi tiểu

Nước Đức đang ở giữa một cuộc tranh luận chính trị nóng bỏng. Các chiến tuyến đã được phân biệt rõ ràng: Bạn chỉ có thể đứng ở một trong hai phe stehpinklers (tiểu đứng) hoặc sitzpinklers (tiểu ngồi). Vấn đề đang gây tranh cãi trong các hộ gia đình khi họ cố gắng trả lời câu hỏi: liệu đàn ông nên đứng lên hay ngồi xuống để đi tiểu? Nếu không phải là người Đức, bạn có thể thấy ý tưởng ngồi tiểu là vô lý. Nhưng người Đức đang cố gắng khuyến khích điều này. Theo tờ Atlantic, các nhà vận động nói rằng ngồi để đi vệ sinh sẽ giúp cho toilet sạch hơn đồng thời giúp những người dọn dẹp khu vực đỡ vất vả hơn.


Trong một phòng vệ sinh của đàn ông ở Đức, bạn có thể tìm thấy một dấu hiệu cho biết: “Ở đây người đi tiểu ngồi xuống”. Hoặc nếu rõ rệt hơn, khi nhấc chỗ ngồi lên, bạn có thể nghe thấy giọng nói của vị cựu thủ tướng: “Này, đứng tiểu không được phép ở đây và sẽ bị phạt tiền, vậy nếu không muốn gặp rắc rối, tốt nhất bạn nên ngồi xuống”.

Một số người tự hào đã nắm được tương lai (một học giả đã viết cả một cuốn sách lý giải tại sao nên ngồi tiểu) trong khi những người khác cho rằng những người sitzpinklers là “yếu đuối” và chống lại trên các chương trình trò chuyện, trong phim hoạt hình và các bài xã luận. Một người đã đưa chủ nhà của mình ra tòa khi tiền ký gửi an ninh của anh ta bị giữ lại một phần vì nước tiểu của anh ta đã làm hỏng sàn phòng tắm. Tuy phe Stehpinkler đã thắng kiện, nhưng vị thẩm phán đã gọi đứng tiểu là một “phong tục thống trị đã lỗi thời”; vì vậy, chiến dịch ngồi tiểu có thể sẽ thắng thế trong cuộc chiến.

3. Thụy Điển thu tiền toilet

Nhiều thành phố ở châu Âu khiến bạn phải trả tiền để sử dụng các toilet công cộng. Đây có thể là một cú sốc hoàn toàn đối với những người từ bên ngoài lục địa, đặc biệt là người Mỹ, khi họ nghĩ rằng đi toilet là quyền của con người. Nhưng ngặt ở chỗ không thể vào toilet đi tiểu mà không trả tiền. Nhưng nói chung, lục địa đã chấp nhận cách làm việc này.


Có lẽ không nơi nào hơn Thụy Điển. Trang web du lịch Trip Savvy có cả một bài đề cập đến những gì du khách có thể đối diện khi đến nhà vệ sinh ở một quốc gia nào đó, và thứ đầu tiên họ liệt kê là thực tế bạn phải trả phí. Họ khuyên bạn cần biết những thích nghi nho nhỏ tùy theo trường hợp. Một số toilet công cộng có thể có người phục vụ, và khách sẽ trả phí.

Trang web học ngoại ngữ Transparent Language cũng dành một bài để nhắc đến nhà vệ sinh Thụy Điển. Họ cung cấp cho độc giả một chiến lược về cách tìm toilet miễn phí, chẳng hạn như trong các thư viện. Họ cũng đề cập đến một mẹo lén lút để được “miễn phí” tại các nhà vệ sinh công cộng như sau, nếu bạn tìm thấy một toilet đang có người, hãy chờ ngay bên ngoài, một khi người bên trong bước ra, bạn ráng nắm ngay lấy cánh cửa trước khi nó đóng lại.

4. Trung Quốc: cuộc cách mạng cập nhật toilet

Trung Quốc đang nhanh chóng trở thành một trong những trung tâm kinh tế quan trọng nhất thế giới. Điều này có nghĩa là nhiều người từ phương Tây và những nơi như Nhật Bản và Hàn Quốc đang đến du lịch Trung Quốc. Nhưng cho đến gần đây, tiêu chuẩn của nhà vệ sinh công cộng ở Trung Quốc và cách sử dụng chúng rất khác so với những gì người dân từ các quốc gia khác đã từng biết. Một du khách cho biết tình trạng nhà vệ sinh là một “thảm họa” và một số toilet thậm chí không có cửa. Các phản ứng gây sốc đang trở thành một vấn đề, vì vậy vào năm 2015, theo tờ South China Morning Post, chủ tịch Tập Cận Bình đã ra lệnh “cách mạng nhà vệ sinh”.

Điều này cũng có nghĩa là để giúp nâng cao chất lượng cuộc sống trong khu vực. Ngay cả ở các thành phố lớn, đôi khi người ta vẫn gặp khó khăn trong việc tìm toilet khi họ cần. Đài phát thanh NPR cho biết cuộc cách mạng bao gồm việc chi 3 tỷ USD để xây dựng hoặc cải tạo 68.000 nhà vệ sinh công cộng trong 3 năm, với kế hoạch hơn 70.000 toilet. Một số thành phố hơi quá nhiệt tình và xây dựng phòng tắm công cộng sang trọng với đá cẩm thạch, hệ thống âm thanh, Wi-Fi, ATM, sạp báo và trạm sạc xe điện. Để ngăn chặn người lấy trộm giấy vệ sinh, một số nhà vệ sinh sử dụng máy nhận dạng khuôn mặt trước khi được cho vào. Nó đã vượt quá xa, chính phủ phải cảnh báo một số chính quyền địa phương ngưng lãng phí tiền bạc.

Nhưng cuộc cách mạng nhà vệ sinh vẫn tiếp tục, đặc biệt là ở khu vực nông thôn. Xinhua Net cho biết một khu vực của Trung Quốc có mục tiêu xây dựng lại nhà vệ sinh cho 150.000 hộ nông thôn trong năm 2019, cũng như nhiều toilet công cộng mới.

5. Vấn đề của Mexico City

Khi đến thăm thành phố Mexico City lần đầu, ai đó có thể cảnh báo bạn không nên uống nước máy. Nhưng theo một chuyên gia, bạn cũng không muốn ăn thức ăn hoặc hít thở không khí hoặc bị mắc mưa, bởi vì tất cả đều bị ô nhiễm.

Thoạt nghe có vẻ bài ngoại khủng khiếp, nhưng thành phố Mexico City có vấn đề nghiêm trọng về chất thải. Trước hết, không giống như hầu hết các nơi ở Hoa Kỳ và châu Âu, thành phố lớn thứ 6 trên thế giới này không có quy tắc vệ sinh quy định làm thế nào để xây dựng và lắp đặt nhà vệ sinh, bồn tiểu và bồn rửa. Điều này có nghĩa là “những phòng vệ sinh công cộng thường được xây dựng bởi những người không phải là kiến trúc sư hay thợ ống nước chuyên nghiệp”. Điều đó có thể dẫn đến các vấn đề.

§  Xem thêm: Ghiền… túi nylon? 
Nhưng khi phân thải từ một toilet nào đó đi đến cống thoát nước thì vấn đề thực sự bắt đầu. Các đường thoát nước của Mexico City không được xây dựng để xử lý chất thải của 20 triệu người. Chúng rò rỉ và đầy tràn, phân tìm đường đến “các hệ thống nước cuối cùng bị khô lại và gửi các phân tử bay vào không khí, sau đó quay trở lại thành phố dưới dạng mưa nâu, bám vào các thực phẩm bày bán trên đường phố”. Trong mùa mưa, các ngôi nhà có thể bị ngập trong chất thải. Tất cả điều này khiến Mexico City là địa danh số 1 trên thế giới về nhiễm trùng đường tiêu hóa, với 90% cư dân trưởng thành bị nhiễm vi khuẩn từ phân có thể gây ra các triệu chứng khủng khiếp, dẫn họ quay trở lại vào toilet.


6. Dubai: toilet trên bầu trời

Dubai vốn nổi tiếng là thành phố có nhiều kỷ lục thế giới nhất; vì vậy, tất nhiên họ phải có toilet cao nhất nằm trên tầng 154 của tòa nhà cao nhất thế giới, Burj Khalifa (Burj thực sự có 163 tầng, vì vậy nếu bạn ở chín tầng trên cùng và phải đi lên, hãy đi thang máy).

Các toilet đã nhìn thấy dấu vết virus hơn một lần. Tờ National Geographic đã chia sẻ một video từ phòng tắm vào năm 2017, trong vòng 24 giờ đã có 4 triệu lượt xem. Trong đó, bạn có thể nhìn thấy nhà vệ sinh, chậu vệ sinh và các cửa sổ từ sàn đến trần, với một tầm nhìn tuyệt vời cả thành phố. Rõ ràng, sẽ không có ai ở độ cao như bạn trong khi bạn ở trong toilet, nhưng những kính viễn vọng vẫn có thể là một mối lo. Mọi người còn nhắc đến toilet một lần nữa khi diễn viên Will Smith chia sẻ một bức ảnh của anh trong nhà vệ sinh trên Instagram vào năm 2018, đã nhận được gần 3 triệu lượt thích.

Nhưng có một điều bất ngờ khác về nhà vệ sinh cao nhất thế giới. Dubai có thể lạ mắt trên mặt đất, nhưng dưới mặt đất, nó thiếu cơ sở hạ tầng nước thải để đối phó với một tòa nhà như Burj. Theo NPR, điều này có nghĩa là khi chất thải của bạn đi được nửa dặm trong không khí, nó sẽ đi qua các đường ống và ra khỏi đáy, vào phía sau của một chiếc xe tải đang chờ. Sau đó chiếc xe đi đến một nhà máy xử lý nước thải, ở đó nó có thể phải chờ trong 24 giờ mới có một lượt các xe tải khác tới.
Vũ Thu Hương 16/04/2020

Hình ảnh ca sĩ nhạc vàng “xưa và nay” 



Cùng nhìn lại những hình ảnh so sánh “xưa và nay” của các ca sĩ nổi tiếng nhất của miền Nam trước năm 1975. Đến nay, thời gian đã qua hơn nửa thế kỷ, không ai có thể tránh khỏi được quy luật của thời gian. Tuy nhiên cũng có một số ca sĩ vẫn còn mang phảng phất nét đẹp quý phái của một thời vàng son.

Ca sĩ Thanh Lan

 

Thanh Lan sinh năm 1948, là ca sĩ, diễn viên của Việt Nam. Bà là một trong những nghệ sĩ hiếm hoi thành công trên cả ba lĩnh vực âm nhạc, điện ảnh và sân khấu. Ca sĩ Thanh Lan nổi tiếng với các ca khúc Pháp, là một trong những gương mặt tiêu biểu cho thời kỳ đầu của nhạc trẻ ở Sài Gòn.


Ca sĩ Phương Hồng Quế

 

Ca sĩ Phương Hồng Quế sinh năm 1953, là một trong những giọng hát tiêu biểu thuộc thế hệ sau cùng của làng nhạc Sài Gòn trước năm 1975. Cô được báo chí Sài Gòn gọi danh hiệu là “Tivi chi bảo”. 

Ca sĩ Kim Loan

 

Ca sĩ Kim Loan sinh năm 1948, nổi tiếng khắp làng nhạc miền Nam xưa với nhan sắc khả ái với ca khúc được mến mộ nhất là Căn Nhà Ngoại Ô của nhạc sĩ Anh Bằng


Ca sĩ Trúc Mai

 

Ca sĩ Trúc Mai sinh năm 1942, thuộc thế hệ đầu tiên của nhạc vàng miền Nam. Cô không chỉ có giọng hát ngọt ngào, ấm áp mà còn chinh phục khán giả với vẻ đẹp yêu kiều, quý phái. Giọng hát Trúc Mai gắn liền với bài hát “Hàn Mặc Tử” của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh.

Ca sĩ Anh Khoa

 

Ca sĩ Anh Khoa sinh năm 1948, là một trong những nam ca sĩ nổi tiếng nhất của miền Nam trước 1975 ở dòng nhạc trữ tình. Giọng hát truyền cảm và nhẹ nhàng của ông đã gây ấn tượng với khán giả cho đến ngày nay.


Ca sĩ Phương Dung

 

Ca sĩ Phương Dung sinh năm 1946 (có thông tin cho rằng năm sinh thật của cô là 1942), là ca sĩ thuộc thế hệ đầu của dòng nhạc vàng, được khán giả mến mộ trong suốt 60 năm qua. Cô được đặt biệt danh là “Nhạn Trắng Gò Công”, rất thành công với những ca khúc nhạc vàng nổi tiếng như Nỗi Buồn Gác Trọ, Tạ Từ Trong Đêm, Những Đồi Hoa Sim…Cho đến nay Phương Dung vẫn còn đi hát ở Việt Nam

Ca sĩ Thiên Trang

 

Ca sĩ Thiên Trang sinh năm 1951, là một trong những ca sĩ tiêu biểu nhất của dòng nhạc vàng. Cô có giọng hát ngọt ngào và gương mặt rất hiền từ, dễ gây thiện cảm với khán giả.

Ca sĩ Hương Lan

 

Ca sĩ Hương Lan sinh năm 1956, được xem là 1 trong những nữ danh ca nổi tiếng nhất của nhạc vàng trước và sau năm 1975. Giọng hát của Hương Lan nổi tiếng với sự ngọt ngào đặc trưng, đặc biệt là khi hát nhạc quê hương âm hưởng dân ca Nam Bộ. Hương Lan cũng là 1 trong những ca sĩ có nhiều bản thu âm nhất với hàng ngàn ca khúc được phát hành trong hơn 50 năm ca hát.

Ca sĩ Ngọc Đan Thanh

 

Ca sĩ Ngọc Đan Thanh sinh năm 1952, là nghệ sĩ thành công trong cả 3 lĩnh vực là cải lương, nhạc vàng và MC của chương trình Asia. Sau khi sang định cư tại Mỹ năm 1990, cô còn tham gia lồng tiếng một số bộ phim Hong Kong, Hàn Quốc

Ca sĩ Thái Châu

 

Ca sĩ Thái Châu sinh năm 1951, nổi tiếng với dòng nhạc vàng, trữ tình với giọng hát ấm áp nhưng cũng rất ngọt ngào.

Ca sĩ Giáng Thu

 

Ca sĩ Giáng Thu là học trò của nhóm tác giả Lê Minh Bằng (Lê Dinh – Minh Kỳ – Anh Bằng). Người bạn đồng môn của cô trong lớp nhạc Lê Minh Bằng còn có ca – nhạc sĩ Mạnh Quỳnh, người đã song ca ăn ý với Giáng Thu, đặc biệt là với bài hát Tuyết Lạnh, Hai Đứa Giận Nhau… 

Ca sĩ Bạch Yến

 

Danh ca Bạch Yến sinh năm 1942, là 1 trong những ca sĩ nổi tiếng nhất của làng nhạc Sài Gòn từ cuối thập niên 1950. Cô là người Việt Nam đầu tiên và duy nhất xuất hiện trên chương trình Ed Sullivan Show nổi tiếng của Mỹ năm 1965, là nghệ sĩ Việt Nam duy nhất trình diễn cùng một chương trình với những tên tuổi nổi tiếng của Mỹ như Bob Hope, Bing Crosby, Pat Boone, Frankie Avalon… và là ca sĩ Việt đầu tiên và duy nhất hát nhạc phim Hollywood The Green Berets (Mũ nồi xanh).


Ca sĩ Thanh Thúy

 

Ca sĩ Thanh Thúy sinh năm 1943, là một trong những nữ ca sĩ có ảnh hưởng lớn nhất đến nền Tân nhạc Việt Nam trước năm 1975, là thế hệ ca sĩ đầu tiên của dòng nhạc vàng miền nam. Tên tuổi của cô đã gắn liền với nhạc sĩ Trúc Phương và những tình khúc tiền chiến. Cô cũng là người yêu trong mộng của cả một thế hệ, được các nhạc sĩ, nhà thơ, nhà văn, đạo diễn truyền hình nổi tiếng… ca ngợi hết lòng với rất nhiều mỹ danh, trong đó nổi tiếng nhất là Tiếng hát liêu trai và Tiếng hát lúc 0 giờ.

Ca sĩ Băng Châu

 

Ca sĩ Băng Châu sinh năm 1950, ngoài sở hữu giọng hát ngọt ngào, cô còn là một trong những ca sĩ có nhan sắc khả ái nhất trong giới ca sĩ Sài Gòn trước 1975


Ca sĩ Thanh Mai

 

Ca sĩ Thanh Mai sinh năm 1955. Trong làng nhạc Sài Gòn trước năm 1975, dù Thanh Mai không phải là ca sĩ thuộc hàng nổi danh nhất, nhưng tên tuổi của cô vẫn được rất nhiều người biết đến, đặc biệt trong dòng nhạc trẻ.

Ca sĩ Khánh Ngọc

 

Ca sĩ Khánh Ngọc sinh năm 1937, là minh tinh điện ảnh Sài Gòn thuộc thế hệ đầu tiên. Trong lĩnh vực âm nhạc, bà sở hữu giọng hát nhiều nội lực, từng là thành viên của ban Thăng Long danh tiếng, và cũng là vợ cũ của nhạc sĩ Phạm Đình Chương.

Ca sĩ Giao Linh

 

Ca sĩ Giao Linh sinh năm 1949, là một trong những ca sĩ nhạc vàng nổi tiếng nhất trước năm 1975. Cô thường được báo chí Việt Nam gọi là “Nữ hoàng sầu muộn” do tiếng ca và phong cách biểu diễn trầm buồn trong các ca khúc nhạc vàng.

Ca sĩ Thanh Tuyền

 

Ca sĩ Thanh Tuyền sinh năm 1947, là một trong những nữ ca sĩ nhạc vàng nổi tiếng nhất trong suốt hơn nửa thế kỷ qua.

Ca sĩ Khánh Hà

 

Ca sĩ Khánh Hà sinh năm 1952. Cô đã đi hát trước năm 1975, nhưng chủ yếu là hát nhạc trẻ. Từ sau khi sang hải ngoại, Khánh Hà được yêu mến với dòng nhạc trữ tình từ thập niên 1980 với giọng hát rất điêu luyện và được so sánh với các diva nước ngoài.

Ca sĩ Elvis Phương

 

Ca sĩ Elvis Phương sinh năm 1945, là ca sĩ nổi danh với nhiều thể loại nhạc: nhạc trẻ, tiền chiến, nhạc vàng, trữ tình, rock Việt. Sự nghiệp của ông trải dài trên 50 năm và thường được nhắc đến cùng với tên tuổi của ban Phượng Hoàng trước năm 1975.

Ca sĩ Khánh Ly

 

Ca sĩ Khánh Ly sinh năm 1945, được đánh giá là một trong những nữ danh ca nổi tiếng nhất của làng nhạc Sài Gòn trước năm 1975. Tên tuổi của cô thường được xếp bên cạnh 2 nữ danh ca khác là Thái Thanh và Lệ Thu.

Ca sĩ Hoàng Oanh

 

Ca sĩ Hoàng Oanh sinh năm 1946, là một trong những ca sĩ tiên phong hát dòng nhạc vàng từ thập niên 1960. Số lượng bài hát nhạc vàng gắn liền với tên tuổi Hoàng Oanh rất nhiều, có thể liệt kê những bài nổi tiếng nhất là Ai Ra Xứ Huế (Duy Khánh), Chuyến Đò Vỹ Tuyến (Lam Phương), Tình Yêu Trả Lại Trăng Sao (Lê Dinh), Chuyện Một Chiếc Cầu Đã Gãy (Trầm Tử Thiêng), Về Đâu Mái Tóc Người Thương (Hoài Linh), Câu Chuyện Đầu Năm (Hoài An), Một Người Đi (Mai Châu), Mưa Trên Phố Huế (Minh Kỳ & Tôn Nữ Thụy Khương), Sao Chưa Thấy Hồi Âm (Châu Kỳ)… Hoàng Oanh cũng là ca sĩ hiếm hoi của dòng nhạc vàng học lên đến đại học thời đó. Cô tốt nghiệp Cử nhân (Ban Sử Địa) ở Đại Học Văn Khoa.

Ca sĩ Phương Đại (tam ca Sao Băng)

 

Ca sĩ Phương Đại được biết nhiều nhất trong ban tam ca Sao Băng. Ngoài ra ông cũng thường song ca với nữ ca sĩ Phương Hồng Quế

Ca sĩ Phương Hoài Tâm

 

Ca sĩ Phương Hoài Tâm thường được gọi là “tiếng hát học trò”, được biết đến tên tuổi thật sự không phải nhờ giọng hát xuất sắc, mà là ở khuôn mặt xinh tươi khả ái với đôi má lúm đồng tiền và một mái tóc cắt úp, một thời đã được nhiều nữ sinh coi như kiểu tóc thời trang. 

Ca sĩ Trung Chỉnh

 

Ca sĩ Trung Chỉnh sinh năm 1943, là ca sĩ nhạc vàng nổi tiếng trước năm 1975 và thường song ca với Hoàng Oanh, Phương Dung. Nghề nghiệp chính của ông là bác sĩ quân y

Ca sĩ Chế Linh

 

Ca sĩ Chế Linh sinh năm 1942, là một huyền thoại của dòng nhạc vàng. Ông vừa là ca sĩ, vừa là nhạc sĩ với bút danh Tú Nhi, được công chúng xưng tụng là 1 trong tứ trụ nhạc vàng. Hiện nay ở tuổi gần 80, ông vẫn còn đi hát, là giọng hát bền bỉ nhất của nhạc Việt mọi thời đại.

Ca sĩ Mạnh Quỳnh

 

Ca sĩ Mạnh Quỳnh sinh năm 1951, là học trò của nhóm Lê Minh Bằng. Ông thường song ca với ca sĩ Giáng Thu, và được biết đến với ca khúc Gõ Cửa.

Ca sĩ Mai Lệ Huyền

 

Ca sĩ Mai Lệ Huyền sinh năm 1946, được xem là một ca sĩ huyền thoại của Sài Gòn trước năm 1975, trở thành hiện tượng chưa từng có trong dòng nhạc kích động khi kết hợp cùng Hùng Cường. Mai Lệ Huyền sở hữu vẻ đẹp lạ, giúp cô luôn nổi bật trong đám đông. Cô có đôi mắt to và sâu thăm thẳm, khuôn mặt tròn như búp bê. Ở thời đỉnh cao của mình, cô đã đốt cháy các sân khấu và vũ trường bằng giọng ca đầy ma lực và vẻ bề ngoài quyến rũ, trở thành cái tên có độ phủ sóng rộng rãi trong công chúng miền Nam.

Ca sĩ Họa Mi

 

Ca sĩ Họa Mi sinh năm 1955, là cô học trò nổi tiếng của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ. Ca sĩ Họa Mi được nhận xét có “giọng hát trong và thánh thót ở những nốt cao, ấm áp và tình cảm ở những nốt trầm”.


Sau đây là hình ảnh xưa và ảnh sau này của các ca sĩ đã RIP:


Ca sĩ Lệ Thu RIP

 

Ca sĩ Lệ Thu sinh năm 1943, thường được nhắc đến như là 1 trong 3 nữ ca sĩ nổi tiếng nhất của làng nhạc Sài Gòn trước năm 1975, cùng với Khánh Ly và Thái Thanh

Danh ca Thái Thanh RIP

 

Danh ca Thái Thanh sinh năm 1934 và qua đời năm 2020. Bà được mọi tầng lớp khán giả, các nghệ sĩ và giới nghiên cứu âm nhạc xưng tụng là tên tuổi lớn nhất trong số những ca sĩ của tân nhạc Việt Nam. Bà được nhà văn Mai Thảo gọi là “Tiếng hát vượt thời gian”, và danh hiệu này đã đi liền với cuộc đời và sự nghiệp của bà. Nhiều người cũng gọi Thái Thanh là “đệ nhất danh ca” của âm nhạc Việt Nam.

Ca sĩ Duy Quang RIP

 

Ca sĩ Duy Quang sinh năm 1950, là con trai đầu của nhạc sĩ Phạm Duy và danh ca Thái Hằng. Ông được coi là một trong những ca sĩ nổi bật của tân nhạc Việt Nam thuộc thế hệ thứ hai, với chất giọng ngọt ngào, tình cảm.

Ca sĩ Hà Thanh RIP

 

Ca sĩ Hà Thanh sinh năm 1937 và đã qua đời năm 2014. Bà là giọng nữ trung thành danh ở Sài Gòn từ đầu thập niên 1960, sở trường hát nhạc thính phòng cổ điển, nhạc tiền chiến, và cả nhạc vàng.

Ca sĩ Duy Khánh RIP

 

Cố ca sĩ – nhạc sĩ Duy Khánh sinh năm 1936 và qua đời năm 2003, ông được xưng tụng là 1 trong tứ trụ nhạc vàng, và có thể xem là “cánh chim đầu đàn” của dòng nhạc vàng được khai sinh vào thập niên 1950-1960 ở miền Nam.

Nhật Trường Trần Thiện Thanh RIP

 

Ca sĩ Nhật Trường, cũng là nhạc sĩ Trần Thiện Thanh sinh năm 1942 và qua đời năm 2005. Hiếm có người nào lên đến đỉnh vinh quang với cả 2 lĩnh vực ca sĩ và nhạc sĩ như ông. Nhật Trường Trần Thiện Thanh cũng được xưng tụng là 1 trong tứ trụ nhạc vàng.

Ca sĩ Hùng Cường RIP

 

Ca sĩ Hùng Cường sinh năm 1936, qua đời năm 1996, được công chúng yêu nhạc xưng tụng là một trong tứ trụ nhạc vàng cùng với Duy Khánh, Chế Linh và Nhật Trường. Đó là 4 danh ca vừa có khả năng hát, vừa có khả năng sáng tác nhạc vàng, và là những nam danh ca nổi tiếng nhất của làng nhạc miền Nam vào thập niên 1960 – nửa đầu thập niên 1970. Nếu chỉ xét riêng trong dòng nhạc vàng thì tên tuổi của Hùng Cường có phần yếu thế nhất trong 4 cây “đại trụ” này, nhưng nếu xét về sự đa tài, mức độ tài hoa thì Hùng Cường lại nổi trội hơn cả, vì ông không chỉ nổi tiếng trong lĩnh vực âm nhạc, mà còn là tài tử điện ảnh nổi tiếng, một kép chính cải lương lừng danh và là một trong những nghệ sĩ kịch đầu tiên của miền Nam.


Đông Kha
























































































Không có nhận xét nào: