a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT NĂM MỚI GIÁP THÌN AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM GIÁP THÌN VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Chủ Nhật, 23 tháng 5, 2021

Nhìn lại 5 lần quái vật hồ Loch Ness xuất hiện, được camera ghi lại được

 Quái vật hồ Loch Ness hay Nessie là một động vật hoặc nhóm sinh vật bí ẩn và cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa xác định được. Tuy nhiên, nhiều người vẫn tin rằng đó là một loài thủy quái khổng lồ sinh sống tại hồ Loch Ness thuộc Scotland.

Mặc dù đã có rất nhiều clip ghi lại được cảnh tượng quái vật hồ Loch Ness xuất hiện, song đa phần các đoạn video đều quay ở khoảng cách xa hoặc mờ ảo nên khó xác định. Vì vậy, không ít người cho rằng đó chỉ là clip tạo dựng để gây sự chú ý.

Ảnh minh họa.

Tuy nhiên, vẫn có nhiều hình ảnh, đoạn video kỳ lạ về quái vật hồ Loch Ness và nó đủ để khiến nhiều người tin đây là sinh vật có thật.

Video: Nhìn lại 5 lần quái vật hồ Loch Ness xuất hiện, được camera ghi lại được. Nguồn: Muôn màu cuộc sống.

Quốc Bảo (Theo Muôn màu cuộc sống)

Ngôi làng ở Nepal - Nơi mỗi người chỉ có một quả thận.

Khi đọc tiêu đề của bài viết này, bạn sẽ nghĩ rằng ngôi làng này có một truyền thống rất độc đáo là hy sinh thận của con người, nhưng sự thật lại hoàn toàn khác và đáng buồn hơn nhiều.

Hokse là một ngôi làng nhỏ nằm ở phía đông của Nepal. Đất nước này được biết đến là một trong những nước nghèo nhất ở châu Á. Nó được chứng minh bởi những biện pháp quyết liệt mà một số người đã làm để có thể tồn tại. Hầu hết dân làng ở Hokse hầu hết nghèo đến nỗi đã phải bán thận của họ trên thị trường chợ đen.

Số tiền họ bán thận cũng chỉ đủ mua một mảnh đất để trồng rau và tồn tại. Với một số người kém may mắn, thậm chí họ còn chẳng nhận được tiền từ những kẻ buôn bán nội tạng hoặc số tiền quá ít ỏi nếu so với giá thị trường chợ đen.

Tình huống gây tranh cãi do sự nghèo đói

Những người này sinh ra trong hoàn cảnh nghèo khó không có cơ hội phát triển để hướng tới một cuộc sống chất lượng hơn. Vì không có nhiều việc làm nên hầu hết họ phải bán một quả thận để nuôi gia đình. Thị trường mua bán thận chợ đen đã trở thành một ngành sinh lời với hơn 650 triệu USD lợi nhuận mỗi năm.

Những kẻ buôn bán nội tạng này làm việc trong một tổ chức toàn cầu và họ đặc biệt tập trung vào các quốc gia nghèo đói. Như bạn có thể thấy trong tin tức, họ thường dựa vào những người vô tội bằng cách bắt cóc và cưỡng bức cắt bỏ thận của họ. Trong khi đó ở Hokse, mọi người sẵn sàng làm điều đó vì một số tiền.

Năm 2007, chính phủ Nepal đã ra lệnh cấm hiến thận để đổi lấy tiền. Nhưng điều này lại mở ra cơ hội làm ăn cho những kẻ buôn bán nội tạng. Người ta ước tính rằng hơn 10.000 ca lấy thận diễn ra mỗi năm.

Không có giá chính xác, nhưng giá thận mỗi quả thận trên thị trường chợ đen nằm trong khoảng từ 30.000 - 70.000 USD. Tuy nhiên, đôi khi những người bị cắt bỏ thận cũng chẳng hoàn toàn tự nguyện.

Một người mẹ 4 con bán thận của mình với giá 1.500 USD

Một bà mẹ đơn thân của 4 đứa con đã bị những kẻ buôn bán nội tạng thuyết phục để hiến thận chỉ với giá 1.500 USD. Khi người ta rơi vào hoàn cảnh khốn cùng, họ tuyệt vọng đến mức không có sự lựa chọn và họ cũng không thể thương lượng với những kẻ buôn bán nội tạng.

Một vấn đề toàn cầu

Đừng nghĩ rằng điều này chỉ xảy ra ở làng Hokse hay chỉ ở Nepal. Buôn bán nội tạng là một vấn đề đang ngày càng phổ biến trên toàn thế giới. Vấn đề cũng bị ảnh hưởng bởi ngày càng nhiều người dưới mức nghèo khổ bị thuyết phục bởi suy nghĩ bán nội tạng này.

Mặc dù cơ thể con người chỉ có thể sống với một quả thận, nhưng người dân vẫn nên kiểm tra sức khỏe thường xuyên vì các vấn đề sức khỏe có thể xảy ra. Người dân làng Hokse biết điều đó nhưng họ chỉ đơn giản là không có tiền để kiểm tra sức khỏe.

Theo DN&TT

Sự thật bất ngờ về kim cương đắt giá chưa từng tiết lộ.

Có thể sản xuất trong phòng thí nghiệm, hầu hết kim cương được khai thác không dùng trong trang sức...là những điều mà không phải ai cũng biết về loại đá quý sang trọng và đắt tiền nhất thế giới.

Những viên kim cương được khai thác từ lòng đất thường rất lâu đời - hàng tỷ năm tuổi, gần bằng chính trái đất.

Kim cương không màu được coi là có giá trị nhất. Tuy nhiên, kim cương có thể được tìm thấy với nhiều màu sắc, bao gồm xanh lá cây, xanh lam, vàng, nâu, cam, tím, đỏ hoặc thậm chí là đen.

Màu sắc của một viên kim cương phụ thuộc vào các nguyên tố vi lượng bên trong viên kim cương, hoặc sự xuất hiện của tạp chất khác trong quá trình hình thành.

Kim cương lần đầu tiên được phát hiện trong lòng sông của vùng Golconda ở Ấn Độ hơn 4.000 năm trước. Phải đến những năm 1700, khi nguồn cung kim cương của Ấn Độ bắt đầu cạn kiệt, các mỏ kim cương mới bắt đầu mọc lên ở các khu vực khác trên thế giới.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, hầu hết kim cương được khai thác trên thế giới chỉ đến từ một số quốc gia. Nga và Botswana là những nước sản xuất kim cương lớn nhất, chiếm hơn một nửa sản lượng kim cương hàng năm của thế giới.

Sau đó là Canada, Angola và Nam Phi. 5 quốc gia này sản xuất khoảng 88% kim cương trên thế giới.

Nhờ độ bền và độ cứng cực cao, kim cương rất hữu ích trong một loạt các ứng dụng công nghiệp, bao gồm cắt, khoan, đánh bóng...Do phần lớn kim cương thô không thích hợp làm đồ trang sức nên có tới 80% kim cương được khai thác dùng để sử dụng trong công nghiệp.

Ngoài khai thác trong tự nhiên, kim cương còn có thể sản xuất trong phòng thí nghiệm. Những viên kim cương sản xuất trong phòng thí nghiệm lần đầu tiên được thực hiện vào những năm 1950.

Không rõ mất bao lâu để kim cương hình thành dưới lòng đất nhưng kim cương sản xuất trong phòng thí nghiệm là một quá trình tương đối nhanh. Một viên kim cương có thể được tạo ra trong khoảng một tháng.


Kim cương sản xuất trong phòng thí nghiệm có đủ hình dạng và kích cỡ khác nhau. Nguồn ảnh: Getty Image


Video: Chiêm ngưỡng viên kim cương hồng cực kỳ hiếm. Nguồn: VTV24

Hoàng Minh (theo Cleanorigin)

Về chữ "Líp ba ga" của người Nam Kỳ xưa.

Thế hệ của tôi, của ông bà tôi trong gia tộc khi diễn tả cái gì "không giới hạn" thường nói là "Líp ba ga luôn!”

Thí dụ nhậu xỉn, nhậu bung nóc, mát trời ông địa thì kêu là "Nhậu líp ba ga", mua sắm tràn trề, đụng gì mua nấy kêu là "Mua líp ba ga".

"Líp ba ga” là phiên âm của  tiếng Pháp “librebagage”, trong đó  “libre” có nghĩa là miễn phí, tự do và “bagage” có nghĩa là hành lý.

Thuật ngữ này có liên quan tới xe đò Lục Tỉnh thời xưa.

Như chúng ta biết người Nam Kỳ xổ tiếng Pháp rất nhiều,ông tài kế kêu là sốp phơ (chauffeur), sốp phơ ôm cái bánh lái kêu là ôm vô lăng (volant).

Trên xe có anh lơ xe. Lơ xe từ tiếng Pháp là contrôleur là “người soát vé”. Người Nam Kỳ nhớ chữ leur và biến thành "lơ xe" tức là người phụ xe đò.

Khi khách lên xe, anh lơ sẽ dộng vô thành xe nói lớn: "Bà con cô bác ngồi ngay ngắn, xe chuẩn bị đề pa.” Đề pa tiếng Pháp là départ có nghĩa là khởi hành, rồ máy xe chạy.

Vậy “Líp ba ga” là gì?

Nó là thuật ngữ ám chỉ đi xe đò mà mang vác hành lý cồng kềnh, xe đò chở hàng chất đầy mui.

Xe đò Lục Tỉnh một thời vừa chở khách vừa chở hàng hóa, chở luôn gà vịt,

hình ảnh chất đầy mui xe là minh chứng (hình).

Khi tôi về Sài Gòn học, mỗi tuần leo xe đò, cái xe đạp chất trên nóc xe, khi tới bến xe thì bà chủ xe tính thêm 2000 đồng tiền "ba ga" (bagage) chiếc xe đạp,

bả đứng chờ sẵn ngay cái chổ lên xuống, miệng tía lia: “Cho con tiền baga mỗi xe 2000 đồng đi!”

Người Nam Kỳ còn xài chữ "ba ga" trong chiếc xe đạp, cái yên xe kêu là ba ga, chính xác là “porte bagages”, kêu riết thành ba ga là yên xe. Kêu bồ vầy:

"Em leo lên ba ga anh chở về!”

Líp ba ga thành một từ xài khắp  xã hội Miền Nam, có ý chỉ hành động xả láng, tự do.

Hôm nay vợ về ngoại, vậy là ông chồng tha hồ ngủ líp ba ga, ăn líp ba ga và nhậu líp ba ga.

st/ net Theo Nguyễn Gia Việt






























Không có nhận xét nào: