Vùng đất cố đô lưu giữ nhiều kiến trúc cổ với niên đại nghìn năm thu hút du khách ghé thăm để tìm lại một thời đã qua.
Ôm vào lòng chiều dài lịch sử dân tộc, cố đô Huế mang trong mình sự bình lặng vốn có của một miền di sản thiêng liêng. Du khách đến Huế không chỉ thưởng thức cảnh đẹp lãng mạn, thơ mộng mà còn muốn tìm hiểu về những vết tích còn lại của Đại Nội Huế, chốn cung đình xưa cũ của triều đại cuối cùng ở Việt Nam.
Lăng Tự Đức được chính vua Tự Đức cho xây dựng khi còn tại vị. Trong quần thể công trình kiến trúc này, nơi chôn cất vua Tự Đức ở một thung lũng hẹp, nay là thôn Thượng Ba, phường Thủy Xuân, thành phố Huế. Lúc mới xây dựng, lăng có tên Vạn Niên Cơ, sau đó đổi thành Khiêm Cung.
au khi vua Tự Đức mất, lăng được đổi tên thành Khiêm Lăng. Công trình có kiến trúc cầu kỳ, phong cảnh sơn thủy hữu tình và là một trong những lăng tẩm đẹp nhất của vua chúa nhà Nguyễn.
Đến với Huế, bạn sẽ được quay ngược quá khứ, lạc vào chốn cung đình cổ xưa, tìm về giá trị nhân văn và lắng lại một thời đại lịch sử vàng son đúng nghĩa.
Theo Zing
Độc đáo bảo vật quốc gia Cửa võng tại đình làng Thổ Hà ở Bắc Giang
Cử võng trong đình làng Thổ Hà được công nhận bảo vật quốc gia
Cửa võng đình làng Thổ Hà làm bằng chất liệu gỗ sơn son thếp vàng và gốm. Cửa võng được tạo tác vào khoảng giai đoạn 1685-1692, với chiều cao 4,9m và chiều rộng 4,3m.
Cửa võng đình làng Thổ Hà được công nhận bảo vật quốc gia
Cửa võng đình làm Thổ Hà chia làm 3 tầng. Các tầng của cửa võng được chạm khắc cầu kỳ với biểu tượng tứ linh, tứ quý. Phần chính của cửa võng là 3 khám thờ.
Tầng 3 của cửa võng
Khám thờ của cử võng làm theo kiểu 8 lớp lồng vào nhau, mặt ngoài có khung gờ chạm cánh sen và 6 cột nhỏ chạm rồng. Xen kẽ giữa các khám là 4 bức đố chạm tứ quý. Những trang trí trên bộ cửa võng chủ yếu mang phong cách nghệ thuật thời Lê (thế kỷ XVII).
Khánh thờ của cửa võng
Cửa võng đình làng Thổ Hà là hiện vật gốc độc bản có giá trị lịch sử, văn hóa tiêu biểu. Trong nội dung bia đá "Thủy tạo đình miếu bi" lưu giữ tại đình Thổ Hà có niên hiệu Chính Hòa thứ 13 (1692) cho thấy, cửa võng được tạo tác vào thời điểm xây dựng đình giai đoạn 1685-1692 nên đảm bảo tính xác thực về nguồn gốc.
Hình rồng của cửa võng được chạm khác tinh sảo
Mặt khác, hiện vật còn là đại diện cho một trong số những cửa võng có kích thước lớn (cao: 4.9m, rộng 4.3m), với những mảng chạm cầu kỳ, lộng lẫy, cùng những dấu tích quan trọng có giá trị về nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển nghề gốm của cả nước nói chung, vùng đất Thổ Hà nói riêng.
Cửa võng đình làng Thổ Hà còn là hiện vật có hình thức độc đáo. Ngoài những mảng trang trí tinh xảo trên từng thớ gỗ, qua bàn tay khéo léo và tư duy sáng tạo, các nghệ nhân dân gian đã lồng ghép thêm các chi tiết trang trí bằng chất liệu gốm.
Cửa võng có sự kết hợp hài hòa giữ chất liệu gỗ và gốm
Điều đặc biệt là hai chất liệu gỗ và gốm đã kết hợp với nhau hài hòa tạo ra những mảng trang trí vô cùng tinh mĩ, công phu tạo cho cửa võng có hình thức trang trí nghệ thuật độc đáo, duy nhất tại cửa võng đình Thổ Hà hiện nay.
Cửa võng đình Thổ Hà đại diện cho đỉnh cao nghệ thuật chạm khắc gỗ kết hợp sơn thếp giai đoạn thời Lê Trung Hưng (thế kỷ XVII-XVIII). Điều đó được thể hiện thông qua chủ đề trang trí, thủ pháp kỹ thuật chạm khắc điêu luyện, kết hợp sơn thếp gỗ tinh xảo, cùng tư duy sáng tạo của các nghệ nhân dân gian xưa gửi gắm vào từng mảng trang trí tại cửa võng đình Thổ Hà.
Đình làng Thổ Hà
Đình Thổ Hà tiêu biểu cho không gian tâm linh, văn hóa của người Việt với nét kiến trúc đặc trưng, đình có quy mô lớn, kết cấu kiến trúc tương đối hoàn chỉnh. Các mảng chạm khắc thể hiện phong cách thời Lê rõ nét, độc đáo. Ðề tài thể hiện trên các cấu kiện kiến trúc chủ yếu là “tứ linh, tứ quý” hoa lá cách điệu, chim thú và con người.
Nguyễn Thắng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét