Thứ Ba, 31 tháng 10, 2017
Thứ Hai, 30 tháng 10, 2017
Cách làm gà kho măng cho bữa ăn của bạn thêm hấp dẫn
Với món gà kho măng đậm đà, phảng phất hương vị của hành lá, hành hương, tỏi và cả hạt tiêu các gia vị sẽ làm bữa ăn của bạn thêm hấp dẫn.
Nguyên liệu:
600 gram ức gà hoặc đùi gà
150 gram măng tươi
1 ít dầu điều, mắm, muối, ớt, hạt nêm, tiêu
Hành lá, hành hương, tỏi băm nhỏ
Thành phẩm. Ảnh: Nấu ăn ngon mỗi ngày
Cách làm:
Bước 1: Gà rửa qua với nước muối và để ráo sau đó chặt thành những miếng vừa ăn.
Bước 2: Ướp gà với hành hương, mắm, hạt niêm, hạt tiêu trong 1 giờ.
Bước 3: Măng cắt khúc 1,5 - 2 cm đun lên với nước khoảng 7 - 10 phút sau đó rửa lại với nước rồi để ra rổ
Bước 4: Dầu điều đun nóng thì phi tỏi sau đó cho gà vào chiên vàng cả 2 mặt
Bước 5: Tiếp theo cho măng vào thêm 1 ít nước lạnh, mắm, muối, hạt nêm, ớt bột rồi đun với lửa nhỏ đến khi chín
Bước 6: Sau cùng ta rắc hành lên là xong.
Song Doanh (tổng hợp)
Tuyệt chiêu làm món cá trê kho tiêu
Cá trê kho tiêu là món ăn được rất nhiều người yêu thích, nhất là vào những ngày trời se se lạnh như thế này.
Nguyên liệu gồm:
1 con cá trê 200gr
Gia vị: Tiêu, muối, đường, mì chính, ớt, hành lá, tỏi, dầu ăn, nước mắm.
Bạn nên chọn những con cá trê tươi ngon, còn sống (Ảnh: Internet).
Các bước thực hiện:
Cắt cá thành từng khúc có độ dài từ 2 – 3cm, sau đó ướp cùng 1 muỗng cà phê tiêu, 1 muỗng súp đường, 1 muỗng súp tỏi băm, 1/2 muỗng cà phê muối, 1/2 muỗng cà phê mì chính, 1 muỗng súp nước mắm.
Tiếp đến băm nhuyễn 4 tép hành lá lấy phần trắng. Các gia vị này bạn có thể nêm theo khẩu vị của gia đình.
Sau đó bắc chảo lên bếp thắng nước màu với 2 muỗng dầu và 2 muỗng đường và tỏi băm nhuyễn, chờ đường đổi sang màu cánh gián thì cho cá vào đảo cùng.
Cho thêm nửa chén nước kho lửa nhỏ đến khi cá chín có màu vàng nâu thì dừng, cho thêm chút tiêu để món ăn thêm dậy mùi.
Đây là thành phẩm của bạn (Ảnh: Internet)
Như vậy là bạn đã hoàn thành món cá trê kho tiêu thơm ngon đúng chuẩn rồi, thật đơn giản phải không?
Phương Vy (t/h)
Cách nấu đậu phụ đơn giản
Đậu phụ là món ăn rất quen thuộc trong thực đơn của tất cả mọi người bởi nó thuộc dòng thực phẩm bổ dưỡng, lành mạnh mà lại rất thơm ngon, tiện lợi.
Đậu phụ vốn được tất cả mọi người yêu thích nhưng làm sao để chế biến chúng thành những món ăn mới lạ thay vì chỉ chiên rán như mọi ngày? Chúng tôi sẽ hướng dẫn cho bạn cách làm đậu phụ tại nhà rất mới lạ nhưng cũng không kém phần thơm ngon.
Với cách chế biến rất độc đáo này thì chỉ trong vòng 5 phút là bạn sẽ có những miếng đậu phụ ngon, sạch, hương vị tuyệt vời mà không mất quá nhiều thời gian.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Xì dầu
- 2 thìa cà phê đường
- 1 thìa cà phê giấm gạo
- Gừng
- Đậu phụ
Cách thực hiện được tiến hành như sau:
Cách nấu đậu phụ đơn giản chỉ trong 5 phút, ngon hơn cả thịt. Đầu tiên, xì đầu được pha với
đường và một chút giấm, khuấy đều để trong một lát.
đường và một chút giấm, khuấy đều để trong một lát.
Tiếp tục cho thêm gừng đã băm nhỏ vào khuấy đều
Đậu phụ được rửa sạch, thái thành từng lát mỏng
Chuẩn bị một chảo nóng với lớp dầu mỏng, chỉ cần đủ để miếng đậu không bị sát chảo
Bắt đầu rán đậu như bình thường, xếp đậu lên chảo rán
Để ý đến khi đậu đã bắt đầu chuyển màu vàng thì cho hỗn hợp nước sốt đã chuẩn bị trước vào
Cho hỗn hợp nước sốt vào và đun nhỏ lửa
Đến khi miếng đậu vàng và ngấm đều nước sốt
Vậy là chúng ta đã có món đậu phụ rất độc đáo, mới lạ và cũng không kém phần thơm ngon, bổ dưỡng.
Chỉ với một vài thao tác rất đơn giản, nhanh gọn mà bạn đã có thể mang tới bữa cơm gia đình món đậu hũ rất tuyệt vời. Chắc chắn nó sẽ là món ăn được sự yêu thích của mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ. Chúc bạn thành công và đừng quên giới thiệu món ăn này tới bạn bè của mình nhé.
Chủ Nhật, 29 tháng 10, 2017
Thứ Bảy, 28 tháng 10, 2017
‘Sống đơn giản cho đời thanh thản’
Danshari, trào lưu giúp người Nhật sống hạnh phúc
Dan – nghĩa là từ chối (đem về nhà những vật dụng không cần thiết),
Phong cách sống tối giản đã trở thành hiện tượng ở Nhật Bản, còn được biết đến với tên gọi Danshari đang dần len lỏi vào cuộc sống của một số bạn trẻ ở Việt Nam. Rất nhiều người tán đồng và mong muốn được trải nghiệm triết lý tối thiểu hóa nhu cầu để sống hạnh phúc hơn của tinh thần Danshari, nhưng phần lớn mọi người đều cho rằng họ chỉ có thể thực hiện được nếu còn độc thân hay sống một mình.
Ngôi nhà của bạn sẽ chẳng thể ngăn nắp nổi chứ đừng nói là tối giản khi con bạn luôn có một đống đồ chơi lộn xộn và bạn luôn phải tất bật chăm lo cho bé mà chẳng còn thời gian để dọn nhà. Nhưng đó chỉ là quan niệm cố hữu, gia đình anh Naoki Numahata đã có một cuộc sống hạnh phúc nhờ Danshari.
Phong cách sống tối giản Danshari bắt đầu được nói nhiều đến vào khoảng năm 2010-2011 ở Nhật, đặc biệt sau khi thảm hoạ động đất sóng thần đột ngột cướp đi hàng ngàn sinh mạng, khiến nhiều người đặt câu hỏi về ý nghĩa của cuộc sống.
Tinh thần của Danshari gói gọn trong chính 3 từ viết tắt tạo thành cái tên của lối sống này:
Dan – nghĩa là từ chối (đem về nhà những vật dụng không cần thiết),
Sha – nghĩa là vứt bỏ (những thứ lỉnh kỉnh vướng víu trong nhà) và
Ri – là tránh xa (cám dỗ mua sắm vật chất).
Gần đây hãng hãng tin Reuters có bài cập nhật về phong trào đang ngày càng có chỗ đứng vững chắc trong xã hội Nhật Bản.
“Ít hơn chính là có nhiều hơn”, ít đồ đạc, vật chất nghĩa là bớt phiền hà khi không phải mất nhiều thời gian cho việc chăm sóc nhà cửa, lau dọn đồ đạc, mua sắm. Để rồi có được nhiều thời gian hơn cho những việc ý nghĩa hơn.''
Đến cuối 2015, người đọc Việt Nam mới được tiếp cận Danshari qua một số bài báo giới thiệu.
Nhưng lối sống đơn giản, khiêm tốn, thân thiện với thiên nhiên này đang dần lôi cuốn được
nhiều bạn trẻ.
Không chỉ là câu chuyện mua sắm,
Danshari chính là cách giải thoát những áp lực vô hình của cuộc sống vật chất hiện đại lên tinh thần và sức sáng tạo của con người. Danshari, nói khác đi, là cách nói không với sự sùng bái vật chất thái quá đến mức bỏ qua các giá trị sống bền vững.
Tuy vậy những người theo lối sống Danshari không sùng bái của cải, vật chất, nhưng cũng không phải là họ không tôn trọng đồ vật, sẵn sàng vứt bỏ những thứ không cần thiết để nhà cửa gọn gàng hơn.
Có rất nhiều cách để bạn “tạm biệt” các món đồ đã từng gắn bó với mình như cho, tặng, trao đổi. Thậm chí Danshari chính là biểu hiện cao hơn của việc trân quý đồ vật và vật chất phục vụ cuộc sống.
Bởi khi bạn từ chối mua những thứ mình không thật sự cần, nghĩa là bạn sẽ không có cơ hội biến chúng trở thành thừa thãi và bị bỏ xó (thậm chí từ chối cả những mặt hàng miễn phí nếu mình không thật sự cần đến), đó chẳng phải là cách tôn trọng đồ vật và muốn chúng có ích hơn hay sao?
Ngay từ khi ra đời, phong cách này đã được giới trẻ hết sức ủng hộ vì phù hợp với khát khao trải nghiệm và mong muốn có cuộc sống tự do phóng khoáng, muốn giải phóng mình khỏi tất cả những vướng bận đời thường.
Tuy nhiên, những người có gia đình vốn đã mệt mỏi với việc nhà dồn đống hàng ngày, dù rất muốn áp dụng lối sống này nhưng vẫn khó có thể biến nó thành hiện thực bởi nhiều trách nhiệm ràng buộc với con cái. Quan niệm cho rằng “trẻ con luôn đồng hành cùng sự lộn xộn” đã khiến họ bỏ cuộc ngay từ khi chưa bắt đầu.
Tuy nhiên, anh Naoki Numahata, một người cha 42 tuổi ở Nhật đã chứng minh, vợ chồng anh hoàn toàn có thể cũng sống tối giản cùng với con gái nhỏ 4 tuổi Ei trong căn hộ nhỏ rộng 39 m2 của gia đình.
Khi bé Ei muốn chơi đồ chơi, em sẽ không đi đến phòng chơi và cũng chẳng cần góc chơi nào trong căn hộ. Thay vào đó, cô bé nhận được một chiếc giỏ nhỏ chứa tất cả tài sản quý báu nhất của mình – một con búp bê, một con Thỏ Minions với một số xe hơi, một đồ chơi yoyo… và chơi ngay trên sàn gỗ trắng sạch sẽ trong căn hộ của mình.
Căn hộ gần như trống rỗng, không có gì trên quầy bếp. Trong ngăn kéo chỉ có ba bộ đũa, hai bộ dao kéo của trẻ em. Ngăn tủ đựng bữa ăn sáng chứa một ổ bánh mì và một lọ mật ong.
Anh Numahata chỉ có hai cặp quần âu, bốn cái áo sơ mi và bốn cái áo phông, năm cặp đồ lót và bốn cặp vớ trong tủ quần áo.
Ei có hai bộ đồng phục trên treo giá và hai ngăn kéo nhỏ cho quần áo thường xuyên của cô bé.
Anh Numahata nói rằng vợ anh không phải là người theo chủ nghĩa tối giản nên cô có có năm ngăn kéo cho tất cả quần áo, mùa đông và mùa hè.
Anh Numahata đã có được cảm hứng từ một bức ảnh trong cuốn tạp chí về ngôi nhà Nhật Bản gần như trống không. Anh cũng đã viết một cuốn sách cùng với một người yêu thích lối Danshari, Fumio Sasaki.
Nó đã thay đổi cách sống của họ, giờ đây gia đình họ có nhiều thời gian để đi chơi hơn. Cô con gái Ei của anh Numahata hiện cũng là thế hệ Danshari đời thứ hai một cách rất tự nhiên.
Khi con bé lớn hơn, tất nhiên bé muốn mua đồ chơi”, anh cho biết, nhưng “khi mua hàng, chúng tôi sẽ chỉ mua những thứ nhỏ đựng vừa trong giỏ của con bé”.
Có thể nhiều người sẽ cho rằng đây là cách sống tối giản cực đoan, nhưng khái niệm về việc sở hữu ít hơn đã trở nên rất phổ biến trong những năm gần đây, như một liều thuốc giải độc cho chủ nghĩa tôn sùng vật chất và sự dư thừa. Đối với gia đình Numahata và những người khác giống như họ, ít thực sự là nhiều hơn.
Điều này trái ngược với xu hướng “hygge” của Đan Mạch – khi luôn tạo không gian ấm cúng hơn với thảm, nến và những thứ đẹp mắt khác khiến bạn cảm thấy ấm áp.
Bởi vì Nhật Bản là đất nước của Thần Đạo và Phật giáo. Ý tưởng chính là Danshari là nếu bạn có một môi trường lộn xộn, tâm trí của bạn cũng sẽ không được minh bạch. Bà Hideko Yamashita, 63 tuổi, người khởi xướng xu hướng Danshari được truyền cảm hứng từ đức tin của mình về những gì mình thật sự cần thiết và cách để thoát khỏi sự giới hạn và ám ảnh của vật chất.
“Ở Nhật Bản có rất nhiều người bị trầm cảm. Đầu óc họ có quá nhiều thông tin. Họ lặn ngụp trong những suy nghĩ của mình”, bà Yamashita nói:
Theo bà, quá trình loại bỏ đồ đạc hữu hình cũng giúp loại bỏ những phiền phức vô hình.
Anh Fumio, một người theo chủ nghĩa tối giản khác cũng nhận ra rằng:
Chúng ta thường nghĩ rằng mình càng có nhiều thứ trong tay, mình sẽ càng hạnh phúc. Chúng ta cố gắng tích cóp nhiều nhất có thể vì không biết tương lai sẽ ra sao. Điều này có nghĩa chúng ta cần nhiều tiền, và chúng ta bắt đầu nhận định về người khác dựa trên tiềm lực kinh tế của họ. Chúng ta tin rằng phải kiếm được nhiều tiền để cảm thấy mình thành công.
“Thế rồi, tôi quyết định chia tay với rất nhiều đồ đạc mà tôi từng mua sắm, tích lũy qua nhiều năm. Giờ đây, tôi sống mỗi ngày đều cảm thấy tinh thần vui vẻ, hạnh phúc. Tôi cảm thấy hài lòng hơn trước rất nhiều.”
Nếu bạn đang cảm thấy mệt mỏi với cuộc sống hiện đại, của vòng quay đều đặn của công sở và việc nhà, hãy thử tối giản hóa cuộc sống và nhu cầu của bản thân.
Tối giản chính là xã bỏ, xã bỏ để tự do và thanh thản hơn, để tập trung hơn vào những điều ý nghĩa của cuộc sống.
Sưu Tầm
Thứ Sáu, 27 tháng 10, 2017
ĐÔI MẮT NGHỆ SĨ
Trương Trào một thi sĩ Trung Hoa ở thế kỷ mười bảy đời Thanh
trong cuốn U Mộng Ảnh đã nói: Gương chẳng may gặp phải đàn bà xấu, nghiên mực
chẳng may gặp phải tục tử, kiếm chẳng may gặp phải một viên tướng tầm thường,
thì còn biết làm sao được. Thiệt tình chưa có lời nhận định nào khéo hơn để chê
trách một kẻ bất tài. Tôi ăn cắp ý người xưa để nói ngược lại. Gương rất may
gặp được mỹ nhơn, nghiên mực rất may gặp được hiền sĩ, kiếm rất may gặp được
danh tướng, đời còn gì sướng hơn nữa.
Khi cầm quyển ảnh đẹp “Việt Nam Quê Hương Tôi” của Lê Quang Xuân
trong tay, tôi bèn mạo muội thêm thắt ý mới
-Cảnh rất may gặp được người ảnh có tài.
-Cảnh rất may gặp được người ảnh có tài.
Thế nào là một nghệ sĩ ? Họ cũng như những người bình thường
nhưng khác ở chỗ mắt thấy tai nghe. Họ thấy cái người thường không thấy, nghe
cái người thường không nghe. Nếu thấy cái cây mà nói cái cây, thì không phải là
cái cây. Nghe tiếng chim hót mà nói là chim hót thì không phải là chim hót.
Người nghệ sĩ phải thấy nỗi hy vọng len trong sớ gỗ làm nứt vỏ
xanh nâu, thấy niềm vui chất ngất của mặt trời hồng trong chiếc lá xanh non,
phải thấy nỗi quan san tê tái ở chiếc lá vàng héo úa sắp lìa cành.
Ở đây Lê Quang Xuân đã thấy được nét tàn phá của thời gian ở làn
rêu mốc xanh bám trên mái ngói đền xưa, nỗi thê lương của vệt trăng lạnh tanh
in trên bãi vắng, niềm vui chân sáo của trẻ thơ tung tăng rừng dừa, nỗi xao
xuyến của đôi lứa yêu nhau trong nhịp chèo quẩy nhẹ, thấy cái mênh mông của
không gian to rộng qua những mái nhà dưới lũng thấp nhỏ như đầu cây tăm, thấy
được nỗi niềm hạnh phúc ở màu xanh luống rau nõn, lắng nghe được nỗi bình yên
lặng lờ của chiếc thuyền con neo bến vắng, thấy được sức sống vươn lên ở mẻ
lưới bình minh, thấy được cả...“ một vũng tang thương nước lộn trời”
Nhiều lắm, toàn tập ảnh, nói sao cho xiết. Đó là cả một trời
Viêt Nam Quê Hương Mến Yêu với sức sống dâng trào. Sau những khối tảng màu sắc,
đường nét được ghi qua ống kính, tôi thấy được nỗi lòng hoài hương của Lê Quang
Xuân tràn ngập bãi nọ bờ kia. Lê Quang Xuân đã khiến người xem ảnh, trong đó có
tôi, đâm nhớ nhà quay quắt.
ÔI ! Cái tình của Anh thương quê hương đất nước, sâu đậm biết
bao nhiêu !
Võ Kỳ Điền
-Bài viết cho tập ảnh VIỆT
NAM QUÊ HƯƠNG TÔI
-Nhiếp ảnh gia Lê Quang Xuân. Xuất bản 1993
Canada.
Thứ Năm, 26 tháng 10, 2017
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)