a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT NĂM MỚI GIÁP THÌN AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM GIÁP THÌN VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Thứ Bảy, 11 tháng 8, 2018

Cái hồn của ký họa qua những kỷ niệm của sinh viên Mỹ thuật Gia Định 100 năm trước



Ký họa là vẽ, ghi nhanh, thậm chí rất nhanh để kịp giữ lại cái thần thái của nhân vật hay của đối tượng mình sáng tác, bởi nếu khoảnh khắc ấy qua đi, cái thần khó mà tìm lại được. Vì vậy, các họa sỹ đã dùng thủ pháp ký họa để phác thảo mẫu nhân vật rồi sắp xếp lại thành bố cục. Đây được xem là một bước rất quan trọng trong quá trình hoàn thành một tác phẩm.
Ký họa là cách vẽ nhanh đối tượng bằng những đường nét giản lược. Điều khó nhất của thể loại này là trong thời gian ngắn, những nét vẽ đơn giản  nhưng phải toát lên đặc trưng, “cái hồn” của bức tranh.
Phải mất rất nhiều công sức và phải đi nhiều nơi để tìm nguồn cảm hứng, những sinh viên ngành Mỹ thuật hay thiết kế đồ họa luôn phải chăm chú quan sát từng cảnh vật và bắt tay thực hiện tác phẩm của mình. Ký họa giúp tăng khả năng quan sát và thỏa sức sáng tạo. Những thứ xung quanh chúng ta đều rất đặc biệt nếu biết nhìn ngắm và cảm nhận.
Văn miếu Sơn Sây. Tranh ký họa.Ảnh: vietlandmarks.com
Cái hồn của ký họa
Rất nhiều người thích xem tranh ký họa bởi tính chất sống động của nó. Những chỗ cần nhấn, những chỗ nên lược bỏ luôn được các họa sĩ chú trọng. Trước mỗi đối tượng, cảm xúc của mỗi người ít khi giống nhau.
Cùng ký họa về một khung cảnh chợ quê song có họa sĩ phác thảo ra bức tranh buồn tẻ, xơ xác, có họa sĩ lại khai thác khoảnh khắc nhộn nhịp tạo nên bức tranh có hoàn cảnh đầy sống động. Để thể hiện những tác phẩm ký họa của mình, người họa sĩ có thể tận dụng bút lông, màu nước, bút chì, bút sắt, bút bi, phấn màu, sáp màu, thậm chí than củi và cả gạch non…v.v
Vẽ nhanh và mang sự giản dị đặc trưng của tranh ký họa, vậy mà những nét vẽ của những họa sĩ vẫn rất có sức hấp dẫn đặc biệt thể hiện qua con mắt sắc sảo của người họa sĩ. Tuy nhiên, ẩn sau những tác phẩm ký họa, là sự rung động đặc biệt của tác giả. Những cảm xúc buồn, tiếc nuối, đau đáu sự đời được tác giả lưu lại trong những bức ký họa của mình.
 Vẽ ký hoạ, đặc biệt là ký họa chân dung, thì khó nhất là làm sao toát lên được thần thái của mỗi người. Vì vậy, phải biết quan sát, tìm ra nét riêng trên gương mặt họ và quan trọng hơn là bắt được cái thần của gương mặt ấy.
Gánh hát hành nghề giữa chợ. (Ảnh:khoahocphattrien.vn)
Bộ sưu tập những bức ký họa 100 năm trước của sinh viên trường Mỹ Nghệ Gia Định
Đã gần 100 năm trôi qua, những tấm tranh Ký họa của những sinh viên trường Mỹ Nghệ Gia Định ngày ấy trở nên ngày càng đẹp hơn trong mắt người yêu mỹ thuật cả nước và thế giới. Với Mỹ thuật có lẽ không bao giờ có 2 chữ “lỗi thời”. Những cảnh ký họa sống động, hồn và chất nghệ thuật miêu tả lại cảnh sinh hoạt của đồng bào miền Tây Nam bộ, cảnh gánh hát rong  Đờn ca tài tử 1 thế kỷ trước luôn mang lại say mê cho mọi giới.
Quầy hàng ăn lưu động, nơi bán hoa quả, xôi nếp, chả giò, chè Huế.(Ảnh: khoahocphattrien.vn)
Quầy hàng ăn vặt của những chị bán hàng người Huế. Đồ ăn vặt của Huế vẫn luôn nổi tiếng và hấp dẫn nhất.. Cái quầy hàng lưu động thật và đẹp. Có lẽ sinh viên đã ký họa tác phẩm này cũng rất tài giỏi, tỉ mỉ và cẩn thận.
Một gánh Đờn ca tài tử hát rong đường phố… (Ảnh: khoahocphattrien.vn)
Có lẽ Đờn ca tài tử là một nét văn hóa rất phổ thông 1 thế kỷ trước nên các họa sĩ ngày ấy thích ký họa về họ. Người xem có thể nhận thấy sự chắc chắn trong từng nét bút, họa sĩ đã lột tả được cái thần của nhân vật, sự lo toan, vất vả trong cuộc sống hiện lên qua bức ký họa. Vì vậy, ký họa được coi là nghệ thuật của khoảnh khắc, trong khoảnh khắc ấy luôn diễn ra một sự chắt lọc rất tinh tế.
Nhiều người ấn tượng với nghệ thuật ký họa qua những bản vẽ, thoạt nhìn qua thì người xem tưởng như nguệch ngoạc chẳng có chút ý tưởng nhưng thực chất lại rất chi tiết từ bố cục đến đường nét.
1 bức tranh đẹp rất quan trọng từ khâu ký họa, người họa sỹ có thể ký họa trực tiếp hoặc ký họa gián tiếp thông qua ảnh được chụp lại hoặc qua người kể. Tuy nhiên, ký họa trực tiếp sẽ dễ bắt được cái hồn của đối tượng hơn, nhất là ký họa chân dung. Những sắc thái biểu cảm, cái thần của nhân vật, nếu họa sỹ ký họa lột tả được thì sẽ cho ra đời một tác phẩm thực sự ấn tượng và được công chúng đón nhận.
Không đi vào mảng ký họa chân dung, những họa sỹ  ký họa về phong cảnh, về cuộc sống sinh hoạt của người dân thường vẽ nhanh phong cảnh bằng những đường nét giản lược, tuy nhiên những nét vẽ ấy không phải là cách vẽ theo cảm hứng hay mơ hồ mà đều có hồn và miêu tả được phong cảnh mà họa sĩ đang hướng tới.
Tuy rằng vẽ bằng bút chì đơn giản chỉ có 2 màu đen và trắng nhưng với bàn tay khéo léo, họa sĩ đã mang tới cho người xem những tác phẩm ký họa độc đáo và ấn tượng. Nhiều người nhận xét về tranh ký họa: tác phẩm gợi cho người xem nhiều liên tưởng nhưng điều dễ nhận ra nhất là nét giản dị, chân thực qua những thủ pháp bay bướm điêu luyện, và khả năng quan sát rất tinh tế của người họa sĩ.
Những tác phẩm ký họa đã chiếm được tình yêu của độc giả bởi sự bình dị của con người và cảnh vật trong đó. Cái tài tình của người họa sĩ là dùng những thủ pháp giản đơn nhất để thổi hồn và làm cho nó sống động không kém những tác phẩm rực rỡ khác.
Ký họa Gánh hàng nem bì cuốn đặc sản Huế.( Ảnh :khoahocphattrien.vn)
Những gánh hàng ẩm thực thế này luôn rất cuốn hút khách trẻ tuổi. Bức tranh ký họa của sinh viên Gia Định xưa đã miêu tả được những hành động hét sức sống động và rất tự nhiên.
Tác phẩm ký họa: Xe hủ tíu – mì gõ trên phố.
Hình ảnh rất thân quen trên phố Sài Gòn cho đến tận bây giờ. (Ảnh: khoahocphattrien.vn)
Ký họa, trong cảm nhận phổ thông là người chộp bắt khoảnh khắc, nhanh, ít nét. Ký họa có tác động tích cực tới tư duy thiết kế. Người vẽ có rất ít thời gian để ghi nhớ hình khối, màu sác, ánh sáng và vẽ. Điều này giúp người học có tư duy chọn lọc nhanh nhạy và cảm quan tinh tế trong thiết kế sản phẩm.
Trang phục truyền thống của phụ nữ và đàn ông miền Nam qua nét ký họa sinh động của các sinh viên trường mỹ thuật Gia Định. Sài Gòn. (Ảnh:khoahocphatrien.vn.)
Người phụ nữ khấn vái trước bàn thờ gia tiên. (Anh: khoahocphattrien.vn)
Người dân Sài Gòn luôn rất xem trọng Nho giáo, họ thờ cúng gia tiên rất kỹ lưỡng. Điều này có thể cảm nhận được qua tranh ký họa của sinh viên Gia Định thời đó.
Tranh ký họa: Quán nước chè. (Ảnh:langmoi.vn)
Danh hoạ thuộc trường phái Tân Cổ điến của Pháp Jean-Auguste Dominque Ingres (1780 – 1867), một bậc thầy hình họa, từng nói: “Dessin (Ký họa) là sự trung thực của nghệ thuật.” Hơn 120 năm sau, một danh hoạ khác – Salvador Dalí (1904 – 1989) – đã nhắc lại lời của Ingres. Song hình như không mấy tin vào khả năng đọc hiểu của hậu sinh, ông đã nói thêm cho rõ như sau: “Dessin là sự trung thực của nghệ thuật. Ở đây không có chỗ cho gian lận. Chỉ có hay hoặc dở mà thôi.”
Minh Đức

Tác phẩm của họa sĩ Việt được bán với giá 5,8 tỷ đồng tại Paris


Bức tranh lụa của Nguyễn Nam Sơn (1890-1973), một trong những nghệ sỹ hàng đầu của mỹ thuật Việt Nam hiện đại, được bán với giá 205.000 Euro (khoảng 5,8 tỷ đồng).
Buổi đấu giá được tổ chức bởi công ty Aguttes tại trung tâm đấu giá Drouot ở Paris, Pháp vào ngày 26/3.
Bức tranh có tên Thôn Nữ Bắc Kỳ (Peasants of Tonkin) là tác phẩm bằng mực và sơn nước trên lụa, kích thước 65×52.5cm, có chữ ký của họa sĩ ở phía trên bên phải và phía dưới bên trái, tiêu đề đặt ở phía dưới bên trái. Tác phẩm được đấu giá với mức khởi điểm là 35,000 Euro và dự kiến sẽ bán giá cao nhất là 50.000 Euro. Tác phẩm ra đời vào năm 1935.
Thôn nữ
Thôn Nữ Bắc Kỳ (Peasants of Tonkin) của họa sỹ Nguyễn Nam Sơn (Ảnh: Vietnam News)
Họa sĩ có tên thật là Nguyễn Văn Thọ, ông là đồng sáng lập Trường Cao đẳng Mỹ Thuật Đông Dương ở Hà Nội cùng với Victor Tardieu (1870-1937).
Tại cùng một buổi đấu giá, 18 bức tranh khác của các nghệ sỹ Việt Nam đã được bán với giá cao.
Một bức sơn mài có tên là thiếu nữ mơ mộng (A Dreamy Young Girl) của Lê Phổ (1907-2001), kích thước 60x91cm, đã bán với giá 100.000 Euro (2,8 tỷ đồng), mặc dù giá dự kiến cao nhất là 30.000 Euro (8,5 tỷ đồng).
Một bức tranh khác của Lê Phổ mang tên là Mẫu Tử, được vẽ bằng mực in và màu nước trên tơ lụa có kích thước 59.5x48cm được bán với giá 300.000 Euro, trong khi bức tranh thiếu nữ bên hoa hồng, cũng được vẽ bằng mực in và màu nước trên lụa, kích thước 41×32.2cm, được bán với giá 160.000 Euro (4,5 tỷ đồng). Cả hai bức tranh dự kiến chỉ bán được giá cao nhất là 200.000 Euro (5,7 tỷ đồng).
Mẫu Tử (Maternity) của họa sỹ Lê Phổ. (Ảnh: Vietnam News)
Bức tranh Vũ Cao Đàm (1908-2000), có tiêu đề chuyện trò (Conservation), được vẽ bằng mực in và màu nước trên tơ lụa, kích thước 60x45cm, được bán với giá 170.000 Euro (4,8 tỷ đồng) mặc dù dự kiến chỉ bán được 50.000 Euro (1,4 tỷ đồng).
Chuyen Tro (Conservation) của Vũ Cao Đàm. (Ảnh: Vietnam News)
Bức tranh của Mai Trung Thu (1906-1980), mang tên Khoảnh khắc âm nhạc (Instant Music), vẽ bằng mực in và màu nước trên lụa được bán với giá 230.000 Euro (6,5 tỷ đồng).
Thanh Hiền

Sáng tạo nghệ thuật lấy cảm hứng từ Long Phượng cát lành


Nếu rồng được coi như một thần thú tôn quý nhất thì phượng được coi là bách điểu chi vương (vua của các loài chim). Phượng được tương truyền là thụy điểu, là một loài chim mang lại điềm lành. Rồng và phượng đều là hai linh vật tượng trưng cho hòa bình, có địa vị cao và có mang rất đậm hàm ý cát lợi. Ngoài ra chúng cũng là linh vậy quan trọng trong tinh thần văn hóa Hoa Hạ (Trung Hoa).
Tại Trung tâm nghệ thuật truyền thống Nghi Lan có thu thập và tập hợp được rất nhiều các món bác vật về sự phát triển cổ vật rồng phượng qua hàng trăm năm xây dựng đất nước Hoa Hạ. Từ tín ngưỡng đến tục lệ văn hóa, từ những đồ dùng hàng ngày đến những đồ mỹ nghệ, cho thấy văn hóa rồng phượng phong phú đồ sộ.
Đĩa sứ phượng hoàng mẫu đơn (Bảo tàng Lịch sử Quốc gia)
Ghi chép về điềm lành Thụy Phụng
Theo “Nhĩ nhã – Thích Điểu” của Quách Phác Phú, điểm đặc biệt của phượng hoàng là: “Đầu gà, cằm chim yến, cổ rắn, lưng rùa, đuôi cá, ngũ thái sắc, cao hơn 6 thước”. Phượng hoàng là thần điểu, có thể bay lượn trên không trung, đi lại trên đường, gặp nước có thể phiêu du, có các loại năng lực của các loài động vật khác nhau.
Tranh “Bách Điểu Triều Phụng” – Phượng hoàng được cho là vua của loài chim (Ảnh: art2098)
Phượng hoàng tượng trưng cho rất nhiều ý nghĩa, theo “Sơn Hải Kinh – Nam Sơn Kinh” có ghi: “Trong năm năm, nói rằng trên núi Đan Huyện có kim ngọc. Nhưng Nam Lưu lại không chú ý đến kim ngọc mà lại quan tâm đến vùng biển giữa bán đảo Sơn Đông và Liêu Đông. Tại đó có một loài chim điểu, hình dạng giống như gà, nhưng có 5 màu và hoa văn, tên phượng hoàng, “thủ văn viết đức, dực văn viết nghĩa, bối văn viết lễ, ưng văn viết nhân, phúc văn viết tín. Thị điểu dã, ẩm thực tự nhiên, tự ca tự vũ, kiến tắc thiên hạ an ninh“. Đoạn văn cổ này mô tả thân thể của phượng hoàng, các phần khác nhau có các vạch màu khác nhau, đại diện cho các giá trị khác nhau, bao gồm: đạo đức, nghĩa, lễ, nhân, tín. Phượng hoàng cũng sống một cuộc sống như những loài chim tự nhiên, là đại diện cho thế giới hòa bình. Vì thế mà phượng hoàng được coi là vị vua tôn quý của trăm loài chim.
Tín ngưỡng nước Hoa Hạ
Trên các tác phẩm điêu khắc truyền thống tại các đền thờ hay chùa miếu cũng thường xuyên bắt gặp hình tượng rồng, phượng. Ví như trước cửa miếu có một tượng chim, thì được gọi là “Sáp giác”, “Thác mộc”, đây là kết cấu kiến trúc truyền thống, chạm khắc thanh gỗ xà ngang trần nhà thành hình chim. Sau khi thanh xà gỗ được các thợ điêu khắc thành hình con chim, nó trở thành một tác phẩm nghệ thuật cực kỳ đẹp mắt. Kiến trúc kiểu này thường lấy phượng hoàng làm chủ đề, sử dụng kỹ thuật chạm khắc nổi. Chim phượng hoàng được khắc sống động, hoạt bát, tự nhiên và mịn màng, thể hiện sự khéo léo của người thợ thủ công. Rồng và phượng là hai đại linh vật của Trung Quốc. Phương Bắc tôn Rồng, phương Nam sùng Phượng, nói rằng: “nam bắc long phụng tịnh giá tề khu” (nghĩa là rồng bắc phượng nam; đứng cùng một hàng, cùng một vị thế ngang nhau). Ngay cả ói lợp cũng có hoa văn phượng điểu.
Kiến trúc Sáp Giác ở đền chùa (Ảnh: gogohsu)
Trong “Bão phác từ” có ghi: “Phu mộc hành vi nhân, vi thanh. Phượng đầu thượng thanh, cố viết đái nhân dã. Kim hành vi nghĩa, vi bạch. Phượng cảnh bạch, cố viết anh nghĩa dã. Hỏa hành vi lễ, vi xích. Phượng chủy xích, cố viết phụ lễ dã. Thủy hành vi trí, vi hắc. Phượng hung hắc, cố viết thượng tri dã. Thổ hành vi tín, vi hoàng” (đại ý là 5 màu trên bộ phận cơ thể của phượng hoàng – cũng là 5 màu cơ bản trong triết học Trung Quốc – vàng, trắng, đỏ, đen, xanh lá cây, tương ứng với 5 giá trị Nho giáo là: Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín; và cũng ứng với ngũ hành: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ). Phượng hoàng bay khắp bốn phương trời mang ý nghĩa tốt lành.
Trang sức, trang phục có họa tiết phượng
Phụ nữ thời cổ đại lấy phượng làm hình tượng trên đồ trang sức, gọi là phượng kiều. Những đồ trang sức thường gặp gồm có trâm cài tóc, dây chuyền, bông tai v.v. Cũng thường lấy phượng thêu dưới chân váy hay các loại phục trang khác. Những trang phục có thêu phượng thường là lễ phục, tôn lên dáng vẻ tôn quý.
Chim phượng hoàng cũng là biểu tượng cho quyền lực của Hoàng gia Trung Quốc và được sử dụng cho Hoàng hậu, phi tần. Do đó, chiếc vương miện của Hoàng hậu được gọi là phượng quan. Phượng quan được làm bằng dây kim loại, trang trí cùng phượng hoàng phỉ thúy, phượng hoàng phỉ thúy có thể dao động chứ không bị gắn cố định.
Trâm cài đầu hình phượng hoàng (Ảnh: taobao)
Hiện vật Phượng Quan (Ảnh: linshinfa)
Ngoài ra, còn rất nhiều tác phẩm nghệ thuật dân gian lấy cảm hứng từ hình dáng phượng hoàng. Phượng cũng đại diện cho vẻ đẹp của sự nữ tính. Trong triều đại nhà Tống, rồng và phượng thường là dấu hiệu cho sự cát tường.
Cổ vật lễ khí
Khi những người giàu có trong thời cổ đại gả con gái họ, đồ cưới của tân nương sẽ có một cặp muỗng. Đôi muỗng được tạc thành hình trái đào, được chạm khắc ở mặt lưng và chuôi hình rồng và phượng, ngoài ra còn được sơn với một lớp sơn mài tượng trưng cho niềm vui; phu thê sử dụng với ý nghĩa hôn nhân hòa thuận, mỹ mãn.
Biểu hiện trong tác phẩm nghệ thuật
Tác phẩm “Mẫu đơn và phượng hoàng” của nghệ nhân Trần Vạn Năng. (Ảnh: epochtimes.com)
Tác phẩm “Mẫu đơn phượng hoàng” của nghệ nhân Trần Vạn Năng, với ý nghĩa giàu sang cát tường như ý. Hoa mẫu đơn tượng trưng cho sự giàu sang đoàn viên, mẫu đơn là vua của trăm loài hoa. Phượng hoàng tượng trưng cho khí an lành, là vua muôn loài chim. Hai thứ đặt lên cùng một sản phẩm ngụ ý sự thịnh vượng, phồn vinh. Mẫu đơn nở rộ, cộng thêm phượng hoàng đứng một chân, tư thái như muốn bay lên, nhẵn mịn, thần khí tinh tế , thể hiện một kỹ năng tạo tác tuyệt vời của người nghệ nhân.
Giá cắm nến trúc phượng. (Ảnh: epochtimes.com)
Phượng hoàng có ngụ ý vô cùng phong phú, ngoài tượng trưng cho cát tường như ý còn tượng trưng cho hạnh phúc, quang minh. Chim phượng ngậm cành cây đại biểu cho sự sinh sôi con cháu, đại diện cho tình yêu đối lứa thăng hoa. Bởi sắc thái rực rỡ tươi đẹp và vẻ bề ngoài xinh đẹp của phượng hoàng mà luôn luôn gây được nguồn cảm hứng sáng tác cho các tác phẩm nghệ thuật tuyệt diệu.
Theo epochtimes.com
Uyển Vân biên dịch

Không có nhận xét nào: