a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT NĂM MỚI GIÁP THÌN AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM GIÁP THÌN VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Thứ Ba, 18 tháng 1, 2022

Detox từ cấp độ tế bào

 


Ngày nay, hóa chất độc hại thực sự là tác nhân gây bùng nổ bệnh lý tự miễn, bệnh thoái hóa thần kinh và béo phì. Mối liên hệ giữa phơi nhiễm hóa chất và các bệnh tự miễn dịch rất phức tạp. May mắn là chúng ta có các loại thực phẩm có vị đắng giúp lưu thông đường mật và là chìa khóa detox căn bản.

Bồ công anh được coi là cỏ dại, nhưng mọi bộ phận của chúng đều có thể ăn được và trà của chúng có thể giúp ích cho túi mật, một cơ quan quan trọng để giải độc. (Chamille White / Shutterstock)

Tiếp xúc với các hóa chất công nghiệp, kim loại nặng và các chất độc khác còn có liên quan đến ung thư, bệnh tự miễn. Nó khiến hệ thống miễn dịch của cơ thể nhắm mục tiêu nhầm vào các tế bào khỏe mạnh của chính cơ thể chúng ta. Bệnh lý viêm tuyến giáp Hashimoto là một ví dụ điển hình, chiếm tới 90% các trường hợp suy giáp. Từ năm 2013 đến năm 2015, 54 triệu người Mỹ được chẩn đoán mắc một số dạng viêm khớp, bệnh Gút, lupus hoặc đau cơ xơ hóa. Hơn một phần ba người Mỹ bị béo phì, và tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường type 2 liên tục tăng lên.

Chúng ta có thể detox cho gan, máu và đường ruột, nhưng chúng ta sẽ không giữ được hiệu quả lâu dài trừ khi chúng ta detox và xây dựng lại từ cấp độ các tế bào của mình. Tế bào là nơi diễn ra mọi hoạt động, từ khả năng miễn dịch, sức khỏe não bộ cho đến việc kích thích quá trình trao đổi chất của bạn. Nếu tế bào của bạn bị nhiễm độc, chuyển hóa cũng bị nhiễm độc và không có chế độ ăn kiêng nào trên thế giới có hiệu quả.

Những nguy cơ tiềm ẩn từ hóa chất phơi nhiễm hàng ngày mà chúng ta không hay biết 

Nước máy của bạn có thể làm suy giảm hoạt động tuyến giáp của bạn. Florua trong nước máy ngăn chặn các thụ thể i-ốt trong tuyến giáp của bạn, làm cho tế bào tuyến giám ngừng sản xuất hormone tuyến giáp. Tuyến giáp của bạn sử dụng florua để tạo ra một “hoóc môn giả mạo” gây ra mệt mỏi, trầm cảm, tăng cân và thậm chí là rụng tóc. Hormone này giả dạng hormone tuyến giáp trong các xét nghiệm máu, dẫn đến mặc dù xét nghiệm máu cho kết quả bình thường nhưng bạn vẫn thiếu hụt hormon tuyến giáp và làm cho sự thiếu hụt gần như không thể phát hiện được.

Sau đó là Glyphosate. Glyphosate là hóa chất chính trong chất diệt cỏ khét tiếng Roundup và ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy nó gây hại cho cơ thể theo một số cơ chế khác nhau. Bên cạnh việc gây ung thư, nó còn là chất gây rối loạn nội tiết và thải độc kim loại chính. Điều đó có nghĩa là nó liên kết chặt chẽ với các kim loại như thủy ngân và nhôm và mang chúng trực tiếp vào tế bào não của bạn.

Glyphosate làm cho các hóa chất khác thậm chí còn độc hơn bằng cách ngăn chặn một số đường dẫn enzyme trong gan giúp giải độc các hợp chất có hại. Những con đường bị tắc này cũng ngăn cản gan của bạn chuyển đổi vitamin D thành dạng hoạt động, do đó góp phần gây thiếu hụt vitamin D.

Glyphosate chỉ là một chất gây rối loạn nội tiết — vì hàng ngày chúng ta còn tiếp xúc với nhiều hóa chất khác. Khoa học đã chỉ ra rằng những thay đổi miễn dịch-thần kinh-nội tiết còn xảy ra trước bệnh tự miễn khởi phát. Điện thoại di động, đồng hồ thông minh, máy tính và công nghệ khác của bạn có thể đang làm trầm trọng thêm vấn đề này.

Một số căn bệnh thời hiện đại có liên quan đến khoa học về sự gián đoạn sinh lý từ trường điện từ nhân tạo (EMF). Những trường này làm cho màng tế bào mất đi các ion canxi, dẫn đến sai lệch chất dẫn truyền thần kinh và làm gián đoạn quá trình giao tiếp hormone. EMFs tạo ra stress oxy hóa và làm hỏng DNA, làm tăng sản xuất hormone căng thẳng cortisol và adrenaline. Cortisol cao dẫn đến tăng lượng đường trong máu, tăng nồng độ insulin và tăng mỡ bụng.

Detox bằng các loại thực phẩm có vị đắng

Đối mặt với tất cả những cuộc tấn công độc hại này, bạn cần một vũ khí bí mật, đó là thực phẩm có vị đắng. Là liệu pháp detox cho chứng “nghiện đồ ngọt”, thực phẩm có vị đắng còn là một loại thực phẩm detox quan trọng cho đường mật nhưng bị lãng quên. Một số lượng đáng ngạc nhiên các loại thực phẩm yêu thích được xếp vào nhóm này là  atisô, măng tây, bưởi, trà bồ công anh và thậm chí là cả cà phê và ca cao

Hình ảnh được cung cấp bởi RitaE từ Pixabay

Những loại thực phẩm có vị đắng có vai trò tích cực trong quá trình detox từ căn bản, nghĩa là từ cấp độ tế bào. Chất độc tích tụ trong cơ thể sẽ bị thải trừ ra ngoài qua đường tiêu hóa.

Khi dịch mật lưu thông chậm sẽ dẫn đến tăng tích tụ mỡ trong cơ thể. Nếu mật của bạn đặc và không lưu chuyển dễ dàng, chúng sẽ hình thành lớp bùn. Lớp bùn này tồn tại trong lòng túi mật và thậm chí trong đường mật. Các chất độc dư thừa sẽ gắn kết vào các tế bào mỡ của bạn. Hệ tiêu hóa của bạn không đủ dịch mật để có thể phân hủy chất béo thành các dạng mà cơ thể bạn có thể sử dụng. Cơ thể bạn vì vì vậy không có lựa chọn nào khác ngoài việc dự trữ lượng mỡ này.

Nhiễm độc đường mật có thể ảnh hưởng đến họat động của tuyến giáp. Một nghiên cứu của Phần Lan đã chỉ ra rằng khả năng suy giáp ở những người bị giảm lưu lượng mật cao gấp 7 lần.

Các loại thực phẩm có vị đắng này giúp phục hồi túi mật, và quan trọng duy trì lưu lượng mật sinh lý. Dịch mật chuyên chờ vô số độc tố ra khỏi cơ thể qua đường ruột, bao gồm kim loại nặng, thuốc, hormone dư thừa, hóa chất, chất bảo quản thực phẩm, thuốc trừ sâu, chất chống cháy và những thứ tương tự. Mật giúp loại bỏ các chất độc mà gan của bạn tích tụ. 

Ngày nay, không thể tránh được tất cả các tác nhân gây hại cho sức khỏe, nhưng với sự siêng năng và nâng cao nhận thức, bạn có thể giảm đáng kể mức độ phơi nhiễm của mình — bắt đầu ngay từ nơi bạn đang ở. Nó không bao giờ là quá muộn. Bất kể tuổi tác, tình trạng sức khỏe hay hoàn cảnh của bạn, bạn luôn mong muốn được khỏe mạnh và sở hữu một khả năng tự phục hồi to lớn. Ngay cả những thay đổi nhỏ được thực hiện liên tục theo thời gian cũng có thể tạo nên sự khác biệt.

Ann Louise Gittleman, Ph.D., CNS, là tác giả bán chạy nhất của Thời báo New York của hơn 30 cuốn sách, bao gồm “Chuyển hóa căn bản”. Cô ấy là một người có tầm nhìn về dinh dưỡng và là người đi đầu trong lĩnh vực dinh dưỡng. Để biết thêm thông tin, vui lòng truy cập trang web của cô ấy. Bài viết này ban đầu được xuất bản trên GreenMedinfo.com.

Ann Louise Gittleman/Thu Anh biên dịch

Vì sao bạn thường xuyên thức dậy lúc 3 giờ sáng?...

Nếu cơ thể bạn quá phụ thuộc vào đường, hoạt động chuyển hóa sẽ bị rối loạn và khiến bạn thức giấc vào ban đêm.

 

Việc bạn thường xuyên thức dậy lúc 3 giờ sáng thường do lượng đường trong máu giảm và lượng hormone căng thẳng trong máu tăng. 

 

Những bữa phụ vào ban đêm có thể giúp bạn không bị thức giấc lúc sáng sớm trong thời gian ngắn, nhưng không phải là giải pháp lâu dài. Cách tốt nhất là giảm thiểu căng thẳng tinh thần hàng ngày đồng thời thay đổi chế độ ăn uống để cơ thể không bị phụ thuộc quá mức vào đường. 


Có một hiện tượng rất phổ biến khiến nhiều người phải thức giấc với cảm giác khó chịu như sau: dễ dàng đi vào giấc ngủ nhưng lại bất chợt thức dậy trong trạng thái kích động và bồn chồn vào sáng sớm. Hiện tượng này gây ra cảm giác uể oải lúc thức giấc và có thể kéo dài từ 1 – 2 giờ trước khi chìm vào giấc ngủ trở lại. Chúng tôi gọi đó là “giấc ngủ không phục hồi” trong y học tích hợp.

 

Nguyên nhân khiến bạn thường xuyên thức dậy giữa khuya

 

Có hai cách giải thích vì sao bạn thường xuyên thức dậy lúc 3 giờ sáng.


Đông y cho rằng chính khí của con người đạt mức cao nhất từ 1 đến 3 giờ sáng, Đây cũng là thời điểm gan hoạt động mạnh nhất trong ngày. Việc chúng ta thức dậy vào khoảng 3 giờ sáng, tức là vào cuối giờ hoạt động của gan, cho thấy rằng lá gan đang phải làm việc gắng sức để loại bỏ các tác nhân gây căng thẳng về mặt tinh thần và [các độc hại] từ môi trường. 

 

Những vấn đề căng thẳng tích tụ từ những ngày trước chưa được giải quyết thường xuất hiện một cách rõ ràng trong giấc mơ với cảnh tượng kỳ quái và đáng lo ngại vào sáng sớm. Chỉ điều này thôi cũng có thể đánh thức chúng ta với trái tim và tâm trạng bồn chồn.


Tây y cho rằng cơ thể thực hiện phần lớn quá trình điều chỉnh và giải độc trong lúc ngủ. Mặc dù có sự khác biệt quan trọng giữa lý luận của Đông y và Tây y, nhưng Tây y, nhưng cả hai mô hình y học này đều công nhận gan có khả năng thải bỏ các chất độc hại ra khỏi cơ thể.

 

Gan giữ vai trò dự trữ glycogen như một nguồn nhiên liệu nhanh chóng cung cấp năng lượng cho quá trình chuyển hóa giữa các bữa ăn. Lượng glycogen có thể cung cấp glucose trong khoảng 12 giờ. Sau đó cơ thể sẽ phân hủy mô mỡ (chất béo trong cơ thể) và giải phóng ceton để làm nhiên liệu. 



Nhờ cơ chế chuyển hóa linh hoạt và lành mạnh, quá trình này có thể diễn ra liền mạch và việc nhịn ăn trong vài giờ không phải là vấn đề đáng lo ngại. Nhưng nếu hoạt động chuyển hóa chỉ phụ thuộc vào nguồn năng lượng đến từ đường thì sẽ tạo thành gánh nặng cho cơ thể. Theo đó, tuyến thượng thận sẽ giải phóng hormone cortisol để tăng lượng đường trong máu.

 

Vì vậy, lượng đường trong máu giảm là nguyên nhân căn bản gây ra việc thức giấc vào ban đêm. 

 

Điều này là vì gan cần tiêu hao năng lượng nhiều hơn để loại bỏ độc hại gây ra bởi những giấc mơ [do căng thẳng tâm lý vào ban ngày] cũng như các hóa chất độc hại. 

 

Cho dù là nguyên nhân gì, tuyến thượng thận đều sẽ tăng tiết cortisol và các hormone catecholamine (epinephrine và norepinephrine) để cung cấp thêm nguồn năng lượng cho gan.

 

Những hormone kích thích mạnh này chắc chắn sẽ đánh thức ngay cả những người ngủ ngon nhất. Tất nhiên, khi chỉ số đường máu ổn định, cơ thể sẽ không cần tiết ra đến những hormone này. Vì vậy, giữ mức đường máu ổn định là chìa khóa để duy trì giấc ngủ sâu.

 

Ổn định lượng đường trong máu để duy trì một giấc ngủ sâu


Có một cách đơn giản để ổn định lượng đường trong máu: Ăn bữa tối sớm và thay thế bữa ăn nhẹ trước lúc đi ngủ bằng một muỗng cà phê mật ong nguyên chất, một lát thịt gà tây hoặc một muỗng dầu dừa. 

 

Bạn hãy thử từng món riêng biệt và xem loại nào có tác dụng ngăn chặn việc thức giấc vào ban đêm. Hoặc loại nào sẽ mang lại hiệu quả trong việc đốt cháy chất béo thay vì phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu từ đường.

 

Trong số những phương cách trên, ceton từ dầu dừa là có hiệu quả tốt nhất. Tuy nhiên, nếu không hiệu quả, mật ong thô có thể sẽ là thứ duy nhất giúp ích trong trường hợp này. Quá trình đốt cháy protein chẳng hạn như một lát gà tây chậm hơn so với đường nhanh trong mật ong thô, nhưng cuối cùng gan vẫn có thể chuyển protein thành đường nhờ một quá trình gọi là gluconeogenesis.




Một số người có đáp ứng tốt nhất với chế độ ăn nhiều protein. Một lát gà tây sẽ giúp họ duy trì nhu cầu trao đổi chất đồng thời cung cấp nguồn dồi dào acid amin tryptophan, tiền thân của hormone melatonin gây ngủ.

 

Những bữa phụ hàng đêm này có thể hỗ trợ giấc ngủ trong thời gian ngắn và phục hồi năng lượng cho các hoạt động ở gan, nhưng mục tiêu dài hạn phải là không cần ăn nhẹ trước khi ngủ mỗi đêm. 

 

Loại bỏ những căng thẳng của ban ngày để có giấc ngủ sâu vào ban đêm 


Viết nhật ký trước khi đi ngủ được coi như là một cách trút bỏ những muộn phiền trong ngày. Đồng thời thực hiện chế độ ăn uống gồm các thực phẩm ít carbohydrate và thực hành phương pháp nhịn ăn gián đoạn thường xuyên hơn để cơ thể thích nghi với việc đốt cháy chất béo thay vì protein. 

 

Với các cách thức trên, bạn sẽ kiểm soát được các hormone căng thẳng và lấy lại được giấc ngủ ngon. 

 

Việc hiểu rõ sự khác biệt về chức năng của lá gan trong Đông y và Tây y sẽ là chìa khóa để giải quyết vấn đề giấc ngủ toàn diện như một chứng rối loạn chuyển hóa. Và nếu biết cách tận dụng những gì tốt nhất của cả Đông y và Tây y, bạn sẽ có một giấc ngủ sâu giúp tái tạo nguồn năng lượng.

 

Brandon LaGreca, LAc, MAcOM, là một bác sĩ châm cứu được cấp phép ở bang Wisconsin. Ông là tác giả của “Ung thư và bức xạ EMF: Cách bảo vệ bản thân khỏi tác nhân gây ung thư thầm lặng của sự ô nhiễm điện” và “Ung thư, Căng thẳng và Tư duy: Tập trung trí óc để có khả năng chữa bệnh và phục hồi”.

 

Brandon LaGreca  _  Thiên Vân


Vì sao tinh dầu lại hữu hiệu hơn vào mùa đông ?


Vào mùa đông, bạn tiếp xúc với nhiều chất ô nhiễm trong nhà hơn, cộng với chứng rối loạn cảm xúc theo mùa phát sinh và các vấn đề sức khỏe có sẵn trầm trọng hơn. Lúc này, liệu pháp tinh dầu càng tỏ ra hiệu quả.

 

Trong một thập kỷ qua, tinh dầu đã trở nên phổ biến và được sử dụng rộng rãi trong trị liệu. Tất nhiên, bạn có thể sử dụng tinh dầu vào bất kỳ mùa nào, nhưng vào mùa đông, tinh dầu lại càng hữu hiệu hơn vì những lý do dưới đây.

 

Trước hết, khi nhiệt độ lạnh hơn, mọi người thường dành nhiều thời gian ở trong nhà hơn, đồng nghĩa với việc tiếp xúc nhiều hơn với các chất ô nhiễm trong nhà. 


Các chất ô nhiễm hóa học có thể từ hệ thống thông gió, các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi thải ra từ bàn làm việc bằng gỗ công nghiệp, đồ nội thất, thảm, keo dán, sơn, chất vệ sinh dùng cho máy móc văn phòng và nước hoa.

 

Ngoài ra còn có một số mối nguy sinh học như vi khuẩn gây bệnh, bào tử nấm mốc và lông động vật. 

 

Mùa đông cũng khiến chúng ta ít tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, dễ dẫn đến chứng rối loạn cảm xúc theo mùa (SAD.)  



Ngoài ra, khi nhiệt độ lạnh hơn và khô hơn, các vấn đề sức khỏe có sẵn như đau nhức cơ xương khớp và các vấn đề về da có thể trở nên trầm trọng hơn.


Người phụ nữ hít hơi nước ấm, có hoặc không có tinh dầu, giúp làm dịu và làm loãng dịch nhầy bên trong đường hô hấp.

 

Vì vậy, tinh dầu với những lợi ích dưới đây sẽ giúp bạn vượt qua mùa đông khó khăn.

 

·        Thanh lọc không khí trong nhà

·        Hỗ trợ chức năng miễn dịch khỏe mạnh

·        Cải thiện tâm trạng và hỗ trợ cho cảm xúc hạnh phúc của bạn

·        Hỗ trợ sức khỏe cơ xương khớp

·        Cải thiện sức khỏe làn da

·        Hỗ trợ hệ thống hô hấp

·        Hỗ trợ cân bằng tiêu hóa

·        Có thể giúp cải thiện giấc ngủ

 

Bạn có thể sử dụng máy khuếch tán tinh dầu, cho tinh dầu vào nước tắm, hoặc xông hơi. 


Bạn đã sẵn sàng để trải nghiệm nhiều lợi ích của tinh dầu chưa? Nếu vậy, hãy chuẩn bị để được tiếp thêm năng lượng và tiếp thêm sinh lực trong mùa đông này.


Derek A. Henry, Người sáng lập Học viện phát triển thịnh vượng và Chữa lành Thân thể, đã dùng chế độ dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung và lối sống toàn diện để làm sáng tỏ một cách tự nhiên 13 tình trạng bệnh kinh niên mà các chuyên gia y tế thông thường hoặc các chuyên gia y học thay thế không thể giải quyết. 

 

Derek A. Henry  _  Thu Anh


Món ăn vị thuốc lâu đời nhất Á Châu....


Cháo là món ăn đơn giản dễ nấu và dễ tiêu hóa. Bạn có thể sáng tạo nhiều công thức cháo với ngũ cốc, đậu, rau, thịt hoặc trái cây, có thể nấu mặn hoặc nấu ngọt.


Cháo là món ăn đơn giản dễ nấu và dễ tiêu hóa. Bạn có thể sáng tạo nhiều công thức cháo với ngũ cốc, đậu, rau, thịt hoặc trái cây, có thể nấu mặn hoặc nấu ngọt. Cháo là món ăn hàng ngày của hàng triệu người Á Châu. Tuy nhiên, [món ăn] tốt cho sức khỏe này vẫn ít được người phương Tây biết đến.

 

Người dân ở Trung cộng, Myanmar, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Lào, Phi Luật Tân, Singapore, Sri Lanka, Thái Lan, Việt Nam, cũng như Thổ Nhĩ Kỳ, Bồ Đào Nha, Cypress và Hy Lạp đều có món cháo của mình. Bạn đã từng nghe nói đến món ăn được nấu chậm, loãng từ các hạt bị vỡ được gọi là cháo chưa? Có thể bạn biết nó bằng một cái tên khác?

 

Một món ăn ấn tượng như cũng có một lịch sử lâu dài và những công thức truyền thống. 


Ghi chép lịch sử


Cháo là món ăn đơn giản dễ nấu và dễ tiêu hóa

 

Tại Trung Hoa, ghi chép sớm nhất về cháo có từ năm 2697 đến 2597 trước Công nguyên, khi Hiên Viên Hoàng Đế người được tôn làm thần được cho là đã nấu ngũ cốc thành cháo.

 

Danh tiếng chữa bệnh của cháo đã được biết đến từ thời bác sĩ Trung y Thuần Vu Ý (205–150 TCN), người đã chữa trị bệnh cho hoàng đế nước Tề (314-338) bằng cháo.

 

Món cháo suông dễ tiêu được Trương Trọng Cảnh chính thức ghi lại làm thuốc trước năm 219 trong cuốn sách [tạm dịch] “Trị liệu về các chứng rối loạn do lạnh (Treatise on Cold Damage Disorders)”, cuốn sách đầu tiên bao gồm các lý thuyết, phương pháp, công thức và phương thuốc được gọi là Y học cổ truyền Trung Hoa (Traditional Chinese Medicine), hoặc Trung y.

 

Món cháo thể hiện lòng tôn kính với Thần Phật


Mỗi năm, vào ngày 24 tháng Giêng, người xưa Trung Hoa tổ chức lễ hội Ngày Bồ Đề. Chính vào ngày này, Phật Thích Ca Mâu Ni –  người sáng lập Phật giáo hiện đại – đã đạt được sự giác ngộ khi ngồi dưới cây bồ đề. Người ta nói rằng trước khi giác ngộ, cháo là món ăn đã được trao cho Phật Thích Ca Mâu Ni khi Ngài suy kiệt vì không có thức ăn và nước uống. Món cháo đã cho ông sức mạnh để tiếp tục.

 

Vào giữa thế kỷ thứ sáu, ngày Bồ Đề là một ngày hội lớn ở Trung Hoa. Dưới thời Hoàng đế Khang Hy, ngày này đã trở thành một nghi lễ lớn của hoàng gia trong triều đại nhà Thanh (1644-1912) 


Các hoàng đế nhà Thanh đã tiến hành buổi lễ tại một trong những sảnh chính của chùa Vĩnh Hà tại Bắc Kinh. Khang Hy trị vì trong thời gian lâu dài đã tu sửa lại ngôi chùa này vào năm 1694 để làm nơi ở cho con trai thứ tư của mình, Hoàng đế tương lai Ung Chính.

 

Điểm nổi bật của buổi lễ này là nghi lễ nấu cháo hoàng gia.

 

Một nghi lễ cổ xưa



Một chiếc nồi đồng cổ được chuyên dụng để nấu cháo nặng 4 tấn, rộng 2m, sâu 1,5m được dùng cho buổi lễ.

 

Tám ngày trước, các vị quan coi sóc việc vận chuyển củi và các nguyên liệu vào ngôi đền.

 

Nguyên liệu phong phú bao gồm bơ, thịt cừu, ngũ cốc, các loại hạt và trái cây khô.

 

Các nguyên liệu đã đủ cho sáu chiếc nồi. Nồi thứ nhất được cúng để thờ Phật, nồi thứ hai dành cho hoàng đế và những người trong cung, nồi thứ ba dành cho  thành viên hoàng gia và Đại Lạt ma, nồi thứ tư dành cho các quan chức trong triều đình và các tỉnh, nồi thứ năm dành cho các nhà sư trong chùa, và nồi thứ sáu dành cho bố thí.

 

Theo ghi chép lịch sử, các nguyên liệu cho mỗi nồi cháo bao gồm 60,5 kg hạt kê, 50 kg ngũ cốc, 50 kg quả khô và 5 tấn củi.


Trước đó một ngày, lửa nấu cháo đã được nhóm lên. Một vị quan do triều đình tuyển chọn sẽ coi sóc nồi cháo trong 24 giờ.

 

Mọi thứ đã sẵn sàng, trong ánh sáng rực rỡ, hương khói, âm nhạc và tiếng trì tụng của các nhà sư, chén cháo đầu tiên sẽ được dâng lên trước các bức tượng Phật của ngôi chùa.

 

Các thành viên của hoàng gia sẽ được nếm ngay sau đấy. Cuối cùng, món cháo được đóng gói vào các thùng chứa để vận chuyển đến các cung điện và địa điểm khác của hoàng gia, bởi những người đàn ông trên những con ngựa nhanh nhất.

 

Trong các hộ gia đình thông thường, các gia đình làm nghi lễ nấu cháo tương tự cho Ngày Bồ đề.

 

6 Lợi ích sức khỏe của cháo



Theo văn hóa truyền thống Trung Hoa, ăn cháo có rất nhiều lợi ích. Dưới đây là sáu [lợi ích] lớn nhất:

 

1_ Cháo làm ấm hệ tiêu hóa, đặc biệt là lá lách và dạ dày. Trong một trường phái Y học cổ truyền Trung Hoa, lá lách-dạ dày được coi là những cơ quan quan trọng nhất của cơ thể chúng ta. Nếu chúng không hoạt động tốt, các chất dinh dưỡng từ thức ăn của chúng ta sẽ không thể được cơ thể hấp thụ. Bác sĩ y học Trung Hoa Thuần Vu Ý (205–150 TCN) đã dạy rằng cháo bổ sung năng lượng cần thiết cho sự hoạt động tối ưu của các cơ quan của chúng ta.

 

2_ Cháo là thực phẩm tốt nhất vào buổi sáng, vì nó có khả năng tăng cường lưu thông kinh mạch. Sau khi thức dậy vào buổi sáng, cơ thể chúng ta cũng cần thời gian để dần dần tỉnh giấc. Ăn cháo ấm mang lại sự hỗ trợ nhẹ nhàng giúp năng lượng trong cơ thể lưu thông hiệu quả.

 

3_ Cháo giải độc bằng cách giúp cơ thể tiết mồ hôi. Cháo ấm giúp làm ấm cơ thể, lưu thông khí huyết. Đổ mồ hôi từ việc uống cháo được coi là một cách giải độc có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là đối với những người đang trong giai đoạn đầu bị cảm lạnh.

 

4_ Cháo cải thiện chất lượng giấc ngủ.  Tô Thức, một nhà văn nổi tiếng thời nhà Tống (960-1279), đã ca ngợi cách cháo giúp ngủ ngon trong bức thư pháp của ông. 

 

5_ Cháo làm tăng hiệu quả của thuốc thảo dược. Trương Trọng Cảnh, từ thời nhà Hán (206 trước Công nguyên – 220 sau Công nguyên), cho biết, ăn một lít cháo sau khi uống thuốc thảo dược có thể cải thiện tác dụng của thuốc.

 

6_ Cháo rất ít calo và rất tốt cho thể chất và giúp giảm cân. Một chén cháo có khoảng 150 calo, thấp hơn nhiều so với nhiều loại thực phẩm khác, nhưng nó lại rất bổ dưỡng.

 

Các nguyên liệu cho món cháo theo mùa



Một trong những điều tuyệt vời về món cháo là tính linh hoạt của nó. Mặc dù gạo là [nguyên liệu] phổ biến nhất, nhưng [cháo] có thể được làm với hầu hết mọi sự kết hợp của các loại ngũ cốc và nguyên liệu. Để khuyến khích sự hòa hợp với thiên nhiên và sự cân bằng trong cơ thể, Y học cổ truyền Trung Quốc khuyên bạn nên chọn các thành phần tương ứng theo mùa.


Mặc dù gạo là [nguyên liệu] phổ biến nhất, nhưng [cháo] có thể được nấu với hầu hết các loại ngũ cốc và nguyên liệu.

 

Dưới đây là biểu đồ làm nổi bật các màu sắc, ngũ hành, cơ quan và các loại thực phẩm phù hợp với từng mùa. Như bạn thấy, các loại thực phẩm được đề xuất tuân theo màu sắc của một mùa, vì vậy nếu bạn không thấy thực phẩm yêu thích của mình được liệt kê ở đây, hãy thoải mái sáng tạo. Một vài công thức nấu ăn cũng được bao gồm bên dưới. Một là mặn và một ngọt. [Những công thức này] sẽ giúp bạn bắt đầu khám phá món cháo.



Công thức cháo gà mặn mùa lạnh 

 

Chuẩn bị và thời gian nấu ăn

 

·        Thời gian chuẩn bị: 20 phút

·        Thời gian nấu: 1 giờ

·        Phục vụ 6 người

 

Nguyên liệu


·        1/2 pound (226 gram) miếng gà có xương, ưu tiên thịt sẫm màu

·        1/2 chén gạo lứt

·        1/4 chén đậu đen

·        8 cây nấm hương khô (30 gram)

·        2 muỗng cà phê gừng tươi, thái mỏng và dài

·        5 nhánh tỏi tươi bóc vỏ

·        9 chén nước lạnh

·        1 muỗng canh quả câu kỷ tử (goji berry)

·        1/2 muỗng cà phê muối

·        1 muỗng hành lá, cắt nhỏ (để trang trí)

 

Hướng dẫn

 

Rửa sạch đậu đen và nấm hương. Đổ ngập 4 inch (10.16 cm) nước và ngâm ít nhất 4 giờ. Đổ bỏ nước ngâm.

 

Đặt gà vào chảo và đổ nước sôi lên để rửa. Rửa sạch bằng nước lạnh.

 

Trong một cái chảo sâu, thêm vào tất cả các nguyên liệu trừ quả câu kỷ tử, muối và hành lá. Đun sôi. Giảm nhiệt độ xuống mức thấp và đun nhỏ lửa trong 50 phút, thỉnh thoảng khuấy đều. Tắt bếp. Thêm quả câu kỷ tử và muối. Nêm nếm và điều chỉnh vị mặn. Trang trí với hành lá.

 

Món cháo làm ấm nóng tăng cường năng lượng dương cho mùa xuân của bạn đã sẵn sàng để thưởng thức!

 

Công thức cháo ngọt mùa lạnh


Chuẩn bị và thời gian nấu ăn

 

·        Thời gian chuẩn bị: 20 phút

·        Thời gian nấu: 1 giờ

·        Phục vụ 6 người

 

Nguyên liệu

 

·        1/2 chén gạo lứt hoặc gạo nếp lứt

·        1/2 chén gạo đen hoặc gạo nếp đen

·        1/4 chén đậu đen

·        1/4 chén nho khô

·        1 muỗng canh rượu gạo hoặc rượu rum (tùy chọn)

·        1/2 chén đường nâu

 

Hướng dẫn

 

Rửa sạch đậu đen và nấm hương. Đổ ngập 4 inch (10,16 cm) nước và ngâm ít nhất 4 giờ. 

 

Ngâm nho khô trong rượu gạo hoặc rượu rum.

 

Trong một cái chảo sâu, thêm gạo lứt, gạo tẻ, đỗ đen đã ngâm và 9 chén nước lạnh. Đun sôi.

Giảm nhiệt độ xuống mức thấp và đun nhỏ lửa trong 50 phút, thỉnh thoảng khuấy.

 

Thêm đường, nho khô và rượu gạo hoặc rượu rum, đun sôi. Thưởng thức.

 

Moreen Liao  _  Văn Thanh Bùi


Cà phê mật ong điều trị ho dai dẳng sau nhiễm trùng vượt trội hơn cả steroid


Một trong những “loại thuốc thần kỳ” nổi tiếng nhất của y học hiện đại là steroid, nhưng nghiên cứu đã chứng minh rằng cà phê mật ong tốt hơn prednisolon trong điều trị các triệu chứng ho dai dẳng sau nhiễm trùng.

Ho sau nhiễm trùng là tình trạng ho kéo dài sau cảm lạnh thông thường hoặc nhiễm trùng đường hô hấp trên trong hơn ba tuần, và trong một số trường hợp kéo dài đến vài tháng. Các phương pháp điều trị ho thông thường có thể liên quan đến rất nhiều loại thuốc mạnh. Nhiều loại trong số đó có tác dụng phụ nghiêm trọng, bao gồm codein và dextromethorphan (thuốc giảm ho trung ương), thuốc kháng histamin, ma tuý và thuốc giãn phế quản.

Một nghiên cứu, được công bố trên in Primary Care Respiratory Journal được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu tại Bệnh viện Đại học Baqiyatallah, Tehran, Iran từ năm 2008 đến năm 2011. 97 bệnh nhân đã trải qua tình trạng ho kéo dài trong hơn ba tuần được chia ngẫu nhiên theo kiểu mù đôi thành ba nhóm:

  • Nhóm uống cà phê mật ong dưới gồm 20.8g mật ong cộng với 2.9g cà phê hòa tan 
  • Nhóm thứ hai được cho 13.3 mg prednisolone 
  • Nhóm chứng dùng 25mg thuốc long đờm guaifenesin 

Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhóm uống cà phê mật ong, đã giảm tần suất ho từ 2.9 trước khi điều trị xuống 0.2 sau khi điều trị. Trong khi nhóm sử dụng prednisolon chỉ giảm từ 3.0 xuống 2.4 và nhóm chứng chỉ giảm từ 2.8 xuống 2.7. 

Các nhà nghiên cứu đã cho biết ý nghĩa của những phát hiện trên:

“Mỗi năm, hàng tỷ đô la được chi cho việc kiểm soát và cố gắng chữa ho trong khi tác dụng thực sự của thuốc ho không đáng tin cậy lắm. Mặc dù chỉ chiếm 11–25% tổng số ca ho mãn tính và không liên quan đến tàn tật và tử vong, nhưng chứng ho sau nhiễm trùng có thể gây ra bệnh tật và trở thành gánh nặng y tế…

Mật ong và cà phê là những chất tự nhiên có thể ăn được, an toàn, dễ chịu, ít tốn kém hơn thuốc và dễ kiếm. Hơn nữa, cà phê mật ong đã chứng tỏ được hiệu quả trong một khoảng thời gian ngắn.” 

Prednisone là một loại hormone bán tổng hợp có nhiều tác dụng phụ, trong đó một số tác dụng phụ gây nguy hiểm đến tính mạng. Do tính an toàn tương đối và hiệu quả vượt trội của cà phê mật ong so với prednisolon, nghiên cứu này đã góp phần làm phong phú thêm hệ thống nghiên cứu y sinh học cho thấy rằng các chất tự nhiên, bao gồm gia vị, vitamin và thực phẩm, thường có hiệu quả vượt trội với mức độ an toàn cao hơn nhiều so với các loại thuốc tổng hợp. 

Sayer Ji là người sáng lập Greenmedinfo.com, một nhà phê bình của Tạp chí quốc tế về dinh dưỡng con người và y học chức năng, đồng sáng lập và là Giám đốc điều hành của Systome Biomed, Phó chủ tịch Hội đồng quản trị của Liên đoàn y tế quốc gia, thành viêncủa Tổ chức toàn cầu không GMO.

Sưu Tầm











































Không có nhận xét nào: