Tử Cấm Thành là một công trình kiến trúc độc đáo và phức tạp trong lịch sử Trung Quốc không chỉ bởi phương pháp và kết cấu xây dựng nó mà còn bởi loại gạch đặc biệt được sử dụng với quy trình chế tác rất cầu kỳ, tỷ mỷ.
Được xây dựng từ năm 1406 – 1420, Tử Cấm Thành hay Cố Cung là cung điện nổi tiếng suốt 2 thời đại Minh, Thanh trong lịch sử phong kiến Trung Quốc. Cho đến nay; các nhà khảo cổ học, sử học và kiến trúc sư vẫn bị công trình kiến trúc bí ẩn cuốn hút bởi những khám phá mới mẻ cũng như các bí ẩn vẫn còn nằm trong bóng tối.
Kết cấu đế củng hay phương pháp vận chuyển đá bằng băng ướt là những phát hiện gây kinh ngạc trong cách xây dựng Tử Cấm Thành. Và mới đây, một khám phá mới về loại vật liệu trong kết cấu xây dựng của Cố Cung khiến các nhà nghiên cứu bất ngờ: “Gạch vàng”.
Có không ít người sẽ tò mò không hiểu vì sao loại gạch xây dựng cung điện xa xỉ nhất bậc nhất Trung Quốc lại có tên như vậy. Theo các ghi chép lịch sử và truyền miệng trong dân gian, Cố Cung được xây dựng từ loại vật liệu có tên “Gạch vàng” vô cùng quý giá và hiếm có, khiến nhiều người thời đó ao ước được một lần được chiêm ngưỡng.
Trên thực tế, cái tên “Gạch vàng” chỉ được dùng để chỉ giá trị và phương pháp làm nên loại gạch này, chứ không phải là nó được làm từ vàng. Và cho đến nay, bí mật này mới được làm sáng tỏ.
Cụ thể, những nghệ nhân xây dựng hay người biết về vật liệu này thời đó ví gạch lát sàn trong Tử Cấm Thành quý giá hơn vàng hay châu báu bởi quá trình làm nên 1 viên gạch này phải mất đến 720 ngày (tức là 2 năm), qua nhiều công đoạn chế biến và gia công phức tạp, đòi hỏi những người thợ có tay nghề cao và tinh vi.
Theo đó, khi bắt đầu xây dựng Cố Cung Bắc Kinh, những kiến trúc sư xây dựng đã chọn loại gạch từ lò gạch ở làng Lục Mộ, Tô Châu bởi đất ở đây có chất lượng tốt, vậy nên gạch được xuất ra thường rất cứng và hơn nhiều so với các nơi khác.
Loại gạch này không chỉ được làm từ những nghệ nhân có hàng trăm năm kinh nghiệm mà chúng có điểm khác biệt là đặc ruột, không có lỗ như gạch thường và một điểm kỳ lạ khác là âm thanh phát ra khi gõ vào gạch giống như âm thanh phát ra khi gõ vào vàng hay đá quý nên được vua Minh Thành Tổ ưng ý.
Vì để dùng xây kinh thành nên người Trung Quốc xưa đều gọi tên loại gạch này là “Kim Chuyên” (nghĩa là gạch vàng) do chữ “kinh” phát âm gần giống với chữ “kim” (vàng).
Tuy tên gọi không giống như chất liệu làm nên nhưng chính quá trình chế tác và gia công quá phức tạp, gian khổ và mất rất nhiều thời gian nên nhiều nghệ nhân thời đó thường ví von rằng: “Một lượng vàng, một viên gạch” để nói về sự đắt đỏ của chúng.
Quá trình gia công phức tạp và kiểm định gắt gao: “Hỏng 6 viên gạch là coi như đồ phế liệu”
Sở dĩ gạch Tô Châu có giá trị ngang ngửa vàng cũng bởi quá trình sản xuất ra một viên gạch như vậy quá phức tạp, chỉ riêng công đoạn xử lý đất phải trải qua tới 7 bước khác nhau bao gồm: đào, vận chuyển, phơi khô, đập đất, nhào trộn, mài và sàng đất.
Đất được sử dụng ở đây phải là đất sét ở làng Lục Mộ, Tô Châu. Bắt đầu thi công, đất được loại bỏ “tạp chất”, sau đó những người thợ sẽ loại bỏ hết bọt khí để tạo độ đặc cho đất. Sau đó, cho đất sét vào khuôn đã tạo sẵn, tiến hành phơi khô trong 7 tháng liên tiếp rồi mới đi nung.
Quá trình nung cũng mất rất nhiều thời gian:
“Người ta sử dụng chất đốt là rơm rạ và trấu để loại bỏ hết hơi ẩm trong đất. Sau đó dùng củi chẻ đốt một tháng, rồi lại dùng củi không chẻ đốt một tháng nữa. Cuối cùng, dùng cành thông đốt tiếp 40 ngày, mới có thể ra lò và kết quả là gạch có bề mặt rất sáng bóng và trơn nhẵn.”
Chính vì quá trình gia công mất tới 2 năm cùng nhiều công đoạn như vậy nên giá thành của “Gạch vàng” rất đắt đỏ và số lượng sản xuất rất hạn chế. Không chỉ khâu gia công rất phức tạp mà quá trình kiểm định cũng rất nghiêm ngặt. Nếu một mẻ 6 viên không đạt tiêu chuẩn, số gạch đó coi như không đạt tiêu chuẩn “gõ có âm thanh của vàng nén, không có lỗ hổng” và phải chế tác lại. Việc vận chuyển và bảo quản cũng được tổ chức chặt chặt chẽ nhằm đảm bảo không để mất hoặc tráo đổi “hàng giả, hàng kém chất lượng”.
“Gạch vàng” trong Tử Cấm Thành có độ dày lớn, hơn nữa có khả năng thấm nước cao nên vào mùa hè rất mát. Nếu đặt hoa quả trên vật liệu này thì rất nhanh giảm nhiệt, đồng thời ăn sẽ ngon và mát hơn, người sống trên nền gạch này cũng có cảm giác dễ chịu, thoải mái.
Nhưng không phải khu vực nào trong Tử Cấm Thành đều được xây bằng “Gạch vàng”. Chỉ có điện Thái Hòa, điện Trung Hòa, điện Bảo Hòa và ba tuyến đường phía Đông, chính giữa và phía Tây của Cố Cung mới được lát “Gạch vàng”. Trên bề mặt những viên gạch này được khắc dấu của phủ Tô Châu và ghi rõ niên hiệu của từng thời kỳ như Vĩnh Lạc, Chính Đức, Càn Long.
Mấy năm trước, một cặp “Gạch vàng” được sản xuất trong “Ngự Diêu” (Tạm dịch: Lò gạch của vua) thuộc triều nhà Minh, thời vua Vĩnh Lạc đã được bán với giá hơn 800.000 tệ (khoảng 2.8 tỷ VNĐ).
Đáng tiếc, bí quyết chính xác để chế tạo “Gạch vàng” trong Tử Cấm Thành đã thất truyền, gây tiếc nuối cho giới chuyên môn. Hi vọng một ngày nào đó, giới khảo cổ có thể tìm lại được sự huy hoàng của nó.
Video:
Sơn Tùng
Bí ẩn công nghệ sản xuất thép Wootz- Hợp kim tạo lên các lưỡi dao Damascus huyền thoại
Wootz là một trong những loại thép tốt nhất trên thế giới, dùng để chế tạo các loại vũ khí có tính thẩm mỹ cao cũng như những lưỡi dao Damascus nổi tiếng của thời Trung cổ.
Đây là một loại thép được nung chảy (crucible), tức là một loại thép được sản xuất bằng cách nấu chảy các nguyên liệu thô trong một nồi nấu. Với chất lượng cao, thép Wootz được giao dịch trên khắp thế giới cổ đại và Trung cổ, bao gồm châu Âu, Trung Đông và Trung Quốc. Cũng nhờ chất lượng tuyệt vời của nó, thép Wootz rất phù hợp để chế tạo các loại vũ khí.
Nguồn gốc của thép Wootz
“Wootz” bắt nguồn từ “ukku” – từ “thép” trong nhiều ngôn ngữ tại Nam Ấn Độ. Từ này chỉ đi vào ngôn ngữ tiếng Anh vào cuối thế kỷ 18, khi người châu Âu lần đầu tiên bắt đầu tìm hiểu về cách mà thép được sản xuất. Sau đó, người Ấn Độ đã sản xuất thép Wootz trong hơn hai thiên niên kỷ.
Trong khi chúng ta vẫn chưa rõ thời điểm chính xác thép Wootz được sản xuất lần đầu tiên ở Ấn Độ. Tài liệu tham khảo biết đến sớm nhất về thép được sản xuất bởi người Ấn Độ cổ đại có thể được tìm thấy trong hồ sơ về chiến dịch của Alexander Đại đế. Chiến dịch này đã diễn ra vào cuối thế kỷ thứ tư trước Công nguyên và người cai trị Hy Lạp khi ấy được cho là đã gặp 100 nhân tài về thép ở Ấn Độ.
Ngoài ra còn có bằng chứng khảo cổ về việc sản xuất thép ở Ấn Độ cổ đại. Điều này là hiển nhiên, ví dụ như tại khu vực Kodumanal ở miền nam Ấn Độ của Tamil Nadu, các nhà khảo cổ đã phát hiện ra một trung tâm công nghiệp sắt thép có niên đại từ thời Chera (được thành lập từ thế kỷ thứ 3 TCN) tại địa điểm đó.
Bí mật được bảo vệ
Kỹ thuật sản xuất thép Wootz là một bí mật được bảo vệ chặt chẽ giữa các nhà luyện kim của Ấn Độ trong một thời gian rất dài. Do đó, người Ấn Độ độc quyền trong việc sản xuất và xuất khẩu loại kim loại này. Thép sản xuất ở Ấn Độ được xuất khẩu dưới dạng thỏi và đi tới những nơi như thế giới La Mã ở phía Tây và Trung Quốc ở phía Đông.
Người ta tin rằng trong thời kỳ Trung Cổ, thép Wootz đã được xuất khẩu sang Trung Đông, nơi nó được rèn thành những lưỡi dao Damascus nổi tiếng. Nhờ có Thập tự chinh, những chiến binh Hồi giáo với lưỡi dao có chất lượng tuyệt vời trên tay đã mang danh tiếng của lưỡi dao Damascus lan rộng sang châu Âu.
Vào thời điểm đó, không có thứ kim loại nào được sản xuất ở châu Âu có thể so sánh được với chất lượng của thép Wootz tại Ấn Độ. Nhờ đó mà Ấn Độ tiếp tục là quốc gia hàng đầu về sản xuất thép trong các thế kỷ sau. Vào cuối thế kỷ 17, thép Wootz được sản xuất ở quy mô gần như công nghiệp, khi hàng chục nghìn thỏi thép được vận chuyển từ Bờ biển Coromandel đến Ba Tư.
Vào đầu thế kỷ 19, người châu Âu cuối cùng đã có được một số ý tưởng về cách sản xuất thép Wootz. Những khách du lịch châu Âu đến Ấn Độ như Francis Buchanan, Benjamin Heyne và Henry Wesley Volsey ghi lại rằng người Ấn Độ đã sản xuất thép Wootz bằng cách sử dụng một nồi nấu nung chảy thép cùng các chất phụ trợ khác (Crucible).
Quy trình Crucible
Quá trình nấu Crucible là một trong ba quá trình sản xuất kim loại chính được sử dụng trong giai đoạn tiền hiện đại, hai quá trình còn lại là Bloomery (tinh luyện) và Blast furnace (lò cao). Quá trình nấu bao gồm việc đặt một nguồn sắt, chẳng hạn như sắt tinh luyện hoặc sắt rèn và các vật liệu giàu carbon chẳng hạn như dăm gỗ vào một nồi nấu bằng đất sét.
Nồi nấu này sau đó được đóng lại và đun nóng trong một khoảng thời gian vài ngày ở nhiệt độ từ 1300°C đến 1400°C. Kết quả là carbon được hấp thụ bởi sắt làm giảm điểm nóng chảy của nó và khiến nó hóa lỏng. Việc bổ sung carbon vào sắt (từ 1% đến 2%) cũng bổ xung thêm một số đặc tính nhất định chẳng hạn như độ dẻo cao, độ bền cao và giảm độ giòn cho sản phẩm ra lò.
Không cần phải nói, đây là những đặc tính rất cần thiết trong việc chế tạo một lưỡi dao. Sau quá trình làm mát chậm, thép Wootz đã sẵn sàng để được xuất khẩu và được chế tác thành lưỡi dao.
Mãi tới thế kỷ 20, sau nhiều thập kỷ thử nghiệm, khoa học đằng sau việc sản xuất thép Wootz mới được hiểu rõ. Có thể nói rằng các nhà luyện kim của Ấn Độ cổ đại đã tiến tới công nghệ chế tạo tiên tiến đi trước thời đại của họ.
Nhật Quang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét