a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT NĂM MỚI GIÁP THÌN AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM GIÁP THÌN VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Thứ Hai, 20 tháng 8, 2018

Vì sao nói tất cả những gì chúng ta thấy trên bầu trời đêm đều là quá khứ?



Tốc độ nhanh nhất của của các tàu vũ trụ mà nhân loại đã từng phóng đến thời điểm năm 2016 là khoảng 16 km/s, trong khi tốc độ ánh ánh là 299.792 km/s, để bay tới các hành tinh khác thì cần phải đạt tới tốc độ bao nhiêu?
Nếu bạn nghĩ rằng tốc độ ánh sáng là lớn nhất, và là duy nhất để giúp bạn bay tới các hành tinh khác trong vũ trụ, bạn đã nhầm.

Tốc độ ánh sáng là 299.792 km/s. (Ảnh: Linkedin)

Trước tiên hãy bắt đầu bằng những khái niệm cơ bản
Năm ánh sáng là gì?
Hầu hết mọi người nghĩ rằng đó là khái niệm ám chỉ thời gian, nhưng thực tế đó là chỉ khoảng cách. Khoảng cách mà ánh sáng truyền đi được trong vòng một năm. Một năm ánh sáng là 9,5 nghìn tỷ km
Tháng ánh sáng?
Tương tự, là khoảng cách ánh sáng đi được trong một tháng, một tháng ánh sáng bằng 792 tỷ km
Phút ánh sáng?
Là khoảng cách ánh sáng truyền được trong một phút, bằng 18 triệu km
Còn giây ánh sáng?
Khoảng cách mà ánh sáng truyền được trong một giây, là 299.792 km
Phải mất khoảng 8 phút để ánh sáng từ Mặt Trời đến được bề mặt Trái Đất. Khoảng cách này thường được biết đến là: đơn vị thiên văn, khoảng 150 triệu km.

Khoảng cách từ Mặt Trời tới Trái Đất là 150 triệu Km. (Ảnh: Printerest)

Vậy tại sao chúng ta cần di chuyển với tốc độ nhanh hơn tốc độ ánh sáng mới có thể khám phá hệ ngân hà?
Hệ ngân hà của chúng ta có chiều rộng là 100.000 năm ánh sáng, nghĩa là ánh sáng phải mất 100.000 năm để truyền từ đầu này sang đầu kia. Cũng có nghĩa là nếu con người muốn di chuyển từ đầu này tới đầu kia của hệ ngân hà với tốc độ nhanh nhất (tốc độ ánh sáng) thì phải mất 100.000 năm, không có người nào có thể sống lâu như vậy.
Một số sự thật kinh ngạc khác:
Trước tiên, chúng ta chưa bao giờ có thể di chuyển với tốc độ nhanh như tốc độ ánh sáng.
Hạt photon di chuyển với tốc độ ánh sáng, bởi vì chúng không có trọng lượng, để di chuyển với tốc độ bằng tốc độ ánh sáng, một vật thể không thể có bất kỳ trọng lượng nào, vì vậy con người chúng ta không bao giờ có thể di chuyển với tốc độ đó, cũng không thể phóng bất kỳ vật thể nhân tạo nào lên không gian với tốc độ đó.

Chưa có vật thể nhân tạo nào có thể di chuyển với tốc độ nhanh như tốc độ ánh sáng. (Ảnh: arageek)

Tất cả những thứ chúng ta nhìn thấy trên bầu trời đêm, ĐỀU LÀ QUÁ KHỨ. Chúng ta sẽ không bao giờ có thể biết được hiện tại của chúng. Bởi vì muốn nhìn được vật thể, thì ánh sáng phát ra từ vật thể đó phải tới được thị giác của chúng ta, không có ánh sáng, theo lý thuyết, chúng ta sẽ không nhìn thấy gì cả.
Có nghĩa là khi chúng ta nhìn thấy vì sao trên bầu trời đêm, thực ra chúng ta nhìn thấy ánh sáng phát ra từ vì sao đó.
Nhưng như những con số bên trên, phải mất tới vài nghìn tới vài triệu năm để ánh sáng từ các vì sao đó có thể tới được trái đất chúng ta. Tức là kể từ khi ánh sáng phát ra từ vì sao, cho tới khi tới được Trái Đất thì đã trải qua hàng nghìn hay hàng triệu năm rồi, hình ảnh mà chúng ta nhìn được là hàng nghìn hay hàng triệu năm trước của các vì sao đó.

Phải mất vài nghìn tới vài triệu năm để ánh sáng từ các vì sao xa xôi có thể tới được Trái đất (Ảnh: tieku.fi)

Các hành tinh trong hệ Mặt Trời của chúng ta thì sao? chúng cũng là quá khứ. Đúng như vậy:
Thời điểm chúng ta thấy Mặt Trăng, là hình ảnh của 1,7 giây trước đó của nó. Vì ánh sáng mất 1,7s để truyền từ Mặt Trăng tới Trái Đất. Mặt Trời là 8 phút.
Thậm chí, khi nhìn một người trước mặt chúng ta, thì hình ảnh đó, là hình ảnh của người đó trong quá khứ, chỉ có điều nó nhanh đến mức chúng ta chưa kịp ý thức đến được.
Hệ ngân hà gần nhất cách chúng ta 42.000 năm ánh sáng. Nếu chúng ta muốn tới thăm hệ ngân hà đó, thì phải có cách di chuyển nhanh hơn tốc độ ánh sáng.
Qua đây thấy được tốc độ nhanh nhất mà chúng ta biết tới – tốc độ ánh sáng, so với khoảng cách giữa các hành tinh, thì vẫn còn chậm. Tốc độ mà con người đạt tới, khoảng cách mà con người đi được, so với toàn vũ trụ, thì chưa được tính là một hạt cát dưới đại dương.
Đường Chính

Ngày này năm xưa: Vụ trộm tranh quý táo tợn nhất thế kỷ 20

Ngày 21/8/1911, bức họa Mona Lisa nổi tiếng của danh họa Leonardo da Vinci bất ngờ bị lấy trộm khỏi bảo tàng Louvre ở Paris, Pháp, nơi trưng bày nó suốt hơn 100 năm. Phải mất tới 2 năm vụ việc mới được làm sáng tỏ và tranh rốt cuộc được trao trả về bảo tàng.
Cho tới tận ngày nay, các chuyên gia vẫn đánh giá bức Mona Lisa là kiệt tác nghệ thuật nổi tiếng nhất, thu hút nhiều khách tham quan nhất và được đề cập đến cũng như sao chép lại nhiều nhất trên thế giới.

Ảnh: Word Press
Ảnh: Word Press

Bất chấp sự nâng niu, giữ gìn của bảo tàng Louvre, bức tranh đã trở thành mục tiêu tấn công hoặc hủy hoại của nhiều đối tượng, trong đó đáng chú ý nhất là việc tranh bị đánh cắp khỏi nơi trưng bày cách đây đúng 107 năm. Đây là vụ trộm tranh quý được coi là táo tợn nhất thế kỷ 20.
Vào thời điểm đó, phải gần 24 tiếng đồng hồ sau, người ta mới biết kiệt tác của danh họa da Vinci đã “không cánh mà bay” khỏi bảo tàng Louvre. Chính Louis Béroud, một họa sĩ Pháp tới bảo tàng vào ngày 22/8/1911, là người phát hiện bức Mona Lisa biến mất một cách kỳ lạ.
Do muốn vẽ phác lại bức Mona Lisa nên họa sĩ Béroud đã yêu cầu các nhân viên bảo vệ cho xem tác phẩm nguyên gốc. Dù không thấy tranh treo trên tường, nhưng các nhân viên bảo tàng ban đầu cho rằng ban quản lý có thể đang đem nó đi chụp ảnh quảng cáo như vẫn thường làm.

Phải một ngày sau người ta mới phát hiện bức Mona Lisa bị lấy trộm khỏi giá t
Phải một ngày sau người ta mới phát hiện bức Mona Lisa bị lấy trộm khỏi giá treo trên tường tại bảo tàng Lourve. Ảnh: Wikipedia

Vài tiếng sau, Béroud quay lại khu vực trưng bày tranh Mona Lisa, nhưng chỗ treo bức tranh lừng danh vẫn trống không. Lúc này, các nhân viên bảo tàng Louvre mới vội vã đi xác minh và tá hỏa nhận ra tranh thực sự đã bị lấy trộm. Một cuộc điều tra được xúc tiến ngay lập tức và bảo tàng quyết định đóng cửa cả tuần để kiểm kê toàn bộ.
Cảnh sát ban đầu nghi ngờ một họa sĩ có tên Géry Píeret, người từng trộm cắp hiện vật của bảo tàng Louvre. Tuy nhiên, các nhà điều tra không tìm thấy Píeret trong thành phố. Do đó, họ tới gặp chủ của anh ta là Guillaume Apollinaire, một nhà thơ Pháp được coi là cha đẻ của Chủ nghĩa siêu thực.
Nhà chức trách tình nghi ông Apollinaire có dính líu tới vụ trộm, do ông từng nhiều lần công khai mong muốn thiêu rụi bảo tàng Louvre. Cảnh sát đã bắt giữ, rồi tạm giam ông Apollinaire. Một người bạn của nhà thơ cũng trở thành nạn nhân của cuộc điều tra. Ông này bị coi là nghi phạm do trước đây từng vô tình mua một số mẫu đá Píeret ăn trộm của bảo tàng vì không biết rõ nguồn gốc của chúng. Về sau, nhà chức trách đã trả tự do cho ông Apollinaire và bạn của ông, sau khi xác định họ không liên quan đến sự cố.
Các cuộc điều tra của cảnh sát suốt 2 năm sau đó đều đi vào ngõ cụt. Cả nước Pháp rúng động suốt một thời gian dài vì sự biến mất bí ẩn của bức Mona Lisa. Trong dư luận cũng xuất hiện vô số đồn đoán về những gì đã xảy ra với bức tranh quý giá. Hầu hết mọi người tin, những tên trộm chuyên nghiệp chắc chắn không thể dính đến sự cố, vì chúng hẳn biết rõ việc bán bức tranh nổi tiếng nhất thế giới quá nguy hiểm.

Ảnh chụp Vincenzo Peruggia trong hồ sơ lưu của cảnh sát. Ảnh: History.com
Ảnh chụp Vincenzo Peruggia trong hồ sơ lưu của cảnh sát. Ảnh: History.com

Mãi tới năm 1913, nhà chức trách mới có được manh mối giúp làm sáng tỏ vụ việc và tên trộm thực sự mới lộ diện. Đó là Vincenzo Peruggia, một người Italia từng làm việc cho bảo tàng Louvre.
Tháng 11/1913, nhà buôn tranh người Italia Alfredo Geri nhận được một bức thư của một người đàn ông ký tên là Leonardo, thực tế là Perugia. Người này nói, bức Mona Lisa đang ở Florence và muốn trao trả lại nó với một khoản tiền chuộc “khủng”. Khi đến chỗ nhận tiền chuộc, Perugia bị bắt. Kiệt tác của danh họa da Vinci được thu hồi nguyên vẹn và trao trả cho bảo tàng Louvre.
Perugia khai với cảnh sát rằng, lợi dụng vị trí nhân viên bảo dưỡng, phục chế hiện vật tại Louvre, anh ta ngang nhiên tháo bức tranh quý xuống khỏi giá treo trên tường trong giờ mở cửa bảo tàng, rồi giấu nó trong buồng đựng chổi vệ sinh. Tới giờ bảo tàng đóng cửa, anh ta giấu tranh trong áo khoác rồi đường hoàng mang nó đi.
Peruggia nói thêm, là một người yêu nước, anh ta muốn bức Mona Lisa cần phải được đưa về trưng bày tại một bảo tàng của Italia. Song, một số ý kiến cho rằng, động cơ thực hiện vụ trộm của Peruggia nhiều khả năng là vì tiền, do một người bạn của anh ta đang sở hữu nhiều bức sao chép tranh quý. Vì vậy, nếu bản gốc biến mất, những bản sao này chắc chắn sẽ tăng giá đáng kể.

Tờ Le Petit Parisien đăng tin tìm thấy kiệt tác của danh họa da Vinci vào ngà
Tờ Le Petit Parisien đăng tin tìm thấy kiệt tác của danh họa da Vinci vào ngày 13/12/1913. Ảnh: The Vintage News

Năm 1932, tờ Saturday Evening Post cho đăng tải một bài viết nêu rõ, chủ mưu vụ trộm là Eduardo de Valfierno, một nhà sưu tập tranh quốc tịch Argentina, người được tin đã thuê rất nhiều đối tượng, kể cả Peruggia, đánh cắp bức Mona Lisa. Theo bài báo, Valfierno đã giao cho chuyên gia phục chế Pháp Yves Chaudron tạo ra 6 bản sao tranh quý để đem bán ở Mỹ. Trong khi đó, bức Mona Lisa nguyên bản vẫn ở châu Âu, được lưu giữ cẩn thận tại căn hộ của Peruggia cho tới khi anh ta bị bắt.
Perugia phải ngồi tù 7 tháng vì vụ trộm. Sau khi được phóng thích, anh ta gia nhập quân đội Italia và tham gia chiến tranh thế giới lần thứ nhất.

Ảnh: The Vintage News
Ảnh: The Vintage News

Kiệt tác nghệ thuật của da Vinci thực tế đã được trưng bày ở bảo tàng Italia hơn 2 tuần trước khi được trao trả cho bảo tàng Louvre vào ngày 4/1/1914.
Sau sự cố, bức Mona Lisa tiếp tục phải đối mặt với nhiều vụ tấn công, phá hoại khác. Năm 1956, một phần bức tranh bị hủy hoại do có kẻ ném axit. Một đốm màu gần khuỷu tay trái của Mona Lisa cũng bị hư hại vào ngày 30/12 cùng năm do bị một viên đá ném trúng. May mắn, các chuyên gia đã khôi phục được phần hư hại này rất nhanh.
Năm 1974, bức Mona Lisa từng được Pháp đem cho mượn trưng bày ở bảo tàng quốc gia Tokyo. Một phụ nữ bất bình với chính sách dành cho người tàn tật của bảo tàng đã dùng sơn đỏ xịt lên tranh. Và năm 2009, một phụ nữ Nga buồn lòng với việc không được cấp quốc tịch Pháp, đã ném một tách uống trà vào tranh. Trong cả hai sự cố này, bức tranh nổi tiếng rốt cuộc không bị hư hại gì vì có lớp kính chống đạn bảo vệ bên ngoài.

Bức Mona Lisa hiện đang được bảo vệ nghiêm ngặt tại bảo tàng Louvre. Ảnh: smi
Bức Mona Lisa hiện đang được bảo vệ nghiêm ngặt tại bảo tàng Louvre. Ảnh: smithsonianmag.com

Tuấn Anh
Nguồn: VietnamNet

Không có nhận xét nào: