a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT NĂM MỚI GIÁP THÌN AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM GIÁP THÌN VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Chủ Nhật, 23 tháng 5, 2021

2,5 tỷ con khủng long bạo chúa từng thống trị Trái đất.

 Một nghiên cứu mới đây cho thấy dân số của khủng long bạo chúa T-rex đạt tới con số 2,5 tỷ trong suốt 2,4 triệu năm loài này tồn tại.

Các nhà khoa học xem xét các yếu tố, bao gồm khối lượng cơ thể, kiểu sinh trưởng, tuổi trưởng thành tuổi thọ, thời gian của một thế hệ và tổng thời gian T-rex tồn tại trước khi tuyệt chủng 66 triệu năm trước.

Họ cũng chú ý đến một học thuyết gọi là định luật Damuth liên kết dân số với khối lượng cơ thể, theo đó động vật càng lớn thì số lượng cá thể càng ít.

Khoảng 2, 5 tỷ con khủng long T-rex từng sinh sống trên Trái đất. (Ảnh: Reuters)

Kết quả phân tích cho thấy có khoảng 2,5 tỷ con T-rex từng tồn tại, trải qua 127.000 thế hệ. Mật độ của chúng là là 1/100 km2.

Là một trong những loài khủng long ăn thịt lớn nhất, T-rex sở hữu hộp sọ dài khoảng 1,5m, bộ hàm to lớn và vạm vỡ với lực cắn có thể nghiền nát xương. T-rex có răng to bằng quả chuối, khứu giác nhạy bén, đôi chân khỏe và cánh tay khá nhỏ.

Nghiên cứu mới cho biết trọng lượng của con T-rex trưởng thành trung bình đạt khoảng 5,2 tấn. Tuổi thọ trung bình của loài khủng long này là 28 năm. Một thế hệ của nó kéo dài trung bình khoảng 19 năm.

T-rex tuyệt chủng sau khi một tiểu hành tinh lao vào Mexico cách đây hơn 60 triệu năm, hủy diệt3/4 loài trên trái đất.

Theo nhà cổ sinh vật học và đồng tác giả nghiên cứu Ashley Poust, trong khi 2,5 tỷ là một con số khá lớn, nó chỉ bằng 1/3 dân số hiện tại của Trái đất.

Theo Diệu Hoa/VTC News

7 khả năng không thể tin nổi mà cơ thể người làm được khiến cả giới khoa học cũng vò đầu bứt tai

Bạn biết không, thai nhi thực chất không phải là gánh nặng mà người mẹ phải chịu. Thai nhi có thể giúp thai phụ hồi phục nhanh hơn. Hay não bộ chúng ta có dung lượng tải được video dài đến 3 triệu giờ. Đó đều là những sự thật được khoa học chứng minh, và là lý do để chúng ta trân trọng cơ thể của mình hơn.

Nhưng chưa hết đâu! Cơ thể người còn có rất nhiều khả năng thú vị khác mà đến khoa học cũng phải vò đầu bứt tai. Bạn đã sẵn sàng để biết chưa?

1. Não bộ có đủ năng lượng để thắp sáng bóng đèn

Não bộ của chúng ta có khoảng 100 tỉ tế bào thần kinh - còn gọi là neuron. Khi chúng ta di chuyển, nhìn, suy nghĩ, cười, hay thậm chí là... mơ, các neuron sẽ tạo ra tín hiệu điện tích và phản ứng hóa học. Dĩ nhiên năng lượng của 1 neuron thì nhỏ thôi, nhưng nếu gom tất cả lại, chúng ta có thể thu được nguồn điện đủ để thắp sáng bóng đèn cỡ nhỏ.

2. Mùi hương lưu giữ ký ức

Khi ngửi thấy một mùi gì đó có liên hệ với những gì giàu ý nghĩa với bản thân trong quá khứ, chúng ta sẽ lập tức thấy được cảm xúc từng có ở thời điểm đó, rồi ký ức cũng sẽ tràn về.

Đây là một khả năng tương đối khó hiểu, nhưng cách giải thích thì đơn giản. Não bộ của chúng ta có một phần rất dễ kích thích khi tiếp cận những gì từng trải nghiệm trong quá khứ. Và khả năng này cũng rất quan trọng với sự tồn tại của tổ tiên loài người trước kia.

3. Nhấc người thì được, nhấc đá thì không

Cùng một trọng lượng, nhưng nếu là nâng đá thì rất khó

Bạn có thể nâng được 1 cô gái nặng 45kg, nhưng một tảng đá nặng như vậy thì không.

Lý do là bởi cơ thể người có khả năng thích nghi với trọng lực và phân bổ sức nặng ra nhiều hướng. Trong khi đó, đá thì không có khả năng này. Trọng lực của đá sẽ luôn ở cùng vị trí, khiến bạn nâng lên khó hơn.

4. Đôi lúc có thể khỏe đến bất ngờ

Mệt mỏi, đau đớn và sợ hãi là những thứ ngăn cản chúng ta sử dụng tối đa sức lực của bản thân. Trên thực tế, đã từng có trường hợp bà mẹ dùng tay nhấc bổng cả xe để cứu con mình. Vậy sức mạnh ấy đến từ đâu ra?

Câu trả lời là adrenaline - hormone tiết ra khi chúng ta rơi vào tình huống căng thẳng. Nhưng để làm được điều đó, cơ thể phải ngưng một số hệ thống lại - bao gồm hệ tiêu hóa và miễn dịch, sau đó kết hợp năng lượng và oxy vào cơ bắp để làm những chuyện vượt ngoài tưởng tượng.

Đây cũng là một cơ chế của hệ thống tiến hóa. Bạn sẽ không thể luôn áp dụng sức mạnh này được, vì về lâu dài sức khỏe sẽ bị tổn hại, hệ miễn dịch và tim cũng không thể chịu đựng quá lâu.

5. Nhìn bằng tai

Những người khiếm thính, họ có thể đi bộ chỉ bằng một cây gậy - để dò đường hoặc tạo ra âm thanh để biết có thứ gì xung quanh.

Các nhà khoa học trên thực tế đã từng nghiên cứu về não bộ của người mù - như trường hợp của Daniel Kish, một người khiếm thị bẩm sinh. Tuy nhiên, Kish mô tả lại rằng anh có thể nhìn được, dù mắt được xác nhận đã hỏng.

Vậy nên khi tìm hiểu sâu hơn, các chuyên gia nhận thấy khu vực não bộ chịu trách nhiệm cho hình ảnh của Kish đã hoạt động mỗi khi anh nghe thấy âm thanh tạo ra từ gậy dò đường, trong khi với các âm thanh khác thì không. Nó giúp họ đưa ra kết luận rằng Kish thực sự có thể "nhìn" một cách chủ động, nhưng không phải bằng mắt.

6. Đau đầu vì thời tiết thay đổi

Đau đầu là một trải nghiệm khó chịu. Nhưng người ta không chỉ đau đầu vì mệt mỏi, mà đôi khi còn vì thời tiết nữa - điều đã được khoa học chứng minh. Nguyên nhân là do sự thay đổi về nhiệt độ và khí áp.

7. Khả năng nghe ở quy mô phân tử

Nước nóng và nước lạnh, nếu bỏ qua một vài yếu tố (như hơi nước) mà chỉ nhìn thôi thì thật khó mà phân biệt. Nhưng âm thanh khi rót nước lại giúp bạn phân biệt được, vì tai của chúng ta có thể nghe được âm thanh của phân tử.

Để giải thích thì các phân tử nước lạnh có ít năng lượng hơn, tạo ra âm thanh tần số thấp. Nước nóng thì ngược lại, tạo ra âm thanh tần số cao, và cả hai đủ khác biệt để tai người cảm nhận được.

Nguồn: BS, VT.co

Hé mở 'thành phố vàng' hơn 3.000 tuổi.

Các nhà Ai Cập học do Tiến sĩ Zahi Hawass, cựu Bộ trưởng Bộ Cổ vật Ai Cập, dẫn đầu đã tìm kiếm ngôi đền danh dự của vua Tutankhamun.

Tàn tích của “thành phố vàng” của vua Amenhotep III.

Những gì họ tìm thấy vô cùng ấn tượng, đó là một thành phố mê cung với những bức tường gạch bùn, tạo nên một đô thị cổ đại do ông nội của vua Tutankhamun là vua Amenhotep III xây dựng.

Công trình của Pharaoh giàu có nhất

Trên bờ sông Nile, tại thành phố Luxor tiếp giáp với Thung lũng các vị vua của Ai Cập, cách thủ đô Cairo khoảng 480km về phía Nam, 1 thế kỷ trước, các nhà khảo cổ phát hiện ra lăng mộ rất ấn tượng của vua Tutankhamun. Tuy nhiên, “thành phố vàng đã mất” do vua Amenhotep III xây dựng ấn tượng không kém.

“Do khu vực này gần với một số di tích lớn và vì đây là sa mạc tương đối bằng phẳng khiến gió tích tụ cát trên bề mặt rất nhanh và những bức tường gạch bùn cũng biến mất một cách dễ dàng” – nhà Ai Cập học Betsy Bryancủa ĐH John Hopkins nói về thành phố bị chôn dưới cát (bà không trực tiếp tham gia nghiên cứu này).

Trong vòng vài tuần sau khi bắt đầu khai quật, nhóm của ông Hawass phát hiện ra những viên gạch bùn có đóng dấu tên của vua Amenhotep III. Điều đó giúp họ ước tính thành phố được xây dựng cách đây 3.400 năm kể từ khi vua Amenhotep III cai trị từ năm 1391 trước Công nguyên đến năm 1353 trước Công nguyên.

“Tôi gọi nó là ‘thành phố vàng’ vì nó được xây dựng trong thời kỳ hoàng kim của Ai Cập”, ông Hawass nói.

Theo bà Betsy Bryan, vua Amenhotep III là “Pharaoh giàu có nhất”. Ông cai trị trong thời kỳ hòa bình và điều này giúp ông tích lũy được khối tài sản chưa từng có. “Ông ấy chưa bao giờ có chiến tranh.

Tất cả những gì ông ấy làm là ngồi đếm tiền trong suốt 40 năm, vì vậy ông ấy đã xây dựng không ngừng” – bà Bryan nói. Tuy nhiên, người ta chưa tìm thấy vị trí chính xác của “thành phố vàng” trong gần 1 thế kỷ nay.

“Nhiều phái bộ nước ngoài đã đến tìm kiếm và chưa bao giờ thấy nó”, ông Hawass nói trong một thông cáo báo chí và cho biết đây có thể là thành phố cổ đại lớn nhất từng được tìm thấy ở Ai Cập.

Vào năm 1934 và 1935, một nhóm khai quật của Pháp đã tới Luxor để tìm “thành phố vàng đã mất” nhưng không tìm thấy gì. Theo ông Hawass, nỗ lực này thất bại vì các nhà khảo cổ đã tìm nhầm chỗ.

Đến nay, nhóm của ông Hawass đã phát hiện ra tàn tích của thành phố trong một khu vực rộng ít nhất là 800 mét vuông nhưng có khả năng thành phố này lớn hơn nhiều.

Nó có thể kéo dài thẳng đến cung điện của vị vua này ở Malkata, cách bức tượng sinh đôi mô tả vua Amenhotep III có tên Colossi of Memnon khoảng 3km về phía Nam – theo bà Bryan.

Một phát hiện chưa từng có

Thành phố mới được phát hiện dường như được chia thành các khu công nghiệp và khu dân cư. Ở phía Nam, các nhà khảo cổ học tìm thấy một tiệm bánh cổ với khu vực nấu nướng và chuẩn bị bữa ăn, lò nướng và đồ gốm đựng thức ăn. Một khu phố khác lại có nhiều xưởng, một xưởng sản xuất gạch bùn dùng để xây đền thờ và xưởng sản xuất bùa hộ mệnh. Một phần khác của thành phố là các ngôi nhà.

Ngoài quy mô của thành phố, ông Hawass cho biết “số lượng hiện vật khổng lồ” mà nhóm của ông phát hiện được ở đó khiến đây trở thành một phát hiện khảo cổ chưa từng có.

Nó cho chúng ta thấy một cái nhìn hiếm hoi về cuộc sống của người Ai Cập cổ đại vào thời điểm mà đế chế này đang ở thời kỳ giàu có nhất. Các tòa nhà bao quanh đường phố và có cả bức tường cao tới 2,7 mét.

Rải rác khắp các công trình trên, nhóm của ông Hawass tìm thấy những căn phòng chứa đầy đồ gốm, thủy tinh, đồ kim loại và các công cụ dệt vải. Người Ai Cập cổ từng sử dụng những đồ vật này trong cuộc sống hàng ngày của họ. Tuy nhiên, chúng chưa được chạm tới trong hàng thiên niên kỷ.

Ngoài ra, nhóm của ông Hawass cũng tìm thấy một nghĩa trang lớn ở phía Bắc thành phố. Tuy chưa xác định được nghĩa trang này rộng lớn như thế nào nhưng họ đã phát hiện ra một cụm ngôi mộ dưới lòng đất với cầu thang dẫn đến lối vào lăng mộ.

Tại một khu vực của nghĩa trang, họ tìm thấy một ngôi mộ chứa bộ xương với một sợi dây quấn quanh đầu gối. Ông Hawass vẫn đang xem xét lý do tại sao thi thể lại được chôn cất theo cách này.

“Đối với những người quan tâm đến con người và cách họ làm mọi thứ như chúng tôi, nơi này là một kho báu” – bà Bryan nói.

Gần nghĩa trang, nhóm của ông Hawass tìm thấy một mảnh gốm chứa thịt khô, có thể là của một người bán thịt tại một lò mổ. Chiếc bình có một dòng chữ chỉ ra rằng thịt này dành cho một lễ hội kỷ niệm sự cai trị của vua Amenhotep III.

Theo bà Bryan, cư dân thành phố là những thợ thủ công lành nghề, họ làm ra những bình gốm sứ, đồ thủy tinh và đồ trang trí đền thờ với tên gọi Amenhotep III. Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu của ông Hawass cũng đã phát hiện ra các bùa hộ mệnh, nhẫn và tráp rượu trong thành phố.

Còn nhiều bí ẩn nữa sẽ được tiết lộ khi bí mật của “thành phố vàng” tiếp tục xuất hiện nhưng những gì mà các nhà khảo cổ phát hiện được cho tới nay, có thể thấy sự giàu có, nhộn nhịp tại một thành phố Ai Cập thời hoàng kim.

Chuyện buồn về người sống sót cuối cùng trong thảm kịch chìm tàu Titanic.

Bà Millvina Dean là người sống sót cuối cùng trong thảm kịch chìm tàu Titanic. Vào thời điểm con tàu Titanic chìm năm 1912, bà là hành khách nhỏ tuổi nhất và chứng kiến cha tử nạn cùng với hơn 1.500 người.

Vào năm 2009, bà Millvina Dean (còn có tên Elizabeth Gladys Dean) qua đời, hưởng thọ 97 tuổi. Theo đó, bà trở thành người sống sót cuối cùng trong thảm kịch chìm tàu Titanic. Cuộc đời nhiều nỗi buồn của bà khiến nhiều người thương cảm, xót xa.

Khi tàu Titanic gặp thảm kịch kinh hoàng năm 1912, bà Millvina mới 2 tháng tuổi. Bà đi cùng bố mẹ và anh trai 2 tuổi trên chuyến hải hành đầu tiên và cũng là cuối cùng của Titanic.

Gia đình của bà Millvina là những hành khách mua vé tàu Titanic ở khoang bình dân. Họ là những công dân Anh muốn đến Mỹ để bắt đầu cuộc sống mới.

Khi tàu Titanic đâm vào tảng băng trôi dẫn đến thảm kịch đắm tàu, ba mẹ con bà Millvina được lên xuồng cứu hộ. Khi ấy, phụ nữ và trẻ em được ưu tiên xuống xuồng cứu hộ để rời khỏi con tàu Titanic đang chìm dần xuống biển.

Theo đó, cha của bà Millvina là một trong số hơn 1.500 người thiệt mạng trong thảm kịch chìm tàu Titanic. Sau khi thoát chết, 3 mẹ con bà Millvina được đưa tới Mỹ trước khi quay trở về Anh sinh sống.

Do còn quá nhỏ nên bà Millvina không nhớ về thảm kịch Titanic. Phải đến năm 8 tuổi, mẹ của bà mới kể cho con gái nghe về cái chết của người cha. Dù không có chút ký ức gì về thảm họa đắm tàu Titanic nhưng bà Millvina cho rằng sự kiện này đã ảnh hưởng lớn đến cuộc đời của mình. Theo bà, nếu vụ đắm tàu không xảy ra thì gia đình của bà có thể có cuộc sống hạnh phúc ở Mỹ.

Sau thảm kịch Titanic, bà Millvina sống hầu hết phần đời còn lại ở Southampton, Anh. Bà làm công việc thư ký trước khi về hưu năm 1972. Bà không kết hôn nên không có con cái. Khi về già, bà sống trong một nhà dưỡng lão.

Do kinh tế khó khăn nên bà bán một số vật kỷ niệm liên quan đến thảm kịch Titanic để có tiền đóng chi phí ở nhà dưỡng lão.


Khi câu chuyện về bà Millvina được các phương tiện truyền thông đăng tải, một số mạnh thường quân đã quyên góp tiền giúp bà có cuộc sống tốt hơn.


Tâm Anh (TH)








































Không có nhận xét nào: