a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT NĂM MỚI GIÁP THÌN AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM GIÁP THÌN VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Thứ Hai, 24 tháng 5, 2021

MẸ TÔI.

 




Nhà tôi rất nghèo. Nhà nghèo nên cái gì mẹ cũng mang đi bán. Từ mấy ngọn rau ngót, rau mùng tơi đến quả chuối, quả hồng.
Mẹ bảo phải bán để dành dụm tiền cho các con ăn học.
Một hôm..con gà giò nhà tôi bị chó vồ. Lúc mẹ phát hiện ra thì nó đã bị ăn mất một góc. Tiếc của, mẹ lôi cổ con chó về, lấy chiếc dép nhựa đánh cho nó mấy cái vào mõm, dí mũi nó sát vào con gà chết dọa sẽ cho ăn riềng nếu còn tái phạm.
Tôi thì lại thấy vô cùng sung sướng, muốn cảm ơn con chó đáng ghét vì nhờ nó mà tôi mới có cơ hội được ăn thịt gà.
Bữa cơm có thịt gà vui hơn hẳn mọi khi....Mẹ cứ quay vòng hết gắp cho bố lại gắp cho tôi mà chẳng thấy gắp cho mình. Tôi vừa nhai nhồm nhoàm vừa hỏi:
– Ơ, sao mẹ không ăn?
Mẹ cười bảo:
– Mẹ không thích ăn thịt gà.
Ăn xong, vừa buông đũa buông bát, tôi đã chạy ù đi chơi với cái bụng no nê đầy năng lượng. Nhưng vừa chơi được một lát , tôi đã thấy khát nước nên phải chạy về uống. Có lẽ vì món thịt gà kho của mẹ hơi mặn.
Vừa tới cửa bếp, tôi đã phải lùi lại, nép vào sau cánh cửa.
Dưới ánh sáng hơi tối của chiếc bóng tiết kiệm điện bị mạng nhện bao phủ, mẹ đang gặm lại những miếng xương gà mà chúng tôi đã ăn. Chẳng biết nó có còn dính tí thịt nào không nhưng nhìn mẹ gặm có vẻ như chúng rất ngon lành.
Lòng tôi thắt lại, tim tôi nhói đau muốn chạy lại ôm mẹ thật chặt nhưng sợ mẹ tủi nên không dám. Tôi khẽ lùi ra ngoài, tôi không nhớ rõ là mình có khóc hay không ? Nhưng đến giờ nghĩ lại tôi vẫn thấy cay cay khóe mắt.
Bây giờ, tôi đã học xong đại học, đi làm, có tiền, mỗi lần về nhà đều mua rất nhiều đồ ăn ngon cho mẹ ăn. Nhưng lần nào về cũng thấy đồ ăn trong tủ lạnh vẫn còn nguyên. Tôi cằn nhằn thì mẹ cười bảo:
– Răng rụng hết rồi còn đâu nữa mà ăn?

Sưu tầm.

CUỐN SỔ NỢ CỦA NGƯỜI MẸ KẾ

Mẹ bỏ nhà đi khi cô còn bé, cô sống với cha đến năm 5 tuổi thì cô có mẹ kế. Cha con cô sống ở nhà mẹ kế, mọi chi tiêu đều nhờ vào tiền của bà.

Mẹ kế có một người con trai lớn hơn cô ba tuổi, không ức hiếp cô nhưng rất ít nói, thỉnh thoảng lại dùng ánh mắt lạnh lùng nhìn cô. Bà có một cửa hàng bán trái cây, bà đối xử với cha con cô cũng rất tốt.

Kể từ ngày mẹ đẻ bỏ cô mà đi, cô sống khép kín, ít nói, không thân thiện với mẹ kế. Bà đóng học phí cho cô, giặt quần áo cho cô. So với những đứa trẻ khác, cô không quá hạnh phúc nhưng cũng không đến nỗi khổ sở.

Cuộc sống cứ thế trôi qua cho đến năm cô lên 10 tuổi, công trường nơi cha cô làm việc bị sập do quá cũ, công nhân làm việc ở đó bị vùi trong đống cát, trong đó có cha cô.

Lúc cô chạy đến bệnh viện, cô thấy người ta đã phủ tấm vải trắng lên người, mẹ kế đang khóc lóc vật vã bên cạnh. Cô đứng chết lặng trước phòng bệnh, cậu con trai của mẹ kế đẩy cô vào: “Nhanh lại nhìn cha lần cuối đi!”. Nói rồi, cô chạy nhào đến, khóc thét một tiếng rồi ngất lịm trên người cha cô.

Ngày tiễn đưa cha, cô như người mất hồn bên di ảnh của cha, những người xung quanh xì xào, đứa bé thật tội nghiệp, kiểu gì chẳng bị mẹ kế đuổi ra khỏi nhà. Tối đó, cô mơ thấy mình quần áo rách rưới, ăn xin ở ngoài đường. Cô bừng tỉnh và cảm thấy sợ hãi vô cùng.

Sáng sớm, mẹ kế vẫn như thường ngày, thức dậy nấu cơm, gọi cô dậy ăn sáng rồi đi học như

chưa có chuyện gì xảy ra vậy. Đầu cô đau như búa bổ, cô thấp giọng van nài: “Hôm nay con có thể nghỉ một hôm không ạ? Con nhớ cha!”.

Bà lạnh lùng nói: “Không được! Không đi học thì cha cô có sống lại được không? Nếu có sống ông ấy cũng không đồng ý chuyện này đâu”.

Cô vác ba lô đi học trong nước mắt. Trước khi ra khỏi nhà, mẹ kế đứng đằng sau la lớn: “Đặng Phương Anh, cô nhớ cho tôi, bắt đầu từ hôm nay, tôi không muốn nhìn thấy cô khóc, nghe rõ chưa?”.

Cũng bắt đầu từ hôm đó, mẹ kế dường như không bao giờ cười với cô, thái độ của bà khác hẳn so với khi cha cô còn sống. Cô bắt đầu nghĩ đến lời dân làng nói và thấy nó đúng thật. Cô tự nhủ mình nhất định phải lớn nhanh và rời khỏi ngôi nhà này.

Năm học lớp bảy, lần đầu tiên có kinh, cô sợ hãi. Mẹ kế cô biết chuyện liền vứt cho miếng băng vệ sinh, cô loay hoay không biết thế nào, bà cũng không giúp mà nghiêng mắt nhìn cô: “Đặng Phương Anh, chuyện gì cũng phải dựa dẫm vào người khác mới làm được à ?”.

Cô uất ức nhưng không biết nói với ai, cô nhủ mình phải học cách tự lập, không được nhờ cậy

vào ai nữa.

Cô bắt đầu học cách giặt giũ, nấu nướng, dọn dẹp nhà cửa, khâu áo. Cũng từ đó, mẹ kế không giặt đồ cho cô nữa.

Mặc dù mẹ kế không phải là người học giỏi, con trai bà cũng không có thành tích học tập tốt, tốt nghiệp xong chuyển sang học trung cấp nhưng bà yêu cầu cô phải xếp nhất lớp, nếu không thì sẽ bị phạt.

Mặc dù năng lực học tập của cô không đến nỗi nhưng để giành được vị trí nhất lớp là điều quá khó khăn. Cô hận, hận người mẹ kế độc ác, đối xử hà khắc với cô, chắc bà ta đang tìm trăm phương nghìn kế để đuổi cô ra khỏi nhà, nhưng cô không thể ra đi lúc này được bởi cô không muốn làm một kẻ ăn mày.

Và rồi, cô lao đầu vào học, học ngày học đêm, có nhiều lúc buồn ngủ quá cô gục xuống bàn, một lát sau lại tỉnh dậy đi rửa mặt và học tiếp. Thực ra cô rất chán ghét việc học nhưng cô không có sự lựa chọn nào khác. Kết quả thi cuối năm, cô vượt lên bao nhiêu bạn trong lớp và giành được vị trí thứ ba. Giáo viên chủ nhiệm cùng các bạn trong lớp đều ngạc nhiên bởi không ai ngờ cô lại giành được vị trí như vậy. Ấy thế nhưng cô không có chút niềm vui của kẻ chiến thắng, bởi trong cô lúc

này là nỗi lo phải đối mặt với mẹ kế.

Tan học, cô sợ phải về nhà, cô vừa bước đến cửa, mẹ kế đã chỉ thẳng vào góc tường và mắng:

“Đúng là đồ phế vật, mau quỳ xuống cho tôi!”. Thì ra, trước lúc cô về, mẹ cô đã đến hỏi bạn bè. Cô quỳ vào góc tường, không khóc một tiếng. Hai từ “phế vật” luôn ám ảnh trong đầu cô, nó thôi thúc cô quyết tâm phải đậu Đại học, để xem bà ta có dám mắng nhiếc cô thế nữa không.

Chuyện mua bán của mẹ kế không được thuận lợi như trước. Ngày nào về cô cũng nhìn thấy bà ngồi đếm những tờ tiền, mà tiền thì ngày càng ít đi. Cô cầu mong ông trời đừng để cho mẹ kế không kiếm ra tiền, vì như thế cô sẽ không được đi học nữa.

Lần đó, cô bạn gần nhà sang tìm cô, mẹ kế mở cửa, cô bé kia vội nói: “Bạn Phương Anh có ở

nhà không ạ? Bạn ấy mượn sách tham khảo của cháu, sắp thi tốt nghiệp rồi, cháu đang cần gấp ạ!”.

Sách tham khảo không hề rẻ chút nào, một bộ hai quyển dày cộm, giá của một quyển phải mất hơn năm chục nghìn, vì thế nhiều lần muốn xin tiền nhưng cô không dám mở miệng.

Hôm sau, bà bỗng đưa cho cô tờ một trăm nghìn, vứt vào người cô như kiểu bố thí: “Cầm tiền mà đi mua sách! Tôi không cho không đâu, tôi ghi hẳn vào sổ nợ đấy!”.

Cô thi đậu vào trường điểm cấp ba, những tưởng rằng mẹ kế sẽ bớt đay nghiến cô nhưng khi bà cầm tờ giấy báo trúng tuyển căm cụi tính tiền học phí, lâu lâu lại lẩm bẩm trong miệng: “Đúng là con quỷ đòi nợ! Nếu không vì sau này cô sẽ trả nợ cho tôi thì còn lâu tôi mới nuôi cô ăn học!”. Cô nói với mẹ ở trong ký túc cho đỡ tiền, bà dí tay vào trán cô nói với giọng đay nghiến: “Ở trong trường không tốn tiền à?”.

Ba năm sau, khi cầm tờ giấy trúng tuyển đỏ rực trong tay, cô khóc. Kể từ khi cha mất, đây là lần đầu tiên cô khóc, cô khóc trong sự sung sướng. Ngày lên trường đăng kí nhập học, mẹ kế gói bánh cho cô ăn, bà không nói gì, cũng không tiễn cô. Còn cô thì vui mừng vì đã thoát được cái ngôi nhà này, giờ cô không cần tiền mẹ kế gửi nữa bởi cô đã có thể tự kiếm tiền thêm từ việc dạy kèm, nghỉ hè cô không về nhà và dần dần hình ảnh mẹ kế bị phai nhòa trong đầu cô.

Năm thứ ba, trước giờ giao thừa, cô nhận được điện thoại của cậu con trai bà. Anh ta chỉ nói muốn cô về nhà một chuyến rồi cúp máy. Cô không muốn quay lại ngôi nhà đó, nơi đó có gì để cô luyến tiếc đâu. Nhưng rồi, cô cũng về xem sao. Về đến nhà, cô chỉ nhìn thấy người con trai ngồi ở ghế, cô cũng không muốn hỏi bởi vốn dĩ cô không quan tâm. Nhìn thấy cô bước vào, anh trai đứng dậy và đưa cho cô một quyển sổ cũ. Đó là sổ nợ của mẹ kế.

Cô cười nhạt, cầm quyển sổ trên tay, cô nhìn anh ta với vẻ mặt khinh bỉ:

“Sao, bây giờ muốn đòi nợ tôi à?”

Bỗng từ trong sổ rơi ra một quyển sổ tiết kiệm, đó là số tiền sang sạp trái cây mà mẹ kế để lại cho cô, còn ngôi nhà thì mẹ để lại cho anh trai. Mẹ đã qua đời…

Đó không phải sổ nợ mà là quyển nhật ký của mẹ kế. Tay cô run run lật từng trang nhật ký, cô ngồi thụp xuống và nước mắt vỡ òa.

Mẹ kế viết:

“Ông à, ông yên tâm, tôi không đi bước nữa đâu. Tôi nhất định sẽ nuôi Phương Anh ăn học nên người, nó sẽ làm ông mở mày mở mặt. Ông đừng trách tôi tàn nhẫn với con nhé. Phương Anh không giống với những đứa trẻ khác, nó không có cha mẹ bên cạnh, vì thế nó phải học cách kiên cường, tự lập, nhịn nhục, chịu khổ. Nó thi không giành được hạng nhất, tôi phạt nó quỳ là quỳ với ông, bởi người nó có lỗi nhiều nhất chính là ông.

Tôi xuất thân từ nông thôn, không được học hành nhiều, tôi không biết liệu mình dạy con như vậy có đúng không nhưng giờ con bé đậu Đại học rồi, đã đến lúc nó tự lo cho bản thân mình được rồi. Tôi mừng cho nó, đã đến lúc tôi đi gặp ông, tôi mệt lắm rồi, tôi muốn được nghỉ ngơi!.

Phương Anh à, hãy cho mẹ được xưng hô mẹ với con. Mấy năm nay, con không về thăm mẹ, mẹ rất buồn. Chắc là con rất ghét mẹ đúng không, mẹ biết điều đó. Hãy cố gắng học tập thật tốt, tự chăm lo cho bản thân mình nhé! Tuy không phải con ruột nhưng mẹ muốn nói rằng

“Mẹ yêu con!”.

Sưu Tầm

Câu chuyện trong bệnh viện !


- Trời ơi, nhìn con mụ đó kìa, già rồi vô bệnh viện còn đội tóc giả, ăn mặc diêm dúa, phấn son loè loẹt
- Nhìn gớm thấy mồ
- Có vợ như vậy chắc chết quá
Người đàn bà đó không hề hay biết những lời xỉa xói về mình . Sau khi đóng tiền viện phí xong bà ta đi lại dãy ghế ngồi chờ . Nào ngờ có một bàn chân xoạc ra ngáng đường , bà ta vấp và ngã nhào về phía trước , bộ tóc giả văng ra , một cái đầu trọc lóc . Bà ta nhặt bộ tóc giả và vội vàng đội lên đầu trong tiếng cười cợt ngày càng lớn.
Mình ngồi đó nhìn thấy, nghe thấy tất cả. Nhưng có vẻ như người đàn bà ấy rất bình thản, không một câu chửi bới, không một cái cau mày khó chịu . Hay chăng khi mang bệnh ung thư đang cận kề cái chết , người ta thôi chấp nhất những chuyện nhỏ nhặt , sẽ thôi đau những nỗi đau không cần thiết ? Hay chăng khi hiểu được cuộc sống là vô thường , đi với nhau có lâu đâu , trách giận nhau làm gì ? Hay chăng chỉ có ai thấp kém mới hay nói xấu lên án và chà đạp người khác, và những người như thế không đáng để bận tâm.
Đang suy nghĩ như thế thì người đàn bà diêm dúa đến ngồi cạnh mình. Bà ta lấy từ trong bóp ra một tấm kiếng nhỏ và một thỏi son . Bà ta vừa chỉnh sửa khuôn mặt vừa nói : Hôm nay tôi dắt đứa cháu ở quê lên đây , nó đang trong phòng khám ung thư vú . Tôi sợ nó nghĩ quẫn nên phải tỏ ra thế này , tràn đầy năng lượng và đẹp đẽ . Bảy mươi tuổi mang trong mình căn bệnh ung thư giai đoạn cuối còn trang điểm cho ai ngắm nữa chứ nhưng phải giúp người con ạ Hồi trước mẹ tôi dạy : Đừng bao giờ cướp mất niềm hy vọng của ai , bởi có rất nhiều người sống được là nhờ niềm hy vọng.
Nghe bà nói xong mình thật sự bàng hoàng , giụi mắt mấy lần . Hình ảnh lúc nãy và bây giờ sao khác nhau đến thế ? Quá đẹp cho một tấm lòng.
Nên đừng tin hay phán xét điều gì vội vàng dù tận mắt mình nhìn thấy , đừng đánh giá ai qua vẻ bề ngoài của họ.
Cuộc sống luôn đa dạng và phong phú , đâu nhất thiết người ta phải biểu hiện giống mình . Tôn trọng sự khác biệt của người khác là tôn trọng cuộc sống và chính mình.
Nghĩ đến đây mình cũng móc bóp ra thoa son và seo phì một cái

Nguồn : Sưu Tầm

Không có nhận xét nào: